Đòn bẩy tài chính là gì? Công thức tính chính xác đòn bẩy tài chính

Tất cả các doanh nghiệp, cá nhân trong hoạt động đầu tư, kinh doanh thường áp dụng phương pháp đòn bẩy vào sử dụng, nhằm nhanh chóng gia tăng lợi nhuận. Cùng Mytrade tìm hiểu qua về đòn bẩy tài chính là gì? Cũng như công thức để tính được đòn bẩy tài chính nhé!

Đòn bẩy tài chính là gì?

Đòn bẩy tì chính là gì?

Đòn bẩy tài chính là gì?

Theo khái niệm chính xác trong kinh tế học thì “đòn bẩy tài chính” thể hiện mức độ của doanh nghiệp sử dụng khoản vốn đi vay nhằm làm tăng thêm tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp (hay vốn chủ sở hữu, thu nhập trên mỗi cổ phần). Khoản vốn này sẽ thuộc vào nguồn vốn của công ty ở trong bảng cân đối kế toán.

Hệ số nợ chính là chỉ số thể hiện mức độ doanh nghiệp đã sử dụng công cụ đòn bẩy. Hệ số nợ càng cao chứng tỏ rằng doanh nghiệp rất thích sử dụng công cụ này. Ngược lại, nếu như hệ số nợ càng thấp thì doanh nghiệp đó không quá lạm dụng đòn bẩy tài chính.

Đồng thời, việc sử dụng đòn bẩy ở mức độ cao sẽ giúp cho doanh nghiệp có được nhiều cơ hội gia tăng tỷ suất lợi nhuận hơn. Nhưng đồng thời lại tiềm ẩn nhiều rủi ro cho chính doanh nghiệp đấy. Mức độ đòn bẩy tài chính cao đồng nghĩa rằng vốn chủ sở hữu có tỷ trọng thấp hơn nợ phải trả.

Ý nghĩa của đòn bẩy tài chính

Mặc dù tiềm ẩn rất nhiều rủi ro bên cạnh phần lợi nhuận thu về nhưng đòn bẩy tài chính vẫn là một công cụ tài chính ưa thích của nhiều doanh nghiệp. Không chỉ các doanh nghiệp mà những nhà đầu tư cũng sử dụng đòn bẩy tài chính như một công cụ hữu hiệu giúp gia tăng lợi nhuận cho mình. Đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng nhất định trong chiến lược kinh doanh của công ty, có thể kể đến như:

  • Bù đắp được sự thiếu hụt nguồn vốn của doanh nghiệp để duy trì các hoạt động kinh doanh và đồng thời gia tăng tỷ suất lợi nhuận ở trong tương lai.
  • Là một công cụ nhằm thúc đẩy được mức lợi nhuận sau thuế của chủ doanh nghiệp từ nguồn vốn chủ sở hữu. Đồng thời đây cũng là một công cụ kìm hãm sự gia tăng mức lợi nhuận đó.
  • Là “lá chắn thuế” của các doanh nghiệp. Bởi khoản vay cũng như phần tiền lãi sẽ được tính vào chi phí của doanh nghiệp, đương nhiên nó được khấu trừ trong phần thu nhập phải chịu thuế khi quyết toán. Khi đó, doanh nghiệp sẽ phải nộp khoản thuế ít hơn mà vẫn tăng sinh lợi nhuận.

Không chỉ đối với doanh nghiệp mà đòn bẩy tài chính cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Đây là công cụ giúp họ nhân số vốn lên gấp nhiều lần, nhằm thu về được khoản lợi nhuận lớn hơn.

>> Tham khảo: Quỹ đầu tư là gì? Ưu, nhược điểm của quỹ đầu tư?

Các nhóm chỉ số trong đòn bẩy tài chính

Các nhóm chỉ số trong đòn bẩy tài chính

Các nhóm chỉ số trong đòn bẩy tài chính

Hệ số nợ/Tổng tài sản

Hệ số nợ/tổng tài sản được dùng để đo lường mức độ sử dụng nợ vay của một doanh nghiệp nhằm hỗ trợ cho tổng tài sản

Điều này cũng có ý nghĩa rằng trong tổng số vốn đang hiện có của doanh nghiệp được tài trợ có khoảng bao nhiêu % là nợ vay

Nếu như hệ số nợ/tổng tài sản cao thì sẽ gây đến bất lợi đối với những chủ nợ. Tuy nhiên, điều này lại mang đến lợi ích cho những chủ sở hữu nếu như nguồn vốn mang lại hiệu quả sinh lời cao

Còn đối với trường hợp hệ số quá thấp thì sẽ thể hiện rằng doanh nghiệp vẫn chưa tận dụng tối đa được đòn bẩy tài chính

Hệ số nợ/tổng tài sản phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau như loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, mục đích vay,…

Chính vì thế, nếu như bạn muốn biết được tỷ số này cao hoặc thấp thì hãy so sánh chúng cùng với tỷ số trung bình ngành

Hệ số nợ/vốn

Hệ số nợ/vốn được dùng để đo lường về quy mô tài chính của một doanh nghiệp bất kỳ. Đồng thời sẽ thể hiện tổng nguồn vốn để phản ánh rằng nợ đang chiếm bao nhiêu phần trăm

Nếu như doanh nghiệp có hệ số nợ/vốn cao hơn so với mức bình quân ngành thì doanh nghiệp này đang có tình hình tài chính không được ổn định và ngược lại.

Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu

Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu thể hiện được quy mô tài chính của một doanh nghiệp và cho biết tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp  đang sử dụng để chi trả cho những hoạt động kinh doanh

Hệ số này được sử dụng rộng rãi để giúp những nhà phân tích nắm rõ hơn tình hình tài chính của một doanh nghiệp

Nếu như hệ số này mà ở mức lớn hơn 1 thì điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp hiện đang đi vay mượn quá nhiều so với mức vốn hiện có. Việc vay mượn càng nhiều thì khả năng gặp phải rủi ro càng cao ở trong việc trả nợ và biến động lãi suất của ngân hàng

Còn trong trường hợp hệ số nợ/vốn chủ sở hữu thấp thì tỷ lệ gặp phải rủi ro của các doanh nghiệp trong việc trả nợ cũng sẽ rất thấp

Tuy vậy, sử dụng nợ cũng mang đến cho doanh nghiệp một lợi thế duy nhất chính là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào phần thuế thu nhập của doanh nghiệp.

Hệ số đòn bẩy tài chính 

Hệ số đòn bẩy tài chính có thể hiểu đơn giản là tổng tài sản bình quân/vốn chủ sở hữu bình quân. Hệ số này sẽ thể hiện sự liên quan giữa vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay.

Lý do sử dụng những chỉ tiêu bình quân là bởi số liệu tổng tài sản và vốn chủ sở hữu ở thời điểm cuối kỳ chưa phải là một con số đại diện. Chính vì vậy, việc sử dụng bình quân nhằm mục đích đảm bảo bản chất của sự việc sẽ luôn được phản ánh đúng với sự thật, bao gồm cả về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ

Hệ số chi trả lãi vay

Hệ số chi trả lãi vay giúp cho chúng ta biết được mức độ về lợi nhuận trước thuế và khả năng chi trả lãi của một doanh nghiệp. Hệ số càng cao sẽ càng cho thấy được khả năng bù đắp chi phí lãi vay tốt.

Khi mà hệ số này vượt quá mức 1 thì càng chứng tỏ được rằng doanh nghiệp có khả năng trả lãi vay. Còn khi mà hệ số nhỏ hơn 1 thì điều này lại cho thấy rằng doanh nghiệp đó đang vay quá nhiều so với khả năng chi trả của mình

Công thức tính chính xác đòn bẩy tài chính

Cách tính đòn bẩy tài chính có thể được xác định theo công thức sau:

Công thức tính đòn bẫy tài chính

Trong đó:

  • EBIT chính là phần lợi nhuận trước thuế và lãi vay
  • EPS chính là phần lợi nhuận của vốn chủ sở hữu

Để tính được đòn bẩy tài chính sau khi có thêm khoản lãi vay phải trả (I) thì ta sẽ được công thức mới:

Công thức tính đòn bẫy tài chính sau khi có thêm khoản lãi vay phải trả

Với: 

  • F: là phần chi phí cố định 
  • v: là phần chi phí biến đổi trên 1 đơn vị sản phẩm
  • p: là giá bán 
  • Q: là số lượng sản phẩm
  • I: là phần lãi vay phải trả

Để hiểu rõ hơn về cách xác định mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính như thế nào đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì chúng ta cùng xem xét ví dụ sau:

Doanh nghiệp X kinh doanh loại sản phẩm A với tổng vốn là 100.000.000 VNĐ, trong đó bao gồm có 50.000.000 VNĐ đi vay với mức lãi suất 10%/năm. Dự kiến trong năm 2022, doanh nghiệp có khả năng tiêu thụ được 10.000 sản phẩm, giá của mỗi sản phẩm là 20.000 VNĐ. Mỗi sản phẩm có chi phí biến đổi là 14.000 VNĐ với tổng chi phí kinh doanh cố định là 40.000.000 VNĐ. Bài toán đặt ra là xác định được mức độ tác động của đòn bẩy tài chính đối với doanh nghiệp.

Ta có: 

  • I = 50.000.000 x 10% = 5.000.000 VNĐ
  • F = 40.000.000 VNĐ
  • v = 14.000 VNĐ
  • p = 20.000 VNĐ
  • Q = 10.000 sản phẩm.

Áp dụng công thức trên thì ta có mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính lên doanh nghiệp là:

EBIT = 10.000 x (20.000 – 14.000) – 40.000.000 = 20.000.000 VNĐ

Kết luận: Với EBIT = 20.000.000 VNĐ (là mức lợi nhuận trước thuế và lãi vay), khi doanh nghiệp X tăng/giảm 1% của số lợi nhuận này thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cũng sẽ tăng/giảm 1,34%.

Ưu điểm và hạn chế của đòn bẩy tài chính

Ưu điểm và hạn chế của đòn bẩy tài chính

Ưu điểm và hạn chế của đòn bẩy tài chính

Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của đòn bẩy tài chính mang đến cho doanh nghiệp, chúng ta có thể dựa vào ưu điểm và hạn chế của nó.

Ưu điểm

Hiện nay, đòn bẩy tài chính có tính ứng dụng rất cao bởi hầu hết những doanh nghiệp lớn nhỏ đều biết được phần lợi ích mà đòn bẩy mang lại như: 

  • Đòn bẩy chính là một công cụ mạnh mẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể gia tăng vốn khả dụng để thực hiện giao dịch ở trên nhiều thị trường khác nhau.
  • Đòn bẩy tài chính có thể được xem là một khoản vay không tính lãi, nó được cung cấp bởi nhà môi giới để đổi lấy được một khoản ký quỹ giúp cho cho doanh nghiệp có được vị thế tốt hơn ở trên thị trường. 
  • Sử dụng đòn bẩy tài chính chính là một giải pháp cho độ biến động thấp. Khi mà thị trường có ít biến động sẽ làm cho những nhà giao dịch cảm thấy khó khăn hơn. Tuy nhiên, nếu áp dụng tốt những giao dịch đòn bẩy thì nhà giao dịch có thể tạo ra được phần lợi nhuận tốt hơn ở trong khoảng thời gian nặng nề này.

Hạn chế

  • Như chúng ta biết , nếu như càng dễ mang lại nhiều lợi nhuận thì tỷ lệ rủi ro, tổn thất sẽ càng tăng cao. Nên trước khi sử dụng đến đòn bẩy tài chính này, bạn cần phải dành ra nhiều thời gian để tìm hiểu kỹ hơn và giúp phòng tránh các rủi ro khi sử dụng phương pháp này.
  • Tất nhiên khi bạn gặp phải rủi ro thì khoản tiền mà bạn bị lỗ sẽ vượt quá số tiền bạn đã ký quỹ thì Margin Call, tức là Lệnh gọi/dừng ký quỹ sẽ xuất hiện. Vấn đề thực sự nghiêm trọng hơn khi bạn không có sẵn số tiền mới ở trong tài khoản, những vị thế sẽ bị đóng băng với mức lỗ mà bạn có.

>> Tham khảo: Lãi kép là gì? Công thức và sức mạnh của lãi kép trong đầu tư

Nguyên tắc cần phải nhớ khi sử dụng đòn bẩy (margin) trong đầu tư

Nguyên tắc cần phải nhớ khi sử dụng đòn bẩy (margin) trong đầu tư

Nguyên tắc cần phải nhớ khi sử dụng đòn bẩy (margin) trong đầu tư

Mỗi nhà đầu tư sẽ có mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau và họ cần phải nắm được chính xác được mức độ chấp nhận rủi ro của mình. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc áp dụng đòn bẩy tài chính có thể mang lại hiệu quả cao hơn đối với một nhóm người trẻ tuổi có độ chấp nhận rủi ro cao bởi có thể giúp cho nhóm này đa dạng hóa được danh mục đầu tư theo thời gian. Ở những nước phát triển, nhà đầu tư cá nhân vào những quỹ quản lý tài sản thường phải làm các test liên quan đến mức độ chấp nhận rủi ro, qua đó thì nhà quản lý tiền có thể đưa ra được những sản phẩm phù hợp với mỗi đối tượng.

Cần phải tuân thủ kỷ luật đầu tư. Đây chính là yếu tố tiên quyết nếu như bạn sử dụng đòn bẩy.

Thứ nhất, bạn cần phải tuân thủ việc cắt lỗ: xác định được mất mát tối đa và có sự cắt lỗ hợp lý khi mà thị trường diễn biến không theo đúng ý đồ đầu tư, ít nhất là đối với phần vốn vay.

Thứ hai, không nên sử dụng đòn bẩy để mua trung bình giá khi mà thị trường đi xuống bởi điều này chỉ làm cho những khoản nợ ngày càng trầm trọng. 

Thứ ba, tránh đi việc sử dụng đòn bẩy gấp thếp. Nhiều nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy và thành công ở trong một vài phiên giao dịch đầu và tiếp tục “gấp thếp”, tiếp tục dùng đòn bẩy đối với mức độ cao tương đương hoặc cao hơn ở trên toàn bộ phần vốn và lãi đạt được. 

Thực tế thì nhiều người sử dụng đòn bẩy sau một vài lần thành công sẽ có xu hướng cho rằng vận may đang tiếp tục đến và mình sẽ rút ra khỏi thị trường khi đang trên đỉnh cao, nhưng đa phần điều này không xảy ra. Một diễn biến không đúng ý đồ của các nhà đầu tư sẽ làm cho một phần lớn tài sản bay hơi chỉ trong vòng một lần sai sót.

Hạn chế tối đa việc sử dụng đòn bẩy vào những loại tài sản không có tính thanh khoản. Nếu như đầu tư vào các tài sản này thì nhà đầu tư cần phải nắm được họ sẽ phải đối mặt với cả 3 rủi ro chính là rủi ro đòn bẩy, rủi ro mất giá và rủi ro thanh khoản. 

Việc sử dụng đòn bẩy nên tập trung vào những tài sản có tính thanh khoản cao như loại cổ phiếu blue chip so với cổ phiếu penny, hay những bất động sản có tính thanh khoản cao so với những bất động sản ở địa bàn có cầu mua thấp. Nên bắt đầu dùng thử đòn bẩy đối với quy mô nhỏ để có thể thử nghiệm và việc sử dụng đòn bẩy cũng nên là một phần của một kế hoạch đầu tư có kỷ luật, có tính khả thi. Việc sử dụng đòn bẩy cần phải có kế hoạch rõ ràng, nhà đầu tư cần phải phác thảo ra những trường hợp sẽ xảy ra ở trong tương lai và hành động của họ trong mỗi trường hợp.

Bạn cũng nên sử dụng đòn bẩy khi mà thị trường có xu hướng rõ ràng. Câu châm ngôn quen thuộc ở trong đầu tư là “xu hướng là bạn”. Nếu như bạn đi ngược xu hướng hoặc đám đông thị trường, ngay cả khi bạn đúng thì cũng sẽ phải mất một thời gian trước khi diễn biến thị trường hợp đúng với ý đồ của bạn.

Hướng dẫn giao dịch đòn bẩy trên thị trường chứng khoán

Hướng dẫn giao dịch đòn bẩy trên thị trường chứng khoán

Hướng dẫn giao dịch đòn bẩy trên thị trường chứng khoán

Hiện nay giao dịch đòn bẩy đã khá quen thuộc với những nhà môi giới/giao dịch. Tuy vậy nhưng công cụ đòn bẩy này cũng như một con dao hai lưỡi nếu như bạn không sử dụng đúng cách. Vì vậy nên khi sử dụng nó, bạn cần phải tính toán và xem xét thật kỹ lưỡng dựa theo các yếu tố sau:

  • Bạn cần có nhiều kinh nghiệm ở trên thị trường tài chính, bởi nếu bạn là người mới bước vào đầu tư chứng khoán và chưa rành về thị trường biến động hay nguồn tiền dự phòng không có thì Mytrade khuyên bạn không nên hoặc chỉ nên sử dụng đòn bẩy x1 để phòng tránh rủi ro cao nhé.
  • Bạn là một nhà đầu tư yêu thích mạo hiểm thì bạn có thể đặt mức đòn bẩy cao nếu như bạn có khả năng chịu đựng và chấp nhận được rủi ro cao của mức tổn thất mang lại. Ngược lại nếu như bạn muốn an toàn thì chỉ nên đặt một mức đòn bẩy thấp nếu như không thích mạo hiểm.
  • Nếu vốn đầu tư của bạn còn hạn chế, thì việc sử dụng đòn bẩy cũng có thể làm cho bạn mất tiền nhanh hơn so với những tài khoản lớn bởi tài khoản nhỏ sẽ nhanh chóng chạm đến điểm dừng lỗ. Dựa vào đòn bẩy giúp cho những nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận nhanh chóng, nhưng cũng đừng quên đi các tổn thất của đòn bẩy mang lại nhé.

Vậy làm cách nào để giảm thiểu được rủi ro khi sử dụng công cụ đòn bẩy này ở trong thị trường giao dịch chứng khoán?

  • Khi bắt đầu giao dịch, bạn có thể điều chỉnh mức đòn bẩy ở x1. Sau một thời gian, thấy những vụ giao dịch thành công nhiều hơn đối với mức lỗ thì bạn có thể điều chỉnh đòn bẩy lên mức cao hơn để có thể đạt được mức lợi nhuận cao hơn.
  • Điều chỉnh mức đòn bẩy ở mức hợp lý vừa phải sẽ giúp bạn có thể kiểm soát được mức lỗ ở trong khả năng cho phép và vừa giúp bạn gia tăng được lợi nhuận mà không phải mạo hiểm quá.
  • Sử dụng Lệnh điều kiện Trailing Stop giúp bảo toàn vốn và giảm thiểu rủi ro tốt hơn khi bạn giao dịch.
  • Để dễ kiểm soát rủi ro hơn thì bạn nên đặt giới hạn cắt lỗ luôn luôn trong khoảng từ 1-2% tổng tài khoản cho mỗi lệnh.

Một vài lưu ý khi sử dụng đòn bẩy tài chính

Bất kể cơ hội đầu tư nào cũng sẽ tiềm ẩn những rủi ro bên cạnh lợi nhuận thu về, việc sử dụng đòn bẩy tài chính cũng không có ngoại lệ. Bởi vậy, khi sử dụng công cụ này cho những chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thì cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chủ doanh nghiệp cần phải có định hướng tốt để tránh được tình trạng khủng hoảng, ngưng đọng vốn của doanh nghiệp.
  • Lựa chọn nơi cho vay vốn uy tín: ngân hàng, những tổ chức tín dụng để mức lãi suất được ổn định và không gặp rủi ro phá sản.

Kết luận

Qua bài viết trên của Mytrade có thể thấy rằng đòn bẩy tài chính là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong số những chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư rất yêu thích sử dụng đòn bẩy tài chính đặc biệt ở trong việc đa dạng hóa những danh mục đầu tư, các giao dịch thương mại. Họ luôn kỳ vọng rằng mức lợi nhuận được tạo ra có tỷ suất cao hơn mức lãi suất đi vay. Tuy nhiên, nó tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nếu như  không có một chiến lược sử dụng nguồn vốn đúng đắn.

Để tìm hiểu thêm về đòn bẩy tài chính là gì hoặc cần tư vấn đầu tư thị trường chứng khoán tại Việt Nam, bạn hãy liên hệ ngay đến Mytrade qua HOTLINE hỗ trợ 1900966935 – 0983.668.883 để được giải đáp một cách nhanh nhất. 

Mytrade – nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín nhất hiện nay

Nền tảng giao dịch Mytrade

Mytrade hiện cung cấp nhiều loại công cụ hỗ trợ nguồn vốn, đồng thời luôn đồng hành trong suốt quá trình giao dịch với nhà đầu tư nhằm giúp tối ưu giá trị đầu tư, tối ưu được mức lợi nhuận và tối ưu thuế phí cho khách hàng. Tải app MyTrade để trải nghiệm ngay nền tảng đầu tư mới!

  • Bài viết nổi bật