Giá trần là gì? Cách tính giá trần, giá sàn và giá tham chiếu

Trên mỗi bảng giá chứng khoán thể hiện những thông tin liên quan đến các giao dịch của cổ phiếu trên thị trường, đây là những thông tin không thể thiếu khi nhà đầu tư ra quyết định. Trong bảng giá đó, có 3 chỉ số giá quan trọng là giá trần, giá sàn và giá tham chiếu. Trong bài viết này Mytrade sẽ giải thích cụ thể ba loại giá đó là gì và sự khác biệt của chúng nhé.

Giá trần là gì?

Giá trần (còn gọi là Price ceiling) là mức giá tối đa mà nhà nước bắt buộc những người bán cần chấp hành.

Mục đích mà nhà nước thiết lập mức giá trần là để bảo vệ những người tiêu dùng. Ngoài ra những chính sách về giá trần thường được áp dụng ở một số thị trường nhất định như với  thị trường vốn, thị trường chứng khoán, thị trường nhà ở,…

Giá trần trong chứng khoán là gì?

Giá trần chứng khoán là gì?

Giá trần (còn gọi là Price Ceiling) là mức giá cao nhất của một phiên giao dịch mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán. Và dù nhà đầu tư có muốn mua với một mức giá cao hơn với giá trần thì cũng sẽ không khớp lệnh được.

Ý nghĩa của giá trần chứng khoán là để đảm bảo thị trường không bị thao túng bởi những “cá mập” hay các nhà đầu tư có sức ảnh hưởng,… vì giá cổ phiếu sẽ chỉ đạt được đến một mức nhất định chứ không tiếp tục tăng thêm.

Trong kinh tế vĩ mô

Trong nền kinh tế vĩ mô khi giá cân bằng trên thị trường được coi là quá cao, bằng cách đặt ra một mức giá trần thấp hơn thì chính phủ hy vọng rằng người tiêu dùng sẽ mua được các loại hàng hóa với mức giá thấp và điều này được xem là có ý nghĩa to lớn đối với xã hội.

Giả sử rằng nếu như không có sự can thiệp của chính phủ thì thị trường ở trạng thái cân bằng tại điểm E, với giá P * và sản lượng là Q *. Nếu như P * được coi là ở mức quá cao thì chính phủ đặt giá trần là P1 trong đó P1 < P *. Tại mức giá P1, lượng cung giảm xuống là QS1 và lượng cầu cũng tăng lên QD1.

Thị trường lúc này cũng sẽ không còn ở trạng thái cân bằng nữa. Trên thị trường sẽ lập tức xảy ra tình trạng khan hiếm về hàng hóa hoặc thừa cầu bởi  khi đó lượng cầu lớn hơn lượng cung.

Đối với thị trường tự do

Trên thị trường tự do, trạng thái dư cầu thường chỉ là tạm thời vì nó tạo ra áp lực tăng giá và điều này cũng làm cho lượng cầu dư thừa dần bị loại bỏ và thị trường sẽ tiếp tục di chuyển đến điểm cân bằng.

Tuy nhiên, tại đây chính phủ có những quy định về giá trần khiến giá không thể tăng vượt quá ngưỡng P1. Điều đó cũng làm cho thị trường không trở lại trạng thái cân bằng.

Hậu quả của sự thiếu hụt hàng hoá này chính là tại mức giá P1 nhiều người tiêu dùng không thể mua được hàng hoá để thỏa mãn được nhu cầu của mình và hiện tượng xếp hàng xảy ra, làm cho việc mua hàng hóa tốn rất nhiều thời gian. Đồng thời thị trường ngầm cũng có cơ hội nảy sinh do khan hiếm về các loại hàng hóa.

Những hậu quả này có thể gây tổn hại tới lợi ích của nhiều người tiêu dùng, không như những kỳ vọng của nhà nước đặt ra ban đầu.

Cách tính giá trần trong chứng khoán

Công thức tính giá trần chính xác nhất, để tự mỗi nhà đầu tư có thể tính toán một cách dễ dàng.

Giá trần trong chứng khoán thường được tính dựa trên mức giá tham chiếu và biên độ dao động của các sở giao dịch. Công thức tính chính xác sau đây:

Giá trần = Giá tham chiếu x (1 + Biên độ giao động)

Trong đó:

Biên độ dao động: là một thuật ngữ đại diện cho phần trăm giá cổ phiếu có thể tăng hoặc giảm tại một phiên giao dịch bất kỳ. Hay nói đơn giản giá trần trong một phiên giao dịch sẽ bằng giá tham chiếu cộng trừ với biên độ dao động.

Với mỗi một số sàn sẽ có các quy định biên độ giao động khác nhau như tại sàn giao dịch HOSE là 7%, sàn HNX là 10% và sàn UPCOM 15%.

Ví dụ: Để hiểu rõ hơn về cách tính giá trần của chứng khoán, nhà đầu tư có thể theo dõi ví dụ sau:

Cổ phiếu MSN trên sàn HOSE có giá tham chiếu 110.000 vnđ (110.000 đồng / cổ phiếu). Biên độ giao dịch của sàn HOSE là 7%. Áp dụng công thức, ta sẽ tính được giá trần là: 110.000 * (1 + 7%) = 117.700 vnđ (117.700 đồng / cổ phiếu).

Nhà đầu tư có thể giao dịch thấp mức giá 117.700 đồng/cổ phiếu.

Quy định về giá trần trên thị trường chứng khoán

Quy định về giá trần trên thị trường chứng khoán

Trên bảng giá tại các sở giao dịch chứng khoán, các mức giá này đều được quy định bằng những màu sắc nhất định giúp nhà đầu tư dễ dàng phân biệt được chúng với nhau. Theo quy định của sàn giao dịch HOSE và HNX thì giá trần sẽ được niêm yết bằng màu tím.

Ngoài ra, tại một vài công ty chứng khoán, nhà đầu tư cũng có thể đọc giá trần bằng cách nhìn vào những ký hiệu cụ thể. Theo quy định, giá trần sẽ được xác định bằng ký hiệu CE (Celling).

Đặc biệt trong thị trường chứng khoán, giá trần còn được áp dụng quy tắc làm tròn để giải quyết hầu hết những vấn đề khi giá tham chiếu nhân với biên độ dao động cho ra số lẻ. Với quy định như thế này sẽ giúp cho nhiều nhà đầu tư dễ dàng phân biệt cũng như tìm hiểu sâu hơn về đầu tư chứng khoán đó.

Lưu ý: Cần nhớ các quy tắc làm tròn giá trị biên độ dao động sau:

  • Giá trị biên độ cần phải phù hợp với quy định bước giá chia hết.
  • Giá trị biên độ làm tròn phải bé hơn với giá trị biên độ lý thuyết khi nhân với % biên độ theo quy định của mỗi sàn.

>> Xem thêm: CE trong chứng khoán là gì?

Giá sàn là gì?

Giá sàn là gì?

Giá sàn (còn gọi Price Floor) là mức giá thấp nhất trong một phiên giao dịch mà nhà đầu tư có thể mua, bán chứng khoán. Và nhà đầu tư sẽ không thể đặt được lệnh với mức giá thấp hơn giá sàn được

Công thức tính giá sàn trong chứng khoán chính xác nhất: 

Giá sàn = Giá tham chiếu x (100% – Biên độ dao động)

Ví dụ: Cổ phiếu công ty HPG trên sàn HOSE có giá tham chiếu 35.500 vnđ (35.500 đồng / cổ phiếu). Biên độ giao dịch của sàn HOSE là 7%. Áp dụng công thức, ta sẽ tính được giá sàn là: 35.500 * (100% - 7%) = 33.015 vnđ (33.015 đồng / cổ phiếu).

Nhà đầu tư có thể giao dịch lớn hơn mức giá 33.015 đồng/cổ phiếu.

>> Tham khảo: Giá sàn là gì?

Giá tham chiếu là gì?

Giá tham chiếu là một mức giá đóng cửa của phiên giao dịch cuối cùng trong ngày trước đó. Cụ thể trên bảng điện tử của giá chứng khoán, giá tham chiếu sẽ được hiển thị bằng màu vàng. Giá này còn là mức giá cơ sở để tính được giá cao nhất (giá trần) hoặc giá thấp nhất (giá sàn) của một ngày giao dịch.

>> Xem thêm: Giá tham chiếu là gì?

Giá tham chiếu được tính toàn như thế nào?

Giá tham chiếu sẽ có những cách tính khác nhau còn tùy thuộc vào những sàn đang hoạt động như thế nào.

Đối với sàn giao dịch HOSE: sẽ được quy ước mức giá tham chiếu của các loại cổ phiếu, chứng chỉ quỹ trên sàn bằng với mức giá đóng cửa trong ngày giao dịch gần nhất trước đó.

Đối với sàn giao dịch HNX: sẽ được quy ước dựa trên tham chiếu của các loại cổ phiếu, chứng chỉ quỹ bằng mức giá đóng cửa trong ngày giao dịch liền kề trước đó.

Đối với sàn giao dịch UPCOM: mức giá tham chiếu được tính bằng công thức lấy trung bình cộng giá đã khớp lệnh từ những ngày giao dịch trước đó.

Trong đó một số trường hợp đặc biệt giá tham chiếu tại sàn HSX, HNX sẽ tương đương với mức giá tại các ngày giao dịch không hưởng quyền. Tức là cổ phiếu và chứng chỉ quỹ của những ngày này không có phát sinh thêm bất kỳ quyền hạn nào đính kèm hay phát sinh các loại cổ tức khác nhau.

Nguyên tắc là chúng ta sẽ lấy mức giá đóng cửa để cân bằng với mức cổ tức hay cân đối lại những quyền hạn không được thực hiện trong các ngày đó. Trong trường hợp nếu như những phiên giao dịch xảy ra sự cố không thể xác định được thì giá đóng cửa sẽ được tiến hành xác định theo một mức giá khác. Mức giá này như thế nào sẽ còn phụ thuộc vào phần lớn sự điều chỉnh của ủy ban chứng khoán quốc gia.

Quy tắc làm tròn giá trần, giá sàn

Với quy định của Luật Chứng khoán hiện nay thì biên độ giao động của 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM sẽ lần lượt là 7%, 10% và 15%. Tuy nhiên thì điều này đã nảy sinh một vấn đề trong thực tế đó là khi chúng ta nhân với 7% hay 10% hay 15% thì đa phần kết quả thu được sẽ là số lẻ. Do đó, quy tắc làm tròn giá sẽ được áp dụng trong một số trường hợp. Vậy quy tắc làm tròn giá trần, giá sàn diễn ra như thế nào?

Quy tắc làm tròn phụ thuộc vào chỉ số bước giá chứng khoán. Do vậy, bước giá chứng khoán sẽ được xác định chính là mức giá tăng lên hoặc giá giảm xuống theo từng bước và đã được quy định bởi các sàn niêm yết. Vì vậy, nhà đầu tư bắt buộc sẽ phải tuân thủ theo các quy định này của bước giá khi tiến hành đặt lệnh bán hoặc mua cổ phiếu. Có 3 trường hợp cụ thể xảy ra như sau:

  • Giá của các loại cổ phiếu > 10.000 VNĐ thì khi đó ta có bước giá cần phải chia hết cho 10 VNĐ.
  • Giá của các cổ phiếu nằm trong khoảng từ 10.000 đến 50.000 VNĐ thì lúc này bước giá cần phải chia hết cho 50 VNĐ.
  • Giá của các cổ phiếu < 50.000 VNĐ thì khi đó bước giá phải chia hết cho 100 VNĐ.

Những lưu ý khi làm tròn giá trị của biên độ dao động:

  • Giá trị biên độ dao động bắt buộc phải khớp với các quy định về bước giá chia hết.
  • Giá trị biên độ dao động khi làm tròn bắt buộc phải nhỏ hơn so với giá trị biên độ được tính toán theo công thức khi đem nhân với % biên độ được quy định tại mỗi một sàn.

Để nắm rõ hơn về quy tắc làm tròn giá trần, giá sàn, MyTrade mang đến ví dụ  cụ thể sau đây:

Cổ phiếu của Ngân hàng BIDV tại sàn giao dịch HOSE hiện có giá tham chiếu là 22.4 trên bảng giá chứng khoán, có nghĩa là 22.400 VNĐ. Do quy định biên độ giao động tại sàn HOSE là 7% vì thế giá trị của biên độ giao động sẽ được tính toán là: 22.400 x 7% = 1.568 VNĐ

Theo 3 trường hợp nêu trên, ta có thể thấy rằng giá trị của biên độ giao động này là một số lẻ. Do đó giá cổ phiếu của ngân hàng BIDV nằm trong khoảng 10.000 đến 50.000 VNĐ nên bước giá tại mỗi lần nhảy sẽ cần phải chia hết cho 50 VNĐ và là 2 giá trị gần nhất liền trước đó, liền sau giá trị của biên độ này. 

Vậy ta có: 1.550 và 1.600 VNĐ sẽ là 2 giá trị thỏa mãn với yêu cầu phía trên. Nhưng theo quy định về giá trị của biên độ giao động thì khi làm tròn cần phải bé hơn so với giá trị lúc ban đầu nên 1.550 VNĐ sẽ là giá trị thích hợp nhất. Khi đó:

  • Giá trị tối đa thực của biên độ giao động mã cổ phiếu ngân hàng BIDV là: 1.550/ 22.400 = 6,92%
  • Giá trần của các mã cổ phiếu ngân hàng BIDV là: 22.400 + 1.550 = 23.950 VNĐ
  • Giá sàn của các mã cổ phiếu ngân hàng BIDV là: 22.400 – 1.550 = 20.850 VNĐ

Cách thể hiện giá trần và giá sàn trên bảng chứng khoán

Thay vì việc nhà đầu tư phải tính một cách thủ công thì các bảng giao dịch điện tử gần như đều có liệt kê tự động các mức giá sàn, giá trần và giá tham chiếu để nhà đầu tư có thể dễ dàng tiến hành phân tích.

Và khi đó, bảng điện tử cũng sẽ có những quy định riêng về màu sắc cho từng loại giá để dễ dàng phân biệt. Trong đó theo quy định của Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM và Hà Nội màu tím sẽ là mức giá trần, màu xanh là mức giá sàn và màu vàng sẽ là mức giá tham chiếu. Còn lại những mức giá tăng hoặc giảm sẽ được hiển thị màu xanh hoặc đỏ.

Ngoài ra, tại một số công ty chứng khoán hay sàn giao dịch khác thì giá sẽ được thể hiện theo màu xanh (cổ phiếu tăng), đỏ (cổ phiếu giảm) và có ký hiệu thêm CE (ceiling), FL (floor) bên cạnh để có thể phân biệt giá trần giá sàn.

Giá trần, giá sàn và giá tham chiếu có điểm gì giống nhau?

Giá trần, giá sàn và giá tham chiếu có điểm gì giống nhau?

Đầu tư chứng khoán hiện nay có nhiều tiềm năng và nhiều cơ hội làm giàu. Tuy nhiên trên thực tế thì không phải nhà đầu tư nào cũng có được thành công và ghi dấu ấn ở thị trường chứng khoán. Bởi những kiến thức cơ bản họ không nắm rõ được thì nhà đầu tư khó có thể vận dụng được khái niệm để thực hiện đặt lệnh giao dịch mua, bán trên sàn giao dịch.

Vì thế điểm giống nhau thì giá trần, giá sàn và giá tham chiếu đều là mức giá của một mã cổ phiếu nào đó được quy định tại sàn giao dịch chứng khoán. Dựa vào mức giá đó mà nhà đầu tư có thể đưa ra những quyết định đầu tư phù hợp nhất và đảm bảo ngân sách hợp lý.

Kết luận

Nhìn chung qua bài viết trên, nhà đầu tư đã nắm được khái niệm giá trần, giá sàn, giá tham chiếu là gì và cách tính chính xác từng loại giá cũng như cách xem chúng trên bảng điện tử. Giờ đây nhà đầu tư cần vận dụng kiến thức để phân tích và lên chiến lược đầu tư một cách thông minh, mang lại hiệu quả cao

Nếu nhà đầu tư còn bất kỳ thắc mắc nào về giá trần hoặc cần hỗ trợ nhanh trong quá trình thực hiện giao dịch, hãy liên hệ với Mytrade qua Hotline hỗ trợ 1900966935 – 0983.668.883 để nhận được những  tư vấn nhanh nhất và chính xác nhất từ chuyên gia của chúng tôi.

Mytrade - nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín tại Việt Nam

Mytrade - nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín tại Việt Nam

Trong danh sách nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín tại thị trường Việt Nam không thể không nhắc đến Mytrade với ứng dụng công nghệ truyền dữ liệu cao và hiện đại, cung cấp các thông tin về thị trường chứng khoán nhanh chóng và cực kỳ chính xác. 

Mục tiêu mà Mytrade hướng đến đó chính là gia tăng hiệu quả giao dịch và đầu tư cùng với những trải nghiệm tốt nhất cho nhà đầu tư. Do đó đã thu hút nhiều nhà đầu tư lựa chọn và đồng hành trong suốt thời gian qua.

  • Bài viết nổi bật