Hedging là gì? Chiến lược phòng ngừa rủi ro với hedging

Đối với các nhà đầu tư chắc hẳn bạn đã ít nhất một lần nghe đến khái niệm Hedging. Vậy Hedging là gì? Trên thị trường chứng khoán hiện nay thì Hedging được xem như là một loại hợp đồng bảo vệ rủi ro và được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm sử dụng. Hãy cùng Mytrade tìm hiểu về đặc điểm cũng như những chiến lược Hedging trong bài viết sau đây.

Hedging là gì?

Hedging là gì?

Hedging là gì?

Hedging (hay còn gọi là hedge) là một hợp đồng thông minh được sử dụng để bảo vệ các danh mục đầu tư trước những rủi ro và biến động khi thị trường giảm điểm. Hedging trong tiếng Anh cũng có nghĩa là “rào chắn”, bạn có thể hiểu đơn giản hedging đóng vai trò là bảo hiểm, giúp cho các nhà đầu tư giảm thiểu được những nguy cơ rủi ro xuống thấp nhất có thể khi tình trạng xấu xảy ra.

Đặc biệt, trên thị trường tài chính, hedging sẽ tạo ra một vị thế đối nghịch với vị thế đang đầu tư. Để khi mà tình trạng biến động theo hướng ngược lại so với sự kỳ vọng, vị thế hedging sẽ có lợi nhuận và sử dụng phần lợi nhuận này để bù đắp vào khoản thua lỗ đã nắm giữ trước đó. Nghiệp vụ hedging sẽ do nhà đầu tư quyết định và mức độ phòng ngừa rủi ro cũng phụ thuộc vào chiến lược đầu tư.

Thị trường tài chính đã ứng dụng hedging như thế nào?

Ở mỗi thị trường khác nhau và mỗi loại tài sản khác nhau sẽ có các nghiệp vụ hedging khác nhau.

Thị trường chứng khoán

Tài sản cơ sở trên thị trường chứng khoán chính là cổ phiếu và công cụ được dùng trong những nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro của nhà đầu tư. Đó là các loại chứng khoán phái sinh như hợp đồng quyền chọn hay hợp đồng tương lai và trong đó hợp đồng quyền chọn là một công cụ hedging phổ biến hơn trên thị trường này.

Một nhà đầu tư đang sở hữu 2.000 cổ phiếu doanh nghiệp A thuộc lĩnh vực công nghệ với mức giá hiện tại là 60.000/cổ phiếu, vì lo ngại đến quyết định mới của Bộ tài chính sắp đến sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp A từ đó ảnh hưởng đến giá của cổ phiếu, nên nhà đầu tư này đã quyết định phòng ngừa rủi ro cho danh mục đầu tư bằng hợp đồng quyền chọn.

Nghiệp vụ hedging sẽ được thực hiện như sau: nhà đầu tư mua một quyền chọn bán (gọi là Put Option) 2.000 cổ phiếu doanh nghiệp A với giá thực hiện là 55.000/cổ phiếu, phí quyền chọn là 2.000/cổ phiếu. Đến ngày đáo hạn, sẽ có 2 kịch bản xảy ra như sau:

  • Giá cổ phiếu doanh nghiệp A giảm đúng như lo lắng của nhà đầu tư, chỉ còn 40,000/cổ phiếu. Khi đó, nhà đầu tư thực hiện quyền bán của mình. Sau nghiệp vụ hedging này thì nhà đầu tư đã đạt được mục đích giảm thiểu rủi ro cho danh mục đầu tư của mình, thay vì phải lỗ 20,000/cổ phiếu thì mức thua lỗ này đã giảm xuống còn 7,000/cổ phiếu (tính cả chi phí thực hiện hedging = phí quyền chọn).
  • Giá cổ phiếu doanh nghiệp A không bị ảnh hưởng mà còn tăng lên đến 65.000/cổ phiếu. Nhà đầu tư quyết định không thực hiện quyền và bán số cổ phiếu trên thị trường giao ngay. Sau khi trừ đi chi phí hedging thì nhà đầu tư đã có lợi nhuận 3,000/cổ phiếu.

Đây chỉ là một chiến lược phòng ngừa rủi ro cơ bản nhất trên thị trường chứng khoán. Thực tế các hedger (nhà phòng ngừa rủi ro) chuyên nghiệp sẽ có rất nhiều nghiệp vụ hedging khác cho những danh mục đầu tư của mình.

Thị trường hàng hóa

Thị trường hàng hóa là một nơi mua bán những loại tài sản như nông sản, kim loại, năng lượng, nguyên vật liệu sản xuất…, thị trường này dành cho các doanh nghiệp sản xuất, tổ chức hay cá nhân cung ứng nguyên vật liệu….

Không phải chỉ có giá cổ phiếu hay tiền tệ mới có sự biến động và rủi ro mà những loại hàng hóa kể trên cũng sẽ có những rủi ro của riêng nó. Giá cả hàng hóa biến động bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như thiên tai, thời tiết, sự cạn kiệt nguồn tài nguyên hay do những thương vụ đầu cơ lớn…. chính vì vậy mà các nghiệp vụ hedging trên thị trường hàng hóa được dùng phổ biến không thua kém gì với thị trường chứng khoán.

Tại thị trường hàng hóa thì công cụ hedging chủ yếu lại là loại hợp đồng tương lai. Loại chứng khoán phái sinh này khá phức tạp bởi nó có quy chuẩn hóa và một khi đã sử dụng hợp đồng tương lai thì nhà đầu tư bắt buộc phải thực hiện quyền, chứ không như hợp đồng quyền chọn nhà đầu tư có thể thực hiện quyền hoặc không.

Ví dụ: Doanh nghiệp A chuyên làm giấy đang có kế hoạch nhập 2.000 tấn gỗ keo lá tràm cho hoạt động sản xuất của mình trong vòng 6 tháng tới. Tuy nhiên, dự báo về tình hình thời tiết không được thuận lợi cho việc trồng keo lá tràm nên năng suất sẽ giảm so với năm ngoái, do vậy doanh nghiệp A lo ngại mức giá sẽ tăng lên trong vòng 6 tháng tới.

Để phòng ngừa rủi ro cho trường hợp nguyên liệu sẽ tăng giá so với thời điểm hiện tại, doanh nghiệp A đã thực hiện nghiệp vụ hedging bằng cách mua hợp đồng tương lai 2.000 tấn gỗ keo lá tràm với một mức giá thực hiện K và mức phí của tương lai là p.

Đến ngày đáo hạn, người bán sẽ phải giao cho doanh nghiệp A số gỗ đó với mức giá như đã cam kết trong hợp đồng và doanh nghiệp A phải chấp nhận mua, mặc cho mức giá trên thị trường giao dịch tăng hay giảm. Nghiệp vụ này cũng sẽ có 2 tình huống xảy ra:

  • Khi K cao hơn so với giá giao ngay, doanh nghiệp A phòng ngừa rủi ro không thành công và phải tốn thêm nhiều khoản chi phí hơn so với việc mua nguyên liệu ở thị trường giao ngay.
  • (K +p) thấp hơn với giá giao ngay, doanh nghiệp A phòng ngừa rủi ro thành công
  • (K+p) bằng với giá giao ngay, doanh nghiệp A phòng ngừa không hiệu quả.

>> Tham khảo: Chỉ báo Stochastic là gi? Cách sử dụng chỉ báo Stochastic

Đặc điểm hedging trên thị trường tài chính

Đăc điểm của hedging trên thị trường tài chính

Đặc điểm hedging trên thị trường tài chính

Về bản chất thì nghiệp vụ hedging cũng chính là một nghiệp vụ đầu tư, chỉ khác nhau về ý nghĩa, thay vì việc tìm kiếm lợi nhuận thì hedging lại giúp phòng ngừa rủi ro. Do vậy, nghiệp vụ hedging cũng sẽ có các đặc điểm của một hoạt động đầu tư hay giao dịch.

Chi phí của nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro hedging

Bất cứ một nghiệp vụ hedging nào cũng đều sẽ tốn chi phí, đó là một điều chắc chắn. Cứ hình dung về vấn đề bảo hiểm ô tô là rõ ràng nhất. Các bạn cần phải bỏ ra một số tiền lớn mỗi năm để mua được bảo hiểm cho xế hộp. Đây chính là phần chi phí hedging.

Trên thị trường tài chính, hedging bằng hợp đồng tương lai hay hợp đồng quyền chọn thì chi phí chính sẽ là phí quyền chọn hay phí tương lai. Đây sẽ là số tiền mà các bạn cần phải bỏ ra để sở hữu những chứng khoán phái sinh đó. Trong thị trường forex, hedging sẽ bằng việc mở một vị thế đối nghịch đồng nghĩa với việc bạn đang thực hiện một giao dịch mới và chi phí chính là spread, phí hoa hồng hay phí qua đêm, nếu có.

Tuy vậy, khác với việc thực hiện một giao dịch hay một danh mục đầu tư độc lập, nếu như phòng ngừa rủi ro thành công thì chi phí của nghiệp vụ hedging sẽ không đáng là bao, ngược lại thì nhà đầu tư sẽ thêm một phần thua lỗ.

Rủi ro từ nghiệp vụ hedging

Đã là một hoạt động đầu tư, giao dịch thì chắc chắn luôn tồn tại rủi ro. Rủi ro của nghiệp vụ hedging trên những thị trường tài chính sẽ phát sinh khi các nhà hedger phòng ngừa rủi ro không thành công. Đối với loại hợp đồng quyền chọn, khi phòng ngừa rủi ro thất bại, nếu như chênh lệch giữa mức giá giao ngay và mức giá thực hiện không đủ để bù đắp chi phí hedging thì chi phí này sẽ làm cho bạn thua lỗ hoặc làm giảm đi một phần lợi nhuận của chính mình. Đối với loại hợp đồng tương lai, khi phòng ngừa rủi ro không thành công và rủi ro lớn nhất là khi bạn bắt buộc phải thực hiện quyền mua, bán của mình với mức giá như cam kết trong hợp đồng thay vì được thực hiện mua bán với mức giá giao ngay tốt hơn,  đồng thời cộng thêm mức chi phí hedging làm cho nghiệp vụ này lỗ càng thêm lỗ.

Riêng đối với nghiệp vụ hedging bằng vị thế đối ứng trong thị trường forex thì rủi ro sẽ càng cao hơn do liên quan đến sự chính xác về mức kỳ vọng của bạn trên thị trường đối với xu hướng của giá cả. Cả 2 bên tham gia vào nghiệp vụ hedging đều sẽ có rủi ro.

Còn đối với thị trường tài chính thì người bán hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai cho những hedger cũng sẽ có mục đích phòng ngừa hoặc là kinh doanh riêng của họ. Thua lỗ của bên bán chính là phần lợi nhuận mà bên mua thu được từ nghiệp vụ hedging khi mà bên mua phòng ngừa thành công. Phần chi phí hedging mà bên bán nhận được sẽ không đủ để bù đắp phần thua lỗ đó.

Chiến lược phòng ngừa rủi ro với Hedging

Chiến lược phòng ngừa rủi ro với Hedging

Chiến lược phòng ngừa rủi ro với Hedging

Hiện nay có hai loại chiến lược hedge lớn đó chính là hedge trực tiếp và hedge gián tiếp. Trong đấy, hedge gián tiếp được phân thành 2 loại nhỏ: hedge bằng hợp đồng quyền chọn và hedge bằng các cặp tỷ giá liên quan.

Chiến lược hedging trực tiếp

Đây là một chiến lược hedge được thực hiện dễ nhất và khả năng loại bỏ rủi ro cho vị thế chính rất cao. Đồng thời cũng sẽ loại bỏ rất nhiều mức lợi nhuận tiềm năng của vị thế chính một khi mà vị thế phòng ngừa được hoạt động.

Chiến lược hedging trực tiếp bao gồm mở vị thế mua và bán sẽ cùng thuộc một loại tài sản, với cùng một khối lượng và mức giá.

Sự thành công của chiến lược này sẽ phụ thuộc nhiều vào tài phán đoán và khả năng đưa ra các quyết định của nhà đầu tư. Chính bởi sự phức tạp và khó đo lường này, rủi ro của nghiệp vụ hedging trên thị trường ngoại hối là rất cao nếu như người sử dụng chưa có đủ kinh nghiệm tham gia vào lĩnh vực này.

Chiến lược hedging bằng những cặp tỷ giá có liên quan

Chiến lược này được áp dụng bằng cách lựa chọn cặp tiền có mối tương quan cao với các cặp tiền đang giao dịch để mở một vị thế phòng ngừa rủi ro. Nếu như sự tương quan giữa hai cặp tiền tệ là nghịch chiều thì bạn sẽ mở 2 vị thế giống nhau và ngược lại nếu như sự tương quan giữa hai cặp tiền tệ đó cùng chiều thì bạn sẽ mở hai vị thế đối nghịch nhau.

Đối với những chiến lược này sẽ phát sinh rất nhiều chi phí. Vì thế bạn cần phải cân nhắc và tìm hiểu kỹ những loại phí này trước khi đưa ra quyết định sử dụng nghiệp vụ hedging. Nếu như tất cả không gây ảnh hưởng quá nhiều đến mức lợi nhuận, bạn có thể thực hiện và ngược lại, khi mà khoản lỗ quá cao hãy suy nghĩ đến việc thay đổi những phương án.

Chiến lược hedging bằng hợp đồng quyền chọn

Chiến lược này sẽ thường được áp dụng tương tự như nghiệp vụ hedging trên thị trường chứng khoán.

Có thể nói, trong ba chiến lược này thì chỉ có duy nhất chiến lược hedging bằng cặp tỷ giá liên quan là luôn dễ dàng được thực hiện. Trong khi đó, hai chiến lược còn lại sẽ phụ thuộc nhiều vào nhiều các yếu tố như chính sách, dịch vụ của bên cung cấp nên sẽ có khi thực hiện được hoặc không.

Kết luận 

Mong rằng qua bài viết chia sẻ này của Mytrade đã giúp bạn hiểu được Hedging là gì. Việc sử dụng phương pháp Hedging một cách được chính xác sẽ giúp cho bạn phòng ngừa được rủi ro hiệu quả khi đầu tư thị trường chứng khoán. Nhưng cũng không nên lạm dụng phương pháp này bởi nó có thể là con dao hai lưỡi.

Mytrade - nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín tại thị trường Việt Nam

App đầu tư chứng khoán tối ưu trên thị trường hiện nay

Nếu nhà đầu tư còn bất kỳ thắc mắc về Hedging là gì hoặc cần hỗ trợ giao dịch đầu tư hãy liên hệ ngay HOTLINE hỗ trợ 1900966935 – 0983.668.883 của Mytrade để được đội ngũ chúng tôi giải đáp nhanh nhất. 

  • Bài viết nổi bật