Lãi ròng là gì? Ý nghĩa và cách tính lãi ròng chính xác

Lãi ròng được biết đến như một thước đo lợi nhuận hiệu quả của một doanh nghiệp. Đây là mức lợi nhuận để lại sau khi đã trừ tất cả những loại thuế và chi phí liên quan. Vậy lãi ròng là gì? và làm thế nào để một doanh nghiệp có thể nhanh chóng gia tăng lợi nhuận. Hãy cùng tham khảo với Mytrade!

Lãi ròng là gì?

Lãi ròng là gì? Lãi ròng là gì?

Lãi ròng (còn gọi là Net Profit) là một thuật ngữ đại diện cho lãi ròng hay thu nhập ròng của một doanh nghiệp. Đây chính là thước đo để tính lợi nhuận của một doanh nghiệp sau khi hạch toán toàn bộ các chi phí và thuế.

Cách tính lãi ròng và những chỉ số liên quan

Lãi ròng được tính bởi công thức sau:

Lãi ròng = Tổng doanh thu của một doanh nghiệp – (10% thuế giá trị gia tăng + 20% chi phí thuế thu nhập từ doanh nghiệp + 30% khoản chi phí để hoạt động)

Trong đó:

Tổng doanh thu: là số tiền còn lại sau khi đã trừ những khoản tiền bị hoàn lại cho khách và chi phí chiết khấu khi bán hàng

Chi phí hoạt động bao gồm: là phí mua nguyên vật liệu, sản xuất, giao hàng, thuê nhà hoặc thuê đất, tiền công cho người lao động, đóng bảo hiểm cho người lao động, tiền vay để phục vụ vào hoạt động kinh doanh.

Ví dụ: Giả sử công ty X có bản báo cáo về thu nhập của họ gồm những thông tin sau đây:

– Doanh thu là:  50 tỷ

– Chi phí để duy trì hoạt động: 10 tỷ

– Khoản thuế thu nhập doanh nghiệp: 7 tỷ

– vốn lấy hàng hóa: 5 tỷ

– Lãi ròng: 28 tỷ

Như vậy lợi nhuận ròng có tỷ suất là 56% thì doanh nghiệp kiếm được 56% cho mỗi tỷ đồng mà họ thu được

>> Tham khảo: OPEC là gì? Tổ chức OPEC ảnh hưởng như thế nào đến giá dầu

Ý nghĩa của việc tính lãi ròng

Việc tính lãi ròng một doanh nghiệp cho biết giá trị lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh thu của họ. Từ đó đưa ra được đánh giá về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiện đang lãi hay lỗ.

Nếu như giá trị sau thuế và những khoản chi phí lớn hơn hơn 0, vậy biên độ càng lớn thì doanh nghiệp càng lãi và ngược lại. Đây là một cách đối chiếu hiệu quả giúp doanh nghiệp thay đổi mô hình, tìm ra những hướng đi đúng đắn để đem về mức lợi nhuận cao hơn.

Thuế của doanh nghiệp thường khá cao nên doanh nghiệp đó cần đánh giá dựa trên lợi nhuận ròng để tăng giá sản phẩm và đảm bảo được lợi ích.

Đồng thời giảm thiểu chi phí hoạt động doanh nghiệp ở mức thấp nhất (tối đa dưới 30%) trên tổng số doanh thu sẽ đảm bảo được lợi nhuận có thể ổn định và lên cao.

Yếu tố ảnh hưởng đến lãi ròng

Yếu tố ảnh hưởng đến lãi ròng Yếu tố ảnh hưởng đến lãi ròng

Sau khi biết lãi ròng là gì thì nhà đầu tư cần quan tâm đến những yếu tố ảnh hưởng đến lãi ròng của doanh nghiệp. Trên thực tế có rất nhiều yếu tố liên quan đến lãi ròng, tuy nhiên có 3 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lãi ròng, bao gồm: 

Chi phí hoạt động của một doanh nghiệp

Trong kinh doanh, nếu doanh nghiệp muốn có lợi nhuận cao thì phải tối giản chi phí. Trong trường hợp này nếu như chủ doanh nghiệp không biết cách chi tiêu hợp lý thì phần lợi nhuận ròng thu sẽ ít. Kéo theo đó là hoạt động kinh doanh không khả quan. Do vậy, các doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng các vấn đề tài chính và lên kế hoạch chi tiêu tiết kiệm. Các chuyên gia khuyến cáo mức chi tối đa của doanh nghiệp nên chiếm 30% doanh thu.

Giá gốc sản phẩm và dịch vụ

Giá gốc của sản phẩm và dịch vụ hàng hóa cũng là một khoản chi rất lớn. Để giá gốc sản phẩm được tối giản doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường kỹ càng và tìm nhiều nguồn hàng. Song song với đó là sự cân nhắc lựa chọn nhà cung cấp để giảm thiểu mức chi tiêu nhất. Khi giá thành hàng hóa càng ít thì mức lợi nhuận thu về cho công ty càng lên cao.

Thuế thu nhập công ty

Mức thuế thu nhập của doanh nghiệp được thu theo quy định nhà nước. Thuế này không thể điều chỉnh tăng giảm theo ý mong muốn của chủ doanh nghiệp được. Do vậy nếu như doanh nghiệp muốn có lợi nhuận thì cần nâng cao giá bán sản phẩm hoặc lựa chọn giải pháp cắt giảm các khoản chi.

Cách tăng lãi ròng hiệu quả

Cách tăng lãi ròng hiệu quả Cách tăng lãi ròng hiệu quả

Thứ nhất: Doanh nghiệp cần nâng cao năng lực chuyên môn của nhân viên trong hệ thống nhằm mục đích tạo nên những sản phẩm có thể quy đổi thành tiền và có giá trị cao.

Thứ hai: Doanh nghiệp cần gia tăng về quy mô sản xuất

Doanh nghiệp cần nhớ rằng sản phẩm của họ cần được nhiều người biết đến và phục vụ cho nhiều người chứ không chỉ một nhóm người nhất định.

Cách gia tăng mức lãi ròng nhanh nhất chính là việc chủ doanh nghiệp cần tìm kiếm được thị trường và nguồn khách hàng tiềm năng, mở rộng quy mô, mở rộng sản xuất, gia tăng nhân viên để có thể đem sản phẩm tới tay nhiều khách hàng.

Thứ ba: Để tăng năng suất lao động và tạo ra nhiều giá trị sản phẩm, doanh nghiệp cần ứng dụng khoa học – công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thứ tư: Doanh nghiệp cần phải có phương án dự phòng trong hoạt động kinh doanh. Phương án dự phòng ở đây có thể hiểu đơn giản là hoạt động kinh doanh khác với quy mô nhỏ hơn nhằm mục đích hỗ trợ cho việc phát triển lĩnh vực cốt lõi.

>> Xem thêm: Giá trần là gì? Các tính và phân biệt giá trần, giá sàn

Lãi ròng và lãi gộp có điểm gì khác nhau

Lãi ròng và lãi gộp có điểm gì khác nhau Lãi gộp và lãi ròng có gì khác nhau

Sự khác nhau thứ nhất: Ý nghĩa của lãi ròng và lãi gộp

Một trong những điểm khác biệt chính là lãi ròng và lãi gộp là 2 thuật ngữ được định nghĩa khác nhau.

Lãi gộp là mô tả lợi nhuận mà doanh nghiệp còn lại sau khi đã trừ đi tất cả chi phí trực tiếp có liên quan đến quá trình sản xuất.  Điều quan trọng cần nhấn mạnh ở đây là chỉ những chi phí liên quan trực tiếp trong quá trình sản xuất mới được khấu trừ.

Mặt khác, lợi nhuận ròng là thu nhập còn lại của một doanh nghiệp có được khi trừ tất cả những khoản khấu trừ chi phí mà tổ chức phải chịu trong một khoảng thời gian nhất định. Tất cả các chi phí trực tiếp hoặc gián tiếp cần được khấu trừ để nhận được lãi ròng của nó.

Sự khác nhau thứ 2: Mục tiêu của lãi gộp và lãi ròng

Quản lý của doanh nghiệp tính toán mức lãi gộp nhằm xác định ước tính được lợi nhuận của doanh nghiệp hoặc nhằm xác định hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng chuyển đổi các sản phẩm thành doanh thu.

Trong khi đó, lãi ròng là mức lợi nhuận thực tế của một doanh nghiệp có được sau khi trừ đi tất cả các mức chi phí. Lãi ròng của một công ty được dùng để xác định mức lợi nhuận của tổ chức, cũng có thể là một khoản lỗ. Mục đích của việc tính mức lãi ròng là xác định xem tình hình kinh doanh của doanh nghiệp có lãi hay lỗ.

Sự khác nhau thứ 3: Chức năng của lãi ròng và lãi gộp

Tính toán lãi gộp của một doanh nghiệp để có thể hiểu được tác động của chi phí sản xuất đến lợi nhuận của công ty. Từ đó, công ty kiểm soát được chi phí sản xuất dư thừa nhằm đảm bảo mức lợi nhuận tối đa và đồng thời khi đó doanh nghiệp nên sử dụng chi phí tối thiểu.

Doanh nghiệp tính mức lãi ròng để xác định được hiệu quả hoạt động của một tổ chức trong một năm tài chính cụ thể. Tính toán lãi ròng cũng như một chiến lược để doanh nghiệp xác định xem khoản đầu tư có giá trị hoặc thời gian hoàn vốn ngắn hơn.

Sự khác nhau thứ 4: Độ tin cậy và thực tế của lãi ròng, lãi gộp

Lãi gộp được tính sau khi đã trừ đi chi phí sản xuất mà bỏ qua thuế, chi phí và lãi khác cho những khoản vay. Điều này cho thấy lợi nhuận này không thực tế.

Mặt khác, lãi ròng là lợi nhuận thực sự mà doanh nghiệp và ban điều hành có thể sử dụng để đưa ra những quyết định trong tương lai về sự phát triển của một doanh nghiệp. Khi tính toán lãi ròng thì tất cả các dòng tiền được khấu trừ sẽ mang lại thực tế về hiệu suất hoạt động của công ty

Sự khác nhau thứ 5: tiến độ của lãi ròng, lãi gộp

Cuối cùng, lãi ròng và lãi gộp đều được phân biệt bởi thực tế lãi gộp được dùng để cho thấy tiến độ của một doanh nghiệp và cũng có thể dùng để đánh giá bằng cách so sánh lãi gộp cùng doanh thu thuần.

Mặt khác, doanh thu thuần được sử dụng để thể hiện lợi nhuận của một doanh nghiệp và có thể đánh giá qua việc so sánh lãi ròng và doanh thu thuần.

Thu nhập ròng và lợi nhuận ròng có gì khác nhau

Thu nhập ròng và lợi nhuận ròng có điểm gì khác nhau Thu nhập ròng và lợi nhuận ròng có gì khác nhau

Định nghĩa về thu nhập ròng

Thu nhập ròng (NI) được tính bằng doanh thu của một doanh nghiệp trừ đi chi phí giá vốn hàng bán, chi phí để hoạt động, chi phí hành chính, khấu hao, thuế, lãi và các chi phí khác. Thu nhập ròng là một chỉ số hữu ích giúp cho các chủ doanh nghiệp đánh giá xem lượng doanh thu có vượt quá mức chi phí của công ty. Chỉ số NI này hay có trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp và cũng là một chỉ số về lợi nhuận của doanh nghiệp đó.

Các doanh nghiệp hay sử dụng chỉ số thu nhập ròng dùng để tính thu nhập trên mỗi cổ phiếu. Còn những nhà phân tích kinh doanh xem thu nhập ròng chính là điểm mấu chốt bởi nó nằm ở cuối bảng báo cáo tài chính.

Định nghĩa về lợi nhuận ròng

Khi tổng doanh thu vượt quá tổng chi phí thì lợi nhuận ròng phát sinh. Lợi nhuận ròng được hiển thị trong dòng cuối cùng của bản báo cáo thu nhập (hoặc tài khoản lãi hoặc lỗ). Từ lợi nhuận gộp (doanh thu - giá vốn hàng bán) và tất cả các chi phí hoạt động và không hoạt động (bao gồm cả thuế và lãi) được khấu trừ trong khi thu nhập không hoạt động được thêm vào dẫn đến mức lợi nhuận ròng của đơn vị.

Điểm khác biệt chính giữa thu nhập ròng và lợi nhuận ròng

Sự khác biệt giữa thu nhập ròng và lợi nhuận ròng có thể thấy rõ ràng dựa trên lý do sau

  • Thu nhập phát sinh sau khi trừ cổ tức ưu đãi từ lợi nhuận ròng chính là Thu nhập ròng. Lợi nhuận thuần kiếm được của một công ty trong một năm kế toán cụ thể được gọi là Lợi nhuận ròng.
  • Thu nhập ròng được dùng để tính thu nhập trên mỗi cổ phiếu cho các cổ đông vốn trong khi đó Lợi nhuận ròng được sử dụng để hiển thị vị trí lợi nhuận của doanh nghiệp.

Kết luận 

Lãi ròng là một chỉ số rất quan trọng trong quá trình đánh giá năng lực của doanh nghiệp. Hy vọng bài viết này của Mytrade đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về Lãi ròng hoặc cần hỗ trợ nhanh trong quá trình thực hiện giao dịch, hãy liên hệ ngay với Mytrade qua Hotline 1900966935 – 0983.668.883 để nhận được  tư vấn nhanh nhất và chính xác nhất.

Mytrade - nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín hiện nay Mytrade - nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín hiện nay

Lựa chọn một nền tảng giao dịch, đầu tư tốt để gửi gắm vốn và yên tâm giao dịch không hề khó. Chỉ cần nhà đầu tư bỏ thời gian một chút nghiên cứu nhằm tìm ra các yếu tố quan trọng trong tìm kiếm nền tảng giao dịch uy tín là được. Nói chung, nền tảng giao dịch chứng khoán được đánh giá uy tín là nền tảng được nhiều người biết đến và được nhiều cơ quan cấp phép, tuân thủ về pháp luật, chưa từng dính phốt và hỗ trợ khách hàng hết mình, đồng thời các dịch vụ nhanh chóng thông suốt. Do vậy nhà đầu tư không thể bỏ qua nền tảng giao dịch Mytrade với ưu điểm tuyệt vời sau: 

  • Tối ưu nguồn vốn: Mytrade cung cấp các công cụ tối ưu nguồn vốn miễn phí cho nhà đầu tư và tận dụng mọi cơ hội giúp nhà đầu tư giao dịch khi thị trường đang ở xu hướng tích cực.
  • Tối ưu thuế phí: Khi nhà đầu tư thực hiện mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại https://mytrade.vn/ sẽ được hưởng một mức ưu đãi tối ưu nhất về các khoản thuế phí, lệ phí.
  • Tối ưu lợi nhuận: Mytrade luôn đồng hành cùng các nhà đầu tư trong suốt chặng đường giao dịch để thu về mức lợi nhuận tối ưu nhất.
  • Bài viết nổi bật