PEG là gì? Cách tính và ý nghĩa của chỉ số PEG

PEG là một chỉ số rất quan trọng trong quá trình đầu tư chứng khoán vì vậy bất kỳ nhà đầu tư nào khi tham gia vào thị trường cũng cần biết đến và tìm hiểu về nó. Không chỉ vậy họ còn áp dụng PEG để tìm kiếm những mã cổ phiếu tiềm năng. Vậy PEG là gì? Cách tính chỉ số PEG và PEG bao nhiêu thì tốt? Hôm nay Mytrade sẽ giải đáp một số thắc mắc trên qua bài viết sau đây.

Chỉ số PEG là gì?

Chỉ số PEG là gì?

Chỉ số PEG là từ viết tắt của Price Earnings to Growth hay còn được gọi là hệ số PEG, tỷ số PEG. Đây là chỉ số dùng để so sánh giữa chỉ số P/E và tốc độ tăng trưởng thu nhập EPS (G) của một loại cổ phiếu nào đó.

PEG được sử dụng để định giá cổ phiếu dựa trên tốc độ tăng trưởng thu nhập từ cổ phiếu đó. Tuy không phổ biến như chỉ số P/E hay chỉ số P/B nhưng PEG vẫn được đánh giá là một chỉ số quan trọng, giúp các nhà đầu tư tìm kiếm các cổ phiếu đang bị định giá thấp.

Cách tính chỉ số PEG

PEG được tính dựa trên 2 yếu tố chính là P/E và G. Công thức tính chỉ số PEG chính xác như sau:

Trong đó:

  • P/E (còn gọi là Earnings per Share) – đây là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của mỗi cổ phiếu (Price) và thu nhập trên mỗi cổ phiếu đó.
  • G là tốc độ tăng trưởng thu nhập của EPS dự kiến trong tương lai.

Chúng ta có thể hiểu:

Nếu như một cổ phiếu có chỉ số P/E bằng 18, và khi ta có chỉ số G.

  • Trường hợp 1: Khi G = 12%, thì khi đó PEG = 18/12 =1.5
  • Trường hợp 2: Khi G = 18%, thì khi đó PEG = 18/18 = 1
  • Trường hợp 3: Khi G = 30%, thì khi đó PEG = 18/30 = 0.6

Từ đó ta có thể thấy để tính được chỉ số PEG là bao nhiêu thì nhà đầu tư cần phải xác định được chính xác giá trị của P/E và Tốc độ tăng trưởng G.

Xác định chỉ số P/E

Để tính được chỉ số P/E của doanh nghiệp, bạn cần xác định hai yếu tố cấu thành nên chỉ số này chính là EPS và Price:

  • Price là giá trị thị trường của mã cổ phiếu.
  • EPS là thu nhập, còn gọi là lợi nhuận ròng trên một cổ phiếu.

Trong đó, EPS được coi là một biến số cực kỳ quan trọng. EPS là lợi nhuận mà doanh nghiệp đó phân bổ cho mỗi cổ phần đang lưu hành trên thị trường. Nó còn thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận của một doanh nghiệp.

EPS = (Lợi nhuận sau thuế  - Cổ tức ưu đãi / Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành trên thị trường)

EPS sẽ chính xác hơn nếu nhà đầu tư sử dụng số lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ. Tuy nhiên để đơn giản hóa thì mọi người thường dùng cổ phiếu lưu hành vào thời điểm cuối kỳ.

>> Tham khảo: Môi giới chứng khoán là gì? Hoạt động của môi giới chứng khoán

Xác định được G - tốc độ tăng trưởng

Để xác định được tốc độ tăng trưởng (G) thì sẽ khó khăn hơn. Bởi vì đây là một chỉ báo của tương lai nên không có công thức tính cụ thể. Tuy nhiên, để xác định G, chúng ta có thể đánh giá qua 2 cách sau:

  • Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng hoặc chỉ số EPS trong quá khứ: Với những dữ liệu về hoạt động kinh doanh trong quá khứ, các nhà đầu tư có thể lấy làm căn cứ để xác định được mức độ tăng trưởng trong tương lai với con số gần đúng (thường nên được đánh giá trong khoảng thời gian từ 3 – 5 năm để phòng tránh được những biến động làm ảnh hưởng đến giá trị).
  • Kế hoạch kinh doanh của ban lãnh đạo doanh nghiệp hoặc báo cáo phân tích của các Công ty Chứng khoán: Giá trị này là tương đối và được Ban Giám đốc doanh nghiệp đưa ra trong phần kế hoạch kinh doanh hoặc là con số đã được ước tính trong các báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán. Từ đó căn cứ dữ liệu này, các nhà đầu tư có thể điều chỉnh và ước tính được giá trị của G trong tương lai.

Hãy lưu ý đối với những cổ phiếu của doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng G trong quá khứ quá cao

Ví dụ: Cổ phiếu của một công ty bất động sản có tăng trưởng thu nhập trong quá khứ là 40% trong vòng một năm. Nhưng nhà đầu tư có dám chắc con số bốn mươi phần trăm này sẽ kéo dài trong thời gian dài hạn.

Dựa vào kế hoạch kinh doanh của ban lãnh đạo đề ra và báo cáo phân tích của công ty chứng khoán công bố.

Với cách làm này nhà đầu tư sẽ sử dụng con số lợi nhuận ròng được ban lãnh đạo đề ra trong kế hoạch kinh doanh. Lưu ý có một số doanh nghiệp thậm chí còn đề ra kế hoạch kinh doanh dài hơi hơn ví dụ 5 năm chẳng hạn.

Hoặc cũng có thể sử dụng con số ước tính về lợi nhuận ròng trong báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán sau đó điều chỉnh và tính toán để  có tốc độ tăng trưởng phù hợp cho tương lai.

Chỉ số PEG bao nhiêu thì tốt?

Chỉ số peg bao nhiêu là tốt Chỉ số PEG bao nhiêu thì tốt?

Có thể nói, giá trị của chỉ số PEG rất quan trọng trong việc giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định nên hoặc không nên mua một mã cổ phiếu bất kỳ. Vậy, chỉ số PEG bao nhiêu thì tốt?

Giá trị PEG lý tưởng nhất là PEG = 1. Khi đó, thị trường đang được định giá cổ phiếu trùng khớp với tốc độ tăng trưởng kỳ vọng của nó trong tương lai. Trên thực tế thì trường hợp chỉ số PEG lý tưởng này rất hiếm khi xảy ra. Bởi giá trị của cổ phiếu chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau: tin tức thị trường, thông tin trên thị trường chứng khoán, tâm lý giao dịch của các nhà đầu tư, …. Điều này làm cho giá cổ phiếu thường biến động xung quanh giá trị 1.

Chỉ số PEG < 1 đây có thể là một trường hợp thu hút các nhà đầu tư nên mua vào. Bởi khi đó giá của cổ phiếu đang được định giá  thấp hơn giá trị thực của nó và có thể thu về lợi nhuận cao khi tốc độ tăng trưởng tăng cao. Các nhà đầu tư thường quan tâm các mã cổ phiếu có giá trị càng nhỏ hơn 1 thì càng tốt.

Chỉ số PEG >1 có nghĩa là giá của cổ phiếu hiện đang được định giá ở một mức thấp hơn so với giá thực tế của thị trường. Cũng chính lúc này nhiều nhà đầu tư sẽ quyết định xuống tiền đầu tư vì họ có thể thu được lợi nhuận lới với tốc độ tăng trưởng cao trong tương lai. Vì vậy chỉ số PEG càng thấp càng tốt.

Cách xử lý khi chỉ số PEG âm?

Khi chỉ số PEG âm thì sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

Chỉ số PEG âm do chỉ số P/E âm

Khi chỉ số P/E âm tức là doanh nghiệp đang bị thua lỗ. Khi đó thì thu nhập trên mỗi cổ phiếu là âm và đồng thời giá trị thị trường của cổ phiếu cũng âm. Vì thế, việc định giá cổ phiếu hay giá trị kinh tế lúc này này không có ý nghĩa.

Bởi không có bất kỳ doanh nghiệp nào đồng ý trả tiền cho các nhà đầu tư để sở hữu cổ phiếu của mình. Và các nhà đầu tư cũng không thể bỏ một khoản đầu tư có giá trị âm để sở hữu một mã cổ phiếu.

Chỉ số PEG âm do tốc độ tăng trưởng G âm

Khi giá trị của G âm tức là doanh nghiệp có mức độ tăng trưởng trong tương lai nhỏ hơn với mức độ tăng trưởng trong quá khứ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến giá trị G âm: 

  • Công ty mới thành lập và chưa có sự ổn định.
  • Công ty gặp những biến động trong nội bộ hoặc chịu ảnh hưởng của nền kinh tế chung.
  • Trên thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh
  • Sự thay đổi của khoa học, công nghệ, máy móc, thiết bị,…

Khi nhà đầu tư gặp phải trường hợp này thì không nên vội vàng đưa ra quyết định mà nên đánh giá tốc độ tăng trưởng G trong dài hạn (thông thường từ 3 – 5 năm). Ngoài ra, nhà đầu tư cũng nên xem xét kỹ giá trị âm của tốc độ tăng trưởng là nhỏ hay lớn và kết hợp cùng những chỉ số định giá khác để có thể đưa ra quyết định chính xác nhất.

>> Tham khảo: Dầu thô là gì? Có nên đầu tư dầu thô không?

Thay vì chỉ dựa trên P/E tại sao nhà đầu tư nên đánh giá cả PEG là gì?

Chỉ số P/E

Thu nhập sẽ được tính toán bằng cách lấy doanh thu trừ đi chi phí (bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí thuê nhà, chi phí điện nước, lương cho nhân viên …) Vì vậy thu nhập thể hiện được phần lợi nhuận mà mỗi công ty có thể tạo ra.

Bên cạnh thu nhập cũng còn khá nhiều các yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá của cổ phiếu như: 

  • Thương hiệu (Brand): đây là một tài sản vô hình của công ty, những thương hiệu tên tuổi như Coca cola trị giá hàng triệu đôla. Trên thị trường chứng khoán Việt Nam thì Vinamilk là một trong những công ty đã đưa giá trị thương hiệu của mình vào trong giá cổ phiếu.
  • Nguồn lực con người: Ban lãnh đạo, nhân viên, các chuyên gia của công ty được xem là những người đã tạo ra giá trị gia tăng cho công ty.
  • Kỳ vọng của nhà đầu tư: Thị trường chứng khoán chính là thị trường của những kỳ vọng. Nhà đầu tư luôn mua chứng khoán bởi vì những kỳ vọng về mức lợi nhuận cao trong tương lai mà không phải bởi vì những thành quả đã đạt được trong quá khứ của bất kỳ một công ty nào.
  • Khả năng gia nhập thị trường của đối thủ cạnh tranh: Một công ty muốn có những thành công trong dài hạn thì phải đưa ra được những chiến lược đúng đắn nhằm ngăn chặn đối thủ cạnh tranh có thể gia nhập thị trường. 

Ví dụ như Unilever đã xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp đến mức mà bất kỳ ai cũng có thể mua được sản phẩm của họ trên thị trường. Đây cũng chính là một rào cản mạnh mẽ cho những doanh nghiệp nào muốn xâm nhập thị trường của Unilever.

Tất cả các yếu tố trên sẽ ảnh hưởng đến mức tăng trưởng thu nhập của công ty trong tương lai. Chỉ số P/E chỉ sử dụng cho giá trị thu nhập trong quá khứ, do vậy nó đã không phản ánh chính xác được một bức tranh toàn cảnh về tiềm năng tăng trưởng của các cổ phiếu.

Những lưu ý khi sử dụng chỉ số PEG?

Khi nhà đầu tư sử dụng chỉ số PEG trong việc định giá cổ phiếu thì cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cần kết hợp việc sử dụng chỉ số PEG với các chỉ số định giá cổ phiếu khác.
  • Tốc độ tăng trưởng trong tương lai chỉ là con số mang tính chất tương đối và nên được đánh giá trong dài hạn từ 3 – 5 năm.
  • Khi chỉ số PEG lớn sẽ có nhiều rủi ro đi kèm. Chính vì thế, nhà đầu tư nên cẩn trọng xem xét những mã cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng G cao và chỉ số PEG cao.

Kết luận

Việc nhà đầu tư ra quyết định lựa chọn mua một mã cổ phiếu nào đó cần được đánh giá ở nhiều góc độ và nhiều khía cạnh  khác nhau. Chỉ số PEG được xem là một trong những công cụ khá hữu ích giúp nhà đầu tư định giá. Tuy nhiên, nếu như chỉ sử dụng mình chỉ số PEG thôi chưa đủ mà các nhà đầu tư còn cần xem xét ở nhiều loại chỉ số khác nhau để có cái nhìn tổng thể về tiềm năng của mã cổ phiếu đó cũng như bức tranh toàn cảnh về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Mytrade - nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín hiện nay

Bên cạnh những những sàn giao dịch chứng khoán đang phát triển 2022 thì nhà đầu tư không thể bỏ qua sàn giao dịch Mytrade.vn của chúng tôi bởi những ưu điểm tuyệt vời: 

  • Tối ưu vốn: Mytrade cung cấp đến nhà đầu tư những công cụ tối ưu vốn và tận dụng cơ hội giao dịch khi thị trường có xu hướng tích cực.
  • Tối ưu thuế phí: Khi các nhà đầu tư đăng ký mở tài khoản tại https://mytrade.vn/ sẽ được hưởng mức  ưu đãi tối ưu nhất về các khoản thuế phí, lệ phí.
  • Tối ưu lợi nhuận: Mytrade sẽ đồng hành suốt chặng đường giao dịch cùng với nhà đầu tư để mang lại lợi nhuận tối ưu nhất.

Nếu nhà đầu tư còn bất kỳ thắc mắc hoặc cần hỗ trợ trong quá trình giao dịch hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline 1900966935 – 0983.668.883 để được giải đáp nhanh nhất.

  • Bài viết nổi bật