Phí giao dịch chứng khoán

Hiện nay trên thị trường đang có rất nhiều công ty chứng khoán nên việc chọn lựa mở tài khoản giao dịch tại công ty nào là không dễ dàng. Để mang về nhiều lợi ích hơn, bạn có thể tham khảo các công ty có mức phí giao dịch chứng khoán thấp để mở. Cụ thể như thế nào, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Mytrade!

Phí giao dịch chứng khoán là gì?

Phí giao dịch chứng khoán là gì? Phí giao dịch chứng khoán là gì?

Đây là khoản chi phí mà nhà đầu tư sẽ phải trả cho công ty chứng khoán khi thực hiện giao dịch thành công (khớp lệnh mua và bán) dựa trên cơ sở sử dụng dịch vụ của công ty chứng khoán đó. Bởi vậy nên khoản phí này đôi khi còn được xem là phí môi giới chứng khoán.

Phí giao dịch sẽ được tính theo phần trăm giá trị giao dịch trong ngày của khách hàng. Mức phần trăm bao nhiêu thì do công ty chứng khoán quy định và sẽ được điều chỉnh dựa trên độ lớn của tổng giá trị giao dịch ở trong ngày và vị thế của khách hàng.

Với tổng số tiền giao dịch lớn thường thì sẽ có mức phí giao dịch thấp hơn, đặc biệt là ở một số công ty chứng khoán, nhà đầu tư khi thực hiện giao dịch có thể thương lượng và đàm phán với công ty đó để có được mức phí giao dịch thấp hơn. Biểu phí giao dịch của những công ty chứng khoán sẽ khác nhau.

Trước đó thì theo điều chỉnh của Thông tư số 241/2016/TT-BTC mức phí giao dịch chứng khoán đã được quy định trong khung từ 0.15% – 0.5% trên tổng giao dịch. Việc bỏ mức sàn (tức là tối thiểu) phí giao dịch tạo điều kiện cho những công ty chứng khoán miễn phí giao dịch hay đưa ra mức phí thấp để tăng tính cạnh tranh, điều này có lợi cho nhà đầu tư.

Vì sao nhà đầu tư phải nộp phí khi thực hiện giao dịch chứng khoán?

Vì sao nhà đầu tư phải nộp phí khi thực hiện giao dịch chứng khoán? Vì sao nhà đầu tư phải nộp phí khi thực hiện giao dịch chứng khoán?

Các nhà đầu tư khi muốn tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán thì điều bắt buộc cần phải có đầu tiên chính là mở tài khoản chứng khoán. Mỗi công ty chứng khoán chỉ được mở 1 tài khoản cho 1 nhà đầu tư tương ứng, tuy nhiên nhà đầu tư lại có quyền mở nhiều tài khoản giao dịch ở nhiều công ty chứng khoán khác nhau. Vậy nên khi tham gia vào những giao dịch, nhà đầu tư phải đóng các khoản phí bắt buộc theo quy định điển hình như phần phí giao dịch chứng khoán. 

Hiện nay, Bộ Tài Chính đang có đề xuất giảm phí giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư niêm yết (sẽ không bao gồm ETF) từ 0,03% xuống 0,027%, ETF niêm yết giảm từ 0,02% xuống mức 0,018%, cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đăng ký giao dịch (UPCoM) giảm từ 0,02% xuống mức 0,018 và chứng quyền có bảo đảm giảm từ 0,02% giá trị giao dịch xuống còn ở mức 0,018%.

Ngoài ra, Bộ còn đề xuất giảm thêm cho phần giá dịch vụ dịch vụ môi giới mua, bán cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm (áp dụng cho mã chứng khoán niêm yết và chứng khoán đăng ký giao dịch) từ tối đa 0,5% giá trị giao dịch xuống còn tối đa 0,45%, giá dịch vụ môi giới hợp đồng tương lai chỉ số sẽ được điều chỉnh giảm từ tối đa 15.000 đồng/hợp đồng xuống còn ở mức 5.000 đồng/hợp đồng, còn hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ sẽ được điều chỉnh giảm từ tối đa 25.000 đồng/hợp đồng xuống còn ở mức 8.000 đồng/hợp đồng… Nếu như được thông qua sẽ hạn chế phần nào được áp lực phí giao dịch chứng khoán cho nhà đầu tư.

>> Tham khảo: Chứng quyền là gì? Chứng quyền có đảm bảo là gì?

Một số loại phí giao dịch chứng khoán

Dưới đây là một số loại phí khác khi thực hiện giao dịch chứng khoán mà các nhà đầu tư cần phải quan tâm:

Phí lưu ký chứng khoán

Là phần chi phí nộp cho VSD – Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam để đảm bảo về quyền sở hữu chứng khoán trên tài khoản của khách hàng tại những Công ty chứng khoán.

Phí này được quy định khác nhau giữa những công ty chứng khoán nhưng sẽ không quá 0.5đ/cổ phiếu/tháng và là phần phí thu hộ VSD. Hiện tại thì mức phí lưu ký chứng khoán phổ biến được đa số các công ty chứng khoán áp dụng là 0.27đồng/cổ phiếu/tháng. Phí lưu ký chứng khoán được tính dựa trên số lượng cổ phiếu mà các nhà đầu tư đang nắm giữ (không phân biệt đó là mã cổ phiếu nào hoặc giá hiện tại của nó là bao nhiêu).

Phí lưu ký chứng khoán là phần rất nhỏ nên nhà đầu tư có thể không cần quan tâm.

Ví dụ bạn sở hữu 20.000 cổ phiếu của Vietcombank (VCB) thì phí lưu lý 20.000 cổ phiếu VCB của bạn trong 1 tháng là:

0.27 x 20.000 = 5.400 đồng

Với chỉ 5.400 đồng là bạn đã đủ trả phí lưu ký cho 20.000 cổ phiếu.

Phí ứng tiền trước

Do thị trường chứng khoán Việt Nam thực hiện giao dịch T+2 (sau 2 ngày mua cổ phiếu thì cổ phiếu mới về tài khoản giao dịch để thực hiện bán, và sau 2 ngày bán thì tiền bán cổ phiếu mới về tài khoản). Vì thế khi nhà đầu tư muốn sử dụng tiền bán cổ phiếu ngay sau khi tiến hành bán thì phải ứng tiền từ những công ty chứng khoán và phải chịu một mức phí ứng tiền do công ty quy định.

Các loại thuế

Các loại thuế Các loại thuế

Thuế thu nhập cá nhân từ việc chuyển nhượng cổ phiếu

Là thuế mà nhà đầu tư phải nộp sau khi thực hiện bán cổ phiếu và áp dụng là 0.1%/giá trị bán khớp lệnh. Và mức thuế này sẽ chỉ có thể đánh vào người bán ra còn đối với người mua thì sẽ không phải chịu. Tức là một vòng mua và bán thì sẽ có thêm đầu bán sẽ phải chịu thêm thuế 0,1%.

Ví dụ như bạn sở hữu 20.000 cổ phiếu VCB có giá trị 2 tỷ đồng, khi bán lượng cổ phiếu này ra thì phần thuế thu nhập cá nhân bạn phải chịu là:

2 tỷ đồng x 0.1% = 2 triệu đồng

Thuế cổ tức

  • Thuế cổ tức bằng tiền mặt

Thuế cổ tức bằng tiền mặt là một loại thuế đánh vào toàn bộ những cổ tức bằng tiền mặt mà cổ đông được trả từ những công ty (nơi cổ đông đang sở hữu cổ phiếu của công ty đó) đó áp dụng là 5% giá trị cổ tức tiền mặt. Thông thường thì cổ tức bằng tiền mặt sẽ bị khấu trừ luôn ở nguồn (tức doanh nghiệp chi trả).

Cách thu thuế của cục thuế rất đơn giản và chỉ cho phép doanh nghiệp niêm yết thực sự trả cho cổ đông 95% số tiền mặt nhận được từ cổ tức, còn 5% họ sẽ thu ngay từ đầu của công ty niêm yết.

  • Thuế cổ tức bằng cổ phiếu

Đây là loại thuế thu nhập cá nhân được áp dụng cho những cổ đông khi họ được nhận cổ tức, áp dụng là 5%/giá trị cổ phiếu là cổ tức sau khi tiến hành bán. Ở đây có nghĩa là nếu như nhà đầu tư nhận được cổ tức là cổ phiếu thì sau đó khi họ bán số cổ phiếu này thì họ sẽ bị đánh thuế thêm 5% trên tổng giá trị giao dịch.

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập bị tính thuế x Thuế suất 5%.

Trong đó:

Thu nhập tính thuế = Số lượng cổ phiếu đang thuộc diện chịu thuế x Giá tính thuế.

Một số loại phí khác

Phí chuyển tiền sở hữu: tức là bạn đang sở hữu cổ phiếu hoặc trái phiếu ở một công ty chứng khoán nào đó, nhưng đang muốn chuyển số chứng khoán đó cho người khác sở hữu thì cần phải có phí để bên công ty chứng khoán thực hiện việc chuyển quyền sở hữu.

Phí tư vấn: Bên cạnh những dịch vụ môi giới thì những công ty chứng khoán còn có dịch vụ tư vấn, cung cấp cho mọi người các thông tin để mua bán chứng khoán, tư vấn nên mua khi nào, mua loại nào… thì phí tư vấn là để trả tiền cho những người tư vấn đó.

Phí nạp tiền: Muốn giao dịch chứng khoán trên những sàn mọi người cần phải nạp tiền vào tài khoản chứng khoán của mình để tiến hành mua cổ phiếu hoặc trái phiếu và việc nạp tiền đó có thể được tính phí dựa trên số tiền nộp đó.

Phí rút tiền: Tương tự sau khi bạn đầu tư có lời hay không có nhu cầu giao dịch nữa muốn rút tiền mặt hoặc rút tiền về tài khoản ngân hàng từ tài khoản giao dịch chứng khoán đó thì phải trả phí cho việc rút tiền.

Phí chuyển khoản chứng khoán: ngoài việc nạp tiền, chuyển tiền, chuyển quyền sở hữu thì nhà đầu tư còn có có thể chuyển khoản chứng khoán như chuyển số cổ phiếu hoặc trái phiếu cho một tài khoản chứng khoán khác. Quá trình đó sẽ được tính chi phí chuyển khoản chứng khoán.

Phí cấp lại Sổ hay Giấy chứng nhận sở hữu chứng khoán: Sau khi sở hữu một số lượng cổ phiếu, trái phiếu hoặc chứng chỉ ký quỹ thì bên công ty chứng khoán sẽ cấp cho nhà đầu tư sổ hoặc giấy chứng nhận đang có số lượng chứng khoán đó ở công ty và khi sổ hay giấy đó bị mất mà nhà đầu tư muốn cấp lại là phải mất phí.

Phí phong tỏa chứng khoán: Không có nhu cầu giao dịch hoặc đang nghi ngờ tài khoản giao dịch chứng khoán của mình có vấn đề thì có thể thực hiện phong tỏa tài khoản và số chứng khoán mà bản thân đang có đó và việc phong tỏa sẽ được tính phí.

Phí mở tài khoản giao dịch chứng khoán: Đó là phí khi bạn có nhu cầu mở tài khoản giao dịch tại một công ty môi giới chứng khoán nào đó.

Phí xác nhận số dư tài khoản: Giống như việc xác nhận số dư tài khoản ngân hàng vậy, để kiểm tra được số dư tài khoản chứng khoán còn bao nhiêu thì cũng sẽ được tính chi phí theo phương thức xác nhận.

Và còn nhiều những loại phí khác, nhưng trên đó là một số mức phí cơ bản nhất nhà đầu tư nên nắm rõ khi giao dịch chứng khoán ở bất kỳ sàn giao dịch nào hiện nay ở thị trường Việt Nam.

>> Tham khảo: Chỉ số EPS là gì? Ý nghĩa, phân loại, cách tính chỉ số EPS

Phí giao dịch chứng khoán tại Mytrade

Phí giao dịch chứng khoán tại Mytrade Phí giao dịch chứng khoán tại Mytrade

Biểu phí giao dịch và phí hợp tác chứng khoán tại Mytrade cực kỳ cạnh tranh đối với những công ty chứng khoán khác. Cụ thể:

  • Phí hợp tác phù hợp: giúp  cho các nhà đầu tư yên tâm giao dịch
  • Tỉ lệ ký quỹ từ  4-5%: Tỷ lệ ký quỹ linh hoạt siêu hấp dẫn giúp cho quý nhà đầu tư tối ưu vốn
  • Phí giao dịch cạnh tranh: Phí giao dịch cạnh tranh giúp nhà đầu tư tối ưu lợi nhuận
  • Miễn thuế dựa trên giá trị giao dịch: MyTrade sẽ đóng thuế thay khách hàng, giúp cho khách hàng tối ưu lợi nhuận
  • Miễn phí quản lý tài sản: do vậy khách hàng sẽ không mất phí quản lý tài sản
  • Tại Mytrade, chúng tôi giúp khách hàng tối ưu thuế thu nhập, khách hàng chỉ phải chịu thuế khi có lợi nhuận

Mytrade - nền tảng giao dịch chứng khoán uy tín tại thị trường Việt Nam. Tại Mytrade quý khách hàng được hỗ trợ các công cụ miễn phí nhằm giúp khách hàng tối ưu được giá trị đầu tư, tối ưu lợi nhuận và đồng thời tối ưu phần thuế phí. Tải app MyTrade ngay bây giờ để có thể trải nghiệm nền tảng đầu tư mới!

Kết luận 

Qua bài viết trên Mytrade đã cung cấp thông tin chi tiết nhất để giúp các nhà đầu tư có được cái nhìn sâu sắc về những loại phí trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư có thể so sánh biểu phí giao dịch chứng khoán giữa các công ty và lựa chọn công ty chứng khoán có mức chi phí giao dịch thấp, phí dịch vụ công ty nào là rẻ nhất? Công ty chứng khoán nào sẽ miễn phí giao dịch? Mytrade hy vọng, với thông tin này sẽ giúp cho nhà đầu tư đưa ra được quyết định chính xác và đúng đắn nhất, giúp tiết kiệm được một khoản tiền lớn ở trên thị trường chứng khoán.

Nếu bạn còn thắc mắc về phí giao dịch chứng khoán hoặc cần hỗ trợ tham gia thị trường chứng khoán thì hãy liên hệ ngay đến Mytrade qua Hotline 1900966935 – 0983.668.883 để được giải đáp nhanh nhất. 

  • Bài viết nổi bật