Thương phiếu là gì? Ưu điểm và nhược điểm của thương phiếu?

Trên thị trường tiền tệ hiện nay, Thương phiếu là một trong bốn công cụ cơ bản đang lưu thông bên cạnh tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng và chứng chỉ tiền gửi. Loại chứng chỉ có giá này được coi là công cụ thay thế tiền mặt hiệu quả và góp phần điều tiết thị trường tiền tệ. Và để giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn Thương phiếu là gì? My Trade đã tổng hợp lại những thông tin quan trọng về thương phiếu trong bài viết dưới đây.

Thương phiếu là gì?

Thương phiếu là gì?

Thương phiếu là gì?

Thương phiếu tiếng Anh gọi là Commercial Paper đây là một chứng chỉ có giá thể hiện lệnh yêu cầu thanh toán của chủ nợ hay cam kết thanh toán nợ không điều kiện của người vay một số tiền cụ thể trong một thời gian nhất định.

Thương phiếu chủ yếu được phát hành bởi các tổ chức tài chính và tập đoàn lớn, có mức tín nhiệm cao để huy động vốn cho việc thanh toán các chi phí ngắn hạn. Thời gian đáo hạn của loại công cụ thị trường tiền tệ này có thể là vài tuần hoặc vài tháng nhưng hiếm khi vượt quá 270 ngày.

Thương phiếu thường được bán với giá chiết khấu, thấp hơn mệnh giá của nó do tính rủi ro của một công cụ nợ không được đảm bảo bằng tài sản. Khoản chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá chính là thu nhập của người nắm giữ thương phiếu.

Đặc điểm của thương phiếu là gì?

  • Tính lưu thông

Thương phiếu là chứng từ có giá, lại có tính trừu tượng và tính bắt buộc trả tiền nên thương phiếu có tính lưu thông. Thương phiếu có thể được chuyển nhượng từ người này sang người khác trong thời hạn hiệu lực, cầm cố, thế chấp để vay vốn tại Ngân hàng thương mại hay chiết khấu tại Ngân hàng thương mại và tái chiết khấu tại Ngân hàng Trung ương.

  • Tính trừu tượng

Người ký phát thương phiếu không cần nêu ra nguyên nhân lập thương phiếu, tức là lý do nợ hay tên người thụ hưởng. Thay vào đó, trên thương phiếu chỉ cần ghi những thông tin khái quát như thời hạn thanh toán nợ, số tiền nợ, lãi suất và thông tin người trả. Vì vậy, hiệu lực pháp lý của thương phiếu không phụ thuộc vào nguyên nhân phát sinh nghĩa vụ trả tiền và khoản nợ ghi trên thương phiếu hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán cơ sở phát sinh (nếu trong quan hệ thương mại).

  • Tính bắt buộc trả tiền

Pháp luật quy định người vay phải thanh toán cho người thụ hưởng đúng hạn, không được từ chối hay trì hoãn việc trả tiền trừ khi có thỏa thuận khác.

>> Tham khảo thêm: Gross Margin là gì? Công thức và cách tính biên lợi nhuận gộp

Phương thức hoạt động của thương phiếu

Phương thức hoạt động của thương phiếu

Phương thức hoạt động của thương phiếu như thế nào?

Thương phiếu thường được phát hành theo hai cách như sau:

  • Cách đầu tiên là công ty phát hành có thể bán chứng khoán nợ trực tiếp cho các nhà đầu tư.
  • Cách thứ hai là họ sẽ bán chúng cho một đại lý, sau đó người này quay qua bán cho các nhà đầu tư.

Các công ty sẽ phát hành loại giấy nợ này với một mức chiết khấu, nghĩa là bạn phải trả ít hơn mệnh giá của nó. Các công ty thường viết giấy có mệnh giá tối thiểu là 100.000 đồng với các kỳ hạn từ 1 đến 270 ngày, mặc dù thời gian đáo hạn trung bình là vào khoảng 30 ngày. Đối với các thương phiếu có mệnh giá tối thiểu ở mức cao thì hầu hết các nhà đầu tư cá nhân không thể tiếp cận được, loại này chủ yếu nhắm vào các tổ chức đầu tư nợ như quỹ thị trường tiền tệ hơn.

Mặc dù thương phiếu không được bảo đảm, nhưng cũng không cần quá lo lắng vì thực tế rủi ro vỡ nợ là tương đối thấp. Các tổ chức phát hành nói chung là có danh tiếng và uy tín rất tốt trong thị trường, có nhiều tổ chức, doanh nghiệp còn xuất hiện trên các bảng xếp hạng tín nhiệm nữa.

Phân loại thương phiếu

Thương phiếu gồm hai loại cơ bản là hối phiếu và lệnh phiếu.

1. Hối phiếu

– Hối phiếu là chứng chỉ có giá do người kí phát lập, yêu cầu người bị kí phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.

– Trong hối phiếu được phân loại:

• Hối phiếu đòi nợ (Bill of exchange).

Hối phiếu đòi nợ là giấy tờ có giá do người kí phát lập, yêu cầu người bị kí phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.

• Hối phiếu nhận nợ (Promissory Note).

Hối phiếu nhận nợ là giấy tờ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.

Hối phiếu được phát hành phù hợp với luật của địa phương nơi hối phiếu được phát hành.

– Nội dung của hối phiếu

+ Tiêu đề: Cụm từ “Hối phiếu đòi nợ” được ghi trên mặt trước của hối phiếu đòi nợ hoặc “Hối phiếu nhận nợ” được ghi trên mặt trước của hối phiếu nhận nợ.

+ Yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định: Số tiền phải ghi rõ ràng, đơn giản, đúng tập quán quốc tế, được ghi cả bằng số và bằng chữ. Khi số tiền trên hối phiếu được ghi bằng số khác với số tiền ghi bằng chữ thì số tiền ghi bằng chữ có giá trị thanh toán.

Trong trường hợp số tiền trên hối phiếu được ghi hai lần trở lên bằng chữ hoặc bằng số và có sự khác nhau thì số tiền có giá trị nhỏ nhất được ghi bằng chữ có giá trị thanh toán.

+ Thời hạn thanh toán: Thời hạn thanh toán không được ghi trên hối phiếu đòi nợ thì hối phiếu đòi nợ sẽ được thanh toán ngay khi xuất trình;

+ Địa điểm thanh toán: Địa điểm thanh toán không được ghi trên hối phiếu thì hối phiếu sẽ được thanh toán tại địa chỉ của người bị kí phát (đối với hối phiếu đòi nợ) hoặc người phát hành (đối với hối phiếu nhận nợ).

+ Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân, địa chỉ của người bị kí phát (đối với hối phiếu đòi nợ)

+ Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân của người thụ hưởng được người kí phát (đối với hối phiếu đòi nợ) hoặc người phát hành (đối với hối phiếu nhận nợ) chỉ định hoặc yêu cầu thanh toán hối phiếu đòi nợ theo lệnh của người thụ hưởng hoặc yêu cầu thanh toán hối phiếu đòi nợ cho người cầm giữ;

+ Địa điểm và ngày kí phát: Địa điểm kí phát không được ghi cụ thể trên hối phiếu đòi nợ thì hối phiếu đòi nợ được coi là kí phát tại địa chỉ của người kí phát (đối với hối phiếu đòi nợ) hoặc địa chỉ của người phát hành (đối với hối phiếu nhận nợ).

+ Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân, địa chỉ và chữ kí của người kí phát hoặc người phát hành.

2. Lệnh phiếu

– Lệnh phiếu là chứng chỉ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.

– Nội dung của lệnh phiếu
+ Từ “Lệnh phiếu” được ghi trên mặt trước của lệnh phiếu.
+ Cam kết chi trả không điều kiện một số tiền xác định.
+ Thời hạn thanh toán lệnh phiếu.
+ Địa điểm thanh toán lệnh phiếu.
+ Tên và địa chỉ của người thụ hưởng.
+ Địa điểm và ngày kí phát hành.
+ Tên, địa chỉ và chữ kí của người phát hành.

>> Tham khảo: Chứng khoán phái sinh là gì? Giao dịch chứng khoán phái sinh

Ưu điểm và nhược điểm của thương phiếu

1. Ưu điểm của thương phiếu

Ưu nhược điểm của thương phiếu

Ưu điểm của thương phiếu

- Tính thanh khoản cao

Doanh nghiệp cho phát hành nhiều thương phiếu là do chúng có khả năng thanh khoản cao. Mức độ huy động tiền mặt của nhà kinh doanh cho người tiêu dùng cực kỳ lớn. Đồng thời, khi mang thương phiếu đi cầm cố tại ngân hàng. Họ cũng có thể tái chiết khấu cho người thụ hưởng hoặc cầm cố một cách dễ dàng. Đây là một trong những ưu điểm lớn nhất của thương phiếu.

- Có tính đảm bảo chắc chắn

Chỉ những doanh nghiệp có mức độ uy tín cao mới được phát hành thương phiếu. Vì thế những người mà sở hữu thương phiếu sẽ không lo mất tiền.

- Giúp ngân hàng kiểm soát tiền tệ

Ngân hàng Nhà nước thường cố gắng huy động những khoản thu nhập từ nguồn tiền nhàn rỗi của người dân bằng cách gia tăng lãi suất tiền gửi. Nhờ đó, giá tiền tệ ổn định, hiện tượng lạm phát giảm mạnh.

2. Nhược điểm của thương phiếu

- Do tính trừu tượng của thương phiếu, sẽ dẫn đến tình trạng hai doanh nghiệp thông đồng nhau lập ra thương phiếu khống (thương phiếu không phát sinh từ quan hệ mua bán chịu) để mang đến ngân hàng xin chiết khấu hoặc cầm cố. Chính điều này đã làm cho cơ sở đảm bảo của thương phiếu là tín dụng hàng hoá không thể tồn tại, số tiền cho vay được ngân hàng phát ra không có cơ sở đảm bảo.

- Với những nhược điểm sẵn có của tín dụng thương mại, khó có thể mở rộng qui mô (khối lượng) và thời gian mua bán chịu hàng hoá trong trường hợp nhu cầu mua chịu quá lớn và thời gian quá lâu.

- Quan hệ mua bán chịu này chỉ có thể phát sinh giữa những doanh nghiệp tín nhiệm, có giao dịch thường xuyên với nhau.

Tuy vậy, do tín dụng thương mại tồn tại song song với tín dụng ngân hàng nên những khiếm khuyết nêu trên của tín dụng thương mại và của sự vận dụng thương phiếu sẽ giảm đến mức xem như không đáng kể.

Khi nào doanh nghiệp nên phát hành thương phiếu?

Khi nào doanh nghiệp nên phát hành thương phiếu

Khi nào doanh nghiệp nên phát hành thương phiếu?

Sau khi tham khảo tất cả những phần ở trên của bài viết, nhiều người thắc mắc, tại sao các công ty, doanh nghiệp không lựa chọn huy động vốn bằng các phương pháp khác như vay ngân hàng, phát hành cổ phiếu, trái phiếu… mà lại lựa chọn phát hành thương phiếu.

Câu trả lời là khi doanh nghiệp cần ngay một số lượng vốn lớn mà các thủ tục vay vốn ngân hàng hay các phương án khác quá lằng nhằng và mất nhiều thời gian. Doanh nghiệp không có đủ vốn để xoay vòng cho hoạt động sản xuất kinh doanh kịp thời. Lúc này thì phát hành thương phiếu là lựa chọn phù hợp nhất.

Thương phiếu có giá trị không?

Các nhà đầu tư và bạn có thể tự hỏi liệu thương phiếu có thực sự là một khoản đầu tư đáng giá hay không. Đúng là nó có tỷ suất sinh lợi thấp, thậm chí không theo kịp lạm phát. Vào tháng 2 năm 2021, lãi suất trung bình hàng tháng của khoản vay phi tài chính 90 ngày chỉ là 0,08%.

Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái khuyến nghị các nhà đầu tư thực hành đa dạng hóa, “không bỏ hết trứng vào một giỏ” để giúp giảm rủi ro cho danh mục đầu tư của mình. Vì thương phiếu có rủi ro vỡ nợ thấp nên nó có thể giúp bạn thực hiện thủ thuật này. Để bạn tránh khỏi các rủi ro về các khoản đầu tư khác như cổ phiếu, bất động sản, tiền điện tử,…

Các nhà đầu tư cá nhân có thể mua thương phiếu bằng cách nào?

Các nhà đầu tư cá nhân không thể tiếp cận thương phiếu dễ dàng như các tổ chức tài chính khác. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là các nhà đầu tư không thể đầu tư vào chúng – nó chỉ có nghĩa là con đường đầu tư của bạn hơi khác một chút. Loại giấy nợ này thường được bán trực tiếp cho các nhà đầu tư tổ chức như các quỹ thị trường tiền tệ. Các nhà đầu tư cá nhân như bạn có thể đưa nó vào danh mục đầu tư của mình bằng cách đầu tư vào các quỹ thị trường tiền tệ này.

Thương phiếu ngày càng trở nên phổ biến hơn đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ nên bạn cũng đừng lo lắng quá nếu muốn đầu tư vào loại giấy nợ này.

Thương phiếu có phải là chứng khoán không?

Theo Luật chứng khoán, của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, số 70/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 tại điều 6 mục giải thích từ ngữ. Trong luật này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây:
a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
b) Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán.

2. Thương phiếu, là công cụ thanh toán . Thương phiếu cơ bản gồm hai loại :

- Hối phiếu
- Kỳ phiếu

Qua đó ta có thể thấy Thương phiếu có phải là chứng khoán không thì câu trả lời cho câu hỏi này là: KHÔNG

Kết luận

Qua những chia sẻ trong bài viết trên chắc chắn bạn đọc đã hiểu được phần nào thương phiếu là gì, phân loại thương phiếu, đặc điểm thương phiếu, ưu nhược điểm của thương phiếu. Từ đó có thể sử dụng công cụ tài chính này một cách hiệu quả để khắc phục tiền vốn.

Để biết thêm các thông tin về chứng khoán mời các bạn xem bài viết tiếp theo tại https://mytrade.vn/ hoặc liên hệ theo số Hotline 1900966935 – 0983.668.883 để các bạn chuyên viên có thể hỗ trợ tốt nhất.

  • Bài viết nổi bật