Nhận định thị trường tuần 10 - 14/10: Đâu mới là đáy?

Tin đáng chú ý trong tuần

Credit Suisse phá sản

Giá các hợp đồng hoán đổi vỡ nợ tín dụng (CDS) của Credit Suisse – công cụ được sử dụng để bảo hiểm cho các khoản nợ của ngân hàng – tăng vọt lên mức kỷ lục 250 điểm cơ bản. Đầu năm nay chúng chỉ ở mức 57 điểm cơ bản. Nhà đầu tư đặt cược có 23% khả năng Credit Suisse sẽ vỡ nợ trái phiếu trong 5 năm tới.

Khi Lehman sập, CDS là 700+. Giờ CDS của Credit Suisse mới 25x - 300. 

NHTW Thụy Sĩ đánh giá Credit Suisse là một trong những ngân hàng quan trọng bậc nhất, mà sự thất bại của nó có thể gây ra “những tác động đặc biệt nghiêm trọng đối với nền kinh tế và hệ thống tài chính của Thụy Sĩ”.

Áp lực lãi suất tăng

Khi đại dịch xuất hiện, Fed gần như hạ lãi suất về 0% để khuyến khích người dân chi tiêu và doanh nghiệp đầu tư. Để hỗ trợ nhiều hơn nữa cho nền kinh tế, Fed đã tung hàng nghìn tỷ USD ra thị trường. Khi các thị trường tín dụng đóng băng hồi tháng 3/2020, Fed còn đưa ra các công cụ tín dụng khẩn cấp. Tuy nhiên, việc này đã khiến nền kinh tế tăng trưởng quá nóng, lạm phát tăng rất cao.

Để chống lại sức nóng từ lạm phát thì FED quyết định đưa ra kế hoạch tăng lãi suất trong dài hạn để hạ nhiệt lạm phát. Tính từ đầu năm đến giờ FED đã tăng lãi suất 4 lần, với mức tăng từ mốc 0.25% lên mức hiện tại là 3.25%.

 

FED tăng lãi suất cơ bản đã gây áp lực rất lớn lên thị trường tài chính toàn cầu, bao gồm cả thị trường chứng khoán lẫn hàng hóa. 

Khi FED tăng lãi suất => lãi suất cho vay của các ngân hàng cũng giảm => người dân giảm chi tiêu, doanh nghiệp giảm hoạt động sản xuất kinh doanh => nhu cầu hàng hóa giảm => hạ nhiệt lạm phát

Cùng với việc tăng lãi suất, Fed còn thu hẹp quy mô bảng cân đối kế toán khoảng 427,5 tỷ USD trong nửa cuối năm 2022.

Điều này hút tiền của nhà đầu tư về các quốc gia có nền lãi suất cao hơn, nhiều người muốn nắm giữ đồng đô hơn => đẩy đồng đô la lên mạnh hơn

Theo dự kiến thì lãi suất của cuối năm 2022 sẽ ở mức 4.6%, và FED dự kiến sẽ còn 2 đợt tăng lãi suất nữa.

Mới đây nhất Báo cáo Nonfarm Payrolls cho thấy số lượng việc làm vẫn tăng trong tháng 9 vừa qua với mức tăng 263 nghìn việc làm, vượt lên trên so với dự đoán 250k. Thêm vào đó là tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 3.5% so với mức 3.7% của tháng trước đấy.

Khi nền kinh tế vẫn ổn, vẫn tăng trưởng thì khả năng cao FED sẽ mạnh tay tăng lãi suất và gây áp lực lên thị trường tài chính toàn cầu

Lãi suất trong nước tăng

Lãi suất liên ngân hàng tăng, lãi suất tiền gửi tăng do nhu cầu tín dụng cao nhưng thiếu tiền.

Ngày 5/10, nhà điều hành tiền tệ bơm ròng 19.000 tỷ đồng thông qua kênh cầm cố (OMO). Đến phiên ngày 6/10, tiếp tục có thêm hơn 2.217 tỷ đồng được tung vào hệ thống. Hiện tại, tổng số tiền Ngân hàng Nhà nước đang hỗ trợ thị trường đạt hơn 38.920 tỷ đồng.

Để cạnh tranh hút tiền từ khách hàng, một số ngân hàng thậm chí tung ra chương trình chứng chỉ tiền gửi với lãi suất trên 8% một năm - cao hơn nhiều so với biểu tiết kiệm.

Đơn cử, Ngân hàng Thương mại cổ phần Bản Việt (VietCapital Bank) phát hành chứng chỉ tiền gửi lãi suất lên tới 8,4%/năm, áp dụng cho khoản tiền từ trên 10 triệu đồng. Khoản chứng chỉ tiền gửi lĩnh lãi cuối kỳ với kỳ hạn từ 6 tháng đến 18 tháng với lãi suất dao động từ 7,5%-8,4%/năm. Ngân hàng số Cake by VPBank của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) áp dụng lãi suất huy động cao nhất 8,2%/năm ở kỳ hạn 36 tháng, gửi từ 300 triệu đồng trở lên. Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải (MSB) có sản phẩm tiết kiệm online đặc biệt kỳ hạn 12 tháng, với lãi suất lên đến 8%/năm (lãi suất tiền gửi bình thường cùng kỳ hạn là 7,5%/năm)…

Nhưng lãi suất này chưa phải là cao nhất thị trường hiện nay. Một ngân hàng cổ phần khác dù công bố lãi suất chứng chỉ tiền gửi cao nhất cho kỳ hạn 85 tháng là 8,2%/năm nhưng thực tế trả lãi đến 8,55%/năm.

Hiện, ABBank đang có mức lãi suất cao nhất lên tới 8,8%/năm cho kỳ hạn 13 tháng nhưng với số tiền gửi từ 500 tỷ đồng.

Bất ổn ở thị trường tài chính trong nước

Bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị bắt với cáo buộc gian dối trong phát hành và mua bán trái phiếu, chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng.

Tập đoàn Vạn Thịnh Phát có liên quan đến một số công ty tài chính như SCB, CTCK Tân Việt.

SCB và TVSI chính thức ký thỏa thuận Đối tác toàn diện vào tháng 5/2016 nhằm có những chính sách hiệp trợ nhau trong việc phát triển dịch vụ.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cho biết ngân hàng đã rà soát và khẳng định Công ty CP tập đoàn Đầu tư An Đông không phải cổ đông của SCB và bà Trương Mỹ Lan không giữ chức vụ quản lý và điều hành tại SCB. Do đó, không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bình thường của SCB.

Tổng quan thị trường tài chính thế giới tuần qua

  • Chứng khoán Mỹ

Chỉ số của Mỹ như Dow Jones tuần qua đóng cửa ở mức 29296.8 điểm, tăng 571 điểm điểm tương ứng mức tăng 2 % so với tuần trước đó. Nasdaq giảm 3.88% và S&P500 tăng 1.5%.

Nhận định: Thị trường chứng khoán Mỹ biến động giảm thủng vùng hỗ trợ 31000

  • Giá Dầu thô

Giá Dầu WTI kỳ hạn tháng 11 tuần qua đóng cửa ở mức 92.64 USD/thùng, tăng 13.15 USD/thùng, tương ứng 16.5%

Giá Dầu Brent giữ ở mốc 97.92 USD/thùng.

Giá Dầu dự kiến sẽ còn biến động mạnh trong thời gian tới, xu hướng tăng sẽ vẫn được duy trì

Nhận định: Dự kiến giá Dầu sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới

Thị trường trong nước

Chứng khoán cơ sở

  • Thị trường trong nước

Kết phiên cuối tuần, VN-Index đóng cửa ở mức 1035.91 điểm, giảm hơn 96 điểm, tương ứng 8.5% so với cuối tuần trước. VN30 đóng cửa ở mức 1039.54 điểm, giảm hơn 112.47 điểm, tương ứng mức giảm 9.76%.

Đa phần các nhóm ngành đều giảm mạnh trong tuần qua

  • Nhóm Ngân hàng tuần qua giảm rất mạnh, đặc biệt là vào phiên cuối tuần với áp lực bán lan tỏa cả nhóm
Nhóm ngành Mã cổ phiếu Giá đóng cửa  
09/30/2022 10/07/2022 Thay đổi (%)
Ngân hàng MBB 20.00 16.95 -15.25%
STB 20.60 16.75 -18.69%
VPB 18.00 15.35 -14.72%
VCB 73.20 66.70 -8.88%
TCB 32.50 27.25 -16.15%
CTG 23.20 19.95 -14.01%
BID 33.90 29.20 -13.86%
VIB 22.00 20.00 -9.09%


=> Chờ MUA ở vùng giá thấp đối với nhóm cổ phiếu Ngân hàng

  • Tuần qua nhóm Chứng khoán tuần qua biến động mạnh với nhiều cổ phiếu giảm mạnh

     

Nhóm ngành Mã cổ phiếu Giá đóng cửa  
09/30/2022 10/07/2022 Thay đổi (%)
Chứng khoán SSI 19.80 16.80 -15.15%
VND 17.50 14.25 -18.57%
VCI 29.40 24.30 -17.35%
HCM 24.50 19.30 -21.22%
VIX 9.80 7.98 -18.57%
BSI 29.16 22.65 -22.33%
CTS 16.45 13.30 -19.15%
MBS 17.50 15.10 -13.71%


=> Chờ theo dõi nhóm này, có thể mua trở lại trong ngắn hạn

  • Nhóm bảo hiểm bất ngờ rơi mạnh sau một tuần tăng tốt với BVH giảm 8%, MIG giảm 14%, BMI giảm hơn 12%
Nhóm ngành Mã cổ phiếu Giá đóng cửa  
09/30/2022 10/07/2022 Thay đổi (%)
Bảo hiểm BVH 53.50 48.20 -9.91%
MIG 19.50 15.35 -21.28%
BMI 28.00 22.45 -19.82%
VNR 24.80 22.00 -11.29%


=> Chờ theo dõi thêm

  • Nhóm BĐS tuần này đa phần biến động giảm mạnh ngay từ đầu tuần với DIG (-7.6%), CII (-10.8%), BCG (-16%), tín hiệu nhìn chung tương đối tiêu cực
Nhóm ngành Mã cổ phiếu Giá đóng cửa  
09/30/2022 10/07/2022 Thay đổi (%)
Bất động sản DIG 29.70 26.65 -10.27%
CEO 21.70 16.50 -23.96%
CII 19.35 18.00 -6.98%
BCG 12.30 9.91 -19.43%
TCH 11.30 9.56 -15.40%


=> Chờ theo dõi thêm

  • Nhóm BĐS KCN có thời điểm giảm mạnh trong tuần, tuy nhiên đã có nhịp phục hồi ở KBC, chỉ giảm 2% so với tuần trước 
Nhóm ngành Mã cổ phiếu Giá đóng cửa  
09/30/2022 10/07/2022 Thay đổi (%)
Bất động sản Khu công nghiệp GVR 20.90 16.60 -20.57%
KBC 29.00 23.40 -19.31%
ITA 5.20 4.20 -19.23%


=> Chờ theo dõi thêm

  • Ngành Xây dựng tuần qua đa phần giảm rất mạnh HBC, CTD giảm 17%, đa phần cổ phiếu đã gãy trend tăng
Nhóm ngành Mã cổ phiếu Giá đóng cửa  
09/30/2022 10/07/2022 Thay đổi (%)
Xây dựng CTD 57.70 47.35 -17.94%
HBC 16.35 13.25 -18.96%
VGC 51.40 50.00 -2.72%
VCG 21.35 16.65 -22.01%
FCN 13.65 11.15 -18.32%


=> Chờ theo dõi với nhóm này ở thời điểm hiện tại

  • Ngành Thép có một tuần biến động giảm với HPG giảm 6.6%, NKG giảm 13.5%, HSG  giảm 8.6%.
Nhóm ngành Mã cổ phiếu Giá đóng cửa  
09/30/2022 10/07/2022 Thay đổi (%)
Thép HPG 21.20 17.60 -16.98%
HSG 14.80 11.80 -20.27%
NKG 18.30 15.10 -17.49%


=> Chờ theo dõi thêm

  • Nhóm Bán lẻ tuần qua giảm rất mạnh, FRT giảm đến 14%, PET giảm 17%, MWG, MSN giảm 8%
Nhóm ngành Mã cổ phiếu Giá đóng cửa  
09/30/2022 10/07/2022 Thay đổi (%)
Bán lẻ FRT 73.30 63.50 -13.37%
PET 32.40 27.85 -14.04%
MWG 64.00 54.00 -15.63%


=> Chờ theo dõi để mở MUA

  • Nhóm Dầu khí đồng loạt biến động mạnh: PVD giảm 10.8%, PVC giảm 13%, BSR giảm 12%, GAS giảm nhẹ 2.22%
Nhóm ngành Mã cổ phiếu Giá đóng cửa  
09/30/2022 10/07/2022 Thay đổi (%)
Dầu khí GAS 110.00 102.00 -7.27%
BSR 20.00 19.30 -3.50%
PVD 19.80 20.00 1.01%
PVS 23.20 22.80 -1.72%
PVC 18.00 17.40 -3.33%
CNG 35.40 29.50 -16.67%


=> Chờ MUA đối với nhóm này

  • Nhóm Phân bón có một tuần biến động giảm mạnh tuy nhiên không giảm quá mạnh so với thị trường chung. DCM giảm 7%, DPM giảm 5%
Nhóm ngành Mã cổ phiếu Giá đóng cửa  
09/30/2022 10/07/2022 Thay đổi (%)
Phân bón DCM 33.70 28.00 -16.91%
DPM 46.85 41.00 -12.49%


=> Nắm giữ với DCM

  • Nhóm Hóa chất có nhịp giảm mạnh với DGC giảm hơn 17%
Nhóm ngành Mã cổ phiếu Giá đóng cửa  
09/30/2022 10/07/2022 Thay đổi (%)
Hóa chất DGC 77.60 67.30 -13.27%
CSV 40.25 34.60 -14.04%


=> Chờ mở mua với DGC

  • Nhóm Cảng biển chưa có nhiều tín hiệu tăng giá, đa phần vẫn giảm như HAH giảm hơn 20%
Nhóm ngành Mã cổ phiếu Giá đóng cửa  
09/30/2022 10/07/2022 Thay đổi (%)
Cảng biển - Xuất khẩu HAH 41.50 38.65 -6.87%
GMD 46.82 47.45 1.34%


=> Chưa nên đầu tư vào nhóm này trong thời điểm hiện tại

  • Nhóm Thủy sản có tuần giảm mạnh với IDI giảm hơn 22% tuy nhiên VHC lại bật tăng trở lại tăng hơn 1.56%

     

Nhóm ngành Mã cổ phiếu Giá đóng cửa  
09/30/2022 10/07/2022 Thay đổi (%)
Thủy sản VHC 84.90 66.70 -21.44%
IDI 14.50 12.10 -16.55%
ANV 39.20 31.75 -19.01%


=> Ưu tiên MUA với VHC

  • Nhóm Nông nghiệp có HAG vẫn duy trì xu hướng tăng tương đối tốt và khỏe hơn so với thị trường chung, đóng cửa cuối tuần chỉ giảm 4.7%
Nhóm ngành Mã cổ phiếu Giá đóng cửa  
09/30/2022 10/07/2022 Thay đổi (%)
Nông nghiệp DBC 21.35 18.15 -14.99%
HAG 13.25 10.75 -18.87%
HNG 5.62 4.84 -13.88%
PAN 22.30 18.55 -16.82%


=> Ưu tiên MUA với HAG

  • Nhóm Điện cũng biến động theo thị trường, không có gì quá đặc sắc
Nhóm ngành Mã cổ phiếu Giá đóng cửa  
09/30/2022 10/07/2022 Thay đổi (%)
Điện POW 12.35 10.65 -13.77%
PC1 32.50 29.00 -10.77%
GEG 18.20 14.60 -19.78%
NT2 27.75 26.10 -5.96%


=> Chờ theo dõi

Chứng khoán phái sinh

Xu hướng khung D1: Giảm giá

Hỗ trợ ngắn hạn: 1000

Nhận định và khuyến nghị: 

Điểm chỉ số phái sinh có một tuần giảm điểm mạnh sau khi đã thủng vùng hỗ trợ 1220, xu hướng giảm duy trì rất mạnh
Ưu tiên bán lướt sóng theo chiều xuống của chỉ số

KHUYẾN NGHỊ

Thị trường hiện đang biến động giảm rất mạnh ở nhiều nhóm ngành. Đây là thời điểm tốt để có thể chờ cơ hội mở MUA.

Đối với những cổ phiếu đã duy trì được đà tăng trong thời gian vừa qua, nhà đầu tư không nên mở mua giá quá cao, cần chờ những nhịp chỉnh để mở mua. Hành động hợp lý bây giờ là chờ đợi thị trường tạo đáy, không bắt dao rơi, chỉ quay trở lại khi có nhịp hồi và mua những cổ phiếu hồi, tăng mạnh nhất. Nhà đầu tư có thể giao dịch phái sinh để phòng hộ rủi ro hoặc là đầu cơ điểm số nhằm kiếm lợi nhuận trong thời điểm hiện tại.

Bài viết này được viết với mục đích cung cấp thông tin cho nhà đầu tư cá nhân, tổ chức đầu tư tài chính. Quan điểm và nhận định trong bài viết không tính đến sự khác biệt về mục tiêu và chiến lược cụ thể của từng chủ thể đầu tư. Chúng tôi không chịu  trách nhiệm bất kỳ thiệt hại nào liên quan đến việc sử dụng thông tin của bài viết này dưới mọi hình thức. Thông tin sử dụng trong bài viết này được thu thập từ nguồn tin cậy vào thời điểm đăng bài.

Bài viết do các chuyên gia của MyTrade thực hiện. NĐT cần tư vấn, tìm hiểu, nhận khuyến nghị về Thị trường chứng khoán có thể liên hệ hotline: 0983.668.883 hoặc truy cập room Zalo (https://zalo.me/g/kgzdqs262) tại đây.