Thị trường chứng khoán tuần 03 - 07/10: Tín hiệu đảo chiều?

Tin đáng chú ý trong tuần

Bất ổn tài chính ở Anh

Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) thông báo sẽ mua vào trái phiếu chính phủ dài hạn từ nay đến ngày 14/10 với số lượng đủ để ổn định thị trường tài chính, sau khi giá trái phiếu Chính phủ Anh sụt giảm mạnh kể từ khi nước này thông báo gói ngân sách mới vào tuần trước.

Lạm phát ở EU

Eurostat, cơ quan thống kê của Liên minh châu Âu, ước tính lạm phát ở 19 quốc gia khu vực đồng tiền chung châu Âu đạt 10,0% trong tháng 9, tăng so với mức 9,1% trong tháng 8.

Lý do lạm phát tiếp tục leo thang là bởi chi phí năng lượng hiện cao hơn 40,8% so với cùng tháng năm ngoái - trong khi giá thực phẩm, rượu và thuốc lá được cho là đã tăng 11,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lạm phát ở Mỹ

Lạm phát ở Mỹ, được đo bằng Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) hàng năm đã giảm xuống 6,2% vào tháng 8 từ mức 6,4% trong tháng 7, Cục Phân tích Kinh tế Mỹ công bố hôm thứ 6. Con số này thấp hơn kỳ vọng của thị trường là 6,6%. Chỉ số giá PCE hàng tháng tăng 0,3% đúng như dự kiến.

Chỉ số giá PCE cơ bản, thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang, hàng năm tăng cao hơn lên 4,9% từ mức 4,7% trong tháng 7, so với ước tính của các nhà phân tích là 4,7% và mức tăng 0,6% vào tháng 8.

Tin tức trong nước

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2022 ước tính tăng khá cao ở mức 13,67% so với cùng kỳ năm trước. Điều này đã được dự báo trước, bởi quý III năm ngoái, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, GDP đã tăng trưởng âm tới 6,03%.

Tổng quan thị trường tài chính thế giới tuần qua

  • Chứng khoán Mỹ

Chỉ số của Mỹ như Dow Jones tuần qua đóng cửa ở mức 28725 điểm, giảm 865 điểm tương ứng mức giảm 2.92 % so với tuần trước đó. Nasdaq giảm 3.01% và S&P500 giảm 2.91%.

Nhận định: Thị trường chứng khoán Mỹ biến động giảm thủng vùng hỗ trợ 31000

  • Giá Dầu thô

Giá Dầu WTI kỳ hạn tháng 11 tuần qua đóng cửa ở mức 79.49 USD/thùng, tăng 0.75 USD/thùng, tương ứng 0.95%

Giá Dầu Brent giữ ở mốc 85.14 USD/thùng.

Giá Dầu dự kiến sẽ còn biến động mạnh trong thời gian tới, xu hướng khó lướng

Nhận định: Dự kiến giá Dầu sẽ duy trì biến động mạnh quanh vùng 80 USD /thùng

Thị trường trong nước

Chứng khoán cơ sở

  • Thị trường trong nước

Kết phiên cuối tuần, VN-Index đóng cửa ở mức 1132.11 điểm, giảm hơn 71 điểm, tương ứng 5.91% so với cuối tuần trước. VN30 đóng cửa ở mức 1152.01 điểm, giảm hơn 63 điểm, tương ứng mức giảm 5.22%.

Đa phần các nhóm ngành đều giảm mạnh trong tuần qu và phục hồi vào phiên cuối tuần

  • Nhóm Ngân hàng tuần qua giảm tương đối mạnh, tuy nhiên đã có nhịp phục hồi vào cuối tuần như STB giảm gần 4%, MBB giảm 4.76%, VCB giảm 3.5%, VIB giảm 1.35%, BID giảm 2.45%
    => Chờ MUA ở vùng giá thấp đối với nhóm cổ phiếu Ngân hàng
  • Tuần qua nhóm Chứng khoán tuần qua biến động mạnh với nhiều cổ phiếu giảm mạnh như VND giảm 5.66%, SSI giảm 4.12%, VCI giảm gần 10%. Tuy nhiên một số cổ phiếu khác lại tăng như BSI tăng hơn 2.7%, MBS tăng hơn 1%
    => Chờ theo dõi nhóm này, có thể mua trở lại trong ngắn hạn
  • Nhóm bảo hiểm bất ngờ rơi mạnh sau một tuần tăng tốt với BVH giảm 8%, MIG giảm 14%, BMI giảm hơn 12%
    => Chờ theo dõi thêm
  • Nhóm BĐS tuần này đa phần biến động giảm mạnh ngay từ đầu tuần với DIG (-7.6%), CII (-10.8%), BCG (-16%), tín hiệu nhìn chung tương đối tiêu cực
    => Chờ theo dõi thêm
  • Nhóm BĐS KCN có thời điểm giảm mạnh trong tuần, tuy nhiên đã có nhịp phục hồi ở KBC, chỉ giảm 2% so với tuần trước
    => Chờ theo dõi thêm
  • Ngành Xây dựng tuần qua đa phần giảm rất mạnh HBC, CTD giảm 17%, đa phần cổ phiếu đã gãy trend tăng
    => Chờ theo dõi với nhóm này ở thời điểm hiện tại
  • Ngành Thép có một tuần biến động giảm với HPG giảm 6.6%, NKG giảm 13.5%, HSG  giảm 8.6%.
    => Chờ theo dõi thêm
  • Nhóm Bán lẻ tuần qua giảm rất mạnh, FRT giảm đến 14%, PET giảm 17%, MWG, MSN giảm 8%
    => Chờ theo dõi để mở MUA
  • Nhóm Dầu khí đồng loạt biến động mạnh: PVD giảm 10.8%, PVC giảm 13%, BSR giảm 12%, GAS giảm nhẹ 2.22%
    => Chờ MUA đối với nhóm này
  • Nhóm Phân bón có một tuần biến động giảm mạnh tuy nhiên không giảm quá mạnh so với thị trường chung. DCM giảm 7%, DPM giảm 5%
    => Nắm giữ với DCM
  • Nhóm Hóa chất có nhịp giảm mạnh với DGC giảm hơn 17%
    => Chờ mở mua với DGC
  • Nhóm Cảng biển chưa có nhiều tín hiệu tăng giá, đa phần vẫn giảm như HAH giảm hơn 20%
    => Chưa nên đầu tư vào nhóm này trong thời điểm hiện tại
  • Nhóm Thủy sản có tuần giảm mạnh với IDI giảm hơn 22% tuy nhiên VHC lại bật tăng trở lại tăng hơn 1.56%
    => Ưu tiên MUA với VHC
  • Nhóm Nông nghiệp có HAG vẫn duy trì xu hướng tăng tương đối tốt và khỏe hơn so với thị trường chung, đóng cửa cuối tuần chỉ giảm 4.7%
    => Ưu tiên MUA với HAG
  • Nhóm Điện cũng biến động theo thị trường, không có gì quá đặc sắc
    => Chờ theo dõi

Chứng khoán phái sinh

Xu hướng khung D1: Giảm giá

Hỗ trợ ngắn hạn: 

Nhận định và khuyến nghị: 

Điểm chỉ số phái sinh có một tuần giảm điểm mạnh thủng vùng hỗ trợ 1260 cho tín hiệu giảm giá rất tiêu cực

KHUYẾN NGHỊ

Thị trường chung đang chịu áp lực bán rất lớn, biến động sẽ là rất khó lường trong thời gian tới trước áp lực từ thị trường thế giới. Nhà đầu tư cần chờ theo dõi biến động thị trường để mở mua cổ phiếu khi thị trường tăng giá trở lại, chủ động mua những nhóm khỏe.

Nhà đầu tư có thể tham gia phái sinh để đầu cơ trong thời điểm hiện tại.

Bài viết này được viết với mục đích cung cấp thông tin cho nhà đầu tư cá nhân, tổ chức đầu tư tài chính. Quan điểm và nhận định trong bài viết không tính đến sự khác biệt về mục tiêu và chiến lược cụ thể của từng chủ thể đầu tư. Chúng tôi không chịu  trách nhiệm bất kỳ thiệt hại nào liên quan đến việc sử dụng thông tin của bài viết này dưới mọi hình thức. Thông tin sử dụng trong bài viết này được thu thập từ nguồn tin cậy vào thời điểm đăng bài.

Bài viết do các chuyên gia của MyTrade thực hiện. NĐT cần tư vấn, tìm hiểu, nhận khuyến nghị về Thị trường chứng khoán có thể liên hệ hotline: 0983.668.883 hoặc truy cập room Zalo (https://zalo.me/g/kgzdqs262) tại đây.