Với chiến dịch tiêm vắc xin toàn dân trong năm 2021 đã phần nào làm giảm sự ảnh hưởng của dịch covid và tạo điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế trong năm 2022. Tuy nhiên, năm mới 2022 bắt đầu với những mảng xám, vậy nên đầu tư gì trong năm 2022? Hãy cũng Mytrade điểm lại tình hình kinh tế trong năm 2021 và những nhận định của các chuyên gia thế giới về năm 2022, để từ đó tìm ra những cơ hội đầu tư cho năm 2022.
Tình hình kinh tế năm 2021
Năm 2021, nền kinh tế thế giới phục hồi trở lại nhờ tác dụng của vaccine covide 19, cùng với hiệu quả của các gói kích thích kinh tế và chính sách chống dịch hiệu quả. Đây được coi là yếu tố nền tảng tạo điều kiện cho sự phát triển của kinh tế thế giới trong năm 2022. Theo số liệu của IHS Markit, GDP thực tế của thế giới trong quý II/2021 vượt mức của quý IV/2019, điều này đánh dấu mốc chuyển từ giai đoạn phục hồi sang tăng trưởng trở lại. Từ giữa năm 2021, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đều nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới, đồng thời nhận định nền kinh tế sẽ phục hồi từ suy thoái với “tốc độ nhanh nhất trong vòng 80 năm trở lại đây”
Tại Việt Nam, tổng kết năm 2021 với mức tăng trưởng 2,8% và thấp hơn mức dự báo trước đó. Nguyên nhân chủ yếu do các hoạt động sản xuất, thương mại và dịch vụ bị ngưng trệ trong thời gian dài. Tuy nhiên, từ tháng 10/2021 kinh tế Việt Nam đã vượt qua đà suy giảm và đi lên nhờ nỗ lực tiêm chủng vaccine toàn dân. Và trong khu vực Đông Nam Á, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam được dự báo cao hơn Thái Lan, Malaysia, philippine và Indonesia.
Nhìn chung nền kinh tế Việt Nam và thế giới trong năm 2021 đã khởi sắc hơn so với 2 năm đầu của dịch Covid, tuy nhiên ẩn trong đó vẫn còn những câu hỏi được đặt ra.
Dự báo về triển vọng kinh tế năm 2022
Nền kinh tế thế giới năm 2022 được đánh giá khởi sắc với việc các nước bắt đầu nới lỏng biện pháp phòng chống Covid, cùng với chiến lược ”Sống chung an toàn với covid - 19” đang được áp dụng rộng rãi.
Năm 2022 bắt đầu bởi sự lây lan nhanh chóng của biến thể corolavirus Omicron, và sự khủng hoảng của chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhưng các tổ chức kinh tế lớn trên thế giới vẫn có dự báo lạc quan về sự phát triển của nền kinh tế năm nay, cụ thể The Guardian dự báo nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng khoảng 4%, còn CEBR là 5,1% so với 2021.
Bên cạnh đó, năm 2022 được dự báo là năm bị chi phối bởi những nỗ lực chống lạm phát cùng với biến đổi khí hậu.
Dự báo kinh tế thế giới 2022
Năm 2022, Việt Nam đặt ra mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6-6,5% và nhiệm vụ phục hồi, phát triển các chuỗi sản xuất, cung ứng bị đứt gãy. Đồng thời thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch Covid vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
Với vai trò là một trong những nước nằm trong chuỗi cung ứng toàn cầu cùng với Thái Lan, Malaysia cho các sản phẩm như ô tô, máy tính, đồ điện tử, may mặc, và nhiều sản phẩm khác. Việc đẩy mạnh tiêm mũi vacxin thứ 3 cho toàn dân, hứa hẹn Việt Nam sẽ khống chế và giảm sự ảnh hưởng của dịch covid đến nền kinh tế. Và đây là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của nền công nghiệp và các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Đầu tư gì cho năm 2022
Lãi suất giảm
Theo số liệu từ ngân hàng nhà nước, năm 2020 lãi suất ngân hàng giảm từ 1-1,5% và tiếp tục giảm thêm 1% trong năm 2021. Lãi suất tiền gửi 12 tháng của các ngân hàng quốc doanh và tư nhân lớn ở mức dưới 6%, còn với nhóm các ngân hàng vừa và nhỏ cũng không vượt quá mức 7%. Và năm 2022 cũng chưa có dấu hiệu nào cho việc các ngân hàng sẽ tăng mức lãi suất tiền gửi, nên nếu lựa chọn kênh gửi tiết kiệm ngân hàng thì lãi suất trong cả năm sẽ chỉ giao động trong khoảng 6%.
Tuy nhiên, mức lãi suất này vẫn khả quan hơn so với việc đầu tư vào đô la. Bởi tỷ giá USD/VND vẫn đang theo xu hướng giảm trong suốt năm 2021 từ mức 23.035 - 23.215 đồng/USD (mua vào - bán ra) giảm xuống còn 22.640 - 22.920 đồng/USD (mua vào - bán ra).
Tuy nhiên, nếu bạn chưa thực sự tìm được kênh đầu tư nào hiệu quả và phù hợp với bản thân trong năm 2022 thì gửi tiết kiệm vẫn là kênh đầu tư an toàn nhất hiện nay.
Vàng
Tương tự với kênh đầu tư vào lãi suất ngân hàng, giá vàng thế giới trong năm 2021 giảm gần 6,5% kéo theo giá vàng trong nước cũng giảm mạnh. Trong đó, mặt hàng vàng nhẫn chịu ảnh hưởng nặng nhất khi giá giảm từ 54,9-55,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) hồi đầu năm, xuống 52,25-52,95 triệu/lượng tương đương với mức lỗ gần 6%.
Diên biến giá vàng miếng năm 2022
Năm 2022, giá vàng vẫn nằm trong xu hướng giảm chính của cả thế giới, và trong tuần đầu tiên của năm mới giá vàng thế giới đã giảm hơn 2%.
Với việc biên độ giao động của giá vàng thế giới đang hẹp dần, việc có nên ra quyết định đầu tư vàng thời điểm này hay không vẫn còn là một dấu hỏi. Tuy nhiên, với vai trò là một loại tài sản trú ẩn an toàn, bạn nên cân nhắc và quan sát sự biến động của nền kinh tế thế giới trước khi ra quyết định có nên đầu tư vào kim loại quý này không.
Biểu đồ giá vàng thế giới theo Tuần
Bất động sản
Bất động sản luôn là kênh đầu tư được chú ý. Đặc biệt là với mức tăng trưởng tốt của thị trường chứng khoán trong năm 2021, các chuyên gia dự báo rằng nhà đầu tư có thể chốt lời và chuyển dòng tiền sang kênh đầu tư này, góp phần tạo nên sự sôi động của thị trường bất động sản trong năm nay.
Cùng với đó, các tác động của đợt dịch lần thứ tư đối với các ngành nghề kinh doanh và nền kinh tế cũng khiến cho nhà đầu tư dịch chuyển dòng tiền vào nhóm tài sản nhà, đất và các loại hình bất động sản gắn liền với đất để tìm kênh trú ẩn an toàn trong 12 tháng tới.
Theo các chuyên gia BĐS, giá nhà đất tại HN, HCM và các tỉnh lân cận nhiều khả năng sẽ tăng tiếp trong năm 2022. Nguyên nhân chính là bởi các chi phí: quỹ đất, pháp lý, xây dựng, lãi vay... đều đội lên từ năm 2021 sẽ đều được cộng vào giá bán ra.
Dự báo triển vọng thị trường bất động sản năm 2022 và 2023
Bên cạnh đó, với việc dự báo lạm phát trong năm 2022 cũng khiến cho giá BĐS bị ảnh hưởng. Với việc tăng giá liên tục tạo áp lực cho nhà đầu tư bởi mức vốn ngày càng lớn và khi giá đã lên quá cao thì người mua thực tế sẽ không có nhu cầu gây nên tình trạng bong bóng bất động sản.
Chứng khoán
Là kênh đầu tư nhiều rủi ro, nhưng năm 2021 đã chứng kiến mức lợi nhuận cao của các nhà đầu tư chứng khoán. Trong năm qua, chỉ số VN-Index đã tăng từ vùng 1.119 điểm lên 1.498 điểm (cuối ngày 31/12), mức tăng tương đương 33,7%. Thậm chí, đà tăng mạnh hơn còn ghi nhận với chỉ số HNX-Index khi tăng từ 206 điểm lên gần 474 điểm, tương đương gần 130%.
Động lực chính cho đà tăng là số nhà đầu tư mới với dòng tiền nhàn rỗi chảy vào mạnh, cùng với lãi suất tiết kiệm vẫn thấp và nhiều kênh đầu tư khác giảm sức hút vì dịch bệnh. Tình trạng nghẽn lệnh trên hệ thống của HoSE được Tập đoàn FPT giải quyết vào đầu tháng 7 cũng tạo bệ phóng để dòng tiền đổ vào nhiều hơn
Tuy nhiên, lực tăng trong giai đoạn cuối năm đến từ nhóm mid-cap và penny và sự phân hóa mạnh giữa các nhóm ngành, cùng với việc giao dịch ở gần ngưỡng kỷ lục khiến giới phân tích có phần thận trọng hơn về năm tới.
Dự báo về thị trường chứng khoán Việt Nam
Vậy nên đầu tư gì trong năm 2022?
Với việc lãi suất tiền gửi tiết kiệm dự kiến vẫn duy trì ở mức thấp, cùng với việc cầu tín dụng phục hồi nhưng chưa trở lại như trước dịch. Ngân hàng nhà nước mới đây đã tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng giảm thêm lãi suất cho vay trong năm 2022, điều này khiến mặt bằng lãi suất tiền gửi khó tăng mạnh trong năm nay.
Việc lãi suất tiền gửi ngân hàng thấp sẽ tác động đến dòng tiền tiếp tục đổ vào các kênh đầu tư có lợi nhuận cao như chứng khoán. Theo ông Dương Công Đồng (Tổng Giám đốc FTV), việc các nhà đầu tư lựa chọn danh mục cần chú ý cơ cấu theo hướng nắm giữ các cổ phiếu được hưởng lợi hoặc không bị ảnh hưởng nhiều từ dịch bệnh, và đặc biệt không nên bỏ trứng vào một giỏ.
Bên cạnh đó, việc chính phủ Việt Nam hoàn thành mục tiêu tiêm chủng toàn dân cho cả trẻ em trong quý 2/2022 sẽ tạo đà phát triển cho bất động sản. Nhà đầu tư bên cạnh việc đầu tư vào bất động sản có thể lựa chọn cổ phiếu của các công ty BĐS.