Lệnh LO là gì? Cách sử dụng và đặt lệnh LO trong chứng khoán

Khi tìm hiểu về đầu tư chứng khoán thì các nhà đầu tư mới không thể bỏ qua những loại lệnh phổ biến cũng như cách sử dụng chúng hiệu quả. Trong đó thì lệnh giới hạn LO là một trong số những lệnh được sử dụng thường xuyên nhất. Vậy lệnh LO là gì? Có những loại lệnh LO trong nào? Có những ưu điểm và hạn chế như thế nào? Hãy cùng Mytrade tìm hiểu ngay về lệnh giới hạn LO và những kiến thức cần thiết xoay quanh vấn đề ngay qua bài viết sau đây.

Lệnh LO là gì?

Lệnh LO là gì?

Lệnh LO là gì?

Lệnh LO (còn gọi là Limit Order) chính là lệnh giao dịch mua hay bán chứng khoán ở một mức giá cụ thể hoặc là tốt hơn. Sử dụng lệnh giới hạn sẽ cho phép các nhà đầu tư kiểm soát tốt được mức giá mua hoặc bán trong các giao dịch:

- Lệnh LO mua sẽ cho phép nhà đầu tư giao dịch được thực hiện ở mức giá thấp hơn hay bằng giá giới hạn. 

- Lệnh LO bán sẽ cho phép nhà đầu tư giao dịch được thực hiện với mức giá bằng hay cao hơn giới hạn.

Việc thiết lập lệnh giới hạn sẽ cho phép người mua và người  bán thiết lập được khoảng giá yêu cầu để thực hiện giao dịch tự động. Tuy nhiên, khi đã đặt lệnh giao dịch LO thì không chắc chắn giao dịch của bạn sẽ được thực hiện.

Lệnh Limit Order hữu ích trong những trường hợp:

- Nhà đầu tư không thường xuyên theo dõi được mã cổ phiếu đó. Thì voệc sử dụng lệnh LO sẽ giúp cho những giao dịch được thiết lập tự động, mua – bán ở trong giới hạn cho phép, chấp nhận được của mỗi nhà đầu tư.

- Lệnh giới hạn sẽ có lợi trong trường hợp giá một cổ phiếu tăng hoặc giảm quá nhanh. Nhà đầu tư lo sợ giao dịch sẽ bị lấp đầy bởi những lệnh thị trường, ảnh hưởng đến giá của tài sản.

Đặc điểm của lệnh LO trong chứng khoán

Đặc điểm của lệnh LO

Đặc điểm của lệnh LO

Lệnh LO cho phép nhà đầu tư thiết lập giới hạn mua bán phù hợp với chiến lược. Lệnh LO được sử dụng ở trong giao dịch chứng khoán sẽ có các đặc điểm nổi bật như:

- Lệnh giới hạn cho phép những giao dịch thực hiện ở mức tối đa hay mức tối thiểu mà bạn có thể thực hiện.

- Lệnh giới hạn thường được đặt là loại lệnh chờ giao dịch. Tức là khi những điều kiện chưa được đáp ứng thì lệnh sẽ treo ở lệnh chờ mà không được khớp ngay.

- Lệnh Limit order không phải là loại lệnh ưu tiên, không để tranh mua hoặc bán như lệnh ATC, ATO. Vì vậy, nhà đầu tư cần phải chờ đến khi mức giá được khớp.

- Trong phiên khớp lệnh định kỳ thì lệnh LO sẽ được ưu tiên khớp ở sau lệnh ATO, ATC và với phiên khớp lệnh liên tục, lệnh LO sẽ được ưu tiên khớp sau lệnh MP. 

- Lệnh giới hạn LO có hiệu lực từ khi cài đặt vào hệ thống cho đến khi hết ngày giao dịch. Cụ thể thì lệnh LO sẽ được thực hiện trong thời gian: 9h-11h30 và 13h-14h45 trên sàn giao dịch HOSE và HNX. Riêng đối với sàn Upcom thì lệnh giới hạn sẽ có hiệu lực từ 9h-11h30 và 13h-15h.

- Lệnh giới hạn được giải quyết chủ yếu bằng giá. Nếu như giá trị chứng khoán nằm ở trong khoảng thứ tự giới hạn thì khi đó giao dịch sẽ không được thực hiện.

- Khi đặt lệnh giới hạn thì nhà đầu tư cần phải ghi mức giá cụ thể mà mình muốn mua hoặc bán. Hệ thống sẽ dựa trên mức giá cụ thể đó để khớp lệnh với mức giá thấp hoặc cao hơn.

>> Tham khảo: Lệnh ATC trong chứng khoán là gì?

Hiệu lực của lệnh LO trong chứng khoán

Đi liền với lệnh giao dịch chính thì khách hàng còn bổ sung thêm chỉ thị của mình. Về thời hạn hiệu lực của lệnh. Để thể hiện được hiệu lực của lệnh giao dịch thì người ta thường dùng một số lệnh sau.

- Lệnh LO có giá trị giao dịch ở trong ngày (day order)

Những lệnh được xem là có giá trị trong ngày nếu như trong lệnh giao dịch không xác định được rõ là có giá trị trong bao lâu và các lệnh ghi rõ có giá trị trong ngày.

- Lệnh LO có giá trị cho đến nó khi hủy bỏ hoặc lệnh mở (open order)

Là loại lệnh có hiệu lực cho đến khi nó được thực hiện hoặc bị khách hàng hủy bỏ.

- Lệnh tất cả hay là không (all or none - AON)

Là loại lệnh yêu cầu toàn bộ lệnh phải được thực hiện ở trong cùng một giao dịch, không cho phép thực hiện riêng mỗi phần. Tuy nhiên, lệnh không bắt buộc là cần phải thực hiện ngay mà có thể thực hiện bất kỳ lúc nào ở trong suốt quá trình giao dịch của ngày.

- Lệnh LO được thực hiện ngay hoặc hủy bỏ (immediate or cancel - IOC)

Là loại lệnh yêu cầu cần phải thực hiện ngay nhưng lại không bắt buộc phải thực hiện toàn bộ thì có thể là thực hiện một phần. Phần còn lại chưa thực hiện sẽ bị hủy bỏ.

- Lệnh LO được thực hiện toàn bộ hoặc hủy bỏ (full or kill - FOK)

Là loại lệnh yêu cầu thực hiện ngay toàn bộ hay hủy bỏ.

- Tính pháp lý của lệnh LO

Lệnh giới hạn là một chỉ thị của khách hàng cho người môi giới hoặc người đại diện cho khách hàng thực hiện.

Một trong yếu tố để đảm bảo cho lệnh được thực hiện chính là tính pháp lý của lệnh. Cần phải phân định rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn của khách hàng, người môi giới ở trong quá trình thực hiện lệnh giao dịch.

  • Đối với khách hàng

Khách hàng cần phải xác định được đầy đủ những nội dung yêu cầu quy định trong lệnh và tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của Sở giao dịch chứng khoán liên quan đến lệnh giao dịch, nếu như vi phạm lệnh thì sẽ bị hủy bỏ bởi nó không hợp thức.

  • Đối với người môi giới

Cần phải có trách nhiệm nhập và chuyển lệnh giao dịch vào trong hệ thống giao dịch một cách nhanh chóng và chính xác hơn. Những sai sót ở trong quá trình nhập, chuyển lệnh thì người môi giới sẽ phải chịu trách nhiệm. 

Các loại lệnh LO trong chứng khoán

Phân loại lệnh LO

Phân loại lệnh LO

Lệnh LO trong chứng khoán được sử dụng ở mỗi thời điểm khác nhau sẽ có những đặc trưng riêng. Sau đây là 2 loại lệnh giới hạn được dùng trong giao dịch chứng khoán:

- Lệnh LO phiên mở cửa: Lệnh giới hạn được sử dụng để mua hay bán một loại chứng khoán ở thời điểm phiên mở cửa sàn. Giao dịch được diễn ra nếu như những mức giá thị trường thỏa mãn được điều kiện giới hạn đã thiết lập. Đặc điểm của loại lệnh LO phiên mở cửa chỉ có hiệu lực ở trong phiên giao dịch đầu tiên và sau đó sẽ không còn hiệu lực được áp dụng.

- Lệnh LO phiên đóng cửa: Lệnh được sử dụng để mua bán một cổ phiếu ở phiên đóng cửa, trường hợp mức giá này tốt hơn nếu như giá giới hạn. Nếu những điều kiện không được đáp ứng lệnh LO thì phiên đóng cửa sẽ bị hủy. Loại lệnh giới hạn này chính là sự mở rộng của lệnh phiên đóng cửa của thị trường chứng khoán.

>> Tham khảo: Lệnh MP trong chứng khoán là gì?

Ưu điểm và hạn chế của lệnh LO

Sử dụng lệnh Litmit Order trong giao dịch sẽ mang lại nhiều lợi thế và hạn chế riêng, nhà đầu tư cần phải hiểu rõ để đặt lệnh hiệu quả. 

Ưu điểm của lệnh LO

  • Lệnh giới hạn giúp cho nhà đầu tư mua hay bán cổ phiếu với mức giá tốt hơn đối với giá thị trường ở thời điểm đặt thiết lập.
  • Giúp nhà đầu tư hạn chế những rủi ro lỗ, tuân thủ theo những nguyên tắc cắt lỗ hoặc lãi, khi thị trường có sự biến động giá khó lường.
  • Lệnh giới hạn giúp cho nhà đầu tư giải quyết những giao dịch hiệu quả, kể cả khi họ không có nhiều thời gian chú ý đến biến động của thị trường.

Hạn chế khi sử dụng lệnh Limit Order 

  • Khi giá thị trường bỏ xa mức giá giới hạn được thiết lập ban đầu thì nhà đầu tư sẽ gặp rủi ro, bỏ lỡ được cơ hội giao dịch giá tốt.
  • Lệnh LO tự động đôi khi sẽ không được thực hiện, ngay cả khi mà mức giá giới hạn được đáp ứng. Nguyên nhân là bởi những nguyên tắc ưu tiên trong khớp lệnh không được đáp ứng.
  • Biến động trên thị trường không khớp với dự đoán của các nhà đầu tư, sẽ gây áp lực tâm lý lớn và mất nhiều thời gian chờ đợi.

Cách đặt lệnh LO trong chứng khoán

Nhà đầu tư tham gia giao dịch trên sàn chứng khoán cần biết cách đặt lệnh giới hạn đúng. Sau đây là những bước đặt lệnh LO bạn có thể tham khảo:

- Bước 1: Bạn cần phải có tài khoản chứng khoán trên sàn giao dịch chứng khoán. Sau đó sẽ đăng nhập để vào giao diện giao dịch.

- Bước 2: Chọn mục “Lệnh thông thường” trên giao diện của màn hình. Lưu ý, đọc kỹ những thông tin liên quan đến phần lệnh giới hạn yêu cầu.

- Bước 3: Điền những thông tin liên quan đến lệnh theo yêu cầu. Lưu ý mức giá lệnh LO cần phải được ghi cụ thể, nằm trong khoảng mức từ giá sàn đến giá trần.

- Bước 4: Chọn “Đặt lệnh” để hoàn thành. Khi đó hệ thống sẽ ghi rõ những thông tin phê duyệt lệnh. Nhà đầu tư cần phải kiểm tra lại thông tin để đảm bảo chính xác, sau đó nhập mã pin.

- Bước 5: Xác nhận hoàn thành lệnh đặt LO. Khi đó màn hình giao diện hệ thống sẽ hiển thị: đối tượng đặt lệnh, loại lệnh, thời gian, giá, trạng thái…

Hướng dẫn sử dụng lệnh LO hiệu quả

hướng dẫn sử dụng lệnh lo hiệu quả

Hướng dẫn sử dụng lệnh LO hiệu quả

Lệnh LO trong chứng khoán là một lệnh được dùng nhiều nhất. Do đó làm sao để sử dụng lệnh LO cho hiệu quả là điều mà bất kỳ một nhà đầu tư nào trên thị trường cũng đều quan tâm. Sau đây là một số kinh nghiệm để các nhà đầu tư sử dụng lệnh LO hiệu quả và tối ưu được phần lợi nhuận đầu tư cho mình:

- Vì lệnh LO chứng khoán có mức giá và khối lượng cố định nên các nhà đầu tư có thể đặt lệnh để mua hoặc bán chứng khoán với một mức giá mình mong muốn nhằm thu về được phần lợi nhuận tốt nhất. Bởi vì vị thế giá mua có ảnh hưởng đến mức tỷ lệ phần trăm lợi nhuận. Việc đặt lệnh LO sẽ giúp cho các nhà đầu tư giảm thiểu được rủi ro mua chứng khoán với mức giá cao hay bán chứng khoán với giá thấp. 

- Lệnh LO có thể được khớp với một mức giá tốt nhất so với giá mà nhà đầu tư đã đặt ở trong phiên khớp lệnh định kỳ ATO và ATC. Vì thế khi nhà đầu tư đặt mua cổ phiếu với mức giá cao hơn mức giá cuối thì các nhà đầu tư sẽ được mua với một mức giá cuối đó, tức là mua với mức giá thấp hơn cả mức giá đặt. Còn nếu như nhà đầu tư đặt mua giá thấp hơn mức giá cuối thì lệnh sẽ không được khớp. Đối với lệnh bán thì nếu như nhà đầu tư đặt giá bán thấp hơn cả mức giá cuối thì sẽ bán được với mức giá cuối cùng, tức là giá bán cao hơn so với mức giá đặt. Ngược lại nếu như đặt lệnh bán giá cao hơn mức giá cuối thì lệnh giao dịch sẽ không được khớp. Đây là một điều mà các nhà đầu tư cần phải chú ý để linh động hơn khi thực hiện đặt lệnh giao dịchLO. 

- Trường hợp các nhà đầu tư đặt lệnh mua với một mức giá bằng hay cao hơn mức giá bán thấp nhất, hoặc đặt lệnh bán với một mức giá bằng hay thấp hơn mức giá mua cáo nhất thì khi đó lệnh LO lúc đó có thể sẽ gần giống như lệnh thị trường MP. 

Kết luận 

Lệnh LO hay những lệnh khác trong hệ thống giao dịch đều có chức năng, nhiệm vụ để dùng cho một mục tiêu nhất định. Trước khi đặt lệnh bạn cần phải xác định mục tiêu đặt lệnh là gì (có thể là mua bán được mức giá tốt hoặc có thể là mua bán bằng ở khoảng giá hiện tại, hay cũng có thể là hoạt động mua bán thông thường…) điều này sẽ nhằm hạn chế được những rủi ro không cần thiết khi vào lệnh giao dịch và phát huy được tối đa sức mạnh của lệnh mà bạn sử dụng.

Mytrade nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín tại thị trường Việt Nam

Giới thiệu nền tảng Mytrade

MyTrade cung cấp đến những nhà đầu tư rất nhiều công cụ hỗ trợ nguồn vốn nhằm giúp họ tối đa được giá trị đầu tư, tối ưu hóa lợi nhuận và tối ưu được phần thuế phí. Tải app MyTrade ngay hôm nay để trải nghiệm được nền tảng đầu tư mới!

Nếu bạn còn thắc mắc về lệnh LO là gì hoặc cần hỗ trợ giao dịch thì liên hệ ngay đến Hotline 0983.668.883 để được Mytrade hỗ trợ nhanh nhất.  

  • Bài viết nổi bật