Tổng hợp thị trường chứng khoán phiên (11/4)
VN-Index vừa mở cửa phiên sáng đã giảm xuống ngưỡng 1,250. Tuy nhiên, lực bắt đáy tại đây đã giúp chỉ số đi lên và đóng cửa tại mốc 1,258.20 điểm, gần như không thay đổi so với hôm qua. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tiêu cực với 10/18 ngành giảm điểm. Các ngành nhìn chung chỉ điều chỉnh nhẹ trong phiên hôm nay.
Ở chiều ngược lại, ngành ô tô và phụ tùng, bán lẻ có phiên tăng điểm tích cực. Về giao dịch của khối ngoại, hôm nay khối này mua ròng trên cả hai sàn HOSE và HNX.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 12/4
Nhận định chứng khoán cơ sở
Chứng khoán BIDV (BSC)
Xu hướng giao dịch trong vùng 1.250 – 1.270 có thể tiếp tục trong những phiên tới khi chưa có cây nến và thanh khoản mang tín hiệu rõ ràng hơn.
Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)
Thị trường có thể quay trở lại đà giảm trong phiên kế tiếp và VN-Index vẫn có thể sẽ thử thách lại vùng hỗ trợ 1.230 – 1.235 điểm trong những phiên giao dịch tới. Đồng thời, rủi ro ngắn hạn có dấu hiệu gia tăng cho nên các nhà đầu tư hạn chế mua mới trong giai đoạn này và chưa có dấu hiệu hình thành đáy rõ ràng trong ngắn hạn.
Ngoài ra, chỉ báo tâm lý tiếp tục giảm cho thấy các nhà đầu tư vẫn đang tỏ ra bi quan với diễn biến thị trường.
Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức giảm. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục tận dụng nhịp hồi để hạ tỷ trọng cổ phiếu về mức thấp và chưa nên mua mới trong giai đoạn này.
Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)
VN-Index lao dốc đột ngột ngay thời điểm mở cửa phiên, sau đó dần hồi phục lại với các nhịp rung lắc đan xen. Chỉ số đã cho phản ứng hồi phục ngay tại kháng cự gần, bất chấp những áp lực sụt giảm từ đầu phiên từ các thông tin về lạm phát Mỹ, giúp cho thị trường tránh được một phiên giảm điểm tiêu cực. Mặc dù vậy, diễn biến của lực cầu vẫn chưa quá thuyết phục và phần nào, vẫn cho thấy sự do dự.
Do đó, rủi ro chỉ số tiếp diễn quán tính điều chỉnh vẫn đang được bỏ ngỏ, trước khi có thể cho phản ứng hồi phục rõ nét hơn quanh vùng hỗ trợ xa tại 1.220 (+-10). Nhà đầu tư được khuyến nghị tránh mua đuổi trong các nhịp hồi phục, ưu tiên quản trị rủi ro danh mục và chỉ trải lệnh mở mua với tỷ trọng nhỏ quanh các ngưỡng hỗ trợ xa.
Chứng khoán Vietcombank (VCBS)
VN-Index bật tăng trở về sát mốc tham chiếu sau khi kiểm tra lại khu vực hỗ trợ quanh 1250. ▪ Ở khung đồ thị ngày, VN-Index tiếp tục vận động bên dưới đường MA20 và bám sát đường Kijun của mây Ichimoku, cùng với chỉ báo RSI tiếp tục tạo đáy nhỏ và hướng xuống cho thấy thị trường vẫn đang trong quá trình tìm lại điểm cân bằng.
Ở khung đồ thị giờ, 2 chỉ báo MACD và RSI đồng loạt cho phân kỳ dương khi VN-Index kiểm tra lại thành công khu vực hỗ trợ quanh 1.250. Thêm vào đó, CMF đã hướng lên trở lại cho thấy xác suất cao VN-Index sẽ phục hồi trong các phiên tới.
Nhận định chứng khoán phái sinh
Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)
Thị trường có thể quay trở lại đà giảm trong phiên kế tiếp và VN-Index vẫn có thể sẽ thử thách lại vùng hỗ trợ 1.230 – 1.235 điểm trong những phiên giao dịch tới. Đồng thời, rủi ro ngắn hạn có dấu hiệu gia tăng cho nên các nhà đầu tư hạn chế mua mới trong giai đoạn này và chưa có dấu hiệu hình thành đáy rõ ràng trong ngắn hạn.
Ngoài ra, chỉ báo tâm lý tiếp tục giảm cho thấy các nhà đầu tư vẫn đang tỏ ra bi quan với diễn biến thị trường. Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức giảm. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục tận dụng nhịp hồi để hạ tỷ trọng cổ phiếu về mức thấp và chưa nên mua mới trong giai đoạn này.
Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)
F1 lao dốc đột ngột ngay thời điểm mở cửa phiên, sau đó dần hồi phục lại với các nhịp rung lắc đan xen. Chỉ số đã cho phản ứng hồi phục ngay tại kháng cự gần, bất chấp những áp lực sụt giảm từ đầu phiên từ phe Short, giúp cho F1 tránh được 1 phiên giảm điểm tiêu cực.
Mặc dù vậy, diễn biến của lực cầu vẫn chưa quá thuyết phục và phần nào, vẫn cho thấy sự do dự. Do đó, rủi ro chỉ số tiếp diễn quán tính điều chỉnh vẫn đang được bỏ ngỏ, trước khi có thể cho phản ứng hồi phục rõ nét hơn quanh vùng hỗ trợ xa tại 1.220 (+-10). Chiến lược giao dịch trong phiên là ưu tiên mở Bán (Short) quanh kháng cự.
NĐT được khuyến nghị tránh mua đuổi trong các nhịp hồi phục, ưu tiên quản trị rủi ro danh mục và chỉ trải lệnh mở mua với tỷ trọng nhỏ quanh các ngưỡng hỗ trợ xa.