Thị trường chứng khoán ngày 6/3/2023

Thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận một tuần giao dịch giằng co quanh vùng điểm 1.020 điểm. Chỉ số VN-Index liên tục rung lắc mạnh trong bối cảnh cả hai bên mua và bán gây sức ép lên lên phía ngược lại. Cổ phiếu dầu khí là nhóm nổi bật nhất khi vẫn giữa được sắc xanh trong khi áp lực lớn đè nặng lên nhóm bán lẻ. Tổng cộng sau 5 phiên giao dịch, VN-Index giảm 14,79 điểm (-1,42%) và đóng cửa tại 1.024,77 điểm.

Trong khi đó, HNX-Index giảm 1,17%, kết thúc tuần với 204,89 điểm. Cùng với đà giảm về mặt điểm số, thanh khoản cả 2 sàn đều giảm đáng kể trong tuần qua. Khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE giảm 18,94% so với tuần giao dịch trước, còn hơn 410 triệu cp/phiên. Còn tại sàn HNX, thanh khoản bình quân giảm 33,39%, còn hơn 55 triệu cp/phiên.

Khối ngoại tuần qua duy trì tác động tiêu cực lên VN-Index: Cùng với đà giảm về mặt điểm số, thanh khoản cả 2 sàn đều giảm đáng kể trong tuần qua. Khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE giảm 18,94% so với tuần giao dịch trước, còn hơn 410 triệu cp/phiên. Còn tại sàn HNX, thanh khoản bình quân giảm 33,39%, còn hơn 55 triệu cp/phiên. Xét riêng theo từng mã cổ phiếu, cổ phiếu VHM bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất trong tuần này với giá trị xấp xỉ 200 tỷ đồng, tập trung phân lớn trên kênh khớp lệnh. Bên cạnh đó, các mã khác như HPG, SSI, DXG hay chứng chỉ quỹ FUEVFVND... cũng bị bán ròng trong tuần qua, giá trị đều trên 100 tỷ đồng tại mỗi mã. Ngược lại, dòng tiền ngoại ghi nhận giá trị giao dịch mua ròng mạnh nhất tại cổ phiếu VNM với giá trị trên 100 tỷ đồng. Ngoài ra, nhà đầu tư ngoại tuần này gom ròng cổ phiếu POW, HSG, NKG,...

Nhà đầu tư cá nhân mua ròng khá chọn lọc tuần đầu tháng 3: Về giao dịch nhà đầu tư cá nhân trong nước, tuy mua ròng về giá trị, giao dịch mua ròng của nhà đầu tư cá nhân chỉ diễn ra tại 8/18 nhóm ngành. Cổ phiếu bất động sản được mua ròng 489 tỷ đồng, là giá trị lớn nhất trong tuần, tuy nhiên quy mô đã giảm 22% so với tuần trước đó. Theo sau, dòng tiền cá nhân cũng quay lại mua ròng các đại diện thuộc nhóm ngân hàng (294 tỷ đồng), dịch vụ tài chính (237 tỷ đồng), tài nguyên cơ bản (139 tỷ đồng), …Nhóm cổ phiếu tài nguyên cơ bản có tỷ trọng giao dịch tăng lên 12,27% toàn thị trường, cao nhất trong vòng 10 tuần liên tiếp, chỉ số giá ngành giảm 1,16% trong tuần. Điều này cho thấy nhóm này có lực bán ra. Tính từ đầu năm, nhóm này tăng 5,72% nhưng trong vòng một năm giảm 48,9% và là nhóm giảm mạnh thứ ba toàn thị trường.

PVL bất ngờ nhận cảnh báo huỷ niêm yết: Mới đây, Công ty CP Đầu tư Nhà Đất Việt - VPro đã nhận được thông báo của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) về việc cổ phiếu PVL có khả năng bị huỷ bỏ niêm yết do tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính năm 2022.Nhấn mạnh việc cổ phiếu PVL có khả năng bị huỷ bỏ niêm yết sẽ ảnh hướng rất lớn đến quyền lợi của các cổ đông và doanh nghiệp, VPro đã đề nghị HNX xem xét để công ty tiếp tục được giao dịch trên sàn. Đóng cửa phiên 3/3, cổ phiếu PVL nằm sàn ở mức 2.300 đồng/cp.

CIENCO4 dự kiến chào bán hơn 112 triệu cổ phiếu: Công ty CP Tập đoàn CIENCO4 (UPCOM: C4G) thông báo kế hoạch chào bán cổ phiếu ra công chúng. Theo đó, C4G sẽ tổ chức phát hành 112.359.101 cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 2:1, với giá 10.000 đồng/cp. Giá trị vốn huy động dự kiến tại đợt phát hành lần này là hơn 1.123 tỷ đồng, C4G dự sử dụng để tăng vốn điều lệ nhằm mục đích tăng quy mô vốn hoạt động của công ty. Sau phát hành, vốn điều lệ của CIENCO4 sẽ được nâng từ hơn 2.247 tỷ đồng lên hơn 3.371 tỷ đồng. Trong trường hợp cổ đông không đăng ký mua, không nộp tiền mua, số cổ phiếu lẻ sẽ được Hội đồng quản trị công ty chào bán cho các nhà đầu tư khác.

Kinh Bắc mua lại trước hạn lô trái phiếu 1.000 tỷ đồng: Ngày 3/3, HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - Công ty CP (HOSE: KBC) đã thông qua việc mua lại trước hạn lô trái phiếu với mã KBCH2123002. Theo đó, KBC sẽ tiến hành mua lại trước hạn toàn bộ 10 triệu trái phiếu đang lưu hành với mã KBCH2123002. Thời gian thực hiện mua lại dự kiến vào ngày 5/4 tới đây. Được biết, lô trái phiếu KBCH2123002 được KBC phát hành vào ngày 3/6/2021 với tổng giá trị phát hành 1.000 tỷ đồng (10 triệu trái phiếu). Trái phiếu có thời hạn là 24 tháng, tương ứng đáo hạn vào ngày 3/6/2023. Điều đáng chú ý, thông báo mua lại trái phiếu trước hạn của KBC được thông qua chỉ 1 ngày sau khi Công ty quyết định sẽ cho Công ty TNHH MTV Phát triển Đô thị Tràng Cát vay vốn.

Thực phẩm Cholimex có năm thứ tư liên tiếp chia cổ tức tỷ lệ 50%: Công ty CP Thực phẩm Cholimex (UPCOM: CMF) thông báo ngày 24/3 tới sẽ là hạn đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông để thực hiện quyền tham dự ĐHCĐ thường niên 2023 và trả tạm ứng cổ tức bằng tiền năm 2022. Dự kiến, tại buổi họp, HĐQT sẽ trình cổ đông thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023 cũng như phương án phân phối lợi nhuận năm 2022. Công ty cũng sẽ chốt quyền tạm ứng cổ tức bằng tiền năm 2022, tỷ lệ 50%. Điều đó có nghĩa mỗi cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 5.000 đồng. Với 8,1 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính CMF cần chi gần 41 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông lần này. Các cổ đông của CMF dự kiến sẽ được nhận tiền trả cổ tức vào ngày 10/05/2023.

  • Bài viết nổi bật