Evening Star là một trong 5 tín hiệu nến đảo chiều mạnh mẽ nhất của mô hình nến Nhật, báo hiệu sớm về xu hướng của giá sẽ đảo chiều chuyển từ tăng giá sang giảm trong thời gian sắp tới. Trong phần bổ sung về mô hình nến dành cho các nhà đầu tư theo trường phái Price Action thì nến Evening Star có thể sẽ là một mô hình rất hiệu quả. Trong bài viết này, Mytrade sẽ cùng chia sẻ đến các bạn mô hình nến Evening Star là gì? đặc điểm, phân loại và cách giao dịch với nến Evening Star hiệu quả nhất.
Nến Evening star là gì?
Nến Evening star là gì?
Nến Evening Star (còn được gọi là nến sao hôm) đây là mô hình nến Nhật cho tín hiệu xu hướng sẽ đảo chiều giảm, thường thì xảy ra ở cuối của một xu hướng tăng. Nến Evening star được cấu tạo bao gồm có 3 cây nến trong đó nến 1 chính là nến tăng lớn, nến 2 cũng có thể tăng hoặc giảm, nến 3 chính là nến giảm lớn. Mô hình nến sao hôm cho biết rằng giá có khả năng sẽ giảm dần.
Đặc điểm của mô hình nến Evening star
Như định nghĩa đã nói thì mô hình nến sao hôm sẽ bao gồm có 3 cây nến với những đặc điểm khác nhau. Do vậy, để nhận dạng được chính xác mô hình nến Evening star thì các nhà đầu tư cần phải nắm rõ về đặc điểm của mô hình này. Cụ thể như sau:
- Cây nến thứ nhất: sẽ luôn là 1 cây nến tăng giá mạnh (nến xanh) có phần thân rất dài. Phần thân nến càng dài thì chứng tỏ rằng mô hình sao hôm càng hiệu quả.
- Cây nến thứ hai: sẽ là 1 cây nến giảm nhỏ, có cả thân nến và bóng nến đều rất ngắn, đôi khi thì phần thân nến dường như là không có. Do vậy, cây nến thứ 2 thường sẽ có dạng nến Doji hay nến Spinning top (nến con quay) và được ví như 1 ngôi sao ở giữa mô hình.
Lưu ý rằng: cây nến thứ hai có thể là cây nến tăng hoặc giảm. Giá mở cửa của cây nến này thì có thể cao hơn hoặc bằng với giá đóng cửa của cây nến thứ nhất.
- Cây nến thứ ba: sẽ luôn là một cây nến giảm lớn có phần thân rất dài. Giá mở cửa của nến thứ 3 thì thường nằm dưới 50% phần thân của cây nến thứ 1 và cũng thấp hơn hoàn toàn với phần thân nến của nến thứ 2.
Ý nghĩa mô hình nến Evening star
Ý nghĩa mô hình nến Evening star
Ý nghĩa giao dịch của mô hình nến Evening star là một phần lý thuyết quan trọng mà nhà đầu tư cần phải hiểu rõ. Bởi sự xuất hiện của mỗi cây nến trong mô hình đều là một sự mô tả rõ ràng về diễn biến tâm lý trên thị trường :
- Cây nến thứ nhất chính là 1 cây nến xanh dài thể hiện bên mua đang chiếm được quyền kiểm soát thị trường, khi đó giá đã và đang tăng rất mạnh.
- Cây nến thứ hai cho thấy bên bán đang phá bỏ đi sự kìm hãm của bên mua và đưa thị trường về thế cân bằng giữa lượng mua và lượng bán.
- Khi mà cây nến thứ 2 xuất hiện tạo khoảng trống đối với cây nến đầu tiên chứng tỏ rằng tín hiệu đảo chiều đã được thiết lập.
- Tương tự thì khoảng trống GAP giữa cây nến thứ 2 và cây nến thứ 3 cho thấy được sự đảo chiều đang rất mạnh mẽ.
- Cây nến thứ ba xuất hiện hàm ý rằng bên bán đang chiếm được ưu thế một cách áp đảo, lực bán cũng đang ngày càng mạnh hơn.
- Khi theo dõi mô hình nến Evening star, nhà đầu tư chỉ cần chú tâm đến phần thân và đuôi nến. Cây nến nào mà có chiều dài càng lớn thì lực đảo chiều sẽ càng mạnh và ngược lại.
Phân loại mô hình nến Evening star
Thực tế thì mô hình sao hôm có nhiều biến thể khác nhau và không hề đơn giản để nhận biết. Vì thế, để không bỏ lỡ cơ hội giao dịch đối với mô hình nến Evening star, nhà đầu tư nên tham khảo một số dạng mô hình Evening star phổ biến dưới đây:
Mô hình nến Low Evening star (còn gọi là Sao Hôm lùn)
Mô hình nến Low Evening star (còn gọi là Sao Hôm lùn)
Với dạng mô hình này thì yếu tố nhận dạng chính sẽ nằm ở cây nến thứ hai và thường sẽ có 2 trường hợp như sau:
- Trường hợp 1: Nến thứ hai chính là nến giảm (nến đỏ).
Như hình minh họa ta thấy rằng mức giá đóng cửa của cây nến 2 bằng với mức giá đóng cửa của cây nến 1, tuy nhiên thì sẽ không bao giờ thấp hơn với giá đóng cửa của nến 1.
- Trường hợp 2: Nến thứ hai chính là một nến tăng (nến xanh).
Ở trường hợp này thì giá mở cửa của cây nến thứ 2 sẽ ngang bằng với giá đóng cửa của cây nến thứ 1 và nó cũng không thấp hơn mức giá này.
>> Tham khảo thêm: Mô hình cánh bướm - Đặc điểm, ý nghĩa và cách giao dịch
Mô hình nến Heavy Evening star (còn gọi là Sao Hôm mạnh)
Mô hình nến Heavy Evening star (còn gọi là Sao Hôm mạnh)
Trong dạng mô hình này thì cây nến thứ 3 có mức giá đóng cửa thấp hơn với giá mở cửa của cây nến thứ 1. Điều này hàm ý rằng bên bán đang rất mạnh và hoàn toàn giành được thế áp đảo.
Nếu như cây nến tiếp theo sau mô hình Evening star lại có mức giá đóng cửa thấp hơn mức giá đóng cửa của nến thứ 3, thì có thể khẳng định chắc chắn được xu hướng đang đảo chiều đi xuống mạnh mẽ.
Nến Far Evening star (còn gọi là sao hôm xa)
Nến Far Evening star (còn gọi là sao hôm xa)
Mô hình nến sao hôm xa sẽ có cây nến thứ 2 giống hình dạng nến Doji, tức là phần thân nến dường như là không có, chỉ là một đoạn nằm ngang mỏng bởi nến có mức giá mở cửa bằng với mức giá đóng cửa. Đuôi của cây nến giữa cũng rất ngắn.
Mô hình nến High Evening star (còn gọi là Sao Hôm cao)
Mô hình nến High Evening star (còn gọi là Sao Hôm cao)
Mô hình High Evening star có cây nến thứ 2 sẽ có mức giá mở cửa cao hơn với mức giá đóng cửa của cây nến 1 và hình thành một khoảng trống gap với nến 1, 3.
Mô hình nến Shooting Evening Star (còn gọi là bắn sao)
Mô hình nến Shooting Evening Star (còn gọi là bắn sao)
Trong dạng mô hình này thì cây nến thứ 2 có bóng nến dưới rất dài, nó trông giống như một ngôi sao đang vút lên. Đây cũng chính là lý do mà nó có tên gọi là mô hình nến bắn sao.
Màu sắc của cây nến giữa là xanh hoặc đỏ không quan trọng bởi lực bán ở cây nến thứ 3 mới có tính quyết định cao.
Mô hình nến Dropping Evening Star (còn gọi là Sao Hôm rơi)
Mô hình nến Dropping Evening Star (còn gọi là Sao Hôm rơi)
Ngược lại với Shooting Evening Star thì cây nến giữa của mô hình nến Dropping Evening star lại có phần bóng nến trên tương đối dài và nó giống như 1 ngôi sao đang rơi.
Tương tự với mô hình sao bắn, màu sắc của nến giữa cũng sẽ không quan trọng bởi lực bán ở cây nến thứ 3 mới có tính quyết định.
Một số biến thể nến Evening star phổ biến khác
- Trường hợp 1: Như hình vẽ thì phần thân của cây nến thứ 1 không dài giống dạng mô hình Sao hôm chuẩn, tuy nhiên cả phần thân và đuôi nến vẫn hình thành 1 cây nến rất dài. Đây chính là đặc điểm làm cho cây nến đầu tiên trông như đang được bắn lên.
- Trường hợp 2: Tương tự với trường hợp 1 thì cây nến thứ 3 của mô hình sẽ có phần thân không quá dài nhưng về xét tổng thể thì nó vẫn là cây nến dài. Mức giá đóng cửa của cây nến 3 vẫn đảm bảo được thấp hơn ½ phần thân của nến thứ 1.
Ưu điểm và hạn chế của mô hình nến Evening star
Evening Star sẽ giống như hầu hết những mẫu hình nến, nên được đánh giá phù hợp đối với xu hướng hiện tại. Sau đây là một số những ưu điểm và hạn chế của mô hình nến Evening Star:
Ưu điểm
Xuất hiện thường xuyên trên thị trường chứng khoán
Mô hình trình bày những mức vào và thoát lệnh được xác định rõ ràng
Rất dễ xác định
Hạn chế
Một sự đảo chiều thất bại có thể sẽ xảy ra và mức giá có thể tăng hơn nữa
Hướng dẫn giao dịch hiệu quả với mô hình nến Evening star
Hướng dẫn giao dịch hiệu quả với mô hình nến Evening star
Trong phần nội dung tiếp theo Mytrade sẽ giới thiệu cho nhà đầu tư phương pháp giao dịch hiệu quả và cực chi tiết đối với mô hình Evening star.
Lựa chọn khung thời gian để giao dịch
Để tìm được điểm vào lệnh hợp lý thì trước tiên nhà đầu tư cần lựa chọn khung thời gian giao dịch phù hợp. Cụ thể:
- Khung 1 phút - M1: Phù hợp cho việc sử dụng quyền chọn nhị phân (Binary Option) với các lệnh ngắn hạn dưới 5 phút.
- Khung 5 phút - M5: Đây chính là khung thời gian lớn hơn M1 nên giúp cho nhà đầu tư loại bỏ được nhiều tín hiệu nhiễu ở trên thị trường.
- Khung 15 phút -M15: Khung thời gian này khắc phục được những nhược điểm của cả 2 khung thời gian trên và giúp nhà đầu tư phát hiện được tín hiệu dịch chuyển nhanh chóng.
- Khung 1 giờ- H1: Hỗ trợ các nhà đầu tư xác định được trend trong dài hạn.
- Khung 4 giờ-H4: Đây chính là khung thời gian tiềm năng nhất để thực giao dịch.
Theo kinh nghiệm giao dịch của nhiều nhà đầu tư lâu năm, họ cho rằng M5 và M15 chính là 2 khung thời gian hợp lý nhất để tiến hành giao dịch với mô hình Sao Hôm, sau đó sẽ đến khung H4 và D1. Thực hiện giao dịch với các time frame này sẽ giúp cho nhà đầu tư thu được phần lợi nhuận cao hơn so với những khung thời gian khác.
Thiết lập điểm để vào lệnh
Để giao dịch chuẩn với mô hình Evening star thì nhà đầu tư nên kiên nhẫn chờ mô hình được hình thành hoàn chỉnh.
- Điểm vào lệnh: Ngay phần dưới đuôi cây nến thứ 3 một vài pip.
- Điểm stop loss: đặt cắt lỗ ngay phần phía trên râu nến của cây nến thứ 3.
Tuy nhiên ở trong quá trình giao dịch sẽ xảy ra một vài trường hợp sau:
- Khi cây nến thứ 2 không bị bao trùm hoàn toàn bởi cây nếu thứ 3: Điểm entry hợp lý chính là điểm kết thúc của nến 3.
- Khi cây nến 2 bị cây nến 3 bao trùm: Trường hợp này thì bạn cần phải đợi sự xuất hiện của cây nến sau cây nến 3. Nếu như thấy cây nến này không vượt quá 50% thân của cây nến thứ 3 thì có thể vào lệnh.
- Khi nến 3 có đuôi quá dài: Trường hợp này thì không nên vào lệnh ở phần kết thúc của cây nến 3. Hãy đợi khi nến tiếp theo là một cây nến tăng và không vượt quá ½ nến 3 thì điểm entry phù hợp chính là giá đóng cửa của cây nến thứ 5.
>> Tham khảo thêm: Mô hình nến Hanging Man - Đặc điểm, ý nghĩa và cách giao dịch
Một số lưu ý trong quá trình sử dụng Evening star
Một số lưu ý trong quá trình sử dụng Evening star
Mặc dù Evening star là một công cụ đắc lực giúp trader thực hiện những lệnh Sell đảo chiều, tuy nhiên mẫu hình này vẫn có một số hạn chế nhất định. Sau đây là một số lưu ý mà nhà đầu tư cần phải lưu ý khi sử dụng mô hình nến sao hôm.
- Xu hướng của thị trường phải là một xu hướng tăng rõ ràng (cây nến đầu tiên ở trong 3 cây nến phải là một cây nến dài và cùng màu với xu hướng chính). Không sử dụng mô hình Evening Star khi mà thị trường sideway.
- Độ đẹp của mô hình nến sẽ không quan trọng bằng vị trí nến xuất hiện. Mô hình Evening Star có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên biểu đồ. Tuy vậy, nó chỉ cung cấp tín đến hiệu đảo chiều giá mạnh mẽ khi mà nằm giữa nằm ở vùng kháng cự quan trọng.
- Khối lượng giao dịch ở cây nến giảm phải lớn: Volume càng cao thì chứng tỏ bên bán vùng đó càng lớn.
- Nên kết hợp với những chỉ báo khác để gia tăng xác suất khi vào lệnh như: MACD, RSI, Stoch RSI,…hay nến Evening Star xuất hiện ở nơi có tín hiệu phân kỳ đảo chiều sẽ nâng cao được tỉ lệ chính xác.
- Có thể kết hợp Evening Star cùng với những mô hình giá đảo chiều. Khi đó nhà đầu tư có thể vào lệnh ngay khi kết thúc.
Kết luận
Nến Evening star là một mô hình nến đảo chiều khá mạnh. Nếu như hiểu biết sâu về mô hình này sẽ giúp nhà đầu tư biết cách sử dụng linh hoạt ở trong giao dịch và tìm kiếm những lệnh Sell tiềm năng. Để gia tăng hiệu quả giao dịch, chúng tôi mong rằng nhà đầu tư hãy kết hợp với những chỉ báo khác thay vì việc chỉ sử dụng duy nhất mình mô hình nến Evening Star (sao Hôm). Hy vọng những chia sẻ của Mytrade đã giúp nhà đầu tư hiểu hơn về mô hình nến Evening star và lập cho mình một chiến lược đầu tư riêng mà về phần lợi nhuận tốt nhất.
Nếu nhà đầu tư muốn tìm hiểu thêm mô hình nến hoặc tham gia thị trường chứng khoán thì hãy liên hệ ngay với Mytrade qua HOTLINE 1900966935 – 0983.668.883 để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.
Mytrade – nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín nhất hiện nay
Mytrade hiện đang cung cấp nhiều loại công cụ hỗ trợ nguồn vốn miễn phí dành cho nhà đầu tư. Ngoài ra, Mytrade còn đồng hành xuyên suốt trong quá trình giao dịch của nhà đầu tư nhằm mang đến hiệu quả trong việc tối ưu giá trị đầu tư, tối ưu lợi nhuận và tối ưu được thuế phí cho khách hàng. Tải app MyTrade để có thể trải nghiệm ngay nền tảng đầu tư mới tại:
- Apple Store: https://apps.apple.com/us/app/mytrade...
- Google Play: https://play.google.com/store/apps/de...