OPEX là gì? Sự khác nhau giữa OPEX và CAPEX

Một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ muốn tồn tại đều cần phải chi ra một số tiền thường xuyên để duy trì các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Các chi phí này được gọi chung là OPEX (chi phí hoạt động). Vậy OPEX là gì? và đặc điểm, ý nghĩa như thế nào. Có phương nào để tiết kiệm được chi phí hoạt động không? Hôm nay hãy cùng Mytrade đi từng cụ thể để nắm rõ và nếu bạn là chủ doanh nghiệp thì sẽ quản lý dòng tiền một cách hợp lý để chèo lái công ty.

OPEX là gì?

OPEX là gì? OPEX là gì?

OPEX (viết tắt của cụm từ Operating Expense) còn được gọi là chi phí hoạt động hay chi phí kinh doanh. Đây chính là những khoản chi phí mà một doanh nghiệp phải chịu khi vận hành hệ thống, sản phẩm hay vận hành một công ty/doanh nghiệp nào đó.

Doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả thì cần phải quản lý tốt những khoản chi phí hoạt động sao cho nó tối ưu khả năng cạnh tranh và tiết kiệm nhất.

Ý nghĩa của chỉ số OPEX

OPEX là một yếu tố cần thiết và không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Bởi công ty muốn đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh đều phải chịu nhiều khoản chi phí nhằm duy trì hệ thống vận hành và phát triển hệ thống.

Chính vì vậy chỉ số này sẽ có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với hoạt động của mỗi doanh nghiệp:

  • Chi phí hoạt động sẽ giúp cho doanh nghiệp duy trì vận hành được hệ thống, các bộ phận, tạo nên chất lượng hoặc hình ảnh của công ty, mở rộng các cơ hội phát triển kinh doanh và tiếp cận khách hàng.
  • Chi phí hoạt động của doanh nghiệp có thể sẽ cắt giảm để tối ưu được khả năng cạnh tranh và gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu như cắt giảm các chi phí hoạt động một cách quá mức sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng, khả năng kinh doanh và doanh số của doanh nghiệp. Do vậy, yêu cầu cần phải quản lý và kiểm soát được chi phí hoạt động, cân bằng giữa chi phí để gia tăng được sức cạnh tranh cũng như duy trì được chất lượng công ty.

Cách tính chỉ số OPEX 

Cách tính chỉ số OPEX  Cách tính chỉ số OPEX

Để xác định được chỉ số OPEX thì bạn cần phải xác định được các danh mục chi phí hoạt động trong mỗi doanh nghiệp gồm những gì? Thông thường thì chi phí hoạt động OPEX sẽ bao gồm có các thành phần sau:

  • Tiền lương và tiền công nhân viên.
  • Chi phí kế toán của doanh nghiệp.
  • Phí giấy phép liên quan phát sinh ở trong hoạt động kinh doanh.
  • Chi phí văn phòng.
  • Thuế tài sản, thuế thu nhập của doanh nghiệp, thuế môn bài…
  • Chi phí về vật tư.
  • Chi phí bảo trì, bảo dưỡng hay sửa chữa thiết bị máy móc, văn phòng, khuôn viên…
  • Chi phí về bảo hiểm.
  • Chi phí đi lại, phương tiện phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Chi phí quảng cáo và tiếp thị.
  • Chi phí tiện ích, event, giải trí…
  • Chi phí cho luật sư giải quyết những sự kiện pháp lý…

Khi lập được danh sách về chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì bạn sẽ dễ dàng tính được chỉ số OPEX của doanh nghiệp. Giá trị OPEX sẽ chính bằng tổng những chi phí chi cho hoạt động kinh doanh.

>> Tham khảo thêm: Quỹ đóng là gì? Quỹ đóng và quỹ mở, đâu sẽ là lựa chọn tối ưu?

Phương pháp giảm thiểu chỉ số OPEX của doanh nghiệp

Phương pháp giảm thiểu chỉ số OPEX của doanh nghiệp Phương pháp giảm thiểu chỉ số OPEX của doanh nghiệp

Tiết kiệm chi phí hoạt động chính là mục tiêu của doanh nghiệp, nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ và gia tăng mức lợi nhuận. Vậy làm cách nào để có thể cắt giảm được OPEX hiệu quả? Sau đây là 5 phương pháp tiết kiệm chi phí về hoạt động hiệu quả mà vẫn có thể đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp.

Ứng dụng công nghệ nhằm mục đích giảm chi phí hoạt động của doanh nghiệp

Với sự phát triển của công nghệ thì ứng dụng số sẽ giúp cho doanh nghiệp có nhiều cơ hội để tối ưu chi phí hoạt động hơn. Cụ thể thì các ứng dụng công nghệ sẽ giúp cắt giảm được chi phí hoạt động OPEX:

  • Dịch vụ điện thoại, viễn thông, internet sẽ giúp giảm được chi phí liên lạc theo phương thức truyền thống: Gọi điện, gửi hồ sơ giấy tờ, báo cáo, chứng từ,… Giữa những chi nhánh hoặc liên lạc với các đối tác khách hàng.
  • Thanh toán trực tuyến giúp cho doanh nghiệp giảm được phí vận chuyển, hoa hồng cho các bên trung gian. Ngoài ra thì những hoạt động thanh toán trực tuyến có hoàn tiền sẽ mang lại lợi ích kinh tế nhỏ đối với công ty.
  • Phần mềm quản lý bán hàng, phần mềm kế toán sẽ tối ưu được hiệu quả công việc, nâng cao độ chính xác. Đồng thời, việc ứng dụng phần mềm có thể giảm nguồn lao động cho đầu việc, từ đó cắt giảm chi phí thuê nhân viên.

Ứng dụng công nghệ và phần mềm hiện đại chính là giải pháp giúp cho doanh nghiệp vận hành tốt, giảm thiểu sai sót và tiết kiệm được chi phí cực hiệu quả. Sử dụng công nghệ ở trong làm việc cũng giúp cho việc xây dựng hình ảnh công ty chuyên nghiệp, uy tín hơn trong mắt của đối tác khách hàng.

Nâng cao hệ thống an toàn lao động để giảm thiểu chi phí OPEX

Doanh nghiệp muốn tiết kiệm được chi phí hoạt động liên quan đến sự cố, rủi ro ở trong quá trình sản xuất, kinh doanh thì cần phải nâng cao hệ thống an toàn cho lao động. Xây dựng môi trường lao động an toàn, trang bị được đầy đủ đồ bảo hộ, tiện nghi an toàn… sẽ giúp cho người lao động làm việc hiệu quả và ít xảy ra sự cố. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được khoản tiền không nhỏ liên quan đến các vấn đề:

  • Chi phí bảo hiểm tai nạn cho người lao động, đền bù và tiền phạt ở trong một số trường hợp.
  • Chi phí liên quan đến việc sụt giảm về năng suất lao động, khi nhân viên nghỉ việc gây ảnh hưởng đến sản xuất.
  • Chi phí thuốc men, giường bệnh, thăm khám bệnh đối với người lao động bị tai nạn ở trong giờ làm việc.
  • Các yếu tố khác liên quan đến uy tín của doanh nghiệp, tinh thần lao động của người lao động… có thể gây ảnh hưởng đến năng suất công việc của các nhân viên khác trong công ty.

Giảm thiểu chi phí văn phòng

Cắt giảm chi phí văn phòng chính là một trong những phương pháp giúp tiết kiệm được chi phí hoạt động hiệu quả cho doanh nghiệp. Tuy nhiên thì người quản lý cần phải tối ưu những yếu tố để đảm bảo được khả năng hoạt động, nhân lực vận hành cũng như môi trường làm việc phù hợp. 

Những khoản như: Giấy tờ, văn phòng phẩm, in ấn, thiết bị văn phòng…tưởng chừng như không tốn nhiều chi phí, nhưng về lâu dài nó lại chiếm một khoản lớn đối với doanh nghiệp. Giải pháp để giúp tiết kiệm chi phí văn phòng kể đến như:

  • Tắt những thiết bị điện, điều hòa, máy móc in ấn, máy tính,… khi không sử dụng đến. Bảo dưỡng các thiết bị nội thất văn phòng định kỳ.
  • Quản lý và hạn chế nhân viên in ấn khi mà không cần thiết, tăng cường sử dụng email hay gửi báo cáo qua internet. 

Xây dựng được chiến lược phát triển hệ thống khách hàng mới từ những khách hàng cũ

Khách hàng là một phần quan trọng của doanh nghiệp, hướng đến doanh số. Công ty cần phải có hệ thống quản lý khách hàng mới và cũ phù hợp để gia tăng hiệu quả kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp đã không biết rằng, có đến 80% doanh số bán hàng đến từ 20% các khách hàng cũ và trung thành. Trong khi, 80% khách hàng mới lại chỉ mang về 20% doanh số.

Vì thế, việc chỉ tập trung tìm kiếm các khách hàng mới mà quên mất nhiệm vụ chăm sóc khách hàng cũ, sẽ làm cho doanh số không đạt được yêu cầu và tốn kém nhiều chi phí. Doanh nghiệp cần tập trung vào chăm sóc khách hàng cũ, để giữ chân và tạo dựng hình ảnh tốt tìm kiếm khách hàng mới. 

Tối ưu việc quản lý bộ máy doanh nghiệp

Xây dựng bộ máy doanh nghiệp vận hành hiệu quả và tinh gọn sẽ giúp tiết kiệm được chi phí. Người quản lý, tuyển dụng cần phải đánh giá khối lượng công việc, đặc trưng của từng bộ phận để tuyển dụng phù hợp. 

Hạn chế việc tuyển dụng quá nhiều và dư thừa nhiều phòng ban mà không cần thiết. Điều này sẽ làm cho bộ máy doanh nghiệp vận hành không được hiệu quả, ứ đọng công việc, gây chậm trễ thời gian, ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh. Thay vì thành lập những phòng ban lớn thì chúng ta có thể quản lý bằng các quy chuẩn hóa, đầu việc rõ ràng để tiết kiệm được chi phí tiền lương.

Việc xác định rõ những chi phí hoạt động, giúp cho công ty, tổ chức vận hành kinh doanh được hiệu quả, tối ưu hơn. Tiết kiệm và cắt giảm những khoản chi phí không cần thiết để gia tăng tính cạnh tranh cũng như gia tăng mức lợi nhuận cho doanh nghiệp. 

So sánh OPEX và CAPEX

So sánh OPEX và CAPEX So sánh OPEX và CAPEX

CAPEX (Capital Expenditure) chính là khái niệm nói về những khoản chi phí đầu tư vào tài sản cố định như máy móc, nhà máy, thiết bị… của doanh nghiệp. Các khoản đầu tư CAPEX thì có thể là mua sắm tài sản cố định mới nhằm mở rộng quy mô sản xuất, sửa chữa các tài sản cố định hư hỏng hiện có và nâng cấp về hiệu suất hoạt động của tài sản cố định. 

Khoản chi phí hoạt động sẽ khác với chi phí tài sản cố định. Theo Sở Thuế vụ Mỹ IRS thì chi phí hoạt động phải là những phần chi phí thông thường (phổ biến và được chấp nhận ở trong thương mại kinh doanh) và cần thiết (hữu ích, phù hợp ở trong thương mại kinh doanh).

Nhìn chung thì các doanh nghiệp được phép xóa sổ phần chi phí hoạt động của năm phát sinh. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần phải sắp xếp khoản chi tài sản cố định.

Ví dụ: Nếu như một doanh nghiệp chi $100.000 dành cho lương nhân sự, họ có thể xóa sổ tất cả phần chi phí đó ở trong năm mà họ phải chịu. Tuy nhiên, nếu như một đơn vị chi $100.000 để mua thiết bị của nhà máy thì họ cần phải phân bổ và khấu hao phần chi phí đó theo thời gian rồi mới có thể xóa sổ.

Đặc điểm

OPEX chính là những chi phí phát sinh ở trong hoạt động thông thường của doanh nghiệp.

CAPEX chính là các chi phí phát sinh khi mua tài sản giúp tạo ra nguồn doanh thu trong tương lai hay phát sinh chi phí trong quá trình sửa chữa hoặc thêm giá trị vào các tài sản hiện có để kéo dài tuổi thọ của tài sản đó.

Ý nghĩa

OPEX đại diện cho những phần chi phí hàng ngày được thiết kế để duy trì hoạt động của một công ty.

CAPEX chính là những khoản mua sắm lớn sẽ được sử dụng ở ngoài kỳ kế toán hiện tại mà chúng được mua.

Kế toán và lập báo cáo tài chính

OPEX sẽ được khấu trừ hoàn toàn ở trong giai đoạn chúng phải chịu bởi chúng được sử dụng để phục vụ cho những chi phí của kỳ kế toán đó.

CAPEX sẽ không được khấu trừ ở trong giai đoạn phát sinh mà được phân bổ vào những giai đoạn tài chính khác nhau.

Lợi nhuận

Khi mà lợi nhuận của OPEX ngắn hơn nhiều, chẳng hạn như các công việc mà một nhân viên làm hàng ngày để kiếm tiền lương của họ.

Chi phí CAPEX sẽ được trả trước tất cả cùng một lúc. Lợi nhuận trên CAPEX cần mất nhiều thời gian hơn để nhận ra.

Phân biệt rõ được hai khái niệm CAPEX và OPEX thì sẽ giúp cho nhà đầu tư hiểu được nguồn tiền đến từ doanh nghiệp đang được phân bổ ở trên những lĩnh vực nào. Chỉ số này cũng giúp cho nhà đầu tư phân tích được những vấn đề nội tại của một doanh nghiệp, đồng thời định giá được mức giá cổ phiếu so với thị trường.

>> Tham khảo thêm: Cung tiền là gì? Cách đo lường cung tiền tệ

Phân biệt OPEX và một số chi phí khác

Phân biệt OPEX và một số chi phí khác Phân biệt OPEX và một số chi phí khác

Chi phí hoạt động so sánh với những chi phí hoạt động khác

Ngược lại với chi phí hoạt động thì chi phí từ hoạt động khác (Non-operating expense) chính là khoản chi phát sinh của một đơn vị mà không ảnh hưởng đến các công việc cốt lõi của doanh nghiệp. Những kiểu chi phí từ công việc khác phổ biến nhất chính là khấu hao, sắp xếp, chi phí lãi vay hay các chi phí vay khác.

Kế toán viên đôi khi sẽ loại bỏ các chi phí đến từ hoạt động khác để kiểm duyệt đạt được kết quả tốt kinh doanh, bỏ qua liên quan của tài chính và những sai lầm không liên quan khác.

Chi phí công việc ở trên báo cáo thu nhập

Báo cáo thu nhập theo dõi về thu nhập và chi phí của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cụ thể nhằm mục đích đưa ra cái nhìn về lợi nhuận của tổ chức.

Báo cáo thu nhập thường sẽ phân loại và chia thành 06 nhóm: giá vốn hàng bán, khấu hao và phân bổ, chi phí lãi vay, khoản chi SG&A, chi phí từ công việc khác và thuế thu nhập.

Khoản chi phí tài sản cố định sẽ kiểu như một khoản đầu tư. Chi phí tài sản cố định bao gồm có những khoản chi gây ảnh hưởng đến việc mua lại hay nâng cấp tài sản hữu hình và vô hình.

Tài sản hữu hình bao gồm có bất động sản, thiết bị nhà máy, nội thất văn phòng, máy tính và các tài sản vốn hiện vật khác. Tài sản vô hình bao gồm có sở hữu trí tuệ, bằng sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu,…

Sử dụng chi phí hoạt động chung để sửa đổi và nâng cấp được hoạt động kinh doanh

Chia phần chi phí hoạt động chung cho khoản chi lao động để xem bạn có đang sử dụng những nguồn lực một cách hiệu quả. Nhân với 100 để có thể đạt được tỷ lệ chi phí công việc chung ở trên mỗi nhân viên.

  • Nếu như mà tỷ lệ này thấp thì điều đó nghĩa là công ty của bạn đang quản lý phí đạt kết quả tốt.
  • Nếu như tỷ lệ cao thì có thể công ty của bạn đang sử dụng quá nhiều nhân sự.

Hãy tính phần trăm tỷ lệ doanh thu cần phải chi cho phí công việc chung. Chia chi phí phí công việc chung cho phần doanh thu và sau đấy nhân với 100 để đạt được tỷ lệ. Đây cũng chính là cách dễ dàng để biết được liệu bạn có đang bán đủ lượng hàng hóa/dịch vụ để giữ được hiệu quả hoạt động bán hàng hay không.

  • Ví dụ, nếu như công ty của tôi bán được doanh thu của xà bông $100,000 một tháng và tôi cần phải trả $10,000 để duy trì hoạt động thì hiện tôi đang chi trả 10% doanh thu cho chi phí hoạt động chung.
  • Tỷ lệ này càng cao thì phần biên lợi nhuận sẽ càng xuống thấp

Hãy tìm cách để cắt giảm hay quản lý được chặt chẽ hơn những chi phí hoạt động chung nếu như mà tỷ lệ trên đang ở mức cao. Đây chính là một trong những lý do chính làm cho bạn không thể kiếm được nhiều lợi nhuận. Bạn sẽ đang phải trả quá nhiều tiền thuê hay có thể cần phải bán nhiều số lượng hàng hóa hơn để bù đắp được chi phí hoạt động chung. Có thể, hiện bạn đang có quá nhiều nhân viên và không quản lý được hiệu quả để nhân viên làm việc đạt kết quả tốt. Hãy sử dụng các con số này để đo sâu thêm nữa về mô hình kinh doanh và làm ra những chỉnh sửa.

  • Tất cả các ngành nghề, doanh nghiệp đều cần phải chi trả cho công việc chung. Tuy nhiên những công ty quản lý chặt chẽ thì chi chí này sẽ mang lại được phần lợi nhuận cao hơn.
  • Tuy nhiên, phần chi phí hoạt động chung cao sẽ không hoàn toàn phân phối mục đích tiêu cực. Nếu như bạn phải chi trả tiền cho những thiết bị tốt hoặc để thỏa mãn nhân sự thì bạn có thể mang lại được năng suất lao động cao hơn và phần lợi nhuận cao hơn.

Kết luận 

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Mytrade đã giúp cho bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ kinh tế Operating Expense – Opex là gì cũng như các phương pháp để tiết kiệm chi phí Opex hiệu quả nhất. Chi phí hoạt động là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thành công của doanh nghiệp bạn. Đồng thời bạn cần phân biệt được sự khác biệt giữa OPEX và CAPEX để từ đó có những chiến lược điều chỉnh phù hợp.

Nếu nhà đầu tư muốn tìm hiểu thêm thông tin về OPEX là gì hay cần hỗ trợ tham đầu tư trên thị trường chứng khoán thì hãy liên hệ ngay đến Mytrade qua HOTLINE 1900966935 – 0983.668.883 để được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp một cách nhanh nhất. 

Mytrade – nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín nhất hiện nay

Nền tảng giao dịch Mytrade hiện luôn đồng hành xuyên suốt trong quá trình thực hiện giao dịch cùng các nhà đầu tư nhằm mang đến những hiệu quả trong việc tối ưu giá trị đầu tư, tối ưu lợi nhuận và tối ưu được mức thuế phí cho khách hàng. Tải app MyTrade ngay hôm nay để có thể trải nghiệm được nền tảng đầu tư mới tại:

- Apple Store: https://apps.apple.com/us/app/mytrade-đầu-tư-cho-mọi-người/id1610468053

- Google Play: https://play.google.com/store/apps/details?id=vn.ftv.mytrade

 

 

  • Bài viết nổi bật