Phiên phân phối là gì? Cần làm gì khi xảy ra phiên phân phối

Khi nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán, chắc chắn sẽ được nghe nhiều đến thuật ngữ phiên phân phối. Nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu phiên phân phối là gì, cần phải làm gì khi xuất hiện phiên phân phối. Bài viết hôm nay hãy cùng Mytrade tìm hiểu về phiên phân phối trong chứng khoán và những nội dung liên quan nhé!

Phiên phân phối là gì?

Phiên phân phối là gì?Phiên phân phối là gì?

Phiên phân phối (còn được gọi là ngày phân phối) được định nghĩa là phiên giao dịch mà chỉ số chung sẽ giảm lớn hơn 0,2% đạt khối lượng cao hơn với phiên trước đó. Chỉ số chung được đề cập phía trên là chỉ số VNINDEX và VN30. Khi mà khối lượng tăng mạnh hơn những ngày trước đó nhưng nếu giá không còn lên cao nữa và khả năng lớn là ngày phân phối chuẩn bị diễn ra. 

Ngày phân phối có thể xảy ra đối với toàn thị trường hoặc có thể chỉ là một vài cổ phiếu. Tất nhiên, các mã cổ phiếu này không đại diện cho toàn thị trường. Những cổ phiếu mà được thổi giá cao đến một mức nhất định; “đội lái” sẽ làm cho giá biến động để “vờn” các nhà đầu tư với khối lượng lớn. Họ thực hiện hoạt động tự mua bán để tạo ra cầu giả, thu hút thêm nhiều nhà đầu tư mới. Sau đó thì thực hiện những ngày phân phối hay còn gọi là “trao tay” cổ phiếu cho các nhà đầu tư.

Có bao nhiêu ngày phân phối nguy hiểm?

Có bao nhiêu ngày phiên phân phối ngy hiểmCó bao nhiêu ngày phiên phân phối nguy hiểm?

Thị trường có thể chịu được từ 6 hoặc 7 ngày trước khi đảo chiều. Tuy nhiên trong cuốn sách Làm giàu từ chứng khoán William O’Neil khuyên ngày thứ 3 hoặc thứ 4 thì bạn nên bắt đầu hành động sẵn sàng để chốt lãi dần hoặc dời mức chặn lãi lên.

Điều đáng mừng là một ngày phân phối thì không nhất thiết phải làm thị trường bị ảnh hưởng vĩnh viễn. Có ba cách để một phiên phân phối có thể không được tính, đó là:

  • Đầu tiên là theo lịch. Sau 25 phiên thì một ngày đó sẽ hết hạn và số đếm được giảm một.
  • Cách thứ hai là khi mà chỉ số tăng 6% kể từ khi đóng cửa vào ngày xuất hiện một khoản lỗ khối lượng lớn. Như với hầu hết các vấn đề thì thị trường tăng giá là một cách chữa trị tuyệt vời.
  • Cách thứ ba sẽ đau đớn hơn nhiều. Một sự điều chỉnh ở trên thị trường rộng làm cho ngày phân phối đã trở thành một điểm tranh luận. Thông thường, số ngày phân phối cao thì sẽ tính trước mức điều chỉnh đó. Một khi mà thị trường rơi vào nhịp điều chỉnh thì câu hỏi lớn là khi nào nó lấy lại xu hướng tăng.

Khi xuất hiện sự Bùng nổ theo đà (Following – Through Day), báo hiệu có một xu hướng tăng mới, số ngày phân phối cũng bắt đầu được tính lại ở mức 0 cho chỉ số chính.

>> Tham khảo thêm: Quỹ đầu tư phát triển là gì? Chức năng và Nguyên tắc hoạch toán

Nhà đầu tư cần làm gì khi phiên phân phối xảy ra?

Khi số lượng ngày phân phối xảy ra từ bốn đến năm ngày giao dịch thì xu hướng điều chỉnh sẽ diễn ra. Lúc đó, nhà đầu tư chưa thể nhận ra dấu hiệu nên vẫn “ôm” cổ phiếu. Đến khi thị trường có đến pha giảm điểm mạnh mới nhận ra được những ngày phân phối cổ phiếu đã đi qua.

Lúc này, mức hỗ trợ ngắn hạn của cổ phiếu bị phá vỡ, nến giá có thể tiếp tục đà giảm trong trung hạn hoặc xa hơn. Nhà đầu tư có thể quan sát được mức đỉnh trước của nến giá. Nếu như nến giá chưa rơi vào vị trí thấp hơn đỉnh trước thì nhà đầu tư có thể bán ra sau nhịp kiểm định. Tuy nhiên thì trường hợp này rất khó, bởi vì ngày phân phối đã diễn ra 4-5 ngày thì mức giá nhiều khả năng đã thấp hơn với đỉnh trước của cổ phiếu. 

Nhà đầu tư cần phải có những hành động hợp lý ở trong các phiên này, cụ thể:

  • Đánh giá cổ phiếu được nắm giữ. Bán những cổ phiếu đầu cơ “lướt sóng”, xem xétcác mã cổ phiếu mạnh và có cơ bản.
  • Giữ tài khoản ở một mức an toàn. Trường hợp có sử dụng margin thì cổ phiếu cần bán sớm để đưa tài khoản về được mức độ an toàn nhất, tránh “cháy tài khoản”.
  • Cash is King (Tiền mặt là vua). Nắm giữ tiền mặt ở mức cao nhất có thể, đợi phiên wash out để có được điểm mua hợp lý.

Thời điểm nào phiên phân phối mất hiệu lực

Thời điểm nào phiên phân phối mất hiệu lựcThời điểm nào phiên phân phối mất hiệu lực

Phiên phân phối được đếm ở trong các phiên giao dịch cũng có thể sẽ bị mất hiệu lực. Có nhiều ý kiến trái chiều rằng, việc đếm số ngày phân phối ở trong một giai đoạn nhất định của thị trường. Tuy nhiên, có thể cho rằng ngày phân phối đó sẽ mất hiệu lực nếu:

  • Ngày phân phối không thể tiếp diễn xảy ra ở trong 20 – 25 phiên kể từ khi xuất hiện. 
  • Thị trường chung bật tăng từ 5% trở lên so với điểm số của ngày phân phối trước. 
  • Nhiều phiên mà thị trường tăng mạnh nhưng có thể là bùng tăng “giả”. Thị trường sẽ cố gắng tăng cao hơn với những ngày phân phối trước đó. Đây có thể là “một bẫy” tạo cầu giả của tổ chức nhằm thu hút được các nhà đầu tư. Khối lượng bán chủ động sẽ chính là dấu hiệu rõ ràng cho ngày phân phối. 

Kết luận 

Phiên phân phối khi đứng một mình sẽ không nói lên được điều gì nhiều. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần phải chú ý đến số ngày phân phối để đưa ra được những giao dịch phù hợp nhằm tránh rủi ro trong quá trình giao dịch của bản thân. 

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về phiên phân phối là gì hoặc cần hỗ trợ giao dịch trên thị trường chứng khoán hãy liên hệ đến Mytrade chúng tôi qua HOTLINE 1900966935 – 0983.668.883  để được phục vụ nhanh nhất. 

Tải app MyTradeTải app MyTrade nền tảng đầu tư tối ưu cho mọi nhà

Tải App ngay tại đây:

– Apple Store: https://apps.apple.com/us/app/mytrade-đầu-tư-cho-mọi-người/id1610468053

– Google Play: https://play.google.com/store/apps/details?id=vn.ftv.mytrade

  • Bài viết nổi bật