Tâm lý thị trường là gì? Cách đo tâm lý thị trường

Đối với các nhà đầu tư chứng khoán thì những biến động trên thị trường gây ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của họ. Khi thị trường diễn biến theo chiều hướng tích cực thì tâm lý nhà đầu tư cũng diễn biến tích cực. Ngược lại, khi thị trường diễn biến tiêu cực thì tâm trạng nhà đầu tư cũng trở nên lo lắng, tiêu cực hơn. Vậy cụ thể tâm lý thị trường là gì? Cách để nhận biết và đo lường nó như thế nào? Hãy cùng chuyên mục kiến thức của Mytrade tìm hiểu ngay sau đây.

Tâm lý thị trường là gì? 

Tâm lý thị trường là gì? Tâm lý thị trường là gì? 

Tâm lý thị trường (Market sentiment) dùng để chỉ tâm lý giao dịch, thái độ chung của các nhà đầu tư trong phiên hiện tại. Đó chính là cảm giác hoặc không khí chung của một thị trường, hoặc tâm lý đám đông của nó, được tiết lộ thông qua những hoạt động và biến động giá của chứng khoán giao dịch ở trên thị trường đó. 

Theo nghĩa rộng thì giá tăng cho thấy rằng cảm tính thị trường tăng, trong khi giá giảm sẽ cho thấy cảm tính thị trường giảm.

Đặc điểm của tâm lý thị trường

Tâm lý thị trường còn được gọi là "tâm lý nhà đầu tư", không phải lúc nào cũng dựa trên nguyên tắc cơ bản. Các nhà giao dịch hàng ngày và các nhà phân tích kỹ thuật sẽ dựa vào tâm lý thị trường. Bởi nó ảnh hưởng đến các chỉ số kỹ thuật mà họ sử dụng để đo lường và thu lợi từ biến động giá trong ngắn hạn, thông thường do thái độ của nhà đầu tư đối với chứng khoán đó. 

Tâm lý thị trường cũng rất quan trọng đối với nhà đầu tư trái ngược, những người thích giao dịch theo xu hướng ngược lại với hướng phổ biến trên thị trường. Ví dụ, nếu như tất cả mọi người đang mua nhưng một nhà đầu tư trái ngược sẽ bán.

Các nhà đầu tư thường mô tả tâm lý thị trường có thể giảm hoặc tăng. Khi thị trường giá xuống đang kiểm soát thì giá cổ phiếu có xu hướng đi xuống. Khi mà thị trường giá tăng đang ở trong tầm kiểm soát thì giá cổ phiếu có xu hướng tăng lên. 

Tâm lý thường gây ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán, vì thế mà tâm lý thị trường không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với giá trị cơ bản của thị trường. Tâm lý thị trường đề cập tới cảm xúc, trong khi đó giá trị cơ bản đề cập tới hiệu quả kinh doanh.

Một số nhà đầu tư kiếm lợi nhuận bằng cách tìm những mã cổ phiếu được định giá quá cao hoặc bị định giá thấp dựa trên cảm tính của thị trường. Họ sử dụng các chỉ số khác nhau để đo lường được cảm tính thị trường, giúp xác định những mã cổ phiếu tốt nhất để giao dịch.

>> Tham khảo thêm: Ứng trước tiền bán chứng khoán là gì? Có mất phí không?

Phân loại diễn biến tâm lý thị trường 

Phân loại diễn biến tâm lý thị trường Phân loại diễn biến tâm lý thị trường 

Diễn biến tâm lý thị trường thường sẽ được chia thành 3 dạng:

  • Tuyệt vọng và bi quan (Bearish)
  • Không quan tâm (Neutral)
  • Lạc quan và hứng khởi (Bullish)

Để giao dịch hiệu quả theo tâm lý thị trường, nhà đầu tư cần phải nhận biết được sự thay của chỉ báo tâm lý thị trường chứng khoán. Tâm trạng này thay đổi một cách rất nhanh bởi nhiều loại tin tức như: dữ liệu phát hành, thay đổi chính trị hay sự xuất hiện một sự kiện bất ngờ. Về cơ bản thì nhà đầu tư luôn có cơ hội giao dịch khi tâm lý thị trường thay đổi. Nhà đầu tư cần phải nhớ rằng, việc giao dịch theo phương pháp tâm lý thị trường thì sẽ không cho phép họ được xác định các điểm ra vào của mỗi giao dịch. 

Làm thế nào để đo được chỉ số tâm lý thị trường? 

Chỉ số tâm lý thị trường chứng khoán được đo lường thông qua một số chỉ số sau:

Chỉ số VIX 

CHỉ số VIX được sử dụng phổ biến trên các nền tảng giao dịch quyền chọn. Đây chính là thước đo kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư cũng như xu hướng ngắn hạn mới nổi. Chỉ số VIX này còn mô tả về mức giá cả cổ phiếu của chỉ số S&P 500. Chỉ số VIX của thị trường Đức được tính từ giá trung bình của S&P500 và thường biểu thị dưới dạng phần trăm, mô tả về hướng tương lai của thị trường.

Chỉ báo tâm lý thị trường

Dữ liệu thị trường luôn là một nguồn thông tin vô cùng quan trọng để đánh giá được tâm lý trên thị trường tài chính. Vì thế số lượng giao dịch trên CFTC thường được giám sát một cách chặt chẽ.

Chỉ số All Bull and Bear

Đây là một cách cung cấp dữ liệu từ cuộc khảo sát sau nhiều sinh ra ở Phố Wall thực hiện. Mỗi khi đến thời điểm là cuối tuần thì các nhà đầu tư chỉ cần trả lời một vài câu hỏi đơn giản, kết quả sau đó sẽ được tổng hợp lại và cung cấp một cách công khai. Khảo sát tâm lý này là nguồn thông tin quan trọng giúp cho các nhà đầu tư dự đoán được chu kỳ tâm lý thị trường.

Cuối cùng, khi mà xu hướng giảm dừng lại thì biến động giá giảm và thị trường ổn định. Thông thường, thị trường chảy qua những chuyển động đi ngang trước khi bắt đầu cảm giác hy vọng và lạc quan bắt đầu xuất hiện trở lại. Thời kỳ trải qua nhanh như vậy còn được gọi là giai đoạn tích lũy.

Chỉ số sợ hãi và tham lam CNN

Chỉ số CNN này sẽ không dựa vào các kết quả khảo sát như chỉ số All Bull and Bear. Thay vào đó, chỉ số CNN lại sử dụng đến một số dữ liệu liên quan khác, đơn cử là chỉ số VLX. Kết quả của chỉ số này thì sẽ tính theo thang điểm từ 0 lên 100. Nếu như thang điểm này mà càng cao lại càng phản ánh rõ được mức độ tham lam của các nhà đầu tư, ngược lại nếu như điểm càng thấp lại cho thấy mức độ sợ hãi của các nhà đầu tư tại thời điểm đó.

Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của Mytrade về tâm lý thị trường khi giao dịch. Để thành công trên thị trường tài chính này, nhà đầu tư không chỉ cần những hiểu biết về tài chính mà còn phải học cách kiểm soát tâm lý của mình.

Nếu cần hỗ trợ phòng tránh tâm lý thị trường trong hoạt động đầu tư hãy liên hệ đến Mytrade chúng tôi qua HOTLINE 1900966935 – 0983.668.883  để được phục vụ nhanh nhất. 

Tải App ngay tại đây:

– Apple Store: https://apps.apple.com/us/app/mytrade-đầu-tư-cho-mọi-người/id1610468053

– Google Play: https://play.google.com/store/apps/details?id=vn.ftv.mytrade

Tải app MyTradeTải app MyTrade để trải nghiệm được ngay nền tảng đầu tư chứng khoán mới tại thị trường Việt Nam

 

  • Bài viết nổi bật