Bản cáo bạch là gì? Nội dung và quy định của bản cáo bạch

Khi phát hành chứng khoán ra công chúng thì doanh nghiệp phát hành cần phải công bố cho người mua chứng khoán các thông tin về bản thân doanh nghiệp, nêu rõ những cam kết của doanh nghiệp và những quyền lợi cơ bản dành cho người mua chứng khoán. Trên cơ sở đó, nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định đầu tư hay không. Tài liệu phục vụ cho mục đích đó gọi là Bản cáo bạch hay còn gọi là bản công bố thông tin. Vậy bản cáo bạch là gì? hãy cùng Mytrade tìm hiểu ngay sau đây!

Bản cáo bạch là gì?

Bản cáo bạch là gì? Bản cáo bạch là gì?

Bản cáo bạch là một tài liệu pháp lý do một doanh nghiệp phát hành khi phát hành cổ phiếu. Bản cáo bạch cung cấp những thông tin mà nhà đầu tư muốn biết về doanh nghiệp để đưa ra quyết định một cách sáng suốt nhất. Những thông tin này sẽ bao gồm các thông tin cơ bản về công ty, cam kết của doanh nghiệp và quyền lợi được nhận của người mua chứng khoán,..

Bản cáo bạch có thể được coi là một lời mời chào cho các nhà đầu tư. Mục đích nhằm thu hút họ sẽ đăng ký hoặc mua chứng khoán của doanh nghiệp phát hành. Do vậy, các thông tin có trong bản cáo bạch sẽ phải liên quan đến đợt chào bán. Tất cả những thông tin cần thiết đều sẽ được công bố công khai một cách chính xác và minh bạch nhất nhằm giúp cho các nhà đầu tư có được những đánh giá khách quan nhất.

Thông thường, nếu như một doanh nghiệp muốn phát hành chứng khoán sẽ phải chuẩn bị một bản cáo bạch để Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét. Bản cáo bạch này sẽ được gọi là bản cáo bạch sơ bộ. Sau khi đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phê duyệt thì sẽ thành bản cáo bạch chính thức. 

Ngoài ra, khi chào bán chứng khoán các doanh nghiệp cũng thường cung cấp cả bản cáo bạch tóm tắt. Đây chính là văn bản với những nội dung tương tự nhưng tóm gọn lại của văn bản chính thức. Để tiết kiệm được thời gian thì nhà đầu tư có thể đọc bản tóm tắt để có được cái nhìn tổng quan nhất về công ty.

Bản cáo bạch có quan trọng đối với nhà đầu tư không?

Bản cáo bạch là một tài liệu cực kỳ quan trọng. Bản cáo bạch sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá khả năng sinh lời và triển vọng của công ty. Bằng cách đọc bản cáo bạch, nhà đầu tư có thể đưa ra được quyết định có nên đầu tư hay không. 

Sự thiếu thông tin có thể dẫn đến những quyết định sai lầm nghiêm trọng. Vậy nên nhà đầu tư hãy đọc bản cáo bạch một cách nghiêm túc trước khi đầu tư. Đồng thời nên đánh giá các thông tin quan trọng của doanh nghiệp bằng cách nghiên cứu bản cáo bạch. Qua đấy, có thể đánh giá được khả năng sinh lời và các rủi ro tương ứng. Mặc dù IPO thường là một cơ hội đầu tư tốt với mức lợi nhuận cao nhưng vẫn tồn tại nhiều rủi ro.

>> Tham khảo: Retroactive là gì? Cơ hội kiếm tiền online từ Retroactive

Nội dung của bản cáo bạch

Nội dung của bản cáo bạch Nội dung của bản cáo bạch

Đối với việc chào bán cổ phiếu và trái phiếu ra công chúng

Theo quy định tại Luật Chứng khoán 2019, trong trường hợp chào bán cổ phiếu và trái phiếu ra công chúng, bản cáo bạch sẽ bao gồm những nội dung sau:

  • Thông tin tóm tắt về tổ chức phát hành sẽ bao gồm hoạt động kinh doanh, mô hình tổ chức bộ máy, tình hình tài chính, tài sản, Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Tổng giám đốc (hay Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (hay Phó Giám đốc), Kế toán trưởng và cơ cấu cổ đông (nếu có)
  • Thông tin về đợt chào bán và chứng khoán chào bán sẽ bao gồm: điều kiện chào bán, những yếu tố rủi ro, dự kiến về kế hoạch lợi nhuận và cổ tức của năm gần nhất sau khi đã phát hành chứng khoán, phương án phát hành và phương án sử dụng số vốn thu được từ đợt chào bán
  • Báo cáo tài chính của doanh nghiệp phát hành trong 02 năm gần nhất theo quy định tại Điều 20 của Luật này
  • Những thông tin khác đã quy định trong Bản cáo bạch.

Đối với việc chào bán các chứng chỉ quỹ ra công chúng

Với trường hợp chào bán chứng chỉ quỹ ra ngoài công chúng, bản cáo bạch sẽ bao gồm những nội dung:

  • Loại hình và quy mô của quỹ đầu tư chứng khoán
  • Mục tiêu và chiến lược đầu tư, phương pháp và quy trình đầu tư, hạn chế trong đầu tư, những yếu tố rủi ro của quỹ đầu tư chứng khoán
  • Tóm tắt các nội dung cơ bản của dự thảo về Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán
  • Phương án phát hành các chứng chỉ quỹ và những thông tin hướng dẫn tham gia đầu tư vào quỹ đầu tư chứng khoán
  • Thông tin tóm tắt về doanh nghiệp quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát và các quy định về giao dịch với người có liên quan của doanh nghiệp quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và ngân hàng giám sát
  • Những thông tin khác được quy định trong mẫu Bản cáo bạch.

Chữ ký trong bản cáo bạch quy định như thế nào

Chữ ký trong bản cáo bạch quy định như thế nào Chữ ký trong bản cáo bạch quy định như thế nào

Bên cạnh việc quy định về nội dung bản cáo bạch thì Luật Chứng khoán 2019 còn quy định cụ thể về chữ ký trong bản cáo bạch. Cụ thể: 

  • Đối với việc chào bán cổ phiếu, trái phiếu ra ngoài công chúng, Bản cáo bạch cần phải có được chữ ký của những người sau đây: Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (hay Giám đốc), Giám đốc tài chính hoặc Kế toán trưởng của tổ chức phát hành, những người đại diện theo pháp luật của tổ chức tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra ngoài công chúng, tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành chính (nếu có). Trong trường hợp ký thay phải có văn bản ủy quyền kèm theo.
  • Đối với việc chào bán chứng chỉ quỹ ra ngoài công chúng, Bản cáo bạch cần phải có được chữ ký của những người sau đây: Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (hay Giám đốc) của doanh nghiệp quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và người đại diện theo pháp luật của tổ chức bảo lãnh phát hành (nếu có). Trong trường hợp ký thay phải có văn bản ủy quyền kèm theo.

Thông tin cần quan tâm trong bản cáo bạch

Trong quá trình đầu tư, nhà đầu tư nên tự đặt ra cho mình một số câu hỏi để từ đó có thể đưa ra quyết định đầu tư. Để có thể làm điều này, nhà đầu tư cần nắm những thông tin trong bản cáo bạch như:

  • Trang bìa (bao gồm mặt trước và mặt sau)
  • Thời gian chào bán
  • Các khái niệm
  • Tình hình và đặc điểm của doanh nghiệp phát hành
  • Bảng mục lục
  • Tóm tắt Bản cáo bạch: Phần này giúp nhà đầu tư tìm hiểu khái quát những thông tin tóm tắt về doanh nghiệp, bao gồm giới thiệu chung về doanh nghiệp phát hành, những hoạt động kinh doanh, người hỗ trợ phát hành, những cổ đông lớn và Ban giám đốc của công ty.
  • Tóm tắt về vốn cổ phần, thống kê số liệu phát hành hoặc chào bán, số nợ và phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt phát hành.
  • Chứng khoán phát hành
  • Thông tin về ngành nghề kinh doanh: Phần này cho biết doanh nghiệp có những hoạt động kinh doanh gì? Thông tin đưa ra sẽ bao gồm:

Tình hình ngành kinh doanh chính mà doanh nghiệp phát hành tham gia

Triển vọng của các ngành liên quan có gây ảnh hưởng đến hoạt động ngành kinh doanh chính của doanh nghiệp phát hành

Loại sản phẩm và dịch vụ kinh doanh chính của doanh nghiệp

Khách hàng và nhà cung cấp của doanh nghiệp phát hành

Công nghệ, kênh phân phối và phương thức sản xuất

Các nhân tố thương mại như đại lý, hệ thống bán lẻ, hệ thống phân phối, nhãn hiệu sản phẩm,  bằng sáng chế và khả năng nghiên cứu và phát triển, giấy phép kinh doanh.

  • Thông tin tài chính: Tóm tắt về thông tin tài chính của doanh nghiệp phát hành, kể cả triển vọng của doanh nghiệp. Đây là một phần quan trọng trong Bản cáo bạch và thường được chia làm 2 phần:

Thông tin tài chính ở quá khứ

Thông tin tài chính dự định trong tương lai.

  • Thông tin về các cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc: Nhà đầu tư nên đọc danh sách các cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc để nắm được trình độ chuyên môn và kinh nghiệm quản lý của họ. Một bản cáo bạch sẽ cung cấp đầy đủ những nhóm thành viên sau:

Cổ đông lớn và những nhà sáng lập của doanh nghiệp phát hành, kể cả tên và cổ phần của những cá nhân đứng đằng sau công ty

Hội đồng quản trị bao gồm cổ phần mà họ đại diện và chi tiết về trình độ, kinh nghiệm, trách nhiệm của mỗi giám đốc, đồng thời họ có phải là các giám đốc điều hành hay không

Đội ngũ cán bộ quản lý dưới cấp của uỷ viên Hội đồng quản trị, chi tiết về phần trách nhiệm của họ, trình độ và kinh nghiệm

Tỷ lệ sở hữu số cổ phiếu và trái phiếu của từng thành viên.

  • Những đối tác liên quan tới đợt phát hành
  • Những nhân tố rủi ro liên quan đến ngành kinh doanh và triển vọng của doanh nghiệp: Tóm tắt về các yếu tố rủi ro liên quan hoặc tác động đến hoạt động kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp phát hành
  • Phụ lục
  • Thủ tục nộp hoàn tất hồ sơ và chấp thuận
  • Thông tin chính của trang bìa
  • Trên trang bìa sẽ có những thông tin như: Những chứng khoán sẽ được bán, Số lượng chứng khoán sẽ được chào bán, Giá bán của các chứng khoán, Tổ chức liên quan đến đợt phát hành.

>> Tham khảo: Thương mại quốc tế là gì? Phân loại, đặc điểm, vai trò

Các yếu tố rủi ro của bản cáo bạch

Các yếu tố rủi ro của bản cáo bạch Những yếu tố rủi ro của bản cáo bạch

Những rủi ro chung được đề cập đến bao gồm:

  • Việc tăng, giảm giá chứng khoán sẽ phụ thuộc vào những điều kiện của thị trường chứng khoán nói chung và của tình trạng kinh tế đất nước và thế giới nói riêng
  • Những thay đổi trong chính sách đưa ra của Chính phủ
  • Những rủi ro về ngoại hối
  • Sự thay đổi về tỷ lệ lãi suất

Những rủi ro có thể xảy ra của doanh nghiệp bao gồm:

  • Sự phụ thuộc vào đội ngũ nhân viên cán bộ chủ chốt
  • Sự phụ thuộc vào một phần nhỏ các khách hàng, nhà cung cấp hoặc những dự án trong nội bộ doanh nghiệp
  • Những thay đổi về giá đầu vào nguyên liệu thô
  • Sự hợp nhất giữa những đối thủ cạnh tranh hoặc các doanh nghiệp mới tham gia vào ngành
  • Những tranh chấp đã bắt đầu phát sinh hoặc bị mang ra toà.

Trong phần này nhà đầu tư nên tìm hiểu xem Hội đồng quản trị của doanh nghiệp định giải quyết hoặc làm giảm ảnh hưởng của những nhân tố rủi ro đã được xác định như thế nào.

Kết luận 

Bản cáo bạch là một điều kiện bắt buộc trong hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. Đây chính là một bức tranh toàn diện về doanh nghiệp chào bán hoặc niêm yết và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống thông tin trên thị trường chứng khoán. Bản cáo bạch cũng là tài liệu quan trọng đối với nhà đầu tư trong việc tìm hiểu các vấn đề cơ bản của doanh nghiệp để từ đó góp phần đưa ra các quyết định đầu tư.

 Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về bản cáo bạch hoặc cần hỗ trợ giao dịch, nhà đầu tư hãy liên hệ ngay đến HOTLINE Mytrade 1900966935 – 0983.668.883 để được giải đáp nhanh nhất.

Mytrade - nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín tại thị trường Việt Nam

Mytrade là nền tảng đầu tư tài chính uy tín tại Việt Nam, trực thuộc công ty cổ phần đầu tư và công nghệ FTV. Nền tảng giao dịch chứng khoán Mytrade đã được cấp phép hoạt động và phát triển app mobile đơn giản dễ dàng giao dịch cho nhà đầu tư mới tham gia.

Nền tảng Mytrade được thiết kế thân thiện và cho phép nhà đầu tư mới thực hiện giao dịch nhanh chóng, đơn giản ngay trên các thiết bị smartphone. Những ưu điểm tuyệt vời của app đầu tư Mytrade: 

  • Hỗ trợ nhà đầu tư giám sát đầu tư cá nhân 24/7, nhận biết lãi lỗ và quản lý tài sản.
  • Ứng dụng cập nhật các thông tin và chỉ số thị trường một cách nhanh chóng, giúp nhà đầu tư đưa ra những quyết định phù hợp.
  • Thao tác nhanh chạm tay đặt lệnh tức thì, khớp lệnh real-time và thông tin khớp lệnh được tổng hợp giúp nhà đầu tư dễ dàng theo dõi.
  • Bài viết nổi bật