Trong thị trường chứng khoán sẽ có rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành. Mỗi thuật ngữ đều có thể phản ánh về tình hình của thị trường ở trong một giai đoạn. Trong chứng khoán, bear market (thị trường con gấu) cũng là một thuật ngữ mà nhiều nhà đầu tư nên đặc biệt quan tâm. Vậy bear market là gì? Để hiểu rõ hơn về thuật ngữ này thì hãy cùng tham khảo bài viết sau đây của Mytrade nhé!
Con bò Phố Wall
Con bò Phố Wall
Trước khi tìm hiểu về thuật ngữ thị trường con gấu là gì? mời bạn thưởng thức một công trình điêu khắc đặc sắc và nổi tiếng: Charging Bull, được gọi là con bò Phố Wall (Wall Street Bull) hay Bowling Green Bull. Nó chính là một tác phẩm điêu khắc bằng đồng nằm tại công viên Bowling Green, gần phố Wall, New York.
Tác phẩm này điêu khắc một con bò đực, là biểu tượng của sự lạc quan và thịnh vượng tài chính. Đầu của con bò sẽ hơi hạ xuống, cơ bắp xoắn nghiêng một bên và lỗ mũi nở với cặp sừng sắc nhọn như sẵn sàng cho một cú húc sấm sét. Đó chính là một con thú đang tức giận và đầy nguy hiểm. Nhờ có tác phẩm này của Arturo Di Modica mà công viên Bowling Green đã trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút được hàng ngàn người mỗi ngày, cũng như là một hình ảnh mang tính biểu tượng nhất của thủ đô New York.
Bear market là gì?
Bear market là gì?
Bear market (còn gọi là thị trường gấu) chính là giai đoạn mà thị trường chứng khoán sụt giảm. Đây là một tên gọi được bắt nguồn từ cách kết liễu con mồi của gấu tấn công từ phía trên xuống. Hành động này chính là ẩn dụ cho chuyển động của thị trường, nếu như xu hướng giảm thì sẽ được xem là thị trường gấu.
Thị trường gấu xuất hiện khi những mã chứng khoán sụt giảm liên tục, thấp nhất từ 20% và cũng có thể hơn so với mức đỉnh gần nhất. Bởi lẽ đây là một khoảng thời gian mà tâm lý các nhà đầu tư vô cùng tiêu cực và bi quan lan rộng trên toàn thị trường.
Thị trường gấu có thể chính là sự sụt giảm của một nhóm ngành cụ thể nói riêng hay cả chỉ số VN-index nói chung hoặc rộng hơn có thể cả nền tài chính toàn cầu có xu hướng đi xuống. Nguy hiểm hơn, thị trường gấu có thể chính là dấu hiệu cho một nền kinh tế suy thoái.
Nguyên nhân hình thành nên Bear market
Giá cổ phiếu chính là phản ánh kỳ vọng tương lai của dòng tiền và phần lợi nhuận của những doanh nghiệp liên quan. Khi triển vọng tăng trưởng suy yếu, kỳ vọng về tương lai của doanh nghiệp hay nền kinh tế sẽ sụp đổ thì giá cổ phiếu sẽ giảm đi. Trong quá trình đó thì FOMO (hiệu ứng sợ bỏ lỡ cơ hội khi đứng ngoài số đông) sẽ bảo vệ những khoản đầu tư trong sự sợ hãi lan rộng, dẫn đến hiện tượng bán tháo hàng loạt.
Nguyên nhân dẫn đến thị trường gấu thường sẽ khác nhau. Nhìn chung thì khi nền kinh tế suy thoái hay có triển vọng tăng trưởng kém, đại dịch, khủng hoảng chính trị, chiến tranh,… đều có thể là những nguyên nhân dẫn đến thị trường gấu.
Các giai đoạn trong Bear market
Cũng như bất kỳ một chu kỳ kinh tế nào, nhà đầu tư vẫn có thể nhận biết khi nào sẽ xảy ra thị trường gấu bằng cách phân biệt những giai đoạn của nó. Từ đó, nhà đầu tư có thể lập nên kế hoạch phản ứng hợp lý và bảo toàn vốn đầu tư của chính mình. Thị trường con gấu sẽ bao gồm 4 giai đoạn, cụ thể:
Giai đoạn 1
Đặc điểm của giai đoạn này chính là khi điểm số thị trường đang quá cao so với mức kỳ vọng, đi kèm với tâm lý hưng phấn của nhà đầu tư. Nhưng về cuối giai đoạn, khi mà tâm lý bắt đầu có cảm giác bất an về triển vọng của nền kinh tế thì một số nhà đầu tư sẽ bắt đầu rút khỏi thị trường nhằm bảo toàn khoản đầu tư.
Giai đoạn 2
Thiếu cầu từ sau cuối giai đoạn 1 nên những chỉ số kinh tế bắt đầu kém khả quan, giá của cổ phiếu bắt đầu lao dốc. Do vậy các nhà đầu tư đến trễ phải nếm đòn đau, bán tháo cổ phiếu trong sợ hãi và tâm lý tiêu cực lan rộng khắp thị trường.
Giai đoạn 3
Khi mà giá cổ phiếu được điều chỉnh về mức hợp lý thì các nhà đầu cơ, đầu tư cơ bản sẽ bắt đầu bắt đáy, tạo tính thanh khoản cho thị trường.
Giai đoạn 4
Đà giảm của thị trường cũng bắt đầu chậm lại, khi định giá đã hợp lý hơn thì thị trường chờ đợi những luồng thông tin tốt để bật tăng và kết thúc chu kỳ thị trường con gấu.
Cách phân biệt Bear market và các đợt điều chỉnh
Thị trường điều chỉnh là sự giảm giá thị trường của một mã cổ phiếu hay chỉ số lớn hơn 10%, tuy nhiên thấp hơn 20% so với mức đỉnh gần nhất. Thông thường thì thị trường điều chỉnh và thị trường con gấu sẽ có những khác biệt sau đây:
Phần trăm giảm
Sự khác biệt chính giữa thị trường điều chỉnh và thị trường Bear market là phần trăm giảm giá tính từ đỉnh gần trước đó. Thông thường thì với mức giảm từ 10 đến dưới 20% thì có thể được gọi là thị trường điều chỉnh. Mặt khác thì thị trường con gấu chính là khi thị trường sụt giảm ít nhất là 20% kể từ đỉnh trước đó.
Khung thời gian
Sự điều chỉnh giá là một không thể đoán trước, hiếm khi kéo dài ở trong một khoảng thời gian dài. Ngược lại thì thị trường con gấu thường sẽ diễn ra trong ít nhất là hai tháng và cũng có thể kéo dài đến hàng năm.
Tính thường xuyên
Thị trường điều chỉnh sẽ có xu hướng xảy ra thường xuyên hơn đối với thị trường con gấu. Nhà đầu tư có thể nhận thấy một số điều chỉnh của thị trường giảm mạnh hình thành một thị trường con gấu kéo dài.
Thời gian phục hồi
Với thị trường con gấu, bởi sự sụt giảm nghiêm trọng hơn và thời gian kéo dài hơn nên thị trường con gấu thường sẽ mất nhiều thời gian hơn một đợt điều chỉnh thị trường để có thể phục hồi về mức cao trước đó.
>> Tham khảo thêm: Điểm pivot là gì? Cách xác định và giao dịch hiệu quả với Pivot
Một số sai lầm cần tránh khi thị trường trong giai đoạn Bear market
Một số sai lầm cần tránh khi thị trường trong giai đoạn Bear market
Bán tháo cổ phiếu trong sự hoảng loạn
Vì quá sợ hãi nên nhiều nhà đầu tư dù không muốn nhưng đã phải bán tháo cổ phiếu khi chúng giảm. Nếu như làm theo cách đó thì nhà đầu tư chắc chắn sẽ cắt lỗ nhưng nếu họ chờ mọi thứ ổn thỏa thì cổ phiếu đó có thể sẽ sớm hồi phục. Do vậy, hãy đầu tư theo cách tiếp cận "mua và giữ" với những mã cổ phiếu chất lượng trong nhiều năm. Nếu nhà đầu tư áp dụng tư duy đó thì có thể sẽ ít hoảng loạn hơn khi mà giá cổ phiếu giảm xuống ở trong tạm thời.
Nghe từ quá nhiều người
Khi thị trường sụp đổ thì chắc chắn nhà đầu tư cũng sẽ tìm thấy nhiều mẹo có giá trị và lời khuyên của chuyên gia trực tuyến. Tuy nhiên thì nhà đầu tư cần hình thành một chiến lược phù hợp với mình, dựa trên danh mục đầu tư của bản thân.
Không có điểm dừng lỗ
Có một chiến lược thoát ra khi thị trường đi xuống chắc chắn sẽ giúp nhà đầu tư giảm thiểu được những tổn thất có thể xảy ra. Chọn điểm dừng lỗ của nhà đầu tư sau khi thực hiện nghiên cứu của bạn về doanh nghiệp và cổ phiếu của nó. Tất nhiên, những chiến lược này sẽ không thể hoạt động nếu như không có kỷ luật. Có sự rõ ràng và đưa ra được quyết định sáng suốt là rất quan trọng ở thời điểm như vậy.
Cố gắng bắt đáy
Tốt nhất là không nên đưa ra sự giả định về mức đáy của một chỉ số hay cổ phiếu. Mặc dù người ta có thể nhìn vào những mức hỗ trợ ở trong thị trường giá xuống, tuy nhiên cũng không nên quá vướng vào việc đưa ra dự đoán. Hãy đưa ra quyết định dựa trên những gì tốt nhất cho danh mục đầu tư của mình.
Hướng dẫn đầu tư hiệu quả khi thị trường ở giai đoạn Bear market
Hướng dẫn đầu tư hiệu quả khi thị trường ở giai đoạn Bear market
Trung bình giá
Giả sử giá cổ phiếu nằm trong danh mục đầu tư của bạn giảm 25%, từ 100.000 VNĐ một cổ phiếu xuống 75.000 VNĐ một cổ phiếu. Nếu như bạn có tiền để đầu tư và muốn mua thêm cổ phiếu này thì bạn có thể cố mua khi đã cho rằng giá cổ phiếu đã giảm.
Vấn đề ở đây là bạn có thể sẽ sai. Cổ phiếu đó có thể sẽ không chạm đáy ở mức 75.000 VNĐ một cổ phiếu. Đúng hơn nó có thể giảm 50% hay hơn so với mức cao của nó. Đây chính là lý do tại sao timing the market hay bắt đáy là một nỗ lực đầy sự rủi ro.
Một cách tiếp cận thận trọng hơn là định kỳ bổ sung nguồn tiền vào thị trường thông qua chiến lược trung bình giá. Giá trung bình là khi mà bạn tiếp tục đầu tư với số tiền gần bằng nhau theo khoảng thời gian. Điều này giúp cân bằng mức giá mua của bạn theo thời gian và đảm bảo rằng bạn không dồn hết tiền vào các mã cổ phiếu có giá cao (trong khi đó vẫn tận dụng được sự sụt giảm của thị trường).
Đa dạng hóa danh mục đầu tư
Đa dạng hóa danh mục đầu tư là đầu tư vào những chứng khoán khác nhau và thiết lập cơ cấu tài sản hợp lý để có thể đa dạng hóa rủi ro. Đa dạng hóa danh mục đầu tư chứng khoán sẽ không loại bỏ hoàn toàn mọi rủi ro, nhưng có thể làm giảm thiểu rủi ro với nguyên tắc "Không bỏ tất cả trứng vào một giỏ".
Vì thị trường gấu thường xảy ra trước hay trùng hợp với sự suy thoái kinh tế nên các nhà đầu tư thường ưu tiên những tài sản trong thời điểm này, mang lại phần lợi nhuận ổn định hơn. Những tài sản đó có thể kể đến như:
- Cổ phiếu trả cổ tức: Ngay cả khi mà giá cổ phiếu không tăng thì nhiều nhà đầu tư vẫn muốn được trả cổ tức. Đây là lý do tại sao các doanh nghiệp rả cổ tức cao hơn với mức trung bình sẽ hấp dẫn nhiều nhà đầu tư trong thị trường gấu.
- Trái phiếu: Trái phiếu chính là một khoản đầu tư hấp dẫn ở trong thời kỳ thị trường chứng khoán không ổn định bởi giá của chúng thường di chuyển ngược với hướng giá cổ phiếu. Trái phiếu chính là một thành phần thiết yếu trong bất kỳ danh mục đầu tư nào, tuy nhiên việc bổ sung thêm trái phiếu ngắn hạn và chất lượng cao vào danh mục đầu tư của bạn có thể sẽ giúp giảm bớt nỗi đau trên thị trường giá xuống.
Đầu tư vào những nhóm ngành hoạt động tốt ở trong thời kỳ suy thoái
Nếu nhà đầu tư muốn thêm một số tài sản ổn định vào trong danh mục đầu tư của mình thì hãy tìm đến các ngành có xu hướng hoạt động tốt ở trong thời kỳ thị trường suy thoái. Những thứ như mặt hàng chủ lực hay tiện ích tiêu dùng thường sẽ chống chịu với thị trường tốt hơn nhiều thứ khác.
Tập trung vào dài hạn
Thị trường gấu kiểm tra sự quyết tâm của tất cả những nhà đầu tư. Mặc dù các giai đoạn này rất khó để tồn tại, tuy nhiên lịch sử cho thấy rằng bạn có thể sẽ không phải chờ đợi quá lâu để thị trường phục hồi. Nếu như bạn đang đầu tư cho một mục tiêu dài hạn - chẳng hạn như nghỉ hưu thì thị trường con gấu mà bạn phải chịu đựng sẽ bị lu mờ do thị trường tăng giá.
Phân biệt Bear market và Bull market
Phân biệt Bear market và Bull market
Thị trường gấu và bò tót khác nhau ở một số điểm cơ bản sau:
Cung và cầu chứng khoán
Trong một thị trường “bò tót” thì chúng ta sẽ thấy lực cầu mạnh và nguồn cung yếu đối với chứng khoán. Có thể hiểu rằng nhiều nhà đầu tư có nhu cầu mua chứng khoán nhưng chỉ có một số ít người sẵn sàng bán. Kết quả làm cho giá cổ phiếu sẽ tăng lên khi nhà đầu tư cạnh tranh để có được lượng vốn chủ sở hữu hiện có. Ngược lại, trong một thị trường “gấu” sẽ có một lượng lớn người có nhu cầu bán hơn mua. Việc thấp hơn đáng kể của cầu so với mức cung dẫn đến kết quả làm cho giá cổ phiếu giảm.
Tâm lý nhà đầu tư
Do hành vi của thị trường bị ảnh hưởng và được xác định theo cách thức các nhà đầu tư có cảm nhận về hành vi đó nên tâm lý và ý kiến của nhà đầu tư sẽ quyết định đến thị trường sẽ tăng hay giảm. Hiệu suất của thị trường chứng khoán cùng với tâm lý nhà đầu tư phụ thuộc lẫn nhau. Trong một thị trường “bò tót”, nhà đầu tư sẵn sàng tham gia với sự kỳ vọng thu được lợi nhuận. Trong một thị trường “gấu” thì tâm lý thị trường cũng trở nên tiêu cực, nhà đầu tư bắt đầu rút tiền ra khỏi các mã cổ phiếu và chuyển vào những chứng khoán có thu nhập cố định, trong khi chờ đợi động thái tích cực của thị trường chứng khoán. Tóm lại thì sự suy giảm của giá cổ phiếu sẽ gây ảnh hưởng đến sự tự tin của những nhà đầu tư, làm cho họ rút tiền ra khỏi thị trường và điều này đã dẫn đến sự sụt giảm của thị trường chứng khoán.
Sự thay đổi ở trong hoạt động kinh tế
Bởi vì những doanh nghiệp có cổ phiếu đang niêm yết ở trên sàn giao dịch là những đối tượng ảnh hưởng lớn vào nền kinh tế nên thị trường chứng khoán và nền kinh tế sẽ có một liên kết rất chặt chẽ với nhau. Thị trường “gấu” thể hiện rằng hiện nền kinh tế yếu kém bởi hầu hết các doanh nghiệp không thể đạt được nguồn lợi nhuận đủ lớn vì chi tiêu của người tiêu dùng đang gần như là không đủ. Sự suy giảm lợi nhuận này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến cách định giá của thị trường chứng khoán. Trong một thị trường “bò tót” thì điều ngược lại xảy ra, khi mọi người có nhiều tiền hơn cho việc chi tiêu và sẵn sàng chi tiêu thì chúng sẽ điều khiển và góp phần tăng trưởng cho nền kinh tế.
Kiến nghị cho các nhà đầu tư chứng khoán ở trong giai đoạn Bear market và Bull market
Kiến nghị cho các nhà đầu tư chứng khoán ở trong giai đoạn Bear market và Bull market
Là một nhà đầu tư thì nên xem xét kỹ lưỡng thị trường trước khi đưa ra bất kỳ một quyết định nào. Cho dù đó là thị trường tăng hoặc thị trường giảm đều gây ảnh hưởng đến chiến lược của bạn. Tuy nhiên, bạn vẫn có phần lợi nhuận khi đầu tư vào cả hai. Sau đây là một số kiến nghị dành cho nhà đầu tư chứng khoán ở trong 2 thị trường này.
Trong giai đoạn Bull market
Bull market (còn gọi là thị trường con bò) chính là thuật ngữ để mô tả trạng thái thị trường tăng trưởng. Trong Bull market thì giá cổ phiếu liên tục tăng. Trong trạng thái bull market, các nhà đầu tư có niềm tin rằng xu hướng tăng tiếp tục ở trong dài hạn và có nhu cầu đầu tư nhiều hơn.
Nhà đầu tư cần phải tận dụng lợi thế uptrend, giá những cổ phiếu có xu hướng tăng để xác định được điểm mua và điểm bán hợp lý và thu được lợi nhuận kỳ vọng.
Mặc dù ở trạng thái Bull market nhưng sẽ có nhiều giai đoạn thị trường giảm trong một khoảng thời gian ngắn. Một số khuyến nghị dành cho các nhà đầu tư:
- Nếu như nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu tốt của các doanh nghiệp vững mạnh thì hãy tận dụng thời cơ giá giảm để có thể gia tăng tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu.
- Nhà đầu tư nên hạ tỷ trọng cổ phiếu đầu cơ ở trong danh mục đầu tư thay vì việc bán đi các cổ phiếu tốt
Khi thị trường Bull market thì những khoản lỗ của nhà đầu tư chỉ nên là một con số nhỏ và mang tính chất tạm thời. Nhà đầu tư có thể chủ động và tự tin đầu tư chứng khoán với một tỷ suất sinh lời cao hơn những lĩnh vực khác.
Trong giai đoạn Bear market
Khi thị trường ở trạng thái Bear market thì khả năng thua lỗ lớn hơn bởi cổ phiếu liên tục mất giá. Một số khuyến nghị dành cho các nhà đầu tư trong trường hợp này:
- Nhà đầu tư nên mua những cổ phiếu có tính ổn định. Đây là các mã cổ phiếu ít bị ảnh hưởng bởi những xu hướng thay đổi ở trên thị trường và ổn định ngay cả trong những chu kỳ kinh tế ảm đạm hay bùng nổ. Có thể kể đến các mã cổ phiếu của những ngành tiện ích thường sẽ thuộc sở hữu của Nhà nước. Doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm thiết yếu mà mọi người đều mua bất kể điều kiện kinh thế như thế nào.
- Với những nhà đầu tư theo phong khách mua ròng (Net buyer) thì họ sẽ ưa thích trạng thái cổ phiếu giảm. Trong trường hợp này có một số nhà đầu tư sẽ áp dụng chiến thuật bình quân giá (Dollar-Cost Averaging) nhằm giảm tác động của sự biến động giá lên phần giá trị cổ phiếu mà nhà đầu tư đó nắm giữ.
Kết luận
Trên đây là một số kiến thức về thị trường Bear market là gì cũng như nguyên nhân và các giai đoạn của thị trường. Các nhà đầu tư cần nắm rõ được bản chất của thị trường, và phân biệt được Bear market và những đợt điều chỉnh giá cũng như sự khác biệt với thị trường Bull market để từ đó có được những hoạt động đầu tư đúng đắn.
Nếu nhà đầu tư muốn tìm hiểu thêm về Bear market hoặc cần hỗ trợ đầu tư trên thị trường chứng khoán thì hãy liên hệ ngay đến Mytrade qua HOTLINE 1900966935 – 0983.668.883 để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.
Mytrade – nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín nhất hiện nay
Hiện nay Mytrade cung cấp đến nhà đầu tư nhiều loại công cụ hỗ trợ về nguồn vốn miễn phí và đồng hành với họ trong suốt quá trình giao dịch nhằm mang đến hiệu quả tối ưu. Tải app MyTrade để có thể trải nghiệm được nền tảng đầu tư mới.
- Apple Store: https://apps.apple.com/us/app/mytrade...
- Google Play: https://play.google.com/store/apps/de...