Break out là gì? Cách nhận biết Break Out trong chứng khoán

Break Out là một trong số những tín hiệu quan trọng và cần thiết trong phân tích kỹ thuật của các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường tài chính. Vì vậy, nếu muốn thành công và hiệu quả trong giao dịch các bạn cần nắm rõ Break Out là gì, dấu hiệu nhận biết cũng như những phương pháp giao dịch với Break out hiệu quả. Hãy cùng My Trade tìm hiểu về Break Out qua bài viết dưới đây.

Break Out là gì?

Break Out là gì?

Break out còn được gọi là phá vỡ giá hay phá vỡ mức giá. Giống như tên gọi, đây là một hiện tượng giá vượt qua mức hỗ trợ hoặc mức kháng cự gần nhất. Break out thường xảy ra sau một đợt sóng tăng hoặc giảm, khi đồ thị giá đang đi ngang trong một khoảng xác định.

Đây chính là cơ hội để nhà đầu tư vào lệnh bán ra hoặc mua vào.

Một điều cần chú ý là điểm break out chỉ được xác nhận khi giá đóng cửa của nến nằm dưới vùng hỗ trợ hoặc bên trên mức kháng cự. Nếu như cây nến chỉ “thò” phần râu lên trên hoặc xuống dưới mà giá đóng cửa vẫn nằm phía dưới đường kháng cự, trên đường hỗ trợ thì đây không được coi là điểm phá vỡ.

Ví dụ: Trong trường hợp giá break out khỏi đường kháng cự, tức là mức giá đóng cửa của cây nến đã ở phía trên của vùng kháng cự. Theo lý thuyết, khi mức giá đi từ dưới lên trên và gặp một đường kháng cự, tại đây sẽ xuất hiện một khối lượng bán ra rất lớn để đẩy giá quay ngược xuống dưới. Khi lực bán lúc này không đủ mạnh, giá sẽ phá vỡ đường kháng cự, đây là tín hiệu tốt để các nhà đầu tư thực hiện mua vào. Lúc này thị trường sẽ xuất hiện một lực mua cực mạnh đẩy giá tiếp tục đi lên.

>> Xem thêm: Vùng hỗ trợ và kháng cự trong chứng khoán

Đặc điểm của Break Out trong chứng khoán

Đặc điểm của Break Out trong chứng khoán

Hầu hết những xu hướng tăng đều được sinh ra từ một sự đột phá. Xu hướng tăng là một loạt các mức cao hơn, mức thấp hơn được duy trì bởi động lượng tạo ra từ sự đột phá.

Break out là các động thái tăng giá “phá vỡ” mức kháng cự với khối lượng mạnh khuấy động mua vào hoảng loạn chuyển thành xu hướng tăng. Sự đột phá khiến người bán khống tự mãn mua vào để che đậy vị thế của họ, đồng thời kéo người mua ra khỏi hàng rào.

Khối lượng lớn được coi là một dấu hiệu đáng tin cậy khi giá mua điên cuồng tăng vọt lên mức cao mới. Điều này tạo ra một xu hướng tăng khi giá hình thành mức cao hơn, trong khi đang duy trì mức thấp hơn. Đặc biệt, lúc này mức kháng cự trước đó sẽ trở thành mức hỗ trợ mới.

Các điểm Break Out trong chứng khoán

1. Break Out trong cùng một nến

Đây là loại Break out sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, phù hợp với những nhà đầu tư thích lướt sóng. Nhưng loại break out này lại không được sử dụng nhiều bởi khó phân tích và thông tin hay bị nhiễu, không chính xác.

Với thị trường chứng khoán Việt Nam thì break out chỉ cho giao dịch T+3. Khác với trong giao dịch forex break out sẽ được dùng nhiều hơn và thị trường này cho phép đánh T0. Nên việc đánh break out trong cùng một nến là rất khó thực hiện được. Nếu muốn đánh Break out có thể chuyển sang nến 15 phút để giao dịch.

2. Break Out tại đường hỗ trợ – kháng cự

Break out trên đường hỗ trợ - kháng cự là loại break out thường hay thấy nhất trên thị trường. Nếu đường giá phá vỡ mức kháng cự cho thấy đây là một tín hiệu giá đảo chiều tăng. Còn nếu đường giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ có thể dẫn đến một đợt sóng giảm giá. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp giá vượt qua hỗ trợ - kháng cự nhưng lại không đi theo hướng kỳ vọng, nó sẽ có xu hướng trở lại mức kháng cự. Đây gọi là phá vỡ giả, nếu như đầu tư theo hướng này sẽ dẫn đến thua lỗ.

3. Break Out giả

Break out giả là hiện tượng giá đột ngột tăng mạnh, phá vỡ mức giá kháng cự hoặc hỗ trợ nhưng sau đó lại không đi theo hướng Break out nữa. Nếu nhà đầu tư thường xuyên quan sát biểu đồ thì có số ít cổ phiếu trong phiên kéo vượt ra khỏi đường kháng cự, nhưng hết phiên ATC lại kéo thấp hơn đường kháng cự. Với trường hợp này các nhà đầu tư cần tỉnh táo và bình tĩnh để tránh rơi vào trường hợp đu đỉnh cổ phiếu.

4. Break Out thật

Giá sau khi tăng mạnh phá vỡ mức kháng cự hay hỗ trợ thì sẽ đi theo đúng giá kỳ vọng, đây cơ hội tốt để các nhà đầu tư tham gia. Thông thường, khi cổ phiếu đạt break out thật và cộng thưởng thêm các tin tức tốt về thị trường, cổ phiếu nữa thì giá sẽ tăng rất mạnh.

Dấu hiệu nhận biết điểm Break Out

Các dấu hiệu nhận biết break out thành công

Sau khi đã tìm hiểu và biết break out là gì và nắm được các loại break out trong chứng khoán thì có thể thấy việc nhận biết break out không phải điều dễ dàng nhất là với những nhà đầu tư mới. Vậy muốn biết break out thật thì phải dựa trên những dấu hiệu gì? Hãy cùng tham khảo một số dấu hiệu dưới đây:

1. Nhận biết Break out thông qua các chỉ báo

Chỉ báo luôn là yếu tố được nhiều nhà đầu tư tham khảo khi giao dịch. Nếu chỉ báo di chuyển theo xu hướng tăng thì mức giá vượt qua kháng cự, nhưng độ phân kỳ âm là một nghi vấn mà người chơi cần phải xem xét và chú ý để đưa ra quyết định. Tương tự, nếu chỉ báo tăng nhưng mức giá lại giảm xuống dưới mức hỗ trợ kèm theo độ phân kỳ dương thì đây cũng là một tín hiệu để đặt ra nghi vấn, lúc này nhà đầu tư cần cân nhắc xem có nên đặt lệnh hay không.

2. Nhận biết qua giá đóng cửa và ngưỡng học

Đây là một trong những dấu hiệu nhận biết break out mà các nhà đầu tư nên biết. Có thể hiểu đơn giản mức giá đóng cửa trên sàn chính là mức giá đóng cửa của nến. Tùy theo khung thời gian giao dịch của từng người chơi, nến có thể là nến giờ, nến ngày hoặc nến tuần có khi là nến phút. Có thể nhận thấy rằng các nhà đầu tư giỏi luôn để ý đến mức giá đóng cửa bởi khoảng thời gian này mức giá cuối cùng được đưa ra bởi bên mua và bên bán, chính vì vậy nó có tỷ lệ break out cao.

Bên cạnh đó, để xác định được đâu là điểm break out thật và để tăng độ tin cậy hơn các nhà đầu tư cũng nên quan tâm đến ngưỡng học. Ngưỡng học là mức xuyên qua ngưỡng kháng cự/hỗ trợ theo chiều phá vỡ mức giá đạt được. Việc chú ý đến ngưỡng học có thể giúp các nhà đầu tư nâng cao tính chính xác trong quá trình đầu tư.

3. Nhận biết Break Out qua tính thanh khoản

Có thể nói, việc sử dụng break out cũng đồng nghĩa với việc nhà đầu tư chấp nhận mua với mức giá cao để bán ra với một mức giá cao hơn nữa để kiếm lợi nhuận, nghĩa là người chơi phải chấp thuận đi theo thị trường. Trong đó, để xác định được một thị trường mạnh hay yếu người ta thường dựa trên tính thanh khoản.

Có thể hiểu đơn giản ở đây, tính thanh khoản là việc tiền hoặc cổ phiếu mà người chơi đang nắm giữ dễ dàng mua hoặc bán mà không ảnh hưởng đến giá cả. Một cách nhỏ khi giao dịch đó chính là muốn phá mức kháng cự/hỗ trợ thì cần phải kèm theo mức thanh toán ít nhất là 50% so với bình quân 20 phiên giao dịch từ trước.

Các chỉ báo dùng để xác định điểm Break Out

Hiện nay có 2 chỉ báo chủ yếu được hầu hết các nhà đầu tư yêu thích sử dụng để xác định điểm breakout đó là:

  • Chỉ báo RSI – đây là chỉ báo nổi tiếng được nhiều nhà đầu tư tin chọn. Chỉ báo RSI phản ánh những tín hiệu phân kỳ giúp người giao dịch xác định được sức mạnh của mức giá.
  • Chỉ báo MACD là một chỉ báo động lượng: Nếu chỉ báo MACD cho thấy động lượng diễn biến thị trường đang tăng lên, thì giá lại có xu hướng tiếp cận tại một ngưỡng cản nào đó. Lúc này nhà đầu tư có thể kỳ vọng một breakout diễn ra theo xu hướng tăng. Ngược lại chỉ bảo MACD cho thấy động lượng giảm, thì các nhà giao dịch có thể mong đợi về xu hướng đảo chiều từ ngưỡng cản là một breakout. 

Cách giao dịch với Break Out trong chứng khoán hiệu quả

Chiến lược giao dịch break out trong chứng khoán hiệu quả

Để có thể thành công trên thị trường tài chính cụ thể là chứng khoán, các nhà đầu tư không thể giao dịch theo cảm hứng mà cần phải có chiến lược cụ thể. Khi sử dụng Break Out cũng vậy, muốn mang về lợi nhuận thì bạn cần phải đầu tư phân tích thật chuyên sâu.

1. Điều kiện vào lệnh mua Break Out

Điều kiện vào lệnh:

  • Đồ thị giá của chỉ số đang trong xu hướng tăng trung và dài hạn.

  • Break out đóng cửa trên vùng kháng cự và khối lượng giao dịch trên mức trung bình 20 phiên.

2. Điều kiện vào lệnh bán Break Out

Nhà đầu tư có thể vào lệnh bán Break Out khi thị trường thỏa mãn 02 điều kiện sau:

  • Đồ thị giá của chỉ số đang nằm ở xu hướng giảm trong khoảng thời gian trung và dài hạn.

  • Break Out đóng cửa nằm phía dưới vùng hỗ trợ, khối lượng giao dịch lớn hơn mức trung bình của 20 phiên giao dịch gần nhất.

3. Chờ Retest rồi mới đặt lệnh

Trường hợp giá Break Out trong phiên giao dịch tăng mạnh dẫn đến khoảng cách từ giá mua đến giá cắt lỗ quá lớn. Nhà đầu tư nên chờ đến nhịp Retest rồi hãy tham gia vào thị trường. Bởi giao dịch khi này gặp phải rủi ro rất lớn và kéo dài thời gian vào lệnh.

>>Tham khảo: Sideway là gì? 4 cách nhận biết Sideway và chiến lược đầu tư

Nguyên tắc giao dịch cần biết khi Break Out

Để giao dịch hiệu quả với hiện tượng Break out trong chứng khoán thì các nhà đầu tư cần nắm rõ các nguyên tắc sau đây để có thể giao dịch hiệu quả giảm thiểu được những rủi ro cụ thể các nguyên tắc như sau:

- Phân tích xác định xu hướng giá hiện tại, các mốc kháng cự và hỗ trợ để tìm ra các điểm vào và điểm ra hợp lý, tiềm năng.

- Cân nhắc kỹ lưỡng những quyết định khi nào nên chốt lời thoát lệnh và khi nào nên cắt lỗ để bảo toàn tài khoản.

- Theo dõi bám sát kế hoạch giao dịch, đừng để tình cảm chi phối vì cần phải có những quyết định rõ ràng dứt khoát.

Lưu ý khi giao dịch với Break Out

Có hai vấn đề chính khi sử dụng breakout mà các nhà đầu tư cần lưu ý đó là:

- Vấn đề đầu tiên chính là đột phá không thành công. Giá thường sẽ vượt ra ngoài ngưỡng hỗ trợ - kháng cự thu hút các nhà giao dịch đột phá, sau đó giá sẽ đảo chiều và không tiếp tục di chuyển theo hướng đột phá. Điều này có thể xảy ra rất nhiều lần trước khi một đột phá thực sự xảy ra.

- Vấn đề thứ hai, cần lưu ý là các mức hỗ trợ và kháng cự cũng mang tính chủ quan. Đây là lý do tại sao việc xem khối lượng lại hữu ích, sự gia tăng về khối lượng khi đột phá cho thấy mức độ vấn đề quan trọng. Thiếu khối lượng cho thấy mức độ không quan trọng hoặc những nhà giao dịch lớn (người tạo ra khối lượng lớn) chưa sẵn sàng tham gia và thị trường.

Kết luận

Như vậy là thông qua bài viết trên, chúng ta đã có thể hiểu rõ Break Out là gì, các loại Break Out ở trên thị trường, dấu hiệu nhận biết cũng như chiến lược giao dịch Break Out hiệu quả? Hãy là một nhà đầu tư sáng suốt, nhận biết cụ thể những dấu hiệu của Break Out để quá trình giao dịch được thành công.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay cần hỗ trợ trong quá trình tìm hiểu kiến thức đầu tư và thực hiện giao dịch, bạn có thể liên hệ ngay với My Trade với HOTLINE 0983 668 883 để được các chuyên gia trợ giúp tư vấn nhanh chóng nhất.

  • Bài viết nổi bật