BV thực sự là cách giúp nhà đầu tư xác định được giá trị thực tế của toàn bộ một doanh nghiệp dựa vào tài sản của họ. Những nhà đầu tư sử dụng chỉ số BV để đưa ra đánh giá cổ phiếu xem giá của chúng có đang đánh giá quá cao hoặc quá thấp hay không. Hãy cùng Mytrade tìm hiểu BV là gì? ý nghĩa và cách tính giá trị của chỉ số này trong quá trình đầu tư chứng khoán.
BV chứng khoán là gì?
BV chứng khoán là gì?
BV (viết tắt của cụm từ Book Value) là giá trị sổ sách. Chỉ số BV được hiểu chính là giá trị của một doanh nghiệp xét theo giá trị toàn bộ tài sản (sẽ không bao gồm có tài sản vô hình) của doanh nghiệp trừ những khoản nợ phải trả. Đây cũng là số tiền mà cổ đông sẽ nhận được trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản, cần phải thanh lý tài sản và chi trả cho các khoản nợ. Giá trị BV được phản ánh qua bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Ví dụ: Doanh nghiệp A có tổng tài sản là 80 tỷ đồng, tổng nợ phải trả là 50 tỷ đồng thì khi đó giá trị sổ sách giá trị (BV) của doanh nghiệp A là 30 tỷ đồng. Điều này có nghĩa là nếu như doanh nghiệp bán hết tài sản của mình và trả hết nợ thì giá trị vốn chủ sở hữu hay giá trị ròng của doanh nghiệp đó sẽ là 30 tỷ đồng.
Trong chứng khoán thì chỉ số BV còn được gọi là BVPS (viết tắt của cụm từ Book Value per Share) có nghĩa là giá trị sổ sách ở trên mỗi cổ phiếu. Đây chính là giá trị sổ sách của một cổ phiếu thể hiện trên tổng số tiền thu được nếu như thanh lý toàn bộ tài sản và sau khi trừ đi hết đi những khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả. Khi mà giá trị sổ sách được chia cho số lượng cổ phiếu đang lưu hành thì chúng ta sẽ nhận được giá trị sổ sách ở trên mỗi cổ phiếu (BVPS).
Đặc điểm của chỉ số BV
Trong lĩnh vực đầu tư tài chính thì chỉ số BV được ứng dụng để xác định cho 3 đối tượng cơ bản sau, bao gồm:
- Giá trị tài sản: chính là toàn bộ phần tài sản hiện đang có của doanh nghiệp, không bao gồm có giá trị từ hoạt động dịch vụ và những khoản nợ phải trả khi vay.
- Giá trị cổ phiếu: chính là kết quả của phép tính chia giữa giá trị sổ sách cùng với số lượng cổ phiếu đang hiện có ở trên thị trường. Khi doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu ưu đãi thì nhà đầu tư cần phải trừ đi giá trị của lượng cổ phiếu đó để có thể nhận được chỉ số BV chính xác nhất.
- Giá trị doanh nghiệp (Enterprise Value): sẽ được nhìn nhận theo nhiều chiều hướng khác nhau và dựa trên đặc điểm, cơ cấu hoạt động. Nếu như xét về góc độ của một kết quả báo cáo kinh doanh thì giá trị doanh nghiệp được hình thành bởi phần lợi nhuận, doanh thu hay một số chỉ số kinh tế khác. Tuy nhiên ở trong nhiều trường hợp thì giá trị doanh nghiệp lại bằng với giá trị sổ sách (BV) cộng với lợi thế thương mại.
Thế nên, chỉ số BV thường sẽ phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả bên ngoài và bên trong của tổ chức. Đó chính là lý do tại sao, để tính toán được một giá trị BV chính xác thì đòi hỏi nhà kinh doanh cần phải có sự quan sát nhạy bén, tổng hợp linh hoạt cùng với phân tích dữ liệu thật tốt.
>> Tham khảo thêm: Bear market là gì? Kiến nghị đối với nhà đầu tư chứng khoán
Ý nghĩa của ứng dụng chỉ số BV trong chứng khoán
Ý nghĩa của ứng dụng chỉ số BV trong chứng khoán
Bất kỳ hoạt động nào để chuẩn bị cho quá trình phát hành sản phẩm doanh nghiệp đều sẽ có một mục đích nhất định. Vậy giai đoạn xử lý BV sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với toàn bộ quá trình đầu tư chứng khoán?
Trước tiên, trong kinh doanh thì BV được xem là một yếu tố quan trọng để hình thành nên chỉ số P/B, nhằm mục đích so sánh giá trị sổ sách cùng với giá trị của một loại cổ phiếu cụ thể ở trên thị trường. Để đầu tư có hiệu quả thì chỉ số BV được áp dụng thường xuyên để tính toán hoặc định giá một cổ phiếu.
Trên thực tế thì BV sẽ được báo cáo hàng năm hay hàng tháng ở trên hồ sơ báo cáo tài chính của doanh nghiệp và tính từ khi bắt đầu tham gia vào thị trường chứng khoán. Đây cũng chính là thời điểm mà tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp sẽ được công bố chính thức, kèm theo một số biến đổi của chỉ số BV đã được ghi nhận trước đó.
Đồng thời, chỉ số BV còn có vai trò quan trọng cho biết về giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp có bị định giá thấp hoặc cao hơn mức giá chung trên toàn bộ thị trường chứng khoán. Trong khi đó, nếu như một doanh nghiệp có nguy cơ phá sản hoặc thanh lý thì BV chính phần giá trị mà các cổ đông góp vốn sẽ được hoàn trả. Điều này sẽ hạn chế thấp nhất phần rủi ro tranh chấp có thể xảy ra.
Giá trị sổ sách (BV) thuộc về hạng mục tài chính - kế toán, do vậy doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự điều chỉnh linh hoạt. Tuy nhiên, chỉ số BV thường không xem xét đến những tác động của quá trình thế chấp về trang thiết bị để vay tiền. Vì thế, trong một số trường hợp thì BV không phản ánh đầy đủ được tiêu chí đánh giá.
Cách tính chỉ số BV ở trên thị trường chứng khoán
Khi tham khảo nhiều tư liệu khác nhau về kinh tế học thì các nhà đầu tư sẽ nhận thấy tồn tại rất nhiều các loại công thức tính toán liên quan đến giá trị sổ sách (BV). Sau đây sẽ là một công thức phổ biến:
Công thức số 1
Giá trị sổ sách (BV) = Lượng vốn sở hữu – Tài sản vô hình/ Tổng khối lượng của cổ phiếu hiện có ở trên sàn giao dịch
Trong đó:
- Tài sản vô hình: thường sẽ không thể hiện dưới dạng vật chất cụ thể và nó rất khó để định nghĩa. Do vậy, khi ứng dụng ở trong xác định chỉ số BV thì người ta sẽ quan tâm đến những hình thức như bằng sáng chế, lợi thế thương mại, nhượng quyền thương mại, tên thương hiệu hay nhãn hàng của doanh nghiệp đó. Trong trường hợp này thì tài sản vô hình sẽ bằng với giá trị nguyên giá trừ đi phần giá trị hao mòn lũy kế
- Lượng vốn sở hữu là tổng những nguồn vốn được làm chủ hợp pháp của chủ doanh nghiệp và những thành viên trực thuộc công ty liên doanh hay công ty cổ phần. Ngoài ra thì vốn sở hữu còn chính là cổ phần hay lượng chứng khoán đại diện cho mức độ sở hữu của mỗi cổ đông.
- Tổng khối lượng cổ phiếu: chính là tài sản cổ phiếu đã được phát hành ở trên thị trường, sẵn sàng cho những hoạt động mua bán và trao đổi.
Công thức số 2
Giá trị sổ sách (BV) = Tổng tài sản đang hiện có – Tài sản vô hình – Nợ/ Tổng số cổ phiếu đã được ban hành
Trong đó:
- Nợ (account payable) bao gồm những khoản tiền phải trả hay phải thu cho một tổ chức, đơn vị sẽ được tính toán theo mỗi thời điểm. Nó thường bao gồm có tiền bán sản phẩm, tiền nhân công, giá trị của những trang thiết bị và hàng hóa phát sinh ở trong quá trình điều hành doanh nghiệp nhưng chưa thu tiền hay chưa nhận được thanh toán. Ngoài ra thì khoản tạm ứng của doanh nghiệp cũng được xem là chi phí nợ.
- Nợ = Tiền nợ trong ngắn hạn + Tiền nợ trong dài hạn
Từ hai công thức để xác định giá trị dữ liệu BV thì nhà đầu tư hoàn toàn có thể thực hiện được quá trình tính toán hệ số giá P/BV ở trong bước tiếp theo, dựa trên:
Hệ số giá (P/BV) = Giá thị trường của mã cổ phiếu/ BV
Nhìn chung thì khi các nhà đầu tư hiểu rõ mỗi khái niệm liên quan đến giá trị sổ sách, sẽ vận dụng được chính xác và tình trạng sai sót xảy ra ở trong quá trình đánh giá giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp cũng sẽ được hạn chế tối đa.
Chỉ số BV trên mỗi cổ phiếu
Chỉ số BV trên mỗi cổ phiếu
Khi tìm hiểu về chỉ số BV trước khi thực hiện đầu tư ở bất kỳ một doanh nghiệp nào thì các nhà đầu tư cũng đều cần phải biết được những thông tin về chỉ số BV trên mỗi cổ phiếu.
Nếu như tính toán về chỉ số BV thì các nhà đầu tư có thể tự tính được như cách tính trên và trên những trang trực tuyến nhà giao dịch cũng có thể biết được BV trên mỗi cổ phiếu.
Chỉ số BV trên mỗi cổ phiếu sẽ cho nhà đầu tư biết được mỗi cổ phiếu sẽ nhận được bao nhiêu nếu như một doanh nghiệp thanh lý và những khoản nợ được thanh toán hết.
Chỉ số BV trên mỗi cổ phiếu sẽ được thể hiện bằng tiền, BV trên mỗi cổ phiếu chia nhỏ BV chung của doanh nghiệp bằng cách chia nó cho tất cả các cổ phiếu mà doanh nghiệp đang được lưu hành, để xác định được số tiền ở trên mỗi cổ phiếu. Số tiền này có thể được so sánh với mức giá giao dịch hiện tại của cổ phiếu.
>> Tham khảo thêm: Đường SMA là gì? Cách sử dụng đường SMA trong chứng khoán
Hạn chế về chỉ số BV của một cổ phiếu
Áp dụng hệ số P/B vào việc đánh giá giá trị của một cổ phiếu sẽ không phải là ưu việt nhất. Hình thức đánh giá này vẫn đang còn tồn tại rất nhiều mặt hạn chế. Nhất là đối với những doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào loại tài sản vô hình thì hệ số P/B sẽ không thực sự phù hợp.
Độ trễ về thời gian
Giá trị sổ sách của cổ phiếu chính là con số động liên tục có sự thay đổi. Tuy nhiên, các nhà đầu tư sẽ không phải lúc nào cũng nắm được về sự thay đổi này. Chỉ sau khi mà công ty cổ phần phát hành báo cáo tài chính thì các nhà đầu tư mới nắm được giá trị sổ sách thực.
Không chính xác tuyệt đối
Giá trị cổ phiếu theo sổ sách sẽ được dựa trên nhiều hạng mục kế toán thu chi và công nợ. Những hạng mục này có thể điều chỉnh và thay đổi ở trong quá trình tổng hợp. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của cổ phiếu. Theo đó thì giá trị sổ sách của cổ phiếu mà doanh nghiệp đưa ra trong mỗi thời điểm chỉ mang tính chất tương đối.
Không phải là tiêu chí đánh giá doanh nghiệp
Giá trị sổ sách chỉ là một phần để đánh giá được năng lực, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Đây không phải tiêu chí toàn diện để có thể xác định doanh nghiệp đang lỗ hay lãi. Đồng thời cũng không phải là cơ sở xác định tài sản đảm bảo được cho khoản vay nào đó. Vì thế, ngoài hệ số P/B thì các nhà đầu tư nên dựa trên nhiều phương pháp để có thể định giá cổ phiếu.
Để định giá được cổ phiếu chính xác thì các nhà đầu tư có thể dựa vào hệ số P/B và P/E. Trong đó thì hệ số P/E sẽ giúp cho các nhà đầu tư tính toán dựa trên phần lợi nhuận của doanh nghiệp. Kết quả này sẽ phản ánh được rõ hơn về năng lực ở trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
Yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số BV của cổ phiếu
Giá trị sổ sách của cổ phiếu sẽ luôn có sự biến chuyển. Nó có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào định hướng kinh doanh và quyết định của doanh nghiệp. Đương nhiên, đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng luôn muốn giá trị của cổ phiếu là tốt nhất. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phần giá trị này. Cụ thể:
Lợi nhuận ròng
Lợi nhuận ròng chính là phần lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp sau khi hạch toán tất cả những chi phí và thuế. Khi doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận ròng thì giá trị sổ sách của cổ phiếu đó sẽ tăng. Đó là bởi phần lợi nhuận ròng được chuyển sang vốn chủ hay phần lợi nhuận giữ lại phục vụ cho kế hoạch kinh doanh.
Vì thế, các doanh nghiệp tạo ra phần lợi nhuận ròng lớn thì giá trị sổ sách của cổ phiếu cũng sẽ ngày càng tăng. Đương nhiên, đây chính là điều những nhà đầu tư cổ phiếu luôn mong nhất.
Lỗ ròng
Lỗ ròng chính là khi chi phí vượt quá thu nhập hay tổng doanh thu được tạo ra ở trong một khoảng thời gian. Có thể hiểu nôm na rằng lỗ ròng chính là “thu vượt chi” ở những doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng này sẽ chính là thời điểm làm ăn thua lỗ và có nghĩa lợi nhuận ròng âm.
Trường hợp mà doanh nghiệp bị lỗ ròng sẽ không nhất định phải phá sản. Doanh nghiệp có thể sử dụng những khoản vay để duy trì. Đồng thời thì số tiền tương tự cũng sẽ được chuyển sang bảng cân đối kế toán, làm cho khoản dự trữ sẽ giảm xuống. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giá trị sổ sách bị giảm.
Cổ tức
Cổ tức chính là một phần lợi nhuận sau thuế được chia cho những cổ đông của doanh nghiệp. Lợi nhuận này có thể được lấy từ phần lãi ròng hay nguồn dự trữ của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể trả cổ tức bằng tiền thông qua hình thức chuyển khoản hay trả cổ tức bằng cổ phiếu. Nhưng dù có chi trả bằng hình thức nào thì thời điểm chi trả cổ tức, giá trị sổ sách của doanh nghiệp sẽ bị giảm.
Mua lại cổ phần
Nhiều thời điểm mà doanh nghiệp sẽ mua cổ phần của chính mình trên thị trường. Cổ phần này có thể của những cổ đông hay của nhà đầu tư tự do. Số tiền doanh nghiệp sử dụng để mua cổ phiếu thì sẽ được điều chỉnh ở trong tài khoản bằng cách giảm giá trị sổ sách của doanh nghiệp.
Cách nhà đầu tư sử dụng chỉ số BV
Giá trị sổ sách – BV được nhiều nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán đánh giá cao. Họ thường sử dụng để lựa chọn các mã cổ phiếu có phần lợi nhuận cao, thay vì việc nhà đầu tư nhắm vào các cổ phiếu đang được hoạt động tốt thì họ lại tìm những cổ phiếu đang bị bỏ quên và có mức giá thấp ở thời điểm hiện tại. Nếu như giá thấp thì họ có hy vọng nhiều hơn đối với giá của chúng ở trong tương lai.
Để tìm được những khoản lợi nhuận này thì các nhà đầu tư tính BV của một doanh nghiệp và có thể xem xét thêm BV ở trên mỗi cổ phiếu. Nếu như một cổ phiếu đang được tính mà có số liệu dưới chỉ số BV được tính thì đây có thể chính là một giao dịch tốt.
Nếu BV trên mỗi cổ phiếu cao hơn với giá trị thực của cổ phiếu ở trên thị tường thì nó có thể cho thấy rằng một cổ phiếu đang bị định giá thấp. Nếu như BV của mỗi cổ phiếu thấp hơn với giá thị thị tường trên mỗi cổ phiếu thì có thể thấy được rằng cổ phiếu được định giá cao.
Chỉ số BV trên mỗi cổ phiếu của một doanh nghiệp đại diện cho một sức mạnh về tài chính của doanh nghiệp đó dựa trên các tài sản hiện tại. Những giá trị thị trường trên mỗi cổ phiếu sẽ thể hiện được mức độ hấp dẫn của cổ phiếu pử trên thị trường đối với các nhà đầu tư và đây được xem là một con số chủ quan.
Tuy nhiên, chỉ số BV được sử dụng hiệu quả nhất với những doanh nghiệp có tải sản về vật chất hơn là những doanh nghiệp thực hiện kinh doanh trên các ý tưởng hoặc những dịch vụ.
Với những doanh nghiệp kinh doanh dựa trên tài sản trí tuệ hay dịch vụ thì việc tính toán quá cao hay quá thấp khi so sánh sẽ khó bởi những tài sản mà họ tạo ra chỉ là những tài sản vô hình.
Tóm lại thì chỉ số BV được những nhà đầu tư sử dụng để tính toán khách quan về giá trị của một doanh nghiệp. Chỉ số BV tính được giá trị thực tế của mọi thứ doanh nghiệp sở hữu, trừ đi những thứ mà doanh nghiệp nợ. Nó bao gồm có tổng tài sản của doanh nghiệp sau khi bạn trừ đi những khoản nợ phải trả của doanh nghiệp đó.
Một số lưu ý khi sử dụng chỉ số BV
Một số lưu ý khi sử dụng chỉ số BV
Hầu hết, các tổ chức doanh nghiệp đều có thể chấp nhận rằng giá trị BV của một loại tài sản hoàn toàn có thể được giữa nguyên ở trong suốt thời gian hoạt đồng, bởi đây được xem là một hình thức của phần chi phí cố định. Tuy nhiên, do một vài yếu tố khách quan và chủ quan mà chỉ số BV có khả năng tăng lên từ quá trình tích lũy thu nhập nhờ vào quá trình sử dụng các tài sản hợp lý của doanh nghiệp đó.
Các nhà đầu tư có thể bắt đầu so sánh chỉ số BV đối với giá trị thị trường của cổ phiếu để tạo ra được phương pháp định giá hiệu quả hơn, cũng như việc quyết định liệu đây có phải là sự lựa chọn phù hợp nhất. Ngoài ra thì cần phải lập một bảng cân đối kế toán để có thể theo dõi được chính xác lượng cổ phiếu đang được lưu hành hay đã bán đi ở trên sàn chứng khoán.
Kết luận
BV trong chứng khoán chính là một chỉ số quan trọng mà thông qua đó các nhà đầu tư có thể định giá về một cổ phiếu để có được những quyết định đầu tư đúng đắn. Hy vọng bài viết trên của Mytrade đã giúp bạn hiểu rõ hơn về giá trị sổ sách ở trong chứng khoán cũng như giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu.
Nếu nhà đầu tư muốn tìm hiểu thêm về chỉ số BV hoặc cần hỗ trợ đầu tư trên thị trường chứng khoán thì hãy liên hệ ngay đến Mytrade chúng tôi qua HOTLINE 1900966935 – 0983.668.883 để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.
Mytrade – nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín nhất hiện nay
Hiện nay Mytrade cung cấp đến nhà đầu tư nhiều loại công cụ hỗ trợ nguồn vốn miễn phí và đồng hành cùng họ ở trong suốt quá trình giao dịch nhằm mang về hiệu quả tối ưu nhất. Tải app MyTrade để có thể trải nghiệm được nền tảng đầu tư mới.
- Apple Store: https://apps.apple.com/us/app/mytrade...
- Google Play: https://play.google.com/store/apps/de...