Chắc hẳn nhiều nhà đầu tư mới cũng đang thắc mắc tại sao ở trên bảng giá chứng khoán lại có những màu sắc như xanh, đỏ, tím,… chúng đang tượng trưng cho điều gì và có vai trò như thế nào trong chứng khoán? Hãy cùng Mytrade tìm hiểu các màu trong chứng khoán thông qua bài viết sau đây nhé.
Chứng khoán là gì?
Chứng khoán là gì?
Chứng khoán (Securities) chính là một hình thức trao đổi cổ phiếu của doanh nghiệp giữa bên mua và bên bán. Loại cổ phiếu này sẽ được những công ty hay những tập đoàn phát hành và khi bạn đã mua cổ phiếu thì bạn đang cổ phần vào doanh nghiệp và mua quyền sở hữu doanh nghiệp đó.
Nhà đầu tư có thể mua một hay nhiều cổ phiếu khác nhau, do đó họ có thể có quyền sở hữu một hay nhiều doanh nghiệp.
Chứng khoán chính là một sự xác nhận về quyền sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư với tài sản hay phần vốn của doanh nghiệp mà nhà đầu tư mua chứng khoán.
=>>Xem thêm: Chứng khoán là gì? Những điều quan trọng cần biết về chứng khoán
Có nên đầu tư vào chứng khoán không?
Có nên đầu tư vào chứng khoán không?
Lợi nhuận cao và tính thanh khoản nhanh
Ngày nay thì việc mua chứng khoán cũng khá dễ dàng và đầu tư chứng khoán đang trở thành một trào lưu bởi bất kỳ ai cũng có thể đăng ký tài khoản chứng khoán và dễ dàng tiến hành giao dịch chứng khoán.
Có thể xem chứng khoán như một nguồn thu nhập thụ động bên cạnh những ngành nghề khác, nhưng cũng có một số nhà đầu tư xem chứng khoán như một nghề chính và làm việc full time.
Tuy tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và có những rủi ro mà kể cả nhà đầu tư lâu năm cũng không thể kiểm soát được, chẳng hạn như dịch bệnh hay thị trường trong nước và ngoài nước biến đổi liên tục. Nói chung cũng có rất nhiều “mất mát” nếu như không nắm vững kiến thức về chứng khoán.
Đi kèm với rủi ro cao thì đó chính là phần lợi nhuận CAO và tính thanh khoản cực NHANH, nếu như so với việc gửi tiết kiệm ngân hàng hoặc bất động sản thì lợi nhuận đến từ chứng khoán cao hơn rất nhiều lần nếu như đầu tư đúng cách và có thêm chút may mắn nhỏ.
Chính vì vậy mà kênh đầu tư chứng khoán đang là một khoản đầu tư thông minh và hiệu quả trong số những kênh đầu tư khác. Chứng khoán hiện là một kiểu đầu tư tài chính thông minh.
Tiện lợi và linh hoạt
Nhà đầu tư có thể làm việc ở bất kỳ nơi nào mà không hề bị gò bó về không gian, chỉ cần có máy tính cá nhân, có mạng internet và có tiền ở trong tài khoản là bạn đã có thể dễ dàng thực hiện những giao dịch chứng khoán.
Không cần phải thuê mặt bằng kinh doanh
Bạn có thể dễ dàng mua đi hay bán lại một cách nhanh chóng và chuyển thành tiền mặt luôn nếu như bạn muốn rút.
Để đầu tư chứng khoán cần bao nhiêu tiền
Đây là câu hỏi mà nhiều người nhà đầu tư mới tham gia thị trường thắc mắc. Câu trả lời là bạn chỉ cần bỏ ra số vốn dưới 10 triệu là có thể bắt đầu cùng chứng khoán rồi.
Không phải cao siêu hoặc đại gia gì mới đầu tư được chứng khoán, cũng không cần phải có cả trăm triệu hoặc cả tỷ để tham gia vào thị trường chứng khoán.
Minh bạch và rõ ràng
Việc tính toán lời lỗ được thể hiện rõ ở trên các bảng chỉ số chứng khoán và chúng được nhà nước cấp phép, được quản lý bởi những cơ quan chức năng có thẩm quyền, không sợ gian lận hay lừa đảo.
Các màu sắc trong chứng khoán
Các màu sắc trong chứng khoán
Bảng giá chứng khoán là nơi để các nhà đầu tư theo dõi thông tin về mỗi mã cổ phiếu và quyết định nên chọn mua mã nào. Các màu có ở trên bảng này sẽ bao gồm: Xanh, xanh dương, đỏ, tím,vàng, trắng. Mỗi màu thể hiện những chỉ số giá khác nhau. Cụ thể bao gồm:
Màu tím ở trong chứng khoán
Màu tím chính là màu thể hiện cho mức giá trần (CE). Đây là mức giá cao nhất mà nhà đầu tiên có thể đặt lệnh mua hoặc bán ở trong phiên giao dịch trong ngày. Mỗi sàn giao dịch thì sẽ xác định mức giá trần theo các công thức khác nhau dựa trên mức giá tham chiếu. Trong đó, giá tham chiếu chính là giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó. Cụ thể:
- Tại sàn HNX thì giá trần tăng 10% so với mức giá tham chiếu.
- Tại sàn HOSE thì giá trần tăng 7% so với mức giá tham chiếu.
- Tại sàn UPCOM thì giá trần tăng 15% so với mức giá tham chiếu.
Ví dụ: giá tham chiếu của mã cổ phiếu FTS tại sàn HNX là 38.200 đồng vào phiên ngày 22/7/2022 (thứ sáu). Trên bảng giá chứng khoán ở trong ngày 25/7/2022 (thứ hai), giá trần (màu tím) bằng 42.000 đồng.
Màu xanh dương ở trong chứng khoán
Màu xanh dương chính là thể hiện mức giá sàn. Tức là mức giá thấp nhất mà các nhà đầu tư có quyền đặt lệnh mua hoặc bán ở phiên giao dịch trong ngày. Mức giá này cũng được xác định dựa trên mức giá tham chiếu và tùy thuộc mỗi sàn chứng khoán để có thể áp dụng theo công thức cụ thể:
- Tại sàn HNX thì mức giá sàn giảm 10% so với mức giá tham chiếu.
- Tại sàn HOSE thì mức giá sàn giảm 7% so với mức giá tham chiếu.
- Tại sàn UPCOM thì mức giá sàn giảm 15% so với mức giá bình quân ở trong phiên giao dịch trước đó.
>> Tham khảo thêm: Sàn HNX là gì? Quy định giao dịch chứng khoán trên sàn HNX
Màu vàng ở trong chứng khoán
Màu vàng trong chứng khoán chính là màu được sử dụng để biểu thị cho giá tham chiếu. Đây cũng chính là màu thể hiện được mức giá chứng khoán không bị thay đổi so với mức tham chiếu. Tức là mức giá của mã cổ phiếu ở trong kỳ giao dịch này đang bằng gần với giá đóng cửa của phiên trước đó.
Tại sàn giao dịch UPCOM thì mức giá tham chiếu hay còn gọi là “giá vàng” sẽ được xác định bằng bình quân các phiên giao dịch gần nhất.
Màu đỏ ở trong chứng khoán
Màu đỏ chính là màu sắc chứng khoán biểu trưng cho mức giá hoặc chỉ số chứng khoán đang có chiều hướng giảm. Khi nhìn vào bảng giá chứng khoán những mã cổ phiếu có màu đỏ chính là mức giá thể hiện một cách đầy đủ nhất.
Mức giá này thường sẽ thấp hơn so với mức giá tham chiếu nhưng lại cao hơn mức giá sàn. Nếu như bạn nhìn thấy được mức giá cổ phiếu ở trên sàn giao dịch có màu đỏ thì cùng với đó là khối lượng đi kèm cũng sẽ có màu đỏ.
Màu xanh lá ở trong chứng khoán
Trái ngược với màu đỏ thì màu xanh sẽ biểu thị cho giá hay chỉ số cổ phiếu đang có chiều hướng tăng. Mức giá màu xanh thường sẽ cao hơn với giá tham chiếu nhưng lại thấp hơn so với mức giá trần. Khi nhìn vào một bảng giá chứng khoán nếu như thấy mã cổ phiếu nào mà có màu xanh thì đây chắc chắn là mã cổ phiếu tiềm năng để bạn có thể mua vào hoặc bán. Cũng giống như những màu khác thì các cổ phiếu màu xanh cũng có thể thay đổi nên bạn cần phải thường xuyên cập nhật.
Tại cột “Mã CK” ở trên bảng giá chứng khoán thì các cổ phiếu màu xanh lá thường sẽ xuất hiện. Mức giá của mã cổ phiếu có thể thay đổi liên tục ở trong một phiên giao dịch. Vì thế các nhà đầu tư cần phải dựa vào màu xanh lá để đưa ra được sự lựa chọn đúng nhất.
Màu trắng ở trong chứng khoán
Màu trắng chính là màu cuối cùng xuất hiện ở trên bảng giá chứng khoán. Màu này mang ý nghĩa là những mã cổ phiếu của các nhà đầu tư chưa được khớp lệnh ở bất cứ lô giao dịch nào. Mã cổ phiếu trắng sẽ có hai loại đó là trắng bên bán và trắng bên mua.
Ý nghĩa chung của các màu ở trong bảng giá chứng khoán
Có thể thấy trên bảng giá thì các màu sắc nhấp nháy liên tục và sẽ có chuyển động nhanh. Điều này thể hiện được sự thay đổi của giá cổ phiếu. Nhìn chung, khi nhà đầu tư thấy sắc đỏ chiếm đa số iwr trên bảng giá thì có lẽ đó đang là một ngày buồn của thị trường. Nói cách khác, đây là một ngày với các giao dịch ảm đạm và cổ phiếu xuống giá. Khi sắc xanh bao phủ cũng chính là lúc thị trường đi lên, giá của cổ phiếu tăng lên so với phiên trước, đã mang lại tinh thần lạc quan cho các nhà đầu tư.
Nhờ vào các màu sắc này mà nhà đầu tư có thể nắm bắt được tổng quát về chỉ số giá. Từ đó, nhà đầu tư có thể quyết định xem nên mua hoặc bán các cổ phiếu mình nắm giữ.
Yếu tố nào gây ảnh hưởng đến các màu trong chứng khoán
Yếu tố nào gây ảnh hưởng đến các màu trong chứng khoán
Trong một ngày giao dịch thì nhà đầu tư có thể chứng kiến một màu sắc bất kỳ sẽ bao trùm lấy toàn bộ bảng chứng khoán điện tử, có thể là màu xanh hoặc màu đỏ, thậm chí sẽ là màu tím ảm đạm. Vậy nguyên nhân vì sao mà thị trường chứng khoán lại có sự thay đổi? Có lẽ đơn giản chỉ bởi sự đổi màu sắc do thay đổi của giá cổ phiếu.
Nhưng cũng có thể đây chính là sự tác động tiêu cực từ yếu tố lớn bên ngoài, mới làm cho cho các màu trong chứng khoán liên tục thay đổi.
Bởi thông thường thì mỗi một cổ phiếu sẽ mang một xu hướng riêng lẻ hoặc giá trị riêng, cũng như sự tăng trưởng khác biệt nhưng nó lại đi theo xu hướng chung của thị trường. Để giải thích cho nguyên nhân đó thì cần quan tâm các yếu tố như sau:
Chứng khoán đổi màu bởi tâm lý
Đầu tiên có thể kể đến là sự thay đổi về tâm lý của người đầu tư, việc thay đổi này có thể sẽ bắt nguồn từ những thông tin mang tính tiêu cực nào đó. Giả dụ như thời điểm dịch Covid-19 bùng phát ở TP. HCM, đã gây ra một làn sóng ảnh hưởng đến doanh nghiệp đã làm cho nhiều nhà đầu tư điêu đứng và giá cổ phiếu đồng loạt sụt giảm dưới tác động này.
Hoặc khi mà thị trường rộ lên thông tin chuẩn bị mở cửa lại thì thông tin có vaccine đặc trị hoàn toàn đã dành cho dịch Covid-19 thì tâm lý của các nhà đầu tư lại khác. Ngay lúc đó, đã có nhiều nhà đầu tư với kỳ vọng, phấn khởi tập trung đổ xô đi mua các cổ phiếu tiềm năng, làm cho nhu cầu cổ phiếu gia tăng lên và kéo theo giá tăng vọt.
Trong khi những biện pháp đóng cửa chưa có dấu hiệu mở cửa hoàn toàn thì tâm lý chung của nhiều nhà giao dịch chính là bán tháo để hạn chế giảm giá. Như vậy, khi mà xảy ra tình trạng bán quá mức nhưng lại ít có người mua cũng có thể làm cho cổ phiếu giảm giá.
Chứng khoán thay đổi theo tình hình chung của thị trường
Nhà đầu tư thử hình dung một doanh nghiệp nào đó đang hoạt động vô cùng tốt, không xảy ra bất kỳ vấn đề gì và giá cổ phiếu cũng đang ở trên đà tăng trưởng tốt như mã cổ phiếu blue chip. Nhưng ở trên thị trường, các doanh nghiệp lớn đang có giá cổ phiếu tụt giảm, bởi sự ảnh hưởng từ thị trường sẽ hình thành nên những hiệu ứng kéo theo. Do đó, các doanh nghiệp nhỏ hơn sẽ chịu ảnh hưởng từ những doanh nghiệp lớn.
Dễ hiểu thì các doanh nghiệp lớn đều suy giảm thì các doanh nghiệp nhỏ cũng theo xu hướng đó mà suy yếu, hình thành nên một màu sắc ở trên thị trường chứng khoán. Một yếu tố thực tế thường xuyên xảy ra mà các nhà đầu tư có thể dựa theo đó để phân tích, nhận định xu hướng rồi quyết định đầu tư.
>> Tham khảo thêm: Lệnh GTD là gì? Lưu ý khi sử dụng lệnh GTD trong chứng khoán
Các chỉ số cần biết ở trên bảng giá chứng khoán
Các chỉ số thị trường chứng khoán mà nhà đầu tư cần quan tâm gồm các chỉ số cơ bản sau đây:
- Thứ nhất là chỉ số VN-Index: chỉ số này được biết đến là một chỉ số được tính toán dựa trên những sự biến động giá của tất cả những cổ phiếu được niêm yết và giao dịch ở sàn HOSE (Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh).
- Thứ hai là chỉ số VN30-Index: chỉ số này được biết đến là một chỉ số giá của 30 doanh nghiệp niêm yết tại sàn HOSE có giá trị vốn hóa và tính thanh khoản hàng đầu, đáp ứng được tiêu chí sàng lọc.
- Thứ ba là chỉ số HNX-Index: chỉ số này được biết đến là một chỉ số được tính toán dựa trên những sự biến động về giá cả tất cả những cổ phiếu được niêm yết và giao dịch tại sàn HNX (Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội)
- Thứ tư là chỉ số HNX30-Index: chỉ số này được biết đến là một chỉ số giá của 30 doanh nghiệp niêm yết tại sàn HNX có giá trị vốn hóa và tính thanh khoản hàng đầu, đáp ứng được tiêu chí sàng lọc.
- Thứ năm là chỉ số VNX AllShare: chỉ số này được biết đến là một chỉ số chung thể hiện sự biến động về giá của tất cả các cổ phiếu đang niêm yết trên sàn HOSE và HNX.
- Thứ sáu là chỉ số UPCOM: chỉ số này được biết đến là một chỉ số thể hiện được xu hướng biến động về giá của tất cả cổ phiếu đang niêm yết ở trên sàn UPCOM.
Hướng dẫn cách đọc các mã ở trên sàn chứng khoán
Hướng dẫn cách đọc các mã ở trên sàn chứng khoán
Để nhà đầu tư có thể đọc được bảng giá chứng khoán một cách dễ dàng tương ứng với các màu sắc thì cần phải nắm được chi tiết về từng mã cổ phiếu. Cụ thể nhìn vào bảng giá chứng khoán thì nhà đầu tư có thể đọc như sau:
- Mã CK (Symbol): Như Mytrade đã đề cập thì đây chính là mã giao dịch của công ty trên những sàn chứng khoán. Khi tham gia vào sàn thì mỗi doanh nghiệp đều sẽ được cấp 1 mã riêng biệt.
- Giá trần hay giá tím (Ceil): Là mức giá cao nhất của cổ phiếu mà các nhà đầu tư có thể đặt mua ở trong một phiên giao dịch cụ thể. Mức giá này có thể sẽ thay đổi liên tục tùy thuộc mã cổ phiếu cũng như ngày giao dịch.
- Giá sàn hay giá xanh dương (Floor): Trái ngược với giá trần thì đây là mức giá thấp nhất của cổ phiếu mà các nhà đầu tư có thể mua ở trong một phiên giao dịch.
- TC/giá vàng/ giá tham chiếu (Ref): Đây chính là mức giá đóng cửa ở phiên giao dịch trước đó.
- Dư bán: Là bên đang chờ bán cổ phiếu với Giá 1: Khối lượng 1, Giá 2: Khối lượng 2. Hiểu đơn giản là nhà đầu tư sẵn sàng bán cổ phiếu với một mức giá và khối lượng tương đương, tuy nhiên lại không có người mua nên bị dư bán.
- Dư mua: Trái người với dư bán thì đây là khối lượng cổ phiếu muốn mua nhưng hiện tại lại chưa có người bán nên sẽ được xếp vào dư mua.
- Khớp lệnh (Matched): chính là khi giá cổ phiếu của bên mua và bên bán trùng nhau. Lúc này giao dịch cổ phiếu sẽ được hoàn thành với mức giá bán thành công. Khi đó KL chính là khối lượng cổ phiếu được bán ra.
- “+,-” chính là mức chênh lệch tăng hoặc giảm khi mang cổ phiếu so sánh với mức tham chiếu.
- Cao: chính là mức giá cổ phiếu cao nhất ở trong một phiên giao dịch.
- Thấp: tương tự cũng là mức giá thấp nhất đã được giao dịch ở trong phiên cổ phiếu.
- TB: chính là mức giá trung bình ở trong một phiên giao dịch được tính bằng trung bình cộng của tất cả các mức giá.
- KL: Chính là tổng khối lượng cổ phiếu ở trong một phiên giao dịch.
- ROOM: chính là khối lượng cổ phiếu mà những nhà đầu tư đang nắm giữ. Lưu ý những nhà đầu tư này là những nhà đầu tư nước ngoài đang giữ cổ phần trên sàn chứng khoán.
- NN mua: Chính là ký hiệu của các nhà đầu tư nước ngoài mua chứng khoán ở trên sàn giao dịch.
- NN bán: Tương tự đây cũng chính là ký hiện các nhà đầu tư nước ngoài bán cổ phiếu ở trên sàn giao dịch.
Kết luận
Những giải thích về ý nghĩa của các màu trong chứng khoán của Mytrade sẽ giúp cho nhà đầu tư theo dõi và nắm bắt kịp thời được xu hướng chung của mức giá cổ phiếu trong một phiên giao dịch. Từ đó, dễ dàng đánh giá hành động giá và đưa ra được quyết định mua bán sao cho hợp lý. Nếu như nhà đầu tư vẫn muốn tìm hiểu thêm về kiến thức về các màu trong chứng khoán hoặc cần hỗ trợ tham gia thị trường chứng khoán thì hãy liên hệ ngay đến Mytrade qua HOTLINE 1900966935 – 0983.668.883 để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.
Mytrade – nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín nhất hiện nay
Hiện nay Mytrade cung cấp đến Quý nhà đầu tư rất nhiều loại công cụ hỗ trợ nguồn vốn và đồng hành cùng họ trong suốt quá trình thực hiện giao dịch nhằm mang về hiệu quả trong việc tối ưu giá trị đầu tư, tối ưu lợi nhuận và tối ưu được mức thuế phí cho nhà đầu tư. Tải app MyTrade để trải nghiệm được ngay nền tảng đầu tư mới.