Cách đọc bảng chứng khoán chi tiết cho các nhà đầu tư mới

Đầu tư chứng khoán hiện nay đang trở thành xu hướng và càng ngày càng phổ biến. Đây là một hình thức đầu tư thông minh nhằm mục đích gia tăng tài sản. Thế nhưng các nhà đầu tư muốn có được một kết quả đầu tư hiệu quả thì tối thiểu phải biết cách đọc bảng giá chứng khoán. Bài viết này Mytrade sẽ hướng dẫn bạn cách đọc bảng chứng khoán, hiểu về những thông số giá và tình hình của thị trường để có những kế hoạch đầu tư đúng đắn. 

Đôi nét về nền tảng giao dịch Mytrade

App Mytrade App Mytrade

Nền tảng giao dịch chứng khoán Mytrade được ra mắt vào năm 2021, do công ty cổ phần đầu tư và công nghệ FTV phát triển. Đến nay, Mytrade đã trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là traders, các chuyên viên tư vấn môi giới và những nhà đầu tư năng động tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Với tiêu chí “luôn luôn đổi mới”, kiến tạo tương lai và mong muốn mang đến sự minh bạch cho thị trường, đội ngũ phát triển Mytrade đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo giúp người luôn được chủ động về thông tin và nắm bắt mọi biến động trên thị trường một cách nhanh nhất, chính xác nhất. Mytrade cung cấp các tính năng mạnh mẽ dựa trên thế mạnh về dữ liệu bao gồm:

  • Hệ thống phân tích nhanh và xếp hạng các cổ phiếu giúp nhà đầu tư lựa chọn được mã cổ phiếu tốt, phù hợp với những chiến lược đầu tư đa dạng và phòng tránh các rủi ro.
  • Thông tin toàn diện cùng với tính năng ưu việt: theo dõi nhịp đập thị trường toàn diện, đầy đủ và cập nhật liên tục, hỗ trợ nhà đầu tư trong việc ra quyết định đầu tư một cách nhanh chóng và hiệu quả.
  • Công cụ cảnh báo hiệu quả: Cảnh báo liên tục những cổ phiếu giao dịch đột phá, vượt đỉnh, tăng hoặc giảm giá liên tiếp, hủy lệnh lớn, doanh thu hoặc lợi nhuận đột biến…giúp nhà đầu tư nhanh chóng nhận định được các cơ hội đầu tư.
  • Giao diện thân thiện: giao diện thân thiện, dễ sử dụng, phù hợp với nhu cầu sử dụng nhằm mục đích tìm kiếm thông tin và hỗ trợ việc ra quyết định đầu tư hiệu quả.

Hiện nay nền tảng giao dịch Mytrade bao gồm chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh. Hôm nay Mytrade sẽ hướng dẫn bạn cách đọc bảng chứng khoán chi tiết hai loại này. 

>> Tham khảo: Khớp lệnh là gì? Nguyên tắc và phương thức khớp lệnh

Cách đọc bảng chứng khoán cơ sở trên nền tảng giao dịch Mytrade

Cách đọc bảng giá chứng khoán thực chất không hề khó như nhiều nhà đầu tư mới nghĩ. Nhà đầu tư chỉ cần nắm rõ được các thông tin sau thì chắc chắn có thể hiểu các con số và ký hiệu trên sàn giao dịch chứng khoán. Để giúp cho nhà đầu tư có thể hình dung rõ hơn Mytrade sẽ lấy ví dụ cụ thể như hình minh hoạ dưới đây:

Bảng chứng khoán điện tử Mytrade Bảng chứng khoán điện tử Mytrade

Mã chứng khoán

Mã chứng khoán là điều đầu tiên nhà các đầu tư cần biết khi tìm hiểu về cách đọc bảng giá chứng khoán. Mã này kí hiệu trên bảng điện là “Mã CK” và được nằm ở cột đầu tiên phía bên trái của bảng giá chứng khoán. Cột này sẽ cung cấp đến nhà đầu tư các mã chứng khoán hiện nay trên thị trường. 

Các mã chứng khoán này sẽ được sắp xếp theo một thứ tự từ A-Z theo mã của từng doanh nghiệp. Nếu như nhà đầu tư muốn tìm bất cứ một mã của bất kỳ doanh nghiệp nào chỉ cần ấn tại ô “nhập mã CK” và nhập mã chứng khoán của doanh nghiệp đó.

Giá tham chiếu trong chứng khoán

Bên cạnh cột mã chứng khoán sẽ là cột giá tham chiếu trong chứng khoán được ký hiệu là “TC”. Giá tham chiếu chính là một mức giá sau khi đóng cửa của phiên giao dịch gần nhất trước đó trên sàn giao dịch chứng khoán. Và mức giá này sẽ được dùng để làm cơ sở tính ra giá trần hay giá sàn. Tuy nhiên riêng trên sàn giao dịch UPCOM thì giá tham chiếu sẽ được tính bằng giá bình quân của lần giao dịch gần nhất trên sàn giao dịch chứng khoán.

Giá trần

Giá trần và giá sàn bảng điện tử Giá trần và giá sàn trong bảng điện tử

Sau cột giá tham chiếu chính là cột giá trần được kí hiệu “Trần” và có màu tím. Giá trần là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể giao dịch mua hay bán trong ngày. Tùy vào mức quy định của các sàn giao dịch chứng khoán thì giá trần cũng có sự khác nhau:

  • Với sàn giao dịch HNX quy định mức giá trần là giá tăng tối đa 10% so với giá tham chiếu trong phiên giao dịch đó.
  • Với sàn giao dịch UPCOM thì quy định về giá trần là mức giá tăng tối đa 15% so với giá bình quân của phiên giao dịch ngày trước đấy.
  • Còn tại sàn giao dịch HSX thì mức giá trần sẽ được tăng tối đa 7% so với mức giá tham chiếu trong phiên giao dịch đó.

Giá sàn

Sau cột “Trần” thì sẽ đến với “Sàn” hay còn gọi là giá sàn. Giá sàn chính là mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể đặt được lệnh mua bán trên sàn giao dịch chứng khoán trong ngày. Tương tự như giá trần thì giá sàn sẽ  có những quy định khác nhau tại những sàn giao dịch khác nhau:

  • Tại sàn giao dịch HSX thì giá sàn là mức giá giảm 7% so với mức giá tham chiếu trong phiên giao dịch đấy.
  • Tại sàn giao dịch UPCOM thì giá sàn sẽ giảm 15% so với mức giá bình quân của phiên giao dịch trước.
  • Sàn giao dịch HNX thì giá sàn là mức giá sẽ giảm 10% so với mức giá tham chiếu trong phiên giao dịch đó.

Đặc biệt nhà đầu tư dễ nhận thấy trong cách đọc bảng giá chứng khoán chính là số % tăng giảm giá sàn, trần. Có thể thấy rằng tại các sàn giao dịch thì mức giá trần và mức giá sàn sẽ được tăng lên hoặc giảm đi cùng với số % từ mức giá tham chiếu hoặc giá bình quân so với phiên giao dịch trước của sàn giao dịch UPCOM. Khi thực hiện quá trình mua cổ phiếu nhà đầu tư chỉ được mua trong khoảng từ giá sàn đến giá trần.

Tổng khối lượng

Tổng khối lượng là cột tiếp theo mà Mytrade muốn giới thiệu trong cách đọc bảng giá chứng khoán, cột này đứng bên cạnh cột giá sàn và được ký hiệu là “Tổng KL”. Cột “Tổng KL”cho nhà đầu tư biết rằng tổng số cổ phiếu đã được giao dịch trong một ngày trên sàn chứng khoán. 

Nhìn vào tổng khối lượng nhà đầu tư cũng dễ biết được tính thanh khoản của cổ phiếu. Tính thanh khoản chính là một thuật ngữ tài chính chỉ về mức độ của một tài sản có thể mua hoặc bán mà không gây những ảnh hưởng đến giá thị trường của nó. Nhìn vào tính thanh khoản cũng giúp nhà đầu tư nhận biết được tiềm năng của cổ phiếu trên sàn giao dịch.

Dư mua chứng khoán

Đây là cột tiếp theo sau cột “ Tổng KL” thể hiện rõ 3 mức giá đặt giao dịch mua tốt nhất đi kèm với những khối lượng đặt mua tương đương. Cụ thể sau đây:

Cột dư mua trong bảng điện tử Cột dư mua trong bảng giá điện tử

  • Với cột “ Giá 1” và “KL1” được hiểu chính là mức giá đặt mua cổ phiếu cao nhất ở hiện tại và khối lượng mua tương ứng tại mức giá đó trên sàn giao dịch. So với các loại lệnh đặt mua khác thì lệnh ở mức giá này luôn luôn được ưu tiên đặt mua nhất.
  • Với cột “ Giá 2” và “KL2” được hiểu chính là mức giá đặt mua cổ phiếu cao thứ hai ở thời điểm hiện tại và có khối lượng mua tương ứng tại mức giá đó. Đây là lệnh giao dịch đặt mua với độ ưu tiên chỉ đứng sau mức giá 1.
  • Tương tư với cột “ Giá 3” và “KL3” chính là mức giá cổ phiếu cùng khối lượng đặt mua tương ứng cao thứ 3, đây cũng chính là lệnh giao dịch mua ưu tiên thứ ba.

>> Tham khảo: Quỹ mở là gì? Những điều cần biết về quỹ mở cho nhà đầu tư mới

Dư bán chứng khoán

Cột dư bán trong bảng điện tử Cột dư bán trong bảng giá điện tử

Cũng giống như cột dư mua thì cột “dư bán” cũng được thể hiện với 3 mức giá bán thấp nhất ưu tiên cùng với khối lượng chào bán của nó. Cụ thể sau đây:

  • Với cột “ Giá 1” và “KL1”  chính là mức giá cổ phiếu thấp nhất và tương ứng khối lượng chào bán của nó trên thị trường giao dịch hiện tại.  Mức giá 1 sẽ luôn có lệnh chào bán được ưu tiên nhất so với những loại lệnh khác.
  • Với cột “ Giá 2” và “KL2” chính là giá bán cổ phiếu thấp thứ 2 và tương ứng với khối lượng chào bán chỉ đứng sau mức giá 1. Tại cột giá 2 thì lệnh chào bán sẽ được ưu tiên số 2 trên sàn giao dịch
  • Tương tự với cột “ Giá 3” và “KL3”  chính là cổ phiếu giá bán thấp thứ 3 và có khối lượng chào bán cổ phiếu tương ứng trên sàn giao dịch. Đây cũng là một mức giá được ưu tiên với lệnh chào bán thứ 3  chỉ sau hai mức giá 1 và 2.

Ngoài ra để hiểu được cách đọc bảng giá chứng khoán thì nhà đầu tư cần biết rằng trên một sàn giao dịch sẽ không chỉ có 3 mức giá bán và giá mua trên mà còn nhiều những mức giá khác. Các mức giá này không được hiển thị bởi vì nó là mức giá không tốt so với 3 loại giá này. Nhà đầu tư cũng có thể mua những mức giá khác, tuy nhiên mức giá trên ba cột hiển thị vẫn nên ưu tiên.

Khớp lệnh trong chứng khoán

Tiếp theo của cách đọc bảng chứng khoán chính là cột khớp lệnh trên sàn giao dịch chứng khoán. Khớp lệnh được hiểu đơn giản là việc thực hiện xong thỏa thuận giữa dư mua và dữ bán tại sàn giao dịch. Đây là một hệ thống gồm có 3 cột được kí hiệu bao gồm cột “Giá”, “KL” và “ +/-” với ý nghĩa sau đây:

  • Cột “Giá” chính là mức giá khớp trong phiên giao dịch hoặc là giá được khớp cuối ngày.
  • Cột “KL”  cho biết số lượng cổ phiếu khớp tương ứng tại mức giá khớp trên bảng giao dịch chứng khoán.
  • Và cột “ +/-”  chính là sự tăng hoặc giảm giá và cho biết mức giá này thay đổi như thế nào so với giá tham chiếu.

Giá trên sàn chứng khoán

Giá là một cột mà nhà đầu tư không thể bỏ qua nếu như muốn thành thạo cách đọc bảng giá chứng khoán. Cột “ giá” trên sàn giao dịch chứng khoán chính là hệ thống gồm 3 cột giá cao nhất, giá thấp nhất và giá trung bình được thực hiện giao dịch. Mức giá cao nhất chính là mức giá khớp cao nhất tính từ đầu phiên giao dịch cho đến hiện tại, mức giá thấp nhất cũng chính là mức giá khớp thấp nhất từ đầu phiên giao dịch đến hiện tại.  Nhìn vào cột này sẽ giúp nhà đầu tư nhận biết được giá cổ phiếu thay đổi như thế nào trong suốt phiên giao dịch.

Dư mua và dư bán trên sàn chứng khoán

Cột “ Dư mua/ Dư bán” là cột tiếp theo Mytrade muốn giới thiệu cho nhà đầu tư trong cách đọc bảng chứng khoán. Cột này có thể hiểu như sau:

  • Đối với việc khớp lệnh liên tục thì dư mua và dư bán chính là số lượng cổ phiếu đang được chờ khớp.
  • Còn khi kết thúc ngày giao dịch thì khi đó cột dư mua và dư bán chính là khối lượng cổ phiếu không được giao dịch trong ngày.

Nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN)

Nhà đầu tư nước ngoài là tổng số lượng cổ phiếu được giao dịch bởi những nhà đầu tư nước ngoài trong ngày tại sàn giao dịch chứng khoán. Tất nhiên sẽ bao gồm được cả hai cột bên mua và bên bán. Cột này được kí hiệu là “ ĐTNN” có thể hiểu đơn giảnsau đây:

  • Cột “ Mua” tức là tổng số lượng cổ phiếu mà nhà đầu tư nước ngoài mua được trong ngày giao dịch.
  • Cột “ Bán” tức là tổng số lượng cổ phiếu mà nhà đầu tư nước ngoài bán ra trong ngày giao dịch.

Vùng thông tin chỉ số thị trường

Ngoài việc hiểu được những cột thông tin ở trên thì để biết cách đọc bảng giá chứng khoán nhà đầu tư sẽ không thể qua những vùng thông tin thị trường. Ví dụ trên sàn giao dịch Vndirect ở đây có các chỉ số thị trường như: VN30-Index, VN-index, VNX Allshare,….. Nhà đầu tư có thể hiểu cụ thể những chỉ số này như sau:

Vùng thông tin các chỉ số các chỉ số chứng khoán trong bảng giá điện tử Vùng thông tin các chỉ số chứng khoán trong bảng giá điện tử

  • VN-Index chính là chỉ số niêm yết xu hướng biến động của giá trên tất cả các cổ phiếu niêm yết được giao dịch trên sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh (HSX).
  • VN30-Index chính là chỉ số giá của 30 doanh nghiệp được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh đã đáp ứng được các tiêu chí sàng lọc với giá trị vốn và có tính thanh khoản đứng đầu.
  • VNX AllShare là một chỉ số chung thể hiện những sự biến động của tất cả các cổ phiếu trên sàn HSX và HNX

>> THAM KHẢO: Các thuật ngữ trong chứng khoán mà các nhà đầu tư cần biết

Cách đọc bảng chứng khoán phái sinh trên nền tảng Mytrade

Cách đọc bảng chứng khoán phái sinh trên nền tảng Mytrade

Cách đọc bảng chứng khoán phái sinh trên nền tảng Mytrade

Bước 1: Truy cập vào bảng giá chứng khoán phái sinh online 

Bước 2: Tìm kiếm tab phái sinh hoặc chứng khoán phái sinh.

Bước 3: Đọc các chỉ số cơ bản trên bảng giá.

Một vài thuật ngữ thường gặp trong bảng giá của chứng khoán phái sinh

Ngày đáo hạn (Ngày ĐH)

Là ngày mà hợp đồng tương lai đáo hạn và sau đấy không thể giao dịch, khi đó các nhà đầu tư sẽ được thanh toán lãi hoặc lỗ nếu như còn nắm giữ hợp đồng.

Độ lệch (basis)

Là sự chênh lệch giữa giá của hợp đồng tương lai hiện tại với giá của tài sản cơ sở (ở đây chính là chỉ số VN30).

Khối lượng mở (OI)

Là tổng tất cả các vị thế Long hoặc vị thế Short đang được mở trên thị trường. Theo đúng nguyên tắc thì khi một người mua một hợp đồng thì cần phải có người khác bán cho người đó một hợp đồng, do vậy tổng vị thế Long trên toàn thị trường luôn luôn bằng với tổng vị thế Short. Nếu như có một nhà đầu tư bắt đầu tham gia giao dịch và thực hiện Long 2 hợp đồng thì khi đó người này có vị thế Long được “mở” bằng 2. Nếu như sau đó người này thực hiện Short 2 hợp đồng đó thì toàn bộ vị thế của người đó đã được “đóng” và vị thế ròng của anh ta bằng 0. Khối lượng mở sẽ chính bằng tổng các vị thế Long được mở của tất cả những nhà đầu tư trên thị trường.

Khối lượng mở cho ta biết được mức độ tham gia của thị trường. Nếu như khối lượng mở thấp thì chứng tỏ các nhà đầu tư trên thị trường đều nắm giữ được một lượng vị thế ròng thấp, tức là thị trường đang không nắm giữ được nhiều vị thế.

Cách đọc bảng giá để nhận định về tình hình giao dịch thị trường chứng khoán

Nắm được những thông tin trên sàn giao dịch chứng khoán là chưa đủ mà để có thể hiểu sâu hơn về cách đọc bảng giá chứng khoán thì nhà đầu tư cần phải nắm vững cách đánh giá sơ bộ về tình hình của thị trường. Các mã cổ phiếu trên thị trường hầu như đều biến động cùng với những biến động của thị trường. 

Và những chỉ số thị trường hay gọi là Index, đây chính là cơ sở để cho các nhà đầu tư có thể đánh giá và nắm được các biến động của thị trường. Chỉ số này được bắt nguồn từ sự biến động tăng hoặc giảm giá, vốn hóa cổ phiếu sẽ được tính toán chi tiết cụ thể.

Mytrade cũng muốn nhà đầu tư lưu ý một vài điểm như: Hãy chú ý đến các biến động lớn của chỉ số cùng khối lượng giao dịch lớn hơn so với các ngày thường:

  • Khi thị trường có một vài mã chứng khoán tăng trưởng, tuy nhiên điểm số thị trường vốn vẫn tăng thì người ta gọi là hiện tượng “Xanh vỏ đỏ lòng”. Nhà đầu tư có thể hiểu rằng chỉ số cao bởi số lượng vốn hóa lớn và thị trường cũng chưa được coi là khả quan.
  • Ngược lại khi phần lớn các mã chứng khoán tăng và điểm số của thị trường lại thấp thì thị trường được đánh giá đang ở trạng thái lạc quan.
  • Khi thị trường đang lên và số lượng các mã giao dịch tăng giá nhiều hơn giảm thì thị trường được nhận định là tốt. Lúc này những nhà đầu tư cũng có thể bắt đầu mua cổ phiếu bởi vì thị trường đang có tiềm năng tăng nữa trong tương lai.
  • Khi thị trường chứng khoán đang trên đà lao dốc và có số lượng mã giảm nhiều hơn các mã tăng thì thị trường được đánh giá không tốt nên nhà đầu tư cần cân nhắc việc bán cổ phiếu để tránh thua lỗ.

Kết luận

Như vậy, với những thông tin về chia sẻ về cách đọc bảng chứng khoán trong bài viết này, Mytrade hy vọng các nhà đầu tư có thể đưa ra nhận định được thị trường hợp lý và đúng đắn để đưa ra quyết định. Tuy nhiên, để có thể hiểu rõ và chuyên nghiệp trong đọc bảng chứng khoán, cũng như xem xét các yếu tố giá và thị trường sẽ khá khó đối với những bạn mới tìm hiểu.

Mytrade - nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín tại thị trường Việt Nam 

Nếu nhà đầu tư còn bất kỳ thắc mắc về cách đọc bảng chứng khoán hoặc cần hỗ trợ giao dịch đầu tư hãy liên hệ ngay đến Mytrade qua HOTLINE hỗ trợ 1900966935 – 0983.668.883 để được giải đáp nhanh và chính xác nhất. 

  • Bài viết nổi bật