Trong lĩnh vực tài chính có rất nhiều các khái niệm khác nhau. Trong đó thì chi phí biến đổi là một khái niệm còn tương đối xa lạ với nhiều người. Vậy chi phí biến đổi là gì? và có những loại biến phí nào? Cùng Mytrade tìm hiểu với nội dung bài viết dưới đây ngay nhé!
Chi phí biến đổi là gì?
Chi phí biến đổi là gì?
Chi phí biến đổi (variable costs) còn được gọi là biến phí, đây là những danh mục chi phí mà tỷ lệ của phần chi phí biến đổi trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm sẽ thay đổi khi mà sản lượng sản xuất của doanh nghiệp có một sự biến đổi nhất định. Hiện nay thì chi phí biến đổi cùng với chi phí cố định là những thông số để tạo nên tổng chi phí trong hoạt động của doanh nghiệp
Trong đó thì chi phí thường là những danh mục chi phí gắn liền với các hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm/ dịch vụ trực tiếp như:
- Chi phí về nguyên vật liệu
- Chi phí nhân sự trực tiếp để sản xuất
- Triển khai những gói sản phẩm, dịch vụ,
- Giá vốn hàng hóa mua vào để có thể bán lại
- Chi phí về bao bì
- Chiết khấu trong bán hàng
Đặc điểm của chi phí biến đổi
Chi phí biến đổi sẽ có 3 đặc điểm chính dưới đây:
- Tổng biến phí sẽ có sự thay đổi dựa theo sự thay đổi của mức độ hoạt động trong suốt quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
- Biến phí đơn vị chính là biến phí chi ra để sản xuất được một đơn vị sản phẩm không thay đổi khi mà mức độ hoạt động thay đổi.
- Biến phí sẽ bằng 0, nếu như không có hoạt động sản xuất ở trong doanh nghiệp.
Lợi ích của doanh nghiệp khi xác định chi phí biến đổi
Lợi ích của doanh nghiệp khi xác định chi phí biến đổi
Đo lường xu hướng của chi phí biến đổi làm ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận
Trong hầu hết các trường hợp thì tăng sản lượng sẽ làm cho phần chi phí đối với mỗi đơn vị sản phẩm sẽ có lợi hơn. Điều này là bởi chi phí cố định đã được chia ra nhiều đầu khối lượng của đơn vị sản phẩm hơn.
Ví dụ: Nếu như một doanh nghiệp sản xuất 400.000 sản phẩm mỗi năm chi 40.000 đô la mỗi năm cho tiền thuê, thì chi phí thuê sẽ được phân bổ cho mỗi đơn vị là 0,10 đô la/mỗi sản phẩm. Nếu như sản lượng tăng gấp đôi thì tiền thuê hiện chỉ được phân bổ ở mức 0.05 đô la/một đơn vị và để lại nhiều lợi nhuận hơn cho mỗi lần bán.
Vì vậy, khi mà doanh thu tăng thì giá vốn hàng bán cũng sẽ tăng nhưng với một tốc độ chậm hơn (do chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị sẽ không đổi và chi phí cố định ở trên mỗi đơn vị giảm).
Đánh giá được rủi ro
Bằng cách so sánh về tỷ lệ phần trăm của chi phí biến đổi với phần chi phí cố định cho một đơn vị sản phẩm thì bạn có thể xác định được tỷ trọng của mỗi loại chi phí. Là một nhà đầu tư bên ngoài thì bạn có thể sử dụng được thông tin này để dự đoán những rủi ro lợi nhuận tiềm ẩn.
Nếu như một công ty chủ yếu trải qua chi phí biến đổi ở trong sản xuất thì họ có thể có chi phí trên mỗi đơn vị ổn định hơn. Điều này sẽ mang lại một dòng lợi nhuận ổn định hơn, giả sử như doanh số bán hàng ổn định. Điều này đúng với những nhà bán lẻ lớn như Walmart và Costco. Chi phí cố định của họ cũng tương đối thấp so với phần chi phí biến đổi, chiếm tỷ trọng lớn ở trong chi phí liên quan đến mỗi lần bán hàng.
Trong thời kỳ doanh số bán hàng sụt giảm thì một công ty chủ yếu dựa vào phần chi phí biến đổi sẽ dễ dàng thu hẹp được quy mô sản xuất hơn và duy trì lợi nhuận, trong khi đó một công ty có chi phí cố định chủ yếu thì sẽ phải tìm cách để đối phó với mức chi phí cố định cao hơn nhiều chi phí.
So sánh với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường
Để có thể so sánh với đối thủ cạnh tranh trên thị trường thì bạn có thể tính chi phí biến đổi trên mỗi một đơn vị sản phẩm và tổng chi phí biến đổi cho một doanh nghiệp nhất định. Sau đó thì tiến hành tìm dữ liệu về mức chi phí trung bình trong ngành của công ty đó. Việc thực hiện như vậy sẽ mang đến cho bạn một tiêu chuẩn so sánh để đánh giá với công ty đầu tiên.
- Chi phí biến đổi trên một đơn vị cao hơn có thể sẽ cho thấy rằng một công ty đang kém hiệu quả hơn những công ty khác.
- Chi phí biến đổi trên một đơn vị thấp hơn thì có thể thể hiện một lợi thế cạnh tranh.
- Chi phí trên một đơn vị cao hơn so với bình quân cho thấy rằng một công ty sử dụng một lượng lớn hơn hay chi tiêu nhiều hơn vào những nguồn lực (lao động, nguyên vật liệu, tiện ích) để sản xuất hàng hóa so với những đối thủ cạnh tranh của họ.
>> Tham khảo thêm: Nợ dài hạn là gì? Nợ dài hạn bao gồm những khoản nào?
Phân loại chi phí biến đổi
Phân loại chi phí biến đổi
Nếu như khoanh vùng lại theo những tính chất, hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp thì có thể phân loại chi phí biến đổi như sau:
Chi phí biến đổi tuyến tính
Đây chính là dạng chi phí biến đổi tỉ lệ thuận cùng với mức độ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Những chi phí phát sinh sẽ bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí bán hàng,… thì đều được xếp vào dạng chi phí biến đổi tuyến tính.
Để có thể kiểm soát được chi phí này thì ngoài việc kiểm soát tổng số thì cần kiểm soát được biến phí ở một mức độ đơn vị hoạt động – được gọi là định mức chi phí biến ở mức độ khác nhau. Xây dựng và hoàn thiện định biến phí tỷ lệ chính là cơ sở của biện pháp tiết kiệm phần chi phí cho mỗi doanh nghiệp.
Chi phí biến đổi cấp bậc
Chi phí biến đổi cấp bậc khác với chi phí biến đổi ở chỗ đây chính là những loại chi phí thay đổi khi mà mức độ hoạt động thay đổi với mức độ dao động lớn và rõ ràng. Nếu như mức độ hoạt động sản xuất thay đổi ít hay thay đổi không rõ ràng thì sẽ không hình thành nên chi phí biến đổi cấp bậc.
Ví dụ như: Do mở rộng hoạt động của quy mô sản xuất, máy móc cần phải hoạt động với một cường độ và công suất cao hơn thì công nhân phải tăng ca hay thuê thêm nhân công…
Chi phí biến đổi cấp bậc chỉ có thể sẽ xảy ra khi mà mức độ hoạt động của doanh nghiệp đạt được một giới hạn nhất định, lúc này chi phí biến đổi sẽ thay đổi theo từng bậc. Vì vậy, muốn kiểm soát tốt phần chi phí biến đổi cấp bậc cần:
- Tối ưu hóa trong việc lựa chọn được nhân sự phù hợp.
- Với từng cấp bậc tương ứng thì cần phải xây dựng một biến phí phù hợp.
- Lựa chọn được một mức độ hoạt động phù hợp.
Chi phí lao động gián tiếp và chi phí bảo trì máy là những chi phí biến đổi thuộc dạng chi phí này.
Sơ đồ biểu thị của chi phí biến đổi cấp bậc
Chi phí biến đổi cấp bậc
Về phương diện toán học thì biến phí cấp bậc sẽ được thể hiện theo phương trình:
Y = biXi
bi: chính là biến phí tại một đơn vị mức độ hoạt động ở phạm vi i
Biến phí cấp bậc chính là loại biến phí mà sự thay đổi của chúng chỉ xảy ra nếu như mức độ hoạt động đạt được đến một giới hạn và phạm vi nhất định. Biến phí cấp bậc cũng sẽ thay đổi theo từng bậc. Khi mức độ hoạt động thay đổi ít và chưa đạt được đến giới hạn thì tổng biến phí sẽ không thay đổi. Khi mà mức độ hoạt động thay đổi nhiều và có thể đạt đến một giới hạn, phạm vi nhất định thì mới có thể làm thay đổi loại chi phí này.
Ví dụ: Một doanh nghiệp A sản xuất khí công nghiệp cứ 3 máy nén khí thì phải cần 1 thợ bảo dưỡng tương ứng với mức lương 5.000.000đ/tháng. Vì thế, nếu như công ty mở rộng thành 5 máy thì cần phải thuê 2 thợ, chi phí lương bảo dưỡng tăng lên là 10.000.000đ/tháng. Nếu như số lượng máy nén tăng lên thành 6 thì doanh nghiệp vẫn chỉ cần 2 thợ bảo dưỡng và chưa cần phải thuê thêm thợ, chi phí lương vẫn ở mức 10.000.000đ/tháng. Nếu như mở rộng quy mô lên 8 máy thì phần chi phí thuê thợ bảo dưỡng của 3 thợ: 15.000.000đ/tháng…
Đây chính là biến phí cấp bậc của doanh nghiệp.
Chi phí biến đổi dạng cong
Chi phí biến đổi dạng cong
Ngoài những chi phí có thể nhận thấy ở trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp thì cũng còn một dạng chi phí không biểu thị được mối quan hệ tuyến tính giữa phần chi phí biến đổi và sản lượng sản xuất. Đây là dạng biến phí được nhiều chuyên gia kinh tế chỉ ra rằng có nhiều chi phí biến đổi pwr trong thực tế theo dạng cong. Vì thế doanh nghiệp cần phải xem xét để có thể liệt kê được chi phí này theo một dạng chính xác nhất, giúp cho doanh nghiệp nắm được tình trạng kinh doanh.
Chi phí biến đổi bình quân
Chi phí biến đổi bình quân (tiếng anh là average variable cost) chính là phần chi phí biến đổi thuộc một đơn vị sản lượng như ở trong hình dưới đây. Chi phí biến đổi bình quân (AVC) cũng sẽ được tính bằng công thức sau:
AVC = TVC/Q
Trong đó TVC chính là tổng chi phí biến đổi , Q là phần sản lượng
Hình (a) là tổng chi phí và (b) là phần chi phí biến đổi bình quân
Tổng chi phí biến đổi = Số lượng của sản phẩm đầu ra x Giá biến đổi tại một đơn vị đầu ra.
Tổng chi phí (total costs) chính là tổng những chi phí cố định và chi phí biến đổi tại một mức độ sản xuất nhất định nào đó. Tổng chi phí (TC) tính trung bình ở trên mỗi đơn vị sản phẩm được gọi là phần chi phí trung bình (AC) hay giá thành đơn vị sản phẩm. Ban lãnh đạo của doanh nghiệp sẽ muốn định ra một mức giá ít nhất để trang trải được tổng chi phí sản xuất một mức nhất định.
TC = FC + VC
AC = TC/Q = FC/Q + VC/Q
AC = AFC + AVC
Tổng khoản chi phát sinh bởi bất kỳ doanh nghiệp nào cũng bao gồm có khoản chi cố định và chi phí biến đổi. Khoản chi cố định chính là chi phí giữ nguyên bất kể về sản lượng sản xuất. Cho dù một doanh nghiệp có sale hay không thì nó cần phải trả khoản chi cố định bởi những chi phí này độc lập với số lượng sản phẩm đầu ra.
Ví dụ về khoản chi cố định đó là tiền để thuê nhà, tiền lương cấp dưới, bảo hiểm hoặc vật tư trong văn phòng. Một doanh nghiệp sẽ vẫn phải trả tiền thuê nhà để có thể điều hành công việc giao thương bất kể khối lượng của sản phẩm được sản xuất có được bán ra. Cho dù, chi phí cố định có thể thay đổi ở trong một khoảng thời gian thì sự thay đổi cũng sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất.
Yếu tố gây ảnh hưởng đến chi phí biến đổi của doanh nghiệp
Yếu tố gây ảnh hưởng đến chi phí biến đổi của doanh nghiệp
Sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật - công nghệ
Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thể hiện trong hoạt động đầu tư vào máy móc thiết bị hiện đại đang dần để thay thế sức lao động của con người ở trong công việc, từ đó có thể sẽ làm thay đổi quá trình sản xuất theo chuyên môn hóa nhằm nâng cao được chất lượng và số lượng sản phẩm sản xuất ra.
Sự ra đời của các trang thiết bị công nghệ hiện đại không chỉ giúp doanh nghiệp hạ thấp được chi phí tiền lương, tiền công mà còn giảm được mức tiêu hao của nguyên vật liệu sản xuất, đây chính là 2 khoản chi phí biến đổi phổ biến nhất. Ngoài ra, việc mua sắm thêm trang thiết bị và dây chuyền hiện đại còn đòi hỏi một nguồn lực tài chính để tham gia vào đầu tư, chi phí khấu hao lớn làm gia tăng phần chi phí cố định của doanh nghiệp.
Tổ chức quản lý về tài chính và chi phí trong doanh nghiệp
Trình độ tổ chức quản lý tài chính và chi phí chính là hai yếu tố tác động mạnh mẽ đến phần chi phí biến đổi trong doanh nghiệp. Việc tổ chức, quản lý vốn chặt chẽ, sẽ xây dựng được cơ chế quản lý tài chính hợp lý góp phần hạn chế được tình trạng tổn thất cũng như thất thoát ở trong quá trình sản xuất. Ví dụ, nếu như doanh nghiệp có một cơ chế quản lý tài chính và chi phí chặt chẽ thì tránh tình trạng thất thoát, lãng phí nguyên vật liệu và góp phần làm giảm biến phí trong doanh nghiệp.
Hoạt động tổ chức sản xuất, sử dụng lao động
Lao động chính là nhân tố quan trọng trong quá trình sản xuất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến phần chi phí biến đổi của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có biện pháp tổ chức lao động và sử dụng lao động hợp lý sẽ phát huy được những thế mạnh của lao động tại doanh nghiệp, góp phần khuyến khích cũng như thúc đẩy quá trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Chính vì thế mà việc tổ chức lao động một cách khoa học, phát huy được sức mạnh của lao động trong doanh nghiệp là một trong những yếu tố then chốt để giảm chi phí biến đổi.
Ngoài ra, chi phí biến đổi còn bị chi phối bởi sự biến động về giá cả trên thị trường và các yếu tố bất thường như thiên tai, dịch bệnh…
>> Tham khảo thêm: Chi phí cố định là gì? Phân loại chi phí cố định
Phân biệt chi phí biến đổi cùng với chi phí cố định
Phân biệt chi phí biến đổi cùng với chi phí cố định
Sau đây để nhận ra được sự khác nhau giữa định phí và biến phí
Ý nghĩa
Chi phí cố định vẫn giữ nguyên, bất kể khối lượng sản xuất có thay đổi.
Chi phí biến đổi sẽ thay đổi theo sự thay đổi của đầu ra.
Yếu tố ảnh hưởng
Chi phí cố định: liên quan đến vấn đề thời gian.
Chi phí biến đổi: liên quan đến vấn đề khối lượng.
Phát sinh khi
Chi phí cố định là xác định, chúng phát sinh cho dù các đơn vị có được sản xuất hay không.
Chi phí biến đổi chỉ phát sinh khi các đơn vị được phát sinh.
Đơn giá
Thay đổi chi phí cố định theo đơn vị, tức là khi mà các đơn vị sản xuất tăng, phần chi phí cố định trên mỗi đơn vị giảm và ngược lại. Vì thế chi phí cố định trên mỗi đơn vị tỷ lệ nghịch với số lượng sản phẩm được sản xuất.
Chi phí biến đổi vẫn giữ nguyên trên mỗi đơn vị.
Hành vi
Chi phí cố định không thay đổi trong một khoảng thời gian nhất định.
Chi phí biến đổi thay đổi theo sự thay đổi đầu ra.
Thành phần
Chi phí cố định bao gồm chi phí sản xuất cố định, chi phí quản lý cố định, chi phí bán hàng và phân phối cố định.
Chi phí biến đổi bao gồm nguyên liệu trực tiếp, lao động trực tiếp, chi phí trực tiếp, chi phí sản xuất biến đổi, chi phí bán hàng và phân phối thay đổi.
Trong kinh doanh thì chi phí biến đổi thường sẽ được gọi là giá vốn hàng bán, trong khi phần chi phí cố định lại không được tính vào danh mục này. Có thể khẳng định rằng khoản chi phí này chỉ bị ảnh hưởng bởi doanh số và sản lượng khi mà các yếu tố như hoa hồng bán hàng sẽ được tính vào phần chi phí sản xuất trên một đơn vị. Trong khi đó thì chi phí cố định vẫn là những khoản cần phải được thanh toán ngay cả khi mà sản xuất chậm lại đáng kể.
Thực tế cho thấy các doanh nghiệp có tỷ trọng chi phí biến đổi cao còn chi phí cố định được xem là ít có sự biến động hơn bởi phần lợi nhuận của họ còn phụ thuộc nhiều hơn vào thành công của việc bán hàng.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của Mytrade về chi phí biến đổi là gì. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã nắm được khái niệm, đặc điểm và những yếu tố ảnh hưởng đến phần chi phí của doanh nghiệp. Đồng thời có thể phân được chi phí biến đổi và chi phí cố định trong doanh nghiệp. Từ đó có được cái nhìn tổng quan của doanh nghiệp và xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp.
Nếu bạn cần tư vấn thêm về chi phí biến đổi hoặc muốn hỗ trợ giao dịch trên thị trường chứng khoán thì hãy liên hệ ngay với Mytrade qua HOTLINE 1900966935 – 0983.668.883 để được giải đáp một cách nhanh nhất.
Mytrade - nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín hiện nay
Nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán Mytrade luôn đồng hành cùng Quý nhà đầu tư trong suốt quá trình giao dịch trên thị trường nhằm mang đến hiệu quả tối ưu và phòng tránh các rủi ro. Tải app MyTrade ngay hôm nay để có thể trải nghiệm được nền tảng đầu tư chứng khoán mới tại:
- Apple Store: https://apps.apple.com/us/app/mytrade-đầu-tư-cho-mọi-người/id1610468053
- Google Play: https://play.google.com/store/apps/details?id=vn.ftv.mytrade