Trong cuộc sống hay trong kinh doanh thì chúng ta luôn phải đối mặt với rất nhiều quyết định giữa những phương án lựa chọn khác nhau. Khi đó, chúng ta sẽ cần phải xem xét về chi phí cơ hội để cân nhắc và tính toán đưa ra quyết định. Vậy chi phí cơ hội là gì? Và cách tính chi phí cơ hội chuẩn xác nhất?
Chi phí cơ hội là gì?
Chi phí cơ hội là gì?
Chi phí cơ hội là phần lợi ích mất đi của sự lựa chọn tốt nhất đã bị bỏ lỡ. Trong bất kỳ một quyết định nào đều sẽ có chi phí cơ hội bởi khi chọn quyết định này thì bạn sẽ bỏ cơ hội khác.
Chi phí cơ hội sẽ được xác định dựa trên nguồn lực khan hiếm. Trong trường hợp này, bạn bắt buộc cần phải đánh đổi, chọn cái này và bỏ qua cái khác. Chi phí cơ hội khi mà bạn lựa chọn một phương án chính là phần giá trị bị bỏ qua khi bạn đã chọn phương án đó và bỏ qua phương án tốt nhất khác. Giá trị này thì không nhất định phải là giá trị kinh tế mà còn là các giá trị khác như tinh thần hay văn hóa…
Mặc dù chi phí cơ hội xuất hiện ở trong lĩnh vực kinh tế nhưng nó có thể sẽ được vận dụng ở trong bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sống. Đây là một khái niệm hữu ích trong lý thuyết lựa chọn. Dựa vào khái niệm này thì bạn có thể đưa ra được lựa chọn tốt và hiệu quả hơn.
Ý nghĩa của chi phí cơ hội
Chúng ta cần phải đưa ra nhiều sự lựa chọn trong cuộc sống, đơn giản như Hôm nay ăn gì, Mua cái áo màu đỏ hay màu đen… hoặc những vấn đề lớn như Đầu tư vào mã cổ phiếu X hay Y, Lựa chọn phương án kinh doanh X hay Y… Bằng cách tính chi phí cơ hội cho những sự lựa chọn này, chúng ta sẽ dễ dàng đưa ra được quyết định tốt nhất.
Trong kinh doanh, bất kỳ ai cũng muốn tận dụng được tối đa các nguồn lực sẵn có để mang về kết quả cao nhất. Tính chi phí cơ hội giúp cho doanh nghiệp so sánh được những lợi ích nhận được và mất đi khi lựa chọn phương án này mà bỏ qua phương án khác. Từ đó, doanh nghiệp sẽ chọn được phương án kinh doanh mang lại phần lợi ích cao nhất.
Trong cuộc sống, nếu như cứ chần chừ không lựa chọn thì bạn vừa mất thời gian, mất công sức mà còn bỏ lỡ rất nhiều cơ hội tốt khác. Việc tính chi phí cơ hội sẽ giúp bạn đưa ra quyết định nhanh chóng.
>> Tham khảo: Vốn chủ sở hữu là gì? Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ
Ưu điểm và hạn chế của chi phí cơ hội
Ưu điểm và hạn chế của chi phí cơ hội
Phương án tính toán và cân đo đong đếm nào cũng sẽ có ưu nhược điểm riêng và chi phí cơ hội cũng phải ngoại lệ. Hiểu rõ được điều này giúp cho bạn ứng dụng chi phí cơ hội được đúng cách và hiệu quả nhất.
Ưu điểm
- Giúp bạn nhận thức được về cơ hội bị mất: Chi phí cơ hội sẽ buộc bạn phải cân nhắc về giá trị thực tế, chọn phương án này sẽ đánh mất đi giá trị của phương án khác. Điều này giúp cho bạn đưa ra được lựa chọn sáng suốt và có lợi hơn.
- Giúp bạn so sánh được giá trị tương đối của mỗi lựa chọn: Tính chi phí này sẽ giúp bạn so sánh được lợi ích tương đối giữa những sự lựa chọn và cuối cùng đưa ra được quyết định phù hợp.
Vì thế mà chi phí cơ hội giúp bạn đưa ra được sự so sánh tương đối giữa những sự lựa chọn, đánh giá được phần lợi ích bị mất và đưa ra được lựa chọn tốt nhất.
Hạn chế
- Thời gian: Để tính toán được chi phí cơ hội thì cần thời gian để tìm kiếm, xem xét, nghiên cứu và so sánh nhiều vấn đề khác nhau. Trường hợp bị hạn chế về thời gian, không đủ để suy xét, tính toán, so sánh những sự lựa chọn thì không thể ứng dụng được chi phí này được.
- Khó xác định được phần chi phí kế toán: Chi phí cơ hội chính là chi phí ở tương lai, khó để định lượng kế toán. Mục chi phí này cũng sẽ không được đưa vào bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
Cách tính chi phí cơ hội
Chúng ta có thể tính chi phí cơ hội như sau:
OC = FO – CO
Trong đó:
- OC chính là chi phí cơ hội
- FO chính là giá trị nhận được cho phương án tốt nhất sẽ bị bỏ lỡ
- CO chính là giá trị nhận được cho phương án sẽ được lựa chọn.
Khi tính chi phí cơ hội thì bạn cần lưu ý rằng, chi phí cơ hội là phần chi phí của phương án tốt nhất sẽ bị bỏ lỡ, không phải của tất cả những phương án bị bỏ lỡ. Bởi vì bạn không thể thực hiện được nhiều phương án cùng lúc với cùng với nguồn lực hạn chế được.
Ví dụ: Chị A có một ngôi nhà ở phố hàng Bạc, chị có 3 sự lựa chọn để sử dụng cho ngôi nhà này.
- Thứ nhất, chị A trực tiếp bán quần áo tại ngôi nhà của mình, phần lợi nhuận mỗi tháng được ước tính là 100 triệu đồng.
- Thứ hai, chị A cho thuê cửa hàng bán quần áo, mỗi tháng 40 triệu đồng và đi làm công ty mỗi tháng nhận lương được 10 triệu đồng.
- Thứ ba, chị A cho thuê để làm siêu thị thì mỗi tháng được 40 triệu đồng và không đi làm.
Giả sử chị A chọn phương án thứ 2, cho thuê cửa hàng bán quần áo và sẽ đi làm nhận lương thì khi đó chị B sẽ bỏ qua phương án tốt nhất là trực tiếp bán quần áo để thu lợi nhuận. Khi đó, FO là 100 triệu đồng, CO là 50 triệu đồng và chi phí cơ hội sẽ là:
OC = FO – CO = 100 – 50 = 50 triệu đồng
Tuy nhiên, hầu hết chi phí cơ hội sẽ khó tính toán chính xác và khó so sánh bởi nó là phần chi phí tương lai, chưa được phát sinh. Do vậy người ta thường dùng ở dưới dạng tương đối, tức là so sánh lựa chọn này tương quan với lựa chọn khác.
>> Tham khảo: EBIT là gì? Ứng dụng của chỉ số EBIT trong đầu tư
Áp dụng chi phí cơ hội trong thực tế
Áp dụng chi phí cơ hội trong thực tế
Áp dụng vào trong cuộc sống
Chi phí cơ hội thực tế có thể thấy ở bất kỳ đâu bất cứ trường hợp nào và thực tế mỗi ngày chúng ta đều sẽ phải trải qua những lựa chọn, những quyết định ở trong cuộc sống của chính bản thân. Mọi sự lựa chọn xuất hiện xung quanh cuộc sống hàng ngày của chúng ta đều sẽ tồn tại loại chi phí này.
Hiểu rõ cách vận hành của phần chi phí cơ hội, nắm bắt và biết cách áp dụng nó vào cuộc sống sẽ hỗ trợ được rất nhiều trong việc đưa ra các quyết định quan trọng của cuộc đời bạn ở thời điểm hiện tại và tương lai. Những quyết định này có thể tác động trực tiếp đến sự thành công của bạn ở tương lai ngắn hạn hay dài hạn. Vì thế mà bạn cần phải xem xét kỹ lưỡng về loại chi phí này trước khi đưa ra quyết định để có được lựa chọn phù hợp nhất.
Ví dụ: Nếu như ngày hôm đó bạn có một buổi hẹn đi xem phim cùng với bạn bè của mình, nhưng bạn lại quyết định từ chối để ở nhà bổ túc thêm kiến thức. Giá trị bạn nhận được ở đây chính là kiến thức tốt cho bản thân, còn giá trị mà bạn mất đi là bạn đã bỏ lỡ một bộ phim hay và bỏ lỡ thời gian vui chơi với bạn bè. Vậy phần chi phí cơ hội bạn đánh đổi ở đây chính là thời gian vui chơi, xem phim với bạn bè để nhận lại được phần kiến thức có trong buổi học.
Tuy nhiên thì ví dụ ở trên chỉ là một lần đánh đổi chi phí này tại mức giá trị bình thường, chưa có quá nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Nhưng khi đã bước chân vào xã hội bạn sẽ nhận được nhiều cơ hội mang tính quyết định cuộc đời sau này.
Việc cân nhắc lợi ích và khó khăn ở trong một cơ hội là điều hoàn toàn đúng đắn nhưng việc cân nhắc quá kỹ sẽ làm bạn bỏ lỡ các cơ hội phát triển tiềm năng. Đừng vì những giây phút đắn đo, chần chừ lựa chọn mà bỏ qua các cơ hội tích cực đối với bản thân.
Gợi ý mẹo để bạn nắm bắt được cơ hội tốt hơn trong cuộc sống
- Cân nhắc kỹ lưỡng ở trong mọi hoàn cảnh: Để có thể nắm bắt được cơ hội trong cuộc sống một cách tốt nhất thì điều đầu tiên bạn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trong mọi hoàn cảnh đặc biệt là trong công việc. Luôn tỉnh táo để bạn có thể phân biệt được đâu là cơ hội tốt mà bạn nên tiếp nhận và đâu là cơ hội chưa thực sự phù hợp để bạn nên tránh ở thời điểm hiện tại. Không phải bất kỳ cơ hội nào đến bạn cũng đều sẽ nắm lấy mà không xem xét đến việc bản thân mình có làm được hay không hay có khả năng hoàn thành hay không. Trong cuộc đời thì có một số cơ hội không phải bạn cứ cố gắng hết khả năng là có thể làm được.
- Xác định rõ ràng mục tiêu của bản thân: việc có được mục tiêu ngay từ ban đầu sẽ giúp bạn có sự lựa chọn cơ hội tốt hơn.Có rất nhiều câu hỏi bạn nên đặt ra để có thể xác định rõ mục tiêu trong cuộc sống bạn đang theo đuổi như Bạn sống là vì mục đích gì? bạn mong muốn bản thân như thế nào trong tương lai? bạn nên làm gì để thực hiện ước mơ? Mục tiêu trong công việc của bạn là gì?..v.v..
- Tính toán chi phí cơ hội: định nghĩa về chi phí này thì khi áp dụng vào cuộc sống sẽ giúp bạn có sự phân tích sâu hơn về những mặt tích cực cũng như khó khăn của cơ hội mà bạn đang có. Tính toán chi phí cơ hội sẽ giúp bạn hiểu hơn về sự phù hợp của cơ hội đối với bản thân và xác định cơ hội nào có tính tốt hơn, hợp lý hơn thì bạn sẽ nắm bắt cơ hội đó và điều bạn đánh đổi chính là những lợi ích ở trong tương lai của cơ hội mà bạn đã bỏ lỡ mang lại.
Trong đầu tư chứng khoán
Áp dụng trong đầu tư chứng khoán
Thị trường chứng khoán hiện nay đang được biết đến là kênh đầu tư tiềm năng nổi tiếng và thu hút nhiều nhà đầu tư mới bước đến con đường đầu tư. Đây được xem là một kênh đầu tư linh hoạt yêu cầu có mức vốn khởi điểm không quá lớn và phù hợp với mọi đối tượng nhà đầu tư. Mặc dù còn tồn tại rất nhiều rủi ro nhưng phần lợi nhuận hấp dẫn mà thị trường chứng khoán mang lại vẫn làm nhiều nhà đầu tư ưa thích kênh đầu tư này.
Trong đầu tư chứng khoán thì chi phí cơ hội cũng là một yếu tố quan trọng mà bất kỳ một nhà đầu tư nào cũng nên quan tâm. Khi nhà đầu tư phải đưa ra lựa chọn trong đầu tư thì việc xác định được chi phí cơ hội sẽ phần nào giúp họ xác định được lựa chọn tốt nhất cho kênh đầu tư của mình ở thời điểm đó.
Ví dụ: Nhà đầu tư đang có 200 triệu số tiền nhàn rỗi và chưa biết làm gì với nó. Họ muốn tiền đẻ ra tiền, với 200 triệu này, hiện tại nhà đầu tư có 2 sự lựa chọn sinh lời phổ biến.
- Một là, lựa chọn đầu tư vào thị trường chứng khoán và thu về lợi nhuận nhanh chóng với mức sinh lời cao nhưng đồng thời cũng kèm theo một số rủi ro nhất định.
- Hai là, gửi tiết kiệm vào ngân hàng với lãi suất 7%/năm . Hưởng phần lợi nhuận đều đặn theo mức lãi suất mỗi tháng một cách ổn định và ít rủi ro.
Nếu như bạn quyết định lựa chọn phương án gửi tiết kiệm để hưởng lãi suất ổn định 7%/ năm. Thì phần chi phí cơ hội bạn đã đánh đổi ở đây chính là lợi nhuận thu được đến từ thị trường chứng khoán có thể lên đến mức lãi suất là 30%/năm.
Trong đầu tư chứng khoán bạn cũng có thể dùng chi phí cơ hội để đánh giá về khả năng sinh lời của những doanh nghiệp được niêm yết trên sàn chứng khoán và lựa chọn đầu tư vào một doanh nghiệp nào đó tiềm năng. Chi phí cơ hội sinh ra ở đây đó là bạn có thể đã bỏ lỡ đầu tư vào một doanh nghiệp có khả năng sinh lời tốt hơn.
Trong kinh doanh
Xã hội đang ngày một phát triển không ngừng nghỉ nên kinh doanh được biết đến là một công việc sinh lợi nhuận phổ biến trong xã hội hiện đại. Kinh doanh nhằm phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng, mang sản phẩm bán ra thị trường, từ đó tạo được nguồn lợi nhuận từ sản phẩm được bán ra. Với mục tiêu chung cuối cùng của việc kinh doanh là thu lại doanh số..v..v
Ví dụ: Doanh nghiệp A đang tiến hành lựa chọn dự án đầu tư vào đầu năm với tổng chi phí lên đến 15 tỷ đồng.
- Dự án đầu tiên tiến hành triển khai xây dựng cho chung cư cao cấp ở một khu đất trung tâm rộng 100m2.
- Dự án thứ 2 tiến hành xây dựng siêu thị cũng tại khu đất trung tâm rộng 100m2.
Nếu như doanh nghiệp lựa chọn dự án thứ 1 thì phần chi phí cơ hội đánh đổi ở đây là tiềm năng lợi nhuận mà dự án thứ 2 có thể mang lại và ngược lại.
Việc dự trù về phần chi phí này cũng sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được khả năng sinh lời ở tương lai và một số khó khăn thực tế đang còn tồn tại của dự án. Dựa trên các thống kê mà chi phí cơ hội nêu ra doanh nghiệp có thể dễ dàng đưa ra lựa chọn tốt nhất trong tương lai.
Khác với việc sử dụng chi phí cơ hội trong cuộc sống thường ngày thì trong kinh doanh đặc biệt đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, quyết định của người lãnh đạo sẽ thường mang tính ảnh hưởng và chiếm đến 60%. Do vậy những nhà lãnh đạo cần phải đưa ra được các quyết định có tính chính xác cao. Trong đó cần phải dựa trên việc xem xét opportunities cost thay đổi và không thay đổi ở trong thời gian nhất định nhưng vẫn đảm bảo được sự phân bổ nguồn lực khan hiếm tốt nhất cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích nổi bật vẫn sẽ tồn tại một số hạn chế điển hình ở trong doanh nghiệp.
Một số vấn đề liên quan đến chi phí cơ hội
Quy luật chi phí cơ hội tăng dần là gì?
Quy luật chi phí cơ hội tăng dần là gì?
Quy luật chi phí tăng dần chính là việc bạn bỏ quá nhiều nguồn lực hạn chế vào một hoạt động nào đó của bản thân hoặc doanh nghiệp, khi đó thì chi phí này sẽ tăng lên theo mỗi nguồn lực được thêm vào.
Ví dụ: Nếu như bạn là nhà sản xuất, bạn đang tiến hành cho công nhân sản xuất 2 loại mặt hàng chính là giày và túi. Lúc này thì nguồn lực sản xuất và nguyên liệu của 2 sản phẩm bằng nhau. Tuy nhiên, trong trường hợp nhà sản xuất dành nhiều nguồn lực và thời gian hơn cho sản phẩm túi thì chi phí cơ hội đánh đổi ở đây đó là nhà sản xuất đã bỏ lỡ lợi nhuận cho việc sản xuất và bán sản phẩm giày. Khi đó sản phẩm túi đang được thừa hưởng các nguồn lực tăng gấp đôi bình thường, đây được gọi là chi phí cơ hội tăng dần.
Chi phí cơ hội có tác động chính trị không?
Câu trả lời là có. Bất kỳ một lĩnh vực nào cũng đều sẽ có sự lựa chọn và quyết định và chi phí cơ hội chính là sinh ra từ các trường hợp như vậy. Quyết định xây dựng, quyết định hỗ trợ nơi vùng sâu, vùng xa quyết định sáp nhập vùng miền hay kể cả một vài thay đổi trong hiến pháp..v..v đều có sự đánh đổi và lựa chọn sinh ra hoặc không.
Phân biệt chi phí cơ hội và chi phí chìm
Chi phí cơ hội và chi phí chìm đều sẽ được tính toán trong việc quyết định lựa chọn phương án kinh doanh. Vì thế một số người sẽ bị nhầm lẫn giữa hai loại chi phí này. Để đưa ra được quyết định chính xác, bạn cần phải phân biệt rõ ràng 2 loại chi phí:
- Định nghĩa
Chi phí cơ hội là phần giá trị mà bạn bị mất khi quyết định lựa chọn phương án này và bỏ qua phương án tốt nhất khác.
Chi phí chìm là chi phí đã phát sinh và không thể thu hồi dù cho bạn lựa chọn bất kỳ phương án nào. - Tính chất
Chi phí cơ hội rất khó xác định nhưng chi phí chìm lại rõ ràng và cố định. - Tính toán
Chi phí cơ hội chưa phát sinh nên không thể tính toán được chính xác, chỉ là một con số ước lượng tương đối mà thôi. Chi phí chìm là phần chi phí đã phát sinh nên có thể tính toán chính xác. - Báo cáo
Chi phí cơ hội sẽ không được ghi vào bảng cân đối kế toán, báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại, chi phí chìm được ghi vào bảng cân đối kế toán và bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp. - Vai trò
Chi phí cơ hội là phương pháp hữu ích giúp đưa ra được những quyết định kinh doanh hiệu quả. Chi phí chìm sẽ phát sinh trước khi đưa ra quyết định nên không được sử dụng làm cơ sở để ra quyết định kinh doanh.
Kết luận
Chi phí cơ hội luôn giữ một vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến những quyết định đầu tư kinh tế của doanh nghiệp hay cá nhân. Việc xác định phần chi phí cơ hội trong dự án đầu tư rất quan trọng bởi nó quyết định lớn đến mức lợi nhuận thu về sau quá trình đầu tư. Hy vọng qua bài viết Mytrade chia sẻ các bạn đã hiểu rõ thế nào là chi phí cơ hội, cách tính toán chính xác nhất. Từ đấy có thể cân nhắc kỹ càng để đưa ra được quyết định đầu tư hợp lý cho các cá nhân và doanh nghiệp của bạn.
Mytrade – nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín tại thị trường Việt Nam
MyTrade hiện nay cung cấp rất nhiều công cụ hỗ trợ nguồn vốn dành cho khách hàng nhằm mục đích giúp khách hàng tối ưu được giá trị đầu tư, tối đa hóa lợi nhuận và tối ưu thuế phí. Tải app MyTrade ngay để có thể trải nghiệm nền tảng đầu tư mới!
Nếu bạn còn thắc mắc về chi phí cơ hội là gì hoặc cần hỗ trợ tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán, liên hệ ngay đến Hotline 1900966935 – 0983.668.883 để được Mytrade giải đáp nhanh nhất.