Chính sách tài khóa là gì? Vai trò của chính sách trong nền kinh tế

Trong kinh tế học vĩ mô hay những chính sách công về kinh tế thì chính sách tài khóa xuất hiện khá nhiều trên báo đài hay những giáo trình học tại các trường đại học. Để điều tiết nền kinh tế hoạt động theo đúng hướng hiệu quả nhất thì chính phủ hay ngân hàng trung ương thường sử dụng chính sách tài khóa giống như một công cụ điều tiết.  Vậy chính sách tài khoá là gì? Hãy cùng Mytrade tìm hiểu chi tiết nhé.

Tài khóa là gì?

Tài khóa chính là một chu kỳ có mốc thời gian là 12 tháng. Tài khóa có hiệu lực báo cáo song song cùng với dự toán và quyết toán hàng năm của mỗi doanh nghiệp cũng như ngân sách Nhà nước. Tài khóa thường được dùng để thay thế cho “năm tài chính” hay “năm quyết toán thuế”. 

Chính sách tài khóa là gì?

Chính sách tài khóa là gì?

Chính sách tài khóa là gì?

Chính sách tài khóa (Fiscal Policy) chính là một công cụ của nền kinh tế vĩ mô và được thực hiện bởi Chính phủ. Trong đó thì Chính phủ can thiệp được vào việc điều chỉnh thuế suất và chi tiêu để có thể đạt được những mục tiêu kinh tế vĩ mô như bình ổn giá, tăng trưởng kinh tế hay tạo công ăn việc làm…

Chỉ có cấp chính quyền Trung ương, cụ thể là Chính phủ thì mới có quyền và khả năng thực hiện đối với chính sách tài khóa, còn cấp chính quyền địa phương các cấp không đủ quyền thực hiện chức năng này.

Vai trò của chính sách tài khóa trong kinh tế

Trong nền kinh tế vĩ mô thì chính sách tài khóa sẽ có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng:

  • Trong nền kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa chính chính là một công cụ giúp cho chính phủ điều tiết nền kinh tế thông qua những chính sách chi tiêu mua sắm và thuế

Với điều kiện kinh tế bình thường thì chính sách tài khoá được sử dụng để gây tác động vào tăng trưởng kinh tế

Tuy nhiên, tại thời điểm mà nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái (hay phát triển quá mức với mục tiêu) thì chính sách tài khóa sẽ trở thành một công cụ để có thể đưa nền kinh tế về với trạng thái cân bằng. 

Về mặt ý thuyết thì chính sách tài khóa chính là một công cụ nhằm mục đích khắc phục sự thất bại của thị trường. Phân bổ có hiệu quả những nguồn lực đối với nền kinh tế thông qua việc thực thi những chính sách chi tiêu của chính phủ và thu chi những ngân sách hiệu quả.

>> Tham khảo: Nasdaq là gì? Sự khác biệt giữa Nasdaq và NYSE

Chính sách tài khóa được phân loại thế nào

Chính sách tài khóa sẽ bao gồm 2 loại đó là chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tài khóa thu hẹp. Mỗi loại sẽ gây tác động với hướng ngược nhau đối với nền kinh tế vĩ mô. 

Chính sách tài khóa mở rộng

Chính sách tài khóa mở rộng (chính sách tài khóa thâm hụt) chính là việc Chính phủ sẽ thực hiện hoạt động tăng chi tiêu chính phủ và giảm nguồn thu từ thuế. Điều này sẽ giúp gia tăng sản lượng của nền kinh tế và tổng cầu tăng. Từ đấy gia tăng được số lượng việc làm cho người dân, kích thích sự phát triển nền kinh tế.

Chính sách tài khóa mở rộng sẽ được áp dụng khi mà nền kinh tế suy thoái, kém phát triển và tăng trưởng chậm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Chính sách tài khóa mở rộng thường sẽ không được áp dụng một mình mà cần phải kết hợp với chính sách tiền tệ nhằm mục đích được ổn định, tăng trưởng và phát triển kinh tế hiệu quả nhất.

Chính sách tài khóa thắt chặt

Chính sách tài khóa thắt chặt chính là việc mà chính phủ thực hiện giảm phần chi tiêu của chính phủ và tăng nguồn thu từ thuế. Từ đấy sẽ làm giảm sản lượng của nền kinh tế và giảm tổng cầu giúp cho nền kinh tế không bị phát triển quá nóng. Chính sách này sẽ được sử dụng nhằm mục đích đưa nền kinh tế đang phát triển quá nhanh, thiếu tính ổn định hay tỷ lệ lạm phát cao trở về đúng với trạng thái cân bằng, ổn định.

Công cụ của chính sách tài khóa

Công cụ của chính sách tài khóa

Công cụ của chính sách tài khóa

Chính sách tài khóa được sử dụng 2 công cụ chính đó là chi tiêu chính phủ và thuế (thu ngân sách).

Chi tiêu chính phủ

Chi tiêu của chính phủ sẽ bao gồm việc chi cho hoạt động mua hàng hóa dịch vụ và chi cho chuyển nhượng, trong đó:

  • Chi mua hàng hóa dịch vụ: chính là việc mà Chính phủ sử dụng ngân sách để tiến hành đầu tư cho quốc phòng, xây dựng cơ sở hạ tầng đất nước hoặc trả tiền lương cho các cán bộ nhà nước…
  • Chi chuyển nhượng: chính là việc Chính phủ chi ngân sách cho các khoản trợ cấp cho nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội như thương binh, bệnh binh, người nghèo, người khuyết tật,…

Cả 2 khoản chi trên đều sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến tổng cầu của nền kinh tế. Nghĩa là khi Chính phủ chi để thực hiện mua hàng hóa dịch vụ thì cầu hàng hóa sẽ tăng, trực tiếp làm gia tăng tổng cầu đối với nền kinh tế. Trường hợp chi ngân sách cho hoạt động trợ cấp xã hội thì thu nhập của người dân tăng và họ mua sắm nhiều hơn, từ đó gián tiếp tăng tổng cầu.

Nếu như chi tiêu chính phủ tăng sẽ dẫn đến tổng cầu của nền kinh tế tăng, đồng thời kích thích cung tăng giúp cho nền kinh tế được từng bước phục hồi, tăng trưởng với mục tiêu phát triển ổn định. Ngược lại thì chi tiêu của chính phủ giảm, tổng cầu giảm thì sẽ giúp ổn định được sự phát triển quá nhanh của một nền kinh tế. 

Thuế

Đây chính là khoản thu bắt buộc của Nhà nước đối với những cá nhân, tổ chức vào ngân sách nhằm mục đích đáp ứng những nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung. Thuế sẽ bao gồm 2 loại là thuế trực thu, thuế gián thu, trong đó:

  • Thuế trực thu: chính là khoản thuế đánh trực tiếp vào nguồn thu nhập hay tài sản của người chịu thuế. Đồng thời thì người chịu thuế cũng sẽ chính là người nộp thuế. Một vài loại thuế trực thu như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài sản, thuế thừa kế, thuế đất…
  • Thuế gián thu: chính là khoản thuế điều tiết gián tiếp thông qua giá cả của hàng hóa và dịch vụ. Người chịu thuế thì không phải người nộp thuế. Có một số loại thuế gián thu như thuế nhập khẩu, VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu… 

Trái ngược hoàn toàn với chi tiêu chính phủ là chi ra thì thuế chính là khoản thu vào nên nó sẽ có tác động ngược lại. Nếu như thuế tăng thì thu nhập của mọi người sẽ giảm và họ sẽ giảm tiêu dùng, dẫn đến tổng cầu giảm và GDP giảm. Nếu như thuế được điều chỉnh giảm thì giá cả của hàng hóa dịch vụ giảm và mọi người cũng cần phải chi tiêu nhiều hơn, dẫn đến tổng cầu tăng và GDP tăng.

>> Tham khảo: Khấu hao là gì? Phương pháp tính khấu hao hiện nay

Hạn chế của chính sách tài khóa 

Hạn chế của chính sách tài khóa

Hạn chế của chính sách tài khóa

Chính sách tài khóa thường được ban hành và áp dụng trễ hơn đối với diễn biến của thị trường tài chính bởi chính phủ cần phải thu thập dữ liệu báo cáo trong một khoảng thời gian nhất định. Tiếp đó mới thống kê để làm căn cứ đưa ra được những quyết định mang tính chiến lược và quyết định về ban hành chính sách.  Sau khi chính sách đã được ban hành thì cũng phải cần một khoảng thời gian để đến được với những người dân hoặc người thụ hưởng.

Khó khăn trong hoạt động đo lường được quy mô chịu ảnh hưởng của phần chính sách tài khóa. Đối với trường hợp có thể ước lượng được quy mô tác động của chính sách tài khóa thì giá trị của số liệu này cũng đã lỗi thời với tình hình tài chính hiện tại của quốc gia. Vì thế đã dẫn đến những kết quả sai lệch với mong muốn, cũng như mục đích và sứ mệnh ban đầu của chính sách tài khóa.

Khi mà nền kinh tế rơi vào thời kỳ suy thoái, nghĩa là sản phẩm được sản xuất ra từ nền kinh tế thấp hơn so với dự đoán thì tỷ lệ thất nghiệp tăng và ngân sách được chi ra để bù đắp cho các dịch vụ công cũng tăng và tỷ lệ nợ xấu gia tăng. Thâm hụt về phần ngân sách gia tăng do nợ công, trả lương cho đội ngũ nhân viên, cán bộ giáo dục, cán bộ nhà nước, nhân viên y tế, … trong khi vẫn giữ nguyên phần chỉ tiêu ngân sách xã hội (dù thực tế thì nhu cầu xã hội đã ít hơn so với những thực tế trong quá khứ). 

Việc tăng chi tiêu hay giảm chi luôn là một vấn đề làm đau đầu những nhà hoạch định chính sách nhà nước. Bởi nó là một nhiệm vụ khó khăn, có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của tầng lớp dân cư, người thụ hưởng hay tầng lớp hưu trí, sinh viên, học sinh và những tầng lớp  khác.

Thực trạng chính sách tài khóa ở Việt Nam hiện nay

Thực trạng chính sách tài khóa ở Việt Nam hiện nay

Thực trạng chính sách tài khóa ở Việt Nam hiện nay

Như chúng ta đã biết năm 2021 vừa qua thì Việt Nam cũng như toàn thế giới phải đối mặt với dịch bệnh Covid-19. Đại dịch này không chỉ làm tổn thất về mặt sức khỏe, tính mạng con người mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Vì vậy việc thực hiện hợp lý kết hợp giữa những chính sách từ chính phủ là một điều hết sức quan trọng và trong đó có chính sách tài khóa. Theo số liệu thống kê thì ngân sách nhà nước giảm mạnh so với những dự toán nhưng nhờ vào việc tiết kiệm chi tiêu thì nhà nước vẫn có khả năng hỗ trợ nền kinh tế.

Cụ thể thì nhà nước đã ra sức hỗ trợ cho người dân nằm trong hộ nghèo, cận nghèo bằng tiền mặt. Đồng thời đã giảm thuế đối với những hộ kinh doanh phải thực hiện giãn cách xã hội.

Một số vấn đề liên quan đến chính sách tài khóa

Chính sách tài khoá sẽ không bao gồm gì?

Chính sách tài khoá sẽ không bao gồm các yếu tố khác ngoài 2 công cụ chính là thuế và chi tiêu chính phủ. Trong các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cầu (GDP) thì chính sách tài khoá sẽ ảnh hưởng lên 2 nhân tố đó là: G (mức chi tiêu chính phủ) và T (thuế). Những nhân tố khác như C (tiêu thụ) hay I (đầu tư) và NX (cán cân xuất khẩu) đều sẽ không bao gồm trong ảnh hưởng của chính sách tài khoá.

So sánh chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ

Định nghĩa

Chính sách tài khóa chính là việc sử dụng phần chi tiêu của chính phủ và thu ngân sách để tác động trực tiếp đến nền kinh tế.

Chính sách tiền tệ chính là quá trình một cơ quan tiền tệ của  quốc gia kiểm soát đến hoạt động cung cấp tiền, thường sẽ nhắm đến mục tiêu một tỷ lệ quan tâm để đạt được tập hợp các mục tiêu hướng đến sự tăng trưởng và ổn định của một nền kinh tế.

Nguyên tắc

Chính sách tài khóa sẽ thao túng mức độ tổng cầu của nền kinh tế để đạt được những mục tiêu kinh tế ổn định về giá cả, việc làm đầy đủ và sự tăng trưởng kinh tế.

Chính sách tiền tệ thao túng nguồn cung của tiền để ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả như tăng trưởng kinh tế, lạm phát hoặc tỷ giá hối đoái và tỷ lệ thất nghiệp.

Người tạo chính sách

Đối với chính sách tài khóa thì chính phủ tạo chính sách còn chính sách tiền tệ thì là Ngân hàng trung ương 

Công cụ để có thể thực hiện chính sách

Đối với chính sách tài khóa chính là phần thuế và số tiền chi tiêu của chính phủ. Đối với chính sách tiền tệ chính là phần lãi suất, dự trữ bắt buộc hay chính sách tỷ giá hối đoái, nới lỏng định lượng và nghiệp vụ thị trường mở...

Kết luận 

Như vậy, với những chia sẻ của Mytrade các bạn đã trả lời được chính sách tài khóa là gì? Đây là chính sách có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng để có thể ổn định và phát triển kinh tế vĩ mô và định hướng phát triển kinh tế cho quốc gia. Chỉ có chính phủ mới có quyền và thực thi được chính sách tài khóa thông qua chi tiêu chính phủ và việc thu ngân sách (thuế).

Mytrade – nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín

Giới thiệu tải App Mytrade

Nếu nhà đầu tư còn thắc mắc nào về chính sách tài khóa là gì hoặc cần hỗ trợ đầu tư chứng khoán hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 1900966935 – 0983.668.883 để được Mytrade hỗ trợ nhanh nhất.

 

  • Bài viết nổi bật