Chứng khoán quốc tế là gì? Có nên đầu tư chứng khoán quốc tế

Hiện nay, mối quan tâm đến đầu tư chứng khoán quốc tế ngày càng lớn, thu hút rất nhiều người tham gia. Bởi thị trường chứng khoán quốc tế là thị trường hàng đầu của thế giới về vốn hóa và khối lượng thực hiện giao dịch, mang lại lợi nhuận khủng cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, chứng khoán quốc tế vẫn còn khá xa lạ với những ai mới bắt đầu đầu tư. Vậy chứng khoán quốc tế là gì? Nó hoạt động như thế nào? và chứng khoán quốc tế có phải thị trường đầu tư tiềm năng để bạn lựa chọn? Hãy cùng với Mytrade tìm hiểu lời giải đáp ngay dưới đây nhé!

Chứng khoán quốc tế là gì?

Chứng khoán quốc tế là gì?

Chứng khoán quốc tế là gì?

Chứng khoán quốc tế là hình thức đầu tư vào các loại sản phẩm (cổ phiếu/ trái phiếu, quỹ đầu tư… ) trên thị trường chứng khoán nước ngoài mà không phải là trong nước. Thị trường chứng khoán quốc tế chính là sàn giao dịch chứng khoán với nhiều mã chứng khoán từ các nước trên thế giới.

Đặc biệt, đa số giao dịch chứng khoán quốc tế hiện nay đều thực hiện tại sàn giao dịch chứng khoán Mỹ - sàn giao dịch chứng khoán được xem là lớn nhất thế giới. Tại sàn giao dịch chứng khoán Mỹ có tất cả mã chứng khoán của những tập đoàn lớn trên thế giới như Facebook, Amazon…

Đầu tư chứng khoán quốc tế chính là việc bạn tham gia vào sàn chứng khoán quốc tế và bỏ tiền vào để sở hữu các mã chứng khoán của các công ty nước ngoài.

Những sản phẩm trên thị trường chứng khoán quốc tế hiện nay

Thị trường chứng khoán quốc tế rất đa dạng về sản phẩm, bao gồm:

1. Cổ phiếu nước ngoài

Không quá khác biệt với các mã chứng khoán cơ sở ở Việt Nam. Các mã chứng khoán cơ sở quốc tế cũng chính là cổ phiếu của các công ty tập đoàn nước ngoài phát hành mà không phải là do công ty trong nước phát hành. Giá của cổ phiếu nước ngoài thường cao hơn rất nhiều so với trong nước. Vì vậy việc đầu tư cổ phiếu cần rất nhiều vốn thì mới thực hiện được và được tiến hành niêm yết trên các sở giao dịch chứng khoán nước ngoài.

2. Trái phiếu nước ngoài.

Trái phiếu nước ngoài là hình thức đơn vị nước ngoài (bao gồm công ty/ doanh nghiệp/ chính phủ, thành phố, ngân hàng trung ương) phát hành. Đây là hình thức chứng khoán mà những công ty phát hành sẽ cấp cho nhà đầu tư giấy chứng nhận và trả lãi định kỳ theo đúng như quy định cam kết.

3. Chứng khoán phái sinh quốc tế

Chứng khoán phái sinh quốc tế là hình thức đầu tư chứng khoán quốc tế đang được nhiều nhà đầu tư Việt Nam lựa chọn bởi sự đơn giản, tiện lợi và không cần làm nhiều thủ tục nhất. Phái sinh hoạt động dựa trên chứng khoán cơ sở. Chứng khoán phái sinh quy định về quyền lợi hoặc nghĩa vụ của các bên tham gia trong hợp đồng đối với việc thanh toán hay chuyển giao tài sản cơ sở với một mức giá đã được thỏa thuận trước tại một thời điểm nhất định trong tương lai.

Hiện nay có 4 dạng chứng khoán phái sinh nhà đầu tư có thể tham gia:

- Hợp đồng kỳ hạn

- Hợp đồng tương lai

- Hợp đồng quyền chọn

- Hợp đồng hoán đổi

4. Chứng chỉ quỹ

Chứng chỉ ký quỹ là hình thức nhà đầu tư được cấp chứng chỉ đối với số vốn ban đầu họ đầu tư vào quỹ đó (có thể là quỹ trái phiếu nước ngoài, cổ phiếu).  Thay vì việc đầu tư trực tiếp nhà đầu tư có thể gián tiếp đầu tư thông qua công ty quản lý quỹ mà mình đã bỏ tiền vào.

5. Chứng khoán ETF

Chứng khoán ETF là một hình thức đầu tư chứng khoán phái sinh khá mới, đang được áp dụng ở một số công ty nước ngoài. Hình thức đầu tư ETF là việc thay vì nhà đầu tư đầu tư vào cổ phiếu của một công ty nước ngoài nào đó thì nhà đầu tư sẽ dùng tiền để đầu tư trong một lĩnh vực hoặc tổng thể nền kinh tế của một quốc gia bất kỳ chứ không phải là đầu tư vào một mã cổ phiếu lẻ nào đó.

6. Hợp đồng chênh lệch

Hợp đồng chênh lệch (hay còn gọi là CFD) viết tắt của Contract For Difference là một dạng của giao dịch phái sinh với hợp đồng giữa hai bên và thường được mô tả là "người mua" và "người bán". Khác với những sản phẩm của thị trường chứng khoán quốc tế khác, Hợp đồng chênh lệch CFD là hợp đồng thỏa thuận giữa người mua và người bán để trao đổi sự chênh lệch giữa giá mở cửa và giá đóng cửa của tài sản đang được giao dịch (cổ phiếu, forex, kim loại hay hàng hóa). Hợp đồng CFD do các nhà môi giới cung cấp. 

Ưu điểm và nhược điểm của đầu tư chứng khoán quốc tế

Ưu nhược điểm của chứng khoán quốc tế

Ưu điểm và nhược điểm của đầu tư chứng khoán quốc tế

1. Ưu điểm của chứng khoán quốc tế

Chứng khoán quốc tế có rất nhiều ưu điểm vượt trội so với các loại chứng khoán trong nước. Nổi bật với  các đặc điểm sau:

  • Danh mục đầu tư đa dạng: bao gồm trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, ETF và các công cụ phái sinh đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư.
  • Nhiều mã chứng khoán: Đa số các tập đoàn lớn ở nhiều quốc gia tập trung vào thị trường quốc tế. Vì vậy không chỉ có danh mục đầu tư đa dạng mà còn có số lượng các mã cổ phiếu nhiều hơn.
  • Lợi nhuận: Thị trường chứng khoán quốc tế biến động do nhiều yếu tố khác nhau nên tính thanh khoản và cơ hội sinh lời cao.
  • Tham gia vào đầu tư dễ hơn so với chứng khoán trong nước: Tất cả những gì nhà đầu tư cần làm chính là đăng ký một tài khoản giao dịch trực tuyến. Hồ sơ không phức tạp như thị trường chứng khoán trong nước.
  • Thị trường đầu tư rộng lớn: Tạo cơ hội cho nhà đầu tư tích lũy kinh nghiệm cũng như có thêm sự hiểu biết  thị trường quốc tế, công nghệ và giao dịch.

2. Nhược điểm của chứng khoán quốc tế

Bên cạnh những ưu điểm thì không thể không có nhược điểm. Cụ thể hơn đó là rủi ro khi tham gia vào thị trường chứng khoán quốc tế là rất lớn.

  • Vốn đầu tư khi nhà đầu tư mới tham gia là rất lớn và thị trường không có tính ổn định. Nó làm tăng khả năng thua lỗ cho nhà đầu tư mới.
  • Sàn giao dịch chứng khoán quốc tế chưa được pháp luật cấp phép ở nước ta. Vì vậy trên thị trường xuất hiện nhiều sàn ảo, khả năng nhà đầu tư bị lừa đảo là rất cao.
  • Nhà đầu tư khó nắm bắt và kiểm soát thị trường do sự chênh lệch và bất đồng của ngôn ngữ.
  • Nhà đầu tư  khó tiếp cận được dịch vụ chăm sóc khách hàng bởi sự chênh lệch múi giờ, vùng lãnh thổ, bất đồng ngôn ngữ.

Nhìn chung, thị trường chứng khoán quốc tế không phù hợp với nhà đầu tư mới ở Việt Nam do nhiều hạn chế. Thị trường quốc tế chỉ phù hợp với những nhà đầu tư lâu năm, có kiến thức đầu tư cũng như hiểu biết sâu về thị trường và không bị ảnh hưởng bởi những vấn đề bất đồng ngôn ngữ.

Thị trường chứng khoán quốc tế bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?

- Tình hình hoạt động của công ty phát hành: Tức là công ty phát hành cổ phiếu thì mọi hoạt động về lời/lỗ, họp cổ đông, dự án mới, kế hoạch đầu tư mua bán, khủng hoảng truyền thông, sáp nhập,…tất cả mọi thông tin liên quan đến công ty đều tác động trực tiếp đến giá cổ phiếu.

- Nhu cầu của thị trường: Khi nhu cầu về việc mua bán tăng hay giảm đều có những tác động đến thị trường. Bởi khi thị trường có nhu cầu mua lớn thì chứng khoán tăng giá và ngược lại. Vậy nên đây chính là yếu tố tác động trực tiếp đến giá cổ phiếu tổng thể.

- Những chính sách, quyết định của Chính phủ nước Mỹ và các nước liên Minh Châu Âu có ảnh hưởng đến nền kinh tế. Chính vì vậy nó tác động đến sự phát triển có thể có lợi hoặc gây nên những khó khăn cho doanh nghiệp dẫn đến tác động đến thị trường chứng khoán.

- Những thay đổi về chính trị: Chính trị ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế, đặc biệt là khi họ đưa ra những chính sách tiền tệ sẽ có những tác động mạnh vào thị trường chứng khoán quốc tế

Quy trình thực hiện giao dịch chứng khoán quốc tế

Thị trường chứng khoán quốc tế sẽ giúp nhà đầu tư có được nhiều khoản lợi nhuận hơn so với thị trường chứng khoán trong nước. Nhà đầu tư có thể tiến hành mua và bán các loại chứng khoán thông qua sàn giao dịch trực tuyến với những bước đơn giản sau:

- Bước 1: Lựa chọn sàn giao dịch chứng khoán phù hợp

Để lựa chọn được cho mình một sàn giao dịch chứng khoán phù hợp là điều không hề dễ dàng nhưng lại cực kỳ quan trọng. Bởi đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đầu tư của bạn. Có rất nhiều vấn đề mà nhà đầu tư cần quan tâm khi quyết định lựa chọn một sàn giao dịch nào đó, để đảm bảo an toàn cho số vốn của mình. Nhà đầu tư cần quan tâm khi lựa chọn sàn giao dịch phù hợp với mình:

  • Mức phí giao dịch (phí chênh lệch và phí hoa hồng).
  • Mức đòn bẩy.
  • Hình thức thanh toán.
  • Số tiền ký quỹ và quy định khối lượng của giao dịch tối thiểu.
  • Tốc độ phê duyệt của lệnh giao dịch.
  • Dịch vụ hỗ trợ khách hàng

- Bước 2: Tạo một tài khoản giao dịch chứng khoán quốc tế mới

Tài khoản chứng khoán là nơi lưu trữ và giao dịch tiền vốn của nhà đầu tư. Phải có tài khoản thì nhà đầu tư mới được tham gia vào thị trường. Quy trình tạo một tài khoản chứng khoán rất đơn giản. Sau khi đăng nhập vào sàn giao dịch; nhà đầu tư chỉ cần cung cấp một số giấy tờ tùy thân và hoàn tất một số thông tin cá nhân là đã có cho mình một tài khoản giao dịch mới.

- Bước 3: Lựa chọn mã chứng khoán và bắt đầu thực hiện giao dịch mua chứng khoán

Sau khi tạo tài khoản mới, nhà đầu tư có thể nạp tiền vào tài khoản và giao dịch ngay lập tức theo ý mình.

Cách mở tài khoản giao dịch chứng khoán quốc tế

- Bước 1: Cần lựa chọn sàn giao dịch chứng khoán quốc tế uy tín

- Bước 2: Đăng ký mở tài khoản chứng khoán: Cần số điện thoại + Email và thông tin cá nhân cơ bản

- Bước 3: Lựa chọn tài khoản, thiết lập những thông tin về đòn bẩy, tiền tệ tài khoản và loại tài khoản

- Bước 4: Xác minh và kích hoạt tài khoản

- Bước 5: Nạp tiền vào tài khoản giao dịch

- Bước 6: Tải nền tảng giao dịch theo những tiêu chuẩn của sàn để giao dịch

Một số sàn giao dịch chứng khoán quốc tế tại Việt Nam uy tín hiên nay

Một số sàn giao dịch chứng khoán quốc tế tại Việt Nam uy tín hiện nay

Một số sàn giao dịch chứng khoán quốc tế tại Việt Nam uy tín hiên nay

- Sàn chứng khoán quốc tế ICMarket

- Sàn giao dịch chứng khoán quốc tế Lite Finance 

- Sàn giao dịch chứng khoán quốc tế IG Markets

- Sàn chứng khoán quốc tế Exness

- Sàn chứng khoán quốc tế eToro

- Sàn giao dịch chứng khoán quốc tế Dukascopy

- Sàn chứng khoán quốc tế Saxo Bank

>> Xem thêm: Chứng khoán cơ sở là gì? Tổng quan về giao dịch chứng khoán cơ sở

So sánh thị trường chứng khoán quốc tế và chứng khoán Việt Nam 

1. Lịch sử hình thành của thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán lúc mới bắt đầu chưa có nhiều hoạt động giao dịch phức tạp như hiện nay. Vào khoảng thế kỷ thứ 15, những giao dịch thực hiện trên thị trường còn rất sơ khai và tự phát. Đặc điểm của thị trường chứng khoán quốc tế lúc bấy giờ chỉ là nơi trao đổi của các thương gia về các loại hợp đồng hàng hoá, mua bán mà không có sự xuất hiện của bất kỳ một loại hàng hoá hay giấy tờ nào. Mãi đến năm 1921, tại thị trường Mỹ, các khu giao dịch này mới chuyển từ ngoài trời vào trong nhà và chính thức thành lập Sở giao dịch chứng khoán. 

Đối với Việt Nam bắt đầu mở cửa các hoạt động kinh tế từ những năm 1997. Bắt đầu là sự kiện thành lập Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam, theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ, vào ngày 28/11/1996. Hai năm sau đó vào ngày 11/7/1998, dựa vào Nghị định số 48/CP của Chính phủ, chính thức khai sinh thị trường chứng khoán Việt Nam.

Lúc này, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (tiền thân là Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh – HOSE) được thành lập.

2. Thời gian hoạt động 

Thị trường chứng khoán Quốc tế thường sẽ hoạt động theo mốc thời gian của Mỹ, chênh lệch 1 ngày so với múi giờ tại Việt Nam. Đồng thời,  tùy theo phương thức giao dịch chứng khoán mà giờ giao dịch chứng khoán giữa các sàn cũng có sự khác nhau.

Hạng mục Thị trường chứng khoán của Việt Nam  Thị trường chứng khoán Quốc tế
Vốn hóa 190 tỷ USD 20.000 tỷ USD
Bán khống  Chưa có sản phẩm nào bán khống cho cổ phiếu Hỗ trợ thực hiện bán khống với hầu hết các sản phẩm: cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa
Thị trường phái sinh  Còn rất nhiều hạn chế, chưa có luật và quy định rõ ràng Sản phẩm đa dạng, bao gồm: hợp đồng hoán đổi, quyền chọn, hợp đồng tương lai..v..v
Giới hạn biên độ giá/ngày 7-15% Không có giới hạn biên độ giá
Số lượng/Lô giao dịch  Từ 10 – 100 cổ phiếu Không có giới hạn, cổ phiếu có thể chia nhỏ để giao dịch thuận tiện 
Đòn bẩy Tỷ lệ 300% Tỷ lệ 2000%
Độ đơn giản khi đăng ký Thủ tục phức tạp, đăng ký tại quầy, cần chữ ký và những giấy tờ phức tạp.  Thủ tục đơn giản, nhanh chóng. Có thể tiến hành đăng ký và xác nhận online thông qua các sàn giao dịch. 
Mức độ minh bạch  Chưa cao và một số trường hợp còn dễ dàng bị thao túng về giá.  Minh bạch và rõ ràng, khó thao túng về giá do quy mô của thị trường
Các công ty tiêu biểu

VNM (Vinamilk, FPT, 

MWG (Thế giới di động)

FB (Facebook), GOOG (Google), AAPL (Apple)…

Có nên đầu tư chứng khoán quốc tế không?

Có nên đầu tư chứng khoán quốc tế không?

Có nên đầu tư chứng khoán quốc tế không?

Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa cho phép giao dịch chứng khoán quốc tế hoạt động nên nhà đầu tư khi tham gia thị trường này thì sẽ phải chịu hoàn toàn những rủi ro về mặt pháp lý. Chính vì vậy, nhiều nhà đầu tư rất lo lắng đến vấn đề có nên đầu tư vào thị trường chứng khoán quốc tế không. 

Nhiều sàn môi giới chứng khoán hoạt động không minh bạch, rõ ràng, đưa ra những lời dụ dỗ, tương lai ảo để lừa tiền nhà đầu tư. Vì thế, khi tìm hiểu về các sàn chứng khoán quốc tế, nhà đầu tư cần hết sức chú ý các thông tin về sàn: thời gian hoạt động, nguồn gốc, phương thức hoạt động, tính minh bạch, các loại giấy tờ được cấp phép,... Để tránh tình trạng "tiền mất tật mang".

Thị trường chứng khoán quốc tế với lợi nhuận cao nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy nếu nhà đầu tư chưa tự tin khi tham gia vào giao dịch chứng khoán quốc tế thì nên đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam với những tiềm năng phát triển lớn và luôn được pháp luật bảo vệ.

Kết luận

Qua những chia sẻ về chứng khoán quốc tế là gì trên đây Mytrade hy vọng đem lại cho nhà đầu tư kiến thức cơ bản khi đầu tư chứng khoán quốc tế hiện nay. Việc đầu tư chứng khoán quốc tế mang lại nhiều lợi nhuận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy nhà đầu tư cần sự cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chọn sàn đầu tư.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc về chứng khoán quốc tế hoặc cần hỗ trợ trong quá trình thực hiện giao dịch, nhà đầu tư có thể liên hệ ngay đến MyTrade với hotline 1900966935 – 0983.668.883 để được các chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất. 

App đầu tư chứng khoán tối ưu trên thị trường hiện nay

 

  • Bài viết nổi bật