CIR là gì? Ý nghĩa và Cách tính của chỉ số CIR

Để có thể đánh giá về một doanh nghiệp đang hoạt động như thế nào, có hiệu quả hay không thì sẽ được thể hiện thông qua khá nhiều chỉ số. Những thông tin này được nhiều nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp đối tác quan tâm để đánh giá về doanh nghiệp. Một trong những chỉ số đó là CIR. Bài viết hôm nay Mytrade sẽ cung cấp thông tin về CIR là gì? ý nghĩa quan trọng của CIR đối với doanh nghiệp và nền kinh tế.

CIR là gì?

CIR là gì?

CIR là gì?

CIR (viết tắt của cụm từ Cost to Income Ratio) chính là một chỉ số tài chính quan trọng giúp đánh giá được hiệu quả hoạt động, tình hình phát triển của ngân hàng, tổ chức kinh doanh, tổ chức tài chính, sàn thương mại điện tử, …

Chỉ số CIR là tỷ lệ của chi phí trên thu nhập, phản ánh về tổng chi phí hoạt động hiện đang chiếm bao nhiêu phần trăm ở trong tổng doanh thu của tổ chức. Những nhà quản trị luôn tìm cách để có thể cải thiện tỷ lệ CIR càng thấp càng tốt, qua đó sẽ cho thấy tổ chức này đang sử dụng ít chi phí nhưng phần lợi nhuận thu về cao. 

Cách tính chỉ số CIR của ngân hàng

Cách tính chỉ số CIR của ngân hàng

Cách tính chỉ số CIR của ngân hàng

Công thức tính của chỉ số CIR ngân hàng

CIR = Tổng số chi phí hoạt động/Tổng thu nhập

Trong đó:

  • Chi phí hoạt động sẽ không bao gồm những khoản chi phí dự phòng rủi ro. 
  • Tổng thu nhập được tính từ tất cả các nguồn hoạt động mang về lợi ích cho doanh nghiệp như các hoạt động đầu tư chứng khoán, tín dụng, dịch vụ, ngoại hối,…

Kết quả của phép tính giúp cho nhà đầu tư hoặc tự bản thân doanh nghiệp đo lường được nguồn lực hiện có sử dụng tốt và tính toán lại để có được khối lượng đầu ra đạt được hiệu quả cao.

>> Tham khảo thêm: Investor là gì? Các yếu tố để trở thành Investor sáng suốt

Ý nghĩa của CIR trong ngân hàng là gì?

Ý nghĩa của CIR trong ngân hàng là gì?

Ý nghĩa của CIR trong ngân hàng là gì?

Dựa vào chỉ số CIR thì các nhà đầu tư có thể hiểu và phân tích được chính xác về hiệu quả hoạt động kinh doanh của một tổ chức. Có 6 ý nghĩa quan trọng nhà đầu tư cần phải lưu ý khi nhắc đến chỉ số CIR, bao gồm:

Ứng dụng CIR để làm mục tiêu trong chiến lược phát triển

Các chiến lược gia, nhà hoạch định đều xem chỉ số CIR là một cột mốc mục tiêu đặt ra cho những hoạt động phát triển của ngân hàng mình. Từ đó, có thể xây dựng một chiến lược phù hợp ở trong ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn với tổ chức. Bản thân các nhà lãnh đạo sẽ trực tiếp đề ra mục tiêu cho mỗi phòng ban và bộ phận cùng kết hợp để có thể từng bước thực hiện kế hoạch.

Sử dụng CIR làm thước đo để đánh giá hiệu quả hoạt động

Bạn có thể đánh giá được một cách tổng quát và đa diện về kết quả kinh doanh của tổ chức. Về cơ bản thì chỉ số CIR càng thấp sẽ càng tốt, với từng đó chi phí thì ngân hàng đã làm được gì, thu nhập như thế nào, nếu như thêm chi phí thì liệu phần thu nhập có tăng hay không? 

Không phải ngân hàng nào cũng có thể giảm phần chi phí đầu tư để giảm chỉ số CIR. Vì thế họ sẽ tìm cách gia tăng thu nhập cùng với mức chi phí đó, như vậy được xem là sử dụng CIR thành công.

Nhà đầu tư cũng không nên nhầm lẫn, cho rằng chỉ số CIR có thể phản ánh về mức độ tiết kiệm chi phí của nhiều ngân hàng. Bởi đôi khi việc cắt giảm chi phí không mang lại những trải nghiệm tốt cho khách hàng và cả nhà đầu tư, nếu như cứ tiếp tục duy trì tình trạng này thì sẽ gây ra hiệu quả nghiêm trọng. 

Nhận ra điều đó nên nhiều ngân hàng có xu hướng giữ nguyên chi phí và đồng thời tăng hiệu suất nhằm gia tăng thu nhập. Họ chấp nhận bỏ ra phần chi phí nhiều hơn, đầu tư lớn hơn miễn sao thu được mức lợi nhuận cao, từ đó cải thiện được chỉ số CIR tốt hơn.

Sử dụng chỉ số CIR làm căn cứ để đưa ra quyết định đầu tư

Chỉ số CIR sẽ phản ánh được hiệu quả hoạt động trong ngân hàng. Với từng đó vốn thì ngân hàng đã làm như thế nào để có thể thu được lợi nhuận? Ngược lại, nếu như ngân hàng đang tiêu tốn phần lớn cho các chi phí thì chỉ số CIR sẽ thay đổi cao hoặc thấp tương ứng.

Nhà đầu tư cần phải lưu ý, nếu như chỉ số CIR quá cao mà trong khi thu nhập thấp hơn đáng kể và cần có sự đánh giá lại về bộ máy nhân sự, chiến lược hoạt động, kết quả kinh doanh… Từ đó cân nhắc xem có nên đầu tư vào ngân hàng này hay không.

Ứng dụng CIR làm một chỉ số tham khảo nhằm nắm bắt được xu hướng thị trường

Sau khi tìm hiểu chỉ số CIR là gì thì chúng ta đã thấy, đây là một chỉ số mạnh để bạn có thể phân tích được  tiềm năng của ngân hàng trong tương lai. Nếu như chỉ số CIR tốt thì ngân hàng đang phát triển ổn định, chứng tỏ rằng việc xây dựng chiến lược và nắm bắt đúng xu hướng thị trường của ngân hàng đúng đắn. 

Ngược lại, nếu như doanh nghiệp đang đi sai hướng, cần phải có sự điều chỉnh lại để tiếp cận được với khách hàng tiềm năng tốt hơn. Chúng ta cũng có thể kết hợp chỉ số CIR cùng với chỉ số khác như NIM hoặc CASA để hiểu rõ được hơn về thị trường. 

CIR là thước đo giúp so sánh giữa các ngân hàng

Một ví dụ cụ thể minh chứng cho việc ứng dụng chỉ số CIR khi so sánh giữa những ngân hàng với nhau: Năm 2020 thì OCB với chỉ số CIR thấp nhất ở trong 28 ngân hàng thương mại đã nhảy từ top 5 lên top 1 ngân hàng phát triển.

Tình hình dịch bệnh nghiêm trọng làm cho các ngân hàng phải có sự dịch chuyển để giảm bớt tác động xấu từ thị trường, cụ thể hơn đó là những ảnh hưởng từ người vay, cá nhân hay tổ chức đã và đang sử dụng sản phẩm/dịch vụ của ngân hàng.

OCB đã vươn mình mạnh mẽ, có được sự đột phá cực kỳ lớn cho dù thị trường suy thoái. Để làm được điều này thì họ đầu tư nhiều hơn, mạnh hơn và cũng không quên tối ưu hóa nhằm mang lại phần lợi nhuận cao. Không đơn giản là một chiến lược tiết kiệm chi phí như nhiều người đang lầm tưởng khi phân tích chỉ số CIR.

>> Tham khảo thêm: Mã CSC là gì? Cách bảo vệ mã số CSC mà bạn nên biết

CIR giúp phản ánh về tình hình kinh tế Việt Nam

Chỉ số CIR của ngân hàng phần nào vẽ lên được một bức tranh toàn cảnh về nền kinh tế nước nhà. Dựa vào đó thì ngân hàng trung ương nắm bắt được chính xác tình hình hoạt động của những ngân hàng trong hệ thống, đánh giá về hiệu quả kinh doanh, những khó khăn và thuận lợi. Từ đó xây dựng và đưa ra chiến lược phù hợp trong những năm tiếp theo.

Thực tế gần nhất thì đại dịch Covid 19 đã gây tác động nặng nề đến kinh tế Việt Nam. Những chính sách được ban hành nhằm hỗ trợ cho các hoạt động của ngân hàng đã giúp cho tổ chức này chống chọi trước mọi nguy cơ ảnh hưởng xấu từ bệnh dịch.

Cách để cải thiện chỉ số CIR

Cách để cải thiện chỉ số CIR

Cách để cải thiện chỉ số CIR

Có rất nhiều phương pháp nhằm cải thiện được chỉ số CIR, bản thân những  ngân hàng và tổ chức tài chính luôn mong muốn tìm được cách hiệu quả nhất để thực hiện điều này.

Tổng giám đốc của ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông – OCB đã từng nói: Phương pháp đầu tiên giúp cải thiện được chỉ số CIR chính là gia tăng năng suất bán hàng. Để làm được điều đó thì cần phải có sự cải thiện về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ mang lại cho khách hàng. 

Việc liên tục cải thiện tốt hơn nhằm thỏa mãn được nhu cầu giúp cho khách hàng dễ dàng chấp nhận, sẵn sàng bỏ ra nhiều chi phí hơn để có được sự hài lòng ở trong quá trình sử dụng.

Cách thứ hai chính là ngân hàng nên tận dụng nguồn lực có sẵn như con người, công nghệ để có thể bắt kịp được xu hướng thị trường, tiên phong dẫn đầu ở trong việc tìm ra cái mới, giải quyết được nhu cầu khách hàng nhanh chóng và mang lại giá trị cao ở trong quá trình trải nghiệm của người dùng.

Nếu như thị trường suy thoái gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thì những nhà đầu tư cũng trở nên e ngại đối với hình thức gửi tiền tiết kiệm do thu nhập từ phần lãi không còn hấp dẫn như trước.

Chính vì điều này mà những ngân hàng đã và đang tìm cách để tạo ra được nhiều giá trị hơn, xây dựng được chiến lược kinh doanh đúng đắn và đón đầu xu thế, đáp ứng được nhu cầu khách hàng hiệu quả nhất.

Kết luận 

Trên đây là toàn bộ những thông tin Mytrade chia sẻ đến bạn đọc CIR là gì, ý nghĩa cũng như cách tính chính xác. Mytrade hy vọng nội dung này sẽ giúp cho bạn có được cái nhìn tổng quan về chỉ số tài chính quan trọng này, từ đó có thể vận dụng hiệu quả ở trong chiến lược đầu tư của mình.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về CIR là gì hoặc muốn hỗ trợ tham gia giao dịch đầu tư trên thị trường chứng khoán thì hãy liên hệ ngay HOTLINE Mytrade 1900966935 – 0983.668.883 để được giải đáp một cách nhanh nhất. Hoặc tải app MyTrade ngay hôm nay để có thể trải nghiệm được nền tảng đầu tư chứng khoán mới tại:

– Apple Store: https://apps.apple.com/us/app/mytrade-đầu-tư-cho-mọi-người/id1610468053

– Google Play: https://play.google.com/store/apps/details?id=vn.ftv.mytrade

App đầu tư chứng khoán tối ưu trên thị trường hiện nay

 

  • Bài viết nổi bật