Đối với bất kỳ nhà đầu tư chứng khoán nào, cổ phiếu phòng thủ là một trong những khái niệm bắt buộc cần phải nắm rõ. Cổ phiếu phòng thủ là gì, tại sao nhà đầu tư nên tìm hiểu về cổ phiếu phòng thủ, cách để nhận biết loại cổ phiếu này và nhóm cổ phiếu phòng thủ nào phổ biến trên thị trường hiện nay? Mời nhà đầu tư cùng MyTrade tìm hiểu qua bài viết này!
1. Cổ phiếu phòng thủ là gì?
Cổ phiếu phòng thủ là gì?
Cổ phiếu phòng thủ là loại cổ phiếu nằm trong nhóm an toàn. Điều đó có nghĩa là cổ phiếu này mang lại cho các nhà đầu tư cổ tức và thu nhập ổn định bất kể có sự biến động của thị trường.
Cổ phiếu phòng thủ là cổ phiếu của các doanh nghiệp có sản phẩm và hàng hóa thiết yếu mà người tiêu dùng khó cắt giảm. Bởi dù tình hình kinh tế, xã hội có chất lượng như thế nào thì nhu cầu sử dụng của người dân vẫn khó giảm. Vì vậy, các cổ phiếu này không chỉ duy trì kết quả giao dịch tốt mà còn duy trì giá trị ổn định.
Dù tình hình kinh tế, xã hội có diễn biến tốt hay xấu thì nhu cầu của người dùng vẫn khó giảm sút. Do đó, những cổ phiếu phòng thủ này sẽ vẫn duy trì tốt kết quả kinh doanh.
Trên thế giới hiện nay, cổ phiếu phòng thủ được sở hữu bởi các công ty lâu đời như P&G (Procter & Gamble), Johnson & Johnson, Coca-Cola, v.v. nhờ dòng tiền vào mạnh và khả năng vượt qua các thách thức của thị trường. Đa số các nhà đầu tư ưa chuộng các cổ phiếu này vì tiềm năng sinh lời dài hạn và rủi ro thấp hơn so với các cổ phiếu khác. Tại Việt Nam, nhóm cổ phiếu phòng thủ này có thể kể đến một số như PLX, REE, VMD, MIPEC, TRA...
2. Đặc điểm của cổ phiếu phòng thủ là gì?
- Cổ phiếu phòng thủ ổn định trong suốt các giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh tế. Trong thời kỳ suy thoái, cổ phiếu có xu hướng hoạt động sinh lợi nhuận tốt hơn thị trường. Ngược lại, khi thị trường đang phát triển, các cổ phiếu này sẽ có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn so với thị trường.
- Không có tính theo chu kỳ.
- Cổ phiếu phòng thủ thường được hưởng lợi bất chấp các biến động của nền kinh tế. Do chúng thuộc các doanh nghiệp sản xuất và phân phối các mặt hàng hoá thiết yếu như thực phẩm, gas, điện và nước. Các cổ phiếu này được bảo vệ và ít bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái của nền kinh tế.
3. Các chỉ số giúp xác định được cổ phiếu phòng thủ
- Cổ tức: Các doanh nghiệp khi phát hành cổ phiếu phòng thủ sẽ trả cổ tức hàng năm. Với trường hợp không trả cổ tức bằng tiền mặt, cổ tức bằng cổ phiếu cũng sẽ được chi trả. Ngược lại, nếu cổ tức được trả bằng tiền mặt và bằng cổ phiếu cùng một lúc, thì tiền mặt sẽ chiếm phần nhiều hơn.
- Chỉ số Beta: Đây là chỉ số thể hiện tính ổn định, ít có sự biến động của cổ phiếu. Đối với các cổ phiếu phòng thủ thì bắt buộc chỉ số cần phải có là Beta < 1.
- Chỉ số P/E: Đây là một chỉ số đo lường đánh giá thị trường cùng với thu nhập trên mỗi cổ phiếu. Do đó, chúng là một trong những chỉ số thích hợp nhất để định giá cổ phiếu. Với nhóm cổ phiếu phòng thủ này thì có chỉ số P/E khá là thấp.
4. Cổ phiếu phòng thủ có vai trò gì trong đầu tư?
Cổ phiếu phòng thủ có vai trò gì trong đầu tư?
Khi tiến hành mua cổ phiếu phòng thủ có nghĩa là nhà đầu tư đang tìm cách để bảo vệ danh mục đầu tư của họ trước các điều kiện kinh tế tồi tệ.
Trong thời kỳ khủng hoảng như hiện nay, do nhu cầu thiết yếu của con người chưa được đáp ứng, do đó nhóm ngành nắm giữ cổ phiếu phòng thủ sẽ duy trì được kết quả kinh doanh tốt, đồng thời thu hút thêm được dòng tiền đầu tư vào.
Đầu tư vào cổ phiếu phòng thủ sẽ tốt hơn so với trái phiếu kho bạc vì chúng thỏa mãn lòng tham của các nhà đầu tư với tỷ suất cổ tức cao hơn mức mà họ có thể kiếm được trong môi trường có mức lãi suất thấp.
5. Những ưuu điểm và nhược điểm của cổ phiếu phòng thủ
- Ưu điểm
Điểm mạnh của cổ phiếu phòng thủ đó chính là chúng mang lại lợi nhuận dài hạn và mức rủi ro thấp hơn so với các loại cổ phiếu khác. Warren Buffett đã trở thành một trong số các nhà đầu tư vĩ đại nhất mọi thời đại, một phần là do ông tập trung vào những cổ phiếu phòng thủ. Theo các nhà đầu tư, họ không nhất thiết cần phải chấp nhận rủi ro quá mức để đạt được lợi nhuận cao hơn thị trường. Ngược lại, họ lại đầu tư vào các cổ phiếu phòng thủ để giảm mọi rủi ro trong danh mục đầu tư.
- Nhược điểm
Với tính chất biến động ít của các cổ phiếu phòng thủ, ngay cả trong một thị trường tăng trưởng mạnh mẽ, thì khiến các nhà đầu tư sẽ cảm thấy thất vọng khi bán các cổ phiếu phòng thủ này. Khi thị trường đã bước qua giai đoạn tăng trưởng và bị tác động bởi những yếu tố tiêu cực dẫn đến sụt giảm mạnh. Thì lúc này nhiều nhà đầu tư đã vội vàng mua cổ phiếu phòng thủ dù thực tế đã quá muộn.
Đa số nhà đầu tư thường không thể kiểm soát được chu kỳ của nền kinh tế, nhưng họ có thể điều chỉnh mọi hoạt động đầu tư của mình theo các xu hướng và dòng chảy của thị trường.
Đầu tư vào cổ phiếu phòng thủ làm giảm bớt sự lo lắng của nhà đầu tư do chúng không mang nhiều rủi ro như cổ phiếu thông thường. Điều này khiến chúng trở nên phù hợp với những nhà đầu tư không ưa thích mạo hiểm . Để chọn lựa đúng cổ phiếu phòng thủ, nhà đầu tư phải sử dụng một số các phương pháp phân tích cơ bản.
6. Các nhóm cổ phiếu phòng thủ phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay
Các nhóm cổ phiếu phòng thủ phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay
- Nhóm đầu tư công phát triển chậm lại do sự ảnh hưởng tăng giá của những mặt hàng liên quan đến vật liệu xây dựng.
Sắt thép và một số các nguyên vật liệu xây dựng có xu hướng thiết lập mức đỉnh mới. Song song với việc Chính phủ đang nỗ lực thúc đẩy các dự án liên quan đến đầu tư công, đặc biệt với 11 dự án cấu thành của dự án đường cao tốc Bắc - Nam. Những đơn vị đầu tư công là điểm sáng và hoàn toàn có thể đạt sự tăng trưởng trong quý IV/2022.
- Với nhóm cổ phiếu hạ tầng năng lượng.
Việt Nam là một trong số các quốc gia đang trong giai đoạn chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ để có thể đáp ứng cam kết zero carbon. Do đó, những cổ phiếu nhóm cơ sở hạ tầng năng lượng và cổ phiếu ngành điện có cơ hội để tăng trưởng trong thời gian tới.
- Nhóm cổ phiếu của các doanh nghiệp sản xuất và phân phối điện nhà nước, phân phối khí đốt.
Lý do nhóm cổ phiếu này được phân loại vào loại cổ phiếu phòng thủ là vì:
- Mọi người vẫn cần sử dụng khí đốt và điện trong việc sinh hoạt hàng ngày và trong mọi chu kỳ kinh tế, để tăng trưởng phát triển và điều hành nền kinh tế.
- Trên hết, trong thời kỳ sự tăng trưởng kinh tế chậm lại, những doanh nghiệp này cũng được cho là sẽ hưởng lợi nhiều nhất.
- Một số những cổ phiếu phòng thủ nổi bật như POW, TDM, NT2,...
- Nhóm cổ phiếu thuộc ngành hàng tiêu dùng thiết yếu.
Các doanh nghiệp phân phối sản xuất ngành hàng tiêu dùng cơ bản thường thuộc vào nhóm phòng thủ. Các đơn vị này có thể sẽ tạo ra dòng tiền và mức thu nhập ổn định thường xuyên. Nó cũng có thể dự đoán được trong các nền kinh tế yếu và mạnh.
Nhóm cổ phiếu này gồm những mặt hàng hoá như: Thực phẩm, nước uống, các đồ dùng cho phụ nữ,... Đây là nhóm hàng hóa không bị ảnh hưởng bởi do sự biến động nền kinh tế mang tính chu kỳ hay biến động đột ngột. Do đó, đây là một trong những nhóm ngành bạn có thể cân nhắc đầu tư vào cổ phiếu. Một số cổ phiếu lớn của nhóm ngành này đó là: VNM, SAB, DHG.
- Nhóm cổ phiếu ngành y tế.
Ở bất kỳ thời kỳ nào, sức khỏe luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng của một quốc gia. Bất kể diễn biến thị trường, ảnh hưởng chính trị, kinh doanh và sản xuất, sự suy thoái kinh tế, chăm sóc sức khỏe, y tế vẫn luôn là một lĩnh vực phát triển và cực kỳ an toàn.
Ví dụ, trong đợt đại dịch vừa qua, mặc dù nhiều lĩnh vực của nền kinh tế bị ảnh hưởng, nhưng lĩnh vực y tế là một trong số ít lĩnh vực tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa. Vì vậy, có thể nói nhóm cổ phiếu ngành y tế là cổ phiếu có tính phòng thủ cao, chẳng hạn như TRA, IMP.
7. Nhận định các nhóm cổ phiếu phòng thủ tiềm năng trong năm 2023
Nhận định các nhóm cổ phiếu phòng thủ tiềm năng trong năm 2023
Theo các chuyên gia tài chính, đầu năm 2023 nhóm cổ phiếu phòng thủ không có sự tăng trưởng đột biến, thị trường đi ngang. Sau thời gian dịch bệnh, nền kinh tế đang có dấu hiệu hồi phục và phục hồi.
Khảo sát cho thấy rằng, nhà đầu tư khá ưa chuộng cổ phiếu phòng thủ ngành điện, do hoạt động phát điện đã ổn định trở lại nên lượng tiêu thụ điện năng là điều hiển nhiên.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng điều kiện thời tiết, lượng mưa tăng giảm thất thường trong tháng 5 và tháng 6 nên với thị trường thủy điện, nhiệt điện than và nhiệt điện khí cũng tăng giá. Kế đến là ngành bán lẻ, vận tải, kết quả kinh doanh quý I/2022 của các công ty cho thấy sau dịch, nhóm công nghiệp này đã bùng nổ hoạt động thương mại.
Dự báo 6 tháng cuối năm 2023 sẽ có sự phân hóa rõ nét. Những nhóm ngành neo đậu ở mức cao bao gồm:
- Nhóm dịch vụ giải trí, du lịch: Tại Việt Nam hiện nay, ngành du lịch đang dần khôi phục lại, có sự phát triển mạnh mẽ. Những cổ phiếu phòng thủ như AST được đề xuất.
- Ngành ngân hàng và bảo hiểm được hưởng lợi từ việc tăng lãi suất. Cổ phiếu phòng thủ như cổ phiếu ngân hàng VCB.
- Nhóm cổ phiếu ngành sản xuất và tiếp thị sản phẩm sữa: giá phân bón, sữa bột nguyên kem, ngô, đường, v.v. giảm trong nửa cuối năm 2022. Do sự đảo chiều của giá hàng hóa trong ngành thực phẩm, các nhà sản xuất sữa và thực phẩm sẽ có lợi nhuận tăng trưởng mạnh. Cổ phiếu phòng thủ như VNM, MCH.
- Ngành năng lượng là sự ưu tiên của Chính phủ nhằm duy trì sự cân bằng giữa sự tăng trưởng của nền kinh tế vĩ mô và bền vững từ môi trường. Các cổ phiếu phòng thủ tiềm năng có thể chọn như POW.
Theo Phó Giám đốc Đầu tư Quỹ và Vốn cổ phần của VinaCapital, ông Quang Trung cho rằng điều này xảy ra là do Chính phủ đang thực hiện các biện pháp tháo gỡ nút thắt cho các ngành trọng điểm.
Cho dù trận đại dịch hiện đã đi qua nhưng xu hướng phòng thủ hiện vẫn được ưu tiên trong năm 2023. Tuy vậy, việc lựa chọn các cổ phiếu phòng thủ của doanh nghiệp nào mới là tốt thì những nhà đầu tư cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để có thể thu lại lợi nhuận kỳ vọng cao nhất.
Kết luận
Như vậy qua bài viết trên của MyTrade chúng tôi thấy được điểm chính của cổ phiếu phòng thủ là các loại cổ phiếu đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Đây cũng là một trong số cổ phiếu thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia hiện nay. Mong rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp cho bạn đọc hiểu hơn về loại cổ phiếu phòng thủ này từ đó bổ sung những cổ phiếu tiềm năng vào trong danh mục đầu tư cá nhân.