Công cụ phái sinh là gì? Vai trò của thị trường công cụ phái sinh

Thị trường chứng khoán phái sinh ngày nay đang được nhà đầu tư quan tâm hơn bao giờ hết. Nhiều nhà đầu tư đã và đang lựa chọn đây là một nơi lý tưởng để đầu tư tiền bạc và công sức của mình. Tuy nhiên vẫn có nhiều nhà đầu tư chưa nắm bắt đầy đủ được các loại công cụ phái sinh trên thị trường hiện nay. Do vậy trong bài viết này hãy cùng Mytrade khám phá công cụ phái sinh là gì? vai trò của thị trường công cụ phái sinh và công cụ phái sinh ở Việt Nam hiện nay qua bài viết dưới đây!

Công cụ phái sinh là gì?

Công cụ phái sinh là gì Công cụ phái sinh là gì?

Công cụ phái sinh (hay tiếng anh gọi là Derivative instruments) là công cụ tài chính mà giá trị của nó sẽ phụ thuộc vào một tài sản cơ sở đã được phát hành trước đó. 

Thông thường công cụ phái sinh là một loại hợp đồng giữa hai bên nhằm mục đích trao đổi một số lượng chuẩn tài sản thực hoặc tài sản tài chính theo giá được xác định trước vào một ngày ấn định trong tương lai.

Tài sản cơ sở có thể là hàng hoá, chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán ngoại tệ. Nếu như giá trị của tài sản cơ sở trong hợp đồng thay đổi thì giá trị của công cụ phái sinh cũng thay đổi.

Vai trò của thị trường công cụ phái sinh

Vai trò của công cụ phái sinh Vai trò của thị trường công cụ phái sinh?

Lịch sử thị trường của công cụ phái sinh ghi nhận những làn sóng phát triển và suy thoái nối tiếp với nhau. Làn sóng phái sinh đầu tiên được ghi nhận khi những hợp đồng tương lai ngoại tệ xuất hiện trên thị trường tiền tệ quốc tế.

Làn sóng thứ hai nổi lên là vào năm 1975, khi mà có sự xuất hiện các hợp đồng tương lai lãi suất. Tại thời điểm đó lãi suất thường xuyên biến động và Quỹ dự trữ liên bang Mỹ sau đó đã có sự thay đổi mục tiêu điều chỉnh từ lãi suất sang dự trữ bắt buộc.

Làn sóng thứ ba diễn ra vào những năm 1990 với tín dụng phái sinh (tín dụng kỳ hạn, quyền chọn rủi ro tín dụng, tín dụng hoán đổi).

Mặc dù thị trường công cụ phái sinh ra đời sau các loại thị trường tài chính nhưng đã thể hiện rõ vai trò quan trọng đối với thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Thị trường phái sinh giúp quản lý các rủi ro

Thị trường phái sinh sẽ giúp chuyển rủi ro từ những người đang gặp rủi ro và ngại rủi ro sang những người chấp nhận rủi ro. Bởi giá cả công cụ phái sinh chịu ảnh hưởng của trị giá trao ngay của các tài sản cơ sở nên chúng có thể được sử dụng để tăng hoặc giảm rủi ro của việc nắm giữ những tài sản cơ sở ấy.

Những người tham gia vào thị trường phái sinh nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro sẽ được gọi là người phòng hộ. Đối với những người tham gia nhằm mục đích gia tăng lợi nhuận chấp nhận rủi ro thì sẽ được gọi là những nhà đầu cơ.

>> Tham khảo: Chứng khoán phái sinh là gì? Giao dịch chứng khoán phái sinh

Thị trường phái sinh cung cấp các chỉ báo giá

Giá cả trong thị trường phái sinh tập trung phản ánh kỳ vọng của những thành viên tham gia thị trường về tương lai và dẫn dắt giá của tài sản cơ sở đến mức giá ở tương lai đó. Điển hình như các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai cung cấp thông tin quan trọng về giá cả, chính là cơ sở để hình thành giá trao ngay của hàng hoá hoặc chứng khoán.

Giá cả trong hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai cũng chứa đựng sự kỳ vọng của nhà đầu tư về tương lai của giá giao ngay. Tuy nhiên, lưu ý rằng sự kỳ vọng này có thể thay đổi. Thị trường phái sinh sẽ không cung cấp trực tiếp dự báo về tương lai của giá trao ngay mà chỉ cung cấp những thông tin hữu ích về biến động giá hay rủi ro của các tài sản cơ sở.

Thị trường phái sinh tạo điều kiện thuận lợi trong việc điều hành

Thứ nhất, thị trường phái sinh có mức chi phí giao dịch thấp hơn thị trường trao ngay. Do vậy thường các nhà giao dịch sẽ thấy bị thu hút và dễ giao dịch trên thị trường này thay vì thị trường trao ngay hoặc hỗ trợ thêm cho những hoạt động trên thị trường trao ngay.

Thứ hai, thị trường công cụ phái sinh thường có tính thanh khoản cao hơn thị trường trao ngay. Tính thanh khoản cao của thị trường có được là nhờ vào khả năng sử dụng đòn bẩy cao của thị trường này, nhà đầu tư tham gia chỉ cần một số tiền nhỏ đã có thể tham gia thị trường. Ngoài ra, mức rủi ro và lợi nhuận được điều chỉnh cho bất kỳ mức độ mong muốn nào. Do vậy thị trường phái sinh có thể “tiêu hoá” những giao dịch giá trị lớn.

Thứ ba, thị trường phái sinh còn cho phép nhà đầu tư bán khống dễ dàng. Trong khi đó đó các thị trường trao ngay thường áp đặt những giới hạn giao dịch hoặc không khuyến khích việc bán khống. Kết quả là nhiều nhà đầu tư đã bán khống trong thị trường phái sinh thay vì việc bán khống các tài sản cơ sở.

Thị trường phái sinh giúp gia tăng tính hiệu quả của thị trường.

Sự nới lỏng và mức chi phí giao dịch thấp trong thị trường này đã tạo điều kiện cho những hoạt động kinh doanh chênh lệch giá và điều chỉnh mức giá nhanh chóng sẽ triệt tiêu các cơ hội này. Xã hội sẽ có lợi bởi giá của tài sản cơ sở phản ánh chính xác hơn giá trị thật của nền kinh tế.

>> Tham khảo: Giá tham chiếu là gì? Cách tính giá tham chiếu trong chứng khoán

Các công cụ phái sinh phổ biến hiện nay

Các công cụ phái sinh phổ biến hiện nay Các loại công cụ phái sinh phổ biến hiện nay

Quyền lựa chọn 

Quyền lựa chọn (còn gọi là Option) là một công cụ cho phép những người nắm giữ nó được bán (nếu là quyền chọn bán) hoặc mua (nếu là quyền chọn mua) một khối lượng nhất định hàng hoá tại một mức giá xác định và trong một khoảng thời gian nhất định. Các loại hàng hoá cơ sở này có thể là cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số trái phiếu, đồng tiền hay hợp đồng tương lai, thương phẩm.

Quyền mua trước

Quyền mua trước (còn gọi là Right) là một quyền lựa chọn mua có thời hạn rất ngắn, thậm chí chỉ vài tuần. Quyền này được phát hành khi những công ty tăng vốn bằng cách phát hành thêm loại cổ phiếu thường. Quyền sẽ cho phép một cổ đông mua cổ phiếu mới phát hành với mức giá đã được ấn định trong một khoảng thời gian xác định. Loại quyền này thường được phát hành theo từng đợt và mỗi cổ phiếu đang lưu hành được kèm theo một quyền. Số quyền cần để mua một cổ phiếu mới được quy định tùy theo mỗi đợt phát hành mới.

Giá cổ phiếu ghi trên quyền thường là thấp hơn với giá hiện hành của cổ phiếu. Giá của quyền tính bằng mức chênh lệch giữa giá thị trường hiện hành của cổ phần đang lưu hành và giá mua các cổ phần mới theo quyền, chia cho số lượng quyền cần có để mua một cổ phần mới.

Chứng quyền 

Chứng quyền (còn gọi là Warrants) là quyền cho phép mua một số cổ phần xác định của một loại cổ phiếu với mức giá xác định và trong một thời hạn nhất định. Quyền này được phát hành khi thực hiện tổ chức lại các công ty hoặc khi công ty muốn khuyến khích những nhà đầu tư tiềm năng mua trái phiếu hay cổ phiếu ưu đãi nhưng có những điều kiện kém thuận lợi. Để có thể chấp nhận những điều kiện đó, nhà đầu tư sẽ có được một lựa chọn đối với sự tăng giá có thể xảy ra của cổ phiếu thường.

Khác với quyền mua trước thì chứng quyền có thời hạn dài hơn và công ty đã phát hành công cụ cơ sở sẽ phát hành đồng thời với công cụ cơ sở. Khác với quyền lựa chọn (option) thì khi chứng quyền được thực hiện, nó sẽ tạo thành dòng tiền vào cho công ty và gia tăng thêm lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường.

Chứng quyền có thể được giao dịch tách rời với cổ phiếu hay trái phiếu mà nó đi kèm.

Những điều kiện của chứng quyền được ghi rõ trên tờ chứng chỉ: số cổ phiếu được mua theo mỗi chứng quyền (thường là tỷ lệ 1:1), giá thực hiện cho mỗi cổ phiếu tại thời điểm chứng quyền được phát hành. Mức giá này bao giờ cũng cao hơn với giá thị trường của cổ phiếu cơ sở và giá đó có thể ở mức cố định, có thể được tăng lên định kỳ và thời hạn của quyền, đa số trường hợp là từ 5 đến 10 năm.

Hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng kỳ hạn là một thỏa thuận giữa một người mua và một người bán chấp thuận thực hiện một giao dịch hàng hóa với khối lượng xác định và tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá đã được ấn định vào ngày hôm nay.

Hàng hoá ở đây có thể là bất kỳ loại hàng hoá nào, từ nông sản, các đồng tiền hay cho đến chứng khoán.

Theo hợp đồng này thì chỉ có hai bên được tham gia vào việc ký kết, mức giá do hai bên tự thoả thuận với nhau và dựa theo những ước tính mang tính cá nhân. Giá của hàng hoá đó trên thị trường giao ngay vào thời điểm giao nhận hàng hóa có thể điều chỉnh tăng lên hoặc giảm xuống so với mức giá đã ký kết trong hợp đồng. Khi đấy, một trong hai bên mua hoặc bán sẽ bị thiệt hại do đã cam kết một mức giá cao hơn (bên mua) hoặc thấp hơn (bên bán) theo giá thị trường.

Do vậy bằng việc tham gia vào một hợp đồng kỳ hạn thì cả hai bên đều giới hạn được những rủi ro tiềm năng cũng như hạn chế lợi nhuận tiềm năng của mình. Bởi chỉ có hai bên tham gia vào hợp đồng, cho nên mỗi bên đều phụ thuộc vào bên kia trong việc thực hiện hợp đồng. Khi có những thay đổi về giá cả trên thị trường giao ngay thì rủi ro thanh toán sẽ tăng lên khi mà một trong hai bên không thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, vì mức giá đặt ra mang tính chất cá nhân và chủ quan nên rất có thể không chính xác.

Hợp đồng tương lai

Nhờ đặc tính linh hoạt của hợp đồng tương lai đã khắc phục được những nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn và thường được xem là một cách thức tốt hơn để rào chắn những rủi ro trong kinh doanh.

Điểm khác biệt căn bản của loại hợp đồng tương lai so với hợp đồng kỳ hạn là:

  • Niêm yết trên sở giao dịch: Một giao dịch của hợp đồng tương lai nói chung được xử lý trên một Sở giao dịch. Điều này cho phép giá cả được hình thành hợp lý hơn, bởi các bên mua bán đã được cung cấp thông tin đầy đủ và công khai.
  • Xoá bỏ rủi ro tín dụng: Trong các giao dịch của hợp đồng tương lai được niêm yết trên sở giao dịch thì cả hai bên bán và mua đều không bao giờ biết thông tin về đối tác giao dịch của mình. Công ty thanh toán bù trừ sẽ phục vụ như một trung gian cho tất cả các giao dịch. Người bán sẽ bán cho công ty thanh toán bù trừ và người mua cũng mua qua công ty thanh toán bù trừ. Nếu như một trong hai bên không thực hiện được hợp đồng thì vẫn không gây ảnh hưởng gì đến bên kia.
  • Tiêu chuẩn hóa: Những hợp đồng kỳ hạn có thể được thảo ra với một hàng hoá bất kỳ, chất lượng, khối lượng, thời gian giao hàng bất kỳ, theo thỏa thuận chung giữa hai bên mua và bán. Tuy nhiên, những hợp đồng tương lai niêm yết trên sở giao dịch sẽ đòi hỏi việc giao nhận một khối lượng cụ thể của một hàng hóa cụ thể đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu, theo một thời hạn đã được ấn định trước.
  • Điều chỉnh việc đánh giá theo mức giá thị trường (còn gọi là Marking to market): Trong những hợp đồng kỳ hạn thì các khoản lỗ, lãi chỉ được trả khi hợp đồng đến hạn. Với một hợp đồng tương lai thì bất kỳ món lợi nào cũng được giao nhận hàng ngày. Cụ thể là nếu như giá của hàng hoá cơ sở biến động khác với giá đã thỏa thuận (giá thực hiện của hợp đồng) thì bên bị thiệt hại do sự thay đổi giá này sẽ phải trả tiền cho bên được lợi từ sự thay đổi giá đó. Tuy nhiên, thực tế vì không bên nào biết về đối tác của mình trong giao dịch nên những người thua đều trả tiền cho các công ty thanh toán bù trừ và công ty này sẽ trả tiền cho những người thắng.

>> Tham khảo: Giá trị của hàng hóa là gì? Giá trị sử dụng, trao đổi của hàng hóa

Thực trạng áp dụng các công cụ phái sinh tại Việt Nam

Thức trạng áp dụng các công cụ phái sinh ở Việt Nam Thực trạng áp dụng các công cụ phái sinh tại Việt Nam

Từ những năm 90 của thế kỷ XX thì Ngân hàng Nhà nước đã cho phép một số ngân hàng được áp dụng thực hiện công cụ phái sinh. Tuy nhiên đến năm 2010, Việt Nam mới bắt đầu có sàn giao dịch và mặt hàng được lựa chọn để giao dịch chính là cà phê, cao su, thép. Hoạt động của những sàn giao dịch và việc thực hiện các công cụ phái sinh tại Việt Nam còn hạn chế bởi: cơ sở pháp lý chưa đầy đủ, doanh nghiệp thiếu kiến thức và kinh nghiệm về thị trường phái sinh, thị trường hàng hóa và thị trường tài chính chưa đủ hoàn thiện để có thể triển khai thị trường phái sinh toàn diện.

Thị trường chứng khoán phái sinh của Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 10/8/2017. Tuy nhiên, hiện tại mới chỉ được áp dụng cho hợp đồng tương lai trên chỉ số cổ phiếu HNX30, VN30 và hợp đồng tương lai cho trái phiếu chính phủ với kỳ hạn 5 năm. Các sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là sản phẩm dầu khí vẫn chưa được niêm yết trên thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam.

Cơ sở pháp lý của hoạt động phái sinh trong lĩnh vực xăng dầu còn nhiều hạn chế. Luật Thương mại ra đời vào năm 2005, trong Nghị định 158/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 Quy định chi tiết Luật Thương mại về các hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, Ngân hàng Nhà nước có hướng dẫn cách thực hiện nhiệm vụ thanh toán, Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn thuế, phí, lệ phí đối với các hoạt động mua bán hàng hóa trên sàn giao dịch. Tuy nhiên đến nay, Bộ Tài chính vẫn còn đang dự thảo cách thực hiện mua bán hợp đồng phái sinh. Trong Nghị định 83/2014/ NĐ-CP ngày 3/9/2014 của Chính phủ về “Kinh doanh xăng dầu”, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu sẽ “được áp dụng các công cụ, nghiệp vụ phái sinh phù hợp với thông lệ quốc tế để giao dịch, mua bán xăng dầu” (Khoản 6 Điều 9). Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước vẫn chỉ dừng lại ở bước dự thảo thông tư quy định cụ thể về những hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh.

Trong hệ thống cơ sở pháp lý của Việt Nam dù không có bất kỳ văn bản nào cấm hoạt động phái sinh nhưng cũng chưa có văn bản quy định hoặc hướng dẫn cụ thể nên những doanh nghiệp Việt Nam khi triển khai còn nhiều vướng mắc.

Ví dụ việc chuyển đổi ngoại tệ liên tục là nhiệm vụ bắt buộc khi thực hiện các giao dịch nhưng Việt Nam lại chưa có thủ tục cụ thể về việc chuyển đổi ngoại tệ. Về cơ chế chuyển tiền ra nước ngoài trong những hoạt động phái sinh, Nhà nước chưa có đề cập trong bất kỳ văn bản pháp luật nào. Doanh nghiệp cũng không được hướng dẫn về việc giải quyết các vấn đề tài chính trong những giao dịch phái sinh phải thông qua ngân hàng hay là được sử dụng dịch vụ của những công ty tài chính. Chính sách thực hiện các loại hợp đồng phái sinh đã được nêu trong một số thông tư nhưng lại chưa quy định chi tiết các điều khoản thực hiện của ngân hàng dành cho các khách hàng. Điều kiện để tham gia vào các giao dịch phái sinh với các đối tác nước ngoài cũng chưa có quy định cụ thể. Cơ chế hạch toán kế toán của các giao dịch phái sinh cũng chưa có các văn bản luật quy định.

Kết luận

Các nhà đầu tư rất thích sử dụng công cụ phái sinh bởi đây là một cách chia sẻ rủi ro cho các bên cùng tham gia giao dịch. Đồng thời nó còn hạn chế những khoản thua lỗ do các yếu tố khách quan: biến động tỷ giá, lãi suất, tỷ giá hối đoái. Công cụ phái sinh là một chiến lược kinh doanh hiệu quả nếu như các nhà đầu tư biết cách để sử dụng nó một cách triệt để và hữu hiệu. Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ được bản chất công cụ phái sinh cũng như cách thức sử dụng mà lạm dụng chúng thì dẫn đến kết quả sẽ rất khó lường đối với các nhà đầu tư.

Nếu nhà đầu tư còn thắc mắc hoặc cần hỗ trợ trong quá trình thực hiện giao dịch hãy liên hệ ngay đến Mytrade qua Hotline 1900966935 – 0983.668.883 để nhận được tư vấn nhanh và chính xác nhất.

Mytrade nền tảng giao dịch và đầu tư uy tín tại Việt Nam 

App đầu tư chứng khoán tối ưu trên thị trường hiện nay

Bên cạnh những những nền tảng giao dịch đang phát triển hiện nay thì nhà đầu tư không thể bỏ qua nền tảng giao dịch Mytrade.vn đang được rất nhiều sự quan tâm bởi ưu điểm tuyệt vời sau:

  • Tối ưu nguồn vốn: Đến với nền tảng Mytrade nhà đầu tư sẽ được cung cấp các công cụ tối ưu vốn và tận dụng mọi cơ hội giao dịch khi thị trường đang có xu hướng tích cực.
  • Tối ưu thuế phí: Nhà đầu tư đăng ký mở tài khoản giao dịch chứng khoán thành công tại website https://mytrade.vn/ của Mytrade sẽ được hưởng mức ưu đãi tốt nhất về các khoản thuế phí, lệ phí.
  • Tối ưu lợi nhuận: Mytrade sẽ đồng hành cùng nhà đầu tư suốt chặng đường giao dịch để mang lại mức lợi nhuận tối ưu nhất
  • Bài viết nổi bật