Copy trade là gì? Lợi ích, rủi ro và Copy trade có an toàn không?

Với các nhà đầu tư mới – thường sẽ không có nhiều kiến thức và kinh nghiệm hoặc những nhà đầu tư muốn gia nhập thị trường tài chính nhưng lại không có thời gian để theo dõi biến động giá, phân tích kỹ thuật, … thì việc tự mình thực hiện giao dịch và mang về lợi nhuận là một điều hết sức khó khăn. Do vậy mà hình thức copy trade đã ra đời để đáp ứng nhu cầu ấy. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là Copy trade là gì? Có an toàn không? Bài viết dưới đây Mytrade sẽ giải đáp đến bạn.

Copy trade là gì?

Copy trade là gì?

Copy trade là gì?

Copy trade là sao chép giao dịch, đây chính là hình thức trading mà một nhà đầu tư sẽ thực hiện sao chép vị thế của một nhà đầu tư chuyên nghiệp khác ở trên thị trường (pro trader hay master). Khi sao chép thì bạn có thể lựa chọn sao chép một phần hoặc toàn bộ vị thế.

Mục đích của Copy trade chính là thu lợi nhuận từ các quyết định đầu tư đúng đắn của người khác, mà không cần phải tốn thời gian hay công sức để nghiên cứu thị trường. Nếu như họ thắng thì bạn cũng sẽ có được lợi nhuận. Nhưng không có gì là đảm bảo, bởi ngay cả những nhà giao dịch giỏi nhất cũng sẽ mắc sai lầm. Do vậy nếu bạn sao chép vị thế của họ thì các khoản lỗ của họ cũng sẽ trở thành khoản lỗ của bạn.

Ví dụ về Copy Trade

Nhà đầu tư A đã đăng ký copy trade ở trên tài khoản của một trader chuyên nghiệp B. Số vốn mà A đầu tư vào trong tài khoản sao chép này là 2,000$, trong khi đó tài khoản của trader B đang có 6,000$.

Trader B thực hiện 2 lệnh giao dịch với tổng khối lượng là 1,200$, tức là bằng 1/5 số vốn hiện có ở trên tài khoản thì 2 lệnh này sẽ được sao chép lại ở trên tài khoản của nhà đầu tư A nhưng chỉ với khối lượng là 400$ (1/5 của 1,000$), những cài đặt khác như stop loss, take profit… đều sẽ giống y nguyên. Nếu như trader B có lợi nhuận 600$ từ 2 lệnh này (tức là 50% so với số tiền đầu tư ban đầu) thì nhà đầu tư A cũng sẽ có lợi nhuận là 200$.

Phân loại Copy trade

Copy trade có thể được phân ra thành nhiều hình thức khác nhau như, cụ thể:

  • Sao chép tự động: Tất cả những hoạt động được thực hiện trên tài khoản của Master thì đều sẽ tự động được thực hiện ở trên tài khoản của bạn.
  • Sao chép bán tự động: Nhận thông báo về những hoạt động được thực hiện ở trên tài khoản Master dựa theo các tín hiệu đã chọn và bạn có thể lựa chọn những gì cần phải sao chép.
  • Sao chép thủ công: Bạn tự quyết định việc sẽ sao chép của ai và giao dịch nào được sao chép, hình thức này có phù hợp đối với những nhà giao dịch có nhiều kinh nghiệm.

>> Tham khảo thêm: IRR là gì? Ý nghĩa và công thức tính IRR

Copy trade hoạt động như thế nào?

Hoạt động sao chép giao dịch thường được diễn ra theo một trình tự chung như sau:

  • Bước 1: Đăng ký tài khoản.

Nhà đầu tư: lựa chọn một hay một số tài khoản Leader mà mình mong muốn copy trade theo và đăng ký tài khoản Follower.

Nhà đầu tư chuyên nghiệp: Đăng ký tài khoản Leader hoặc Master… Tiếp theo sẽ công khai những thông tin về tài khoản bao gồm kinh nghiệm, số tiền vốn cùng với chiến lược giao dịch… 

  • Bước 2: Phân chia nguồn vốn giao dịch.

Follower: Phân bổ nguồn vốn hợp lý và cài đặt một vài những thông số dành cho tài khoản sao chép giao dịch của mình như: volume giao dịch tối đa, tỷ lệ ngừng sao chép,…

Master: Công bố về chiến lược giao dịch, chiến lược quản lý rủi ro hay chiến lược quản trị vốn,.. một cách rõ ràng và cụ thể nhất.

  • Bước 3: Thực hiện giao dịch và sao chép giao dịch

Các masters thực hiện những lệnh mua, bán, cắt lỗ (stop loss) và chốt lời (take profit). Sau đó thì tài khoản follower sẽ ngay lập tức sẽ được sao chép giao dịch theo đúng tỷ lệ vốn tương ứng giữa 2 tài khoản hay có thể theo cài đặt riêng của follower.

Các followers sẽ không được quyền tác động hay chỉnh sửa những lệnh của master hoặc tài khoản sao chép của mình. Tuy nhiên, họ vẫn có thể ngừng việc sao chép hoặc thoát lệnh ở trên tài khoản follower của mình nếu như cảm thấy master đang giao dịch không được hiệu quả.

  • Bước 4: Kết quả của sao chép giao dịch

Khi Master đóng lệnh và kết thúc giao dịch thì phần lợi nhuận hay thua lỗ đều sẽ được thể hiện ngay ở trên tài khoản của các Followers.

Trường hợp trading thành công thì cả 2 tài khoản master và follower đều sẽ có lợi nhuận, trong đó tài khoản master được nhận thêm % lợi nhuận đến từ các Followers. Ngược lại, nếu như việc trading thất bại thì cả 2 tài khoản đều sẽ bị thua lỗ và tài khoản Master đương nhiên sẽ không được nhận được bất kỳ khoản phí sao chép nào đến từ tài khoản Follower.

Các thực thể tham gia vào copy trade

Các thực thể tham gia vào copy trade

Các thực thể tham gia vào copy trade

Trước khi đi vào phân tích chuyên sâu về copy trade thì nhà đầu tư cần phải nắm được những thực thể tham gia vào trong hoạt động copy trade. Đây không chỉ là hành động xảy ra giữa người sao chép và người cho sao chép mà nó còn có bên trung gian đứng ra để kết nối. Cụ thể:

  • Pro trader/master: đây là nhà cung cấp tín hiệu hay nhà giao dịch cho sao chép. Những người này, họ sẽ thực hiện các giao dịch mua bán và quản lý lệnh, đồng thời có nhiệm vụ show toàn bộ chiến lược của mình để cho người khác sao chép. Nếu như giao dịch thành công thì họ sẽ nhận được phần trăm hoa hồng đến từ người sao chép và broker.
  • Người sao chép: Họ sẽ tiến hành lựa chọn tài khoản để sao chép và quyết định nên đầu tư bao nhiêu vốn cho một lệnh, thực hiện sao chép một phần hoặc toàn bộ chiến lược của master. Nếu như giao dịch có thành công thì cần phải trích % lợi nhuận cho pro trader hay master mà mình đã copy trade. 
  • Sàn môi giới: Các sàn giao dịch sẽ cung cấp nền tảng sao chép giao dịch cùng với bảng xếp hạng hồ sơ của các Pro trader/master dựa trên những thành công của họ trong một khoảng thời gian. Các broker thì sẽ thu phí giao dịch và phí quản lý tài khoản đến từ Follower và Master. Nếu như khối lượng giao dịch lớn thì họ sẽ phải trả phí hoa hồng cho Master

Có nên copy trade hay không?

Có nên copy trade không?

Có nên copy trade hay không?

Nhiều người băn khoăn việc có nên copy trade hay không? Hình thức sao chép giao dịch này sẽ mang lại lợi ích hay rủi ro như thế nào đối với nhà đầu tư?

Lợi ích

Copy trade không chỉ mang đến lợi ích cho người sao chép mà còn cả Master và Broker đều sẽ được hưởng lợi từ hình thức này. 

  • Đối với người sao chép

Đơn giản và dễ dàng: Người sao chép không cần phải theo dõi biểu đồ, phân tích về thị trường và lên chiến lược giao dịch. Tất cả những việc này đều sẽ do Master của bạn thực hiện. Việc duy nhất bạn cần làm đó chính là tìm hiểu về người mình sao chép, xem tỷ lệ giao dịch thành công của họ ở trong một khoảng thời gian nào đó và sau đó follow. 

Không cần đến kinh nghiệm: Chính bởi nhà đầu tư không cần phải thực hiện bất kỳ phân tích nào khác nên ngay cả khi những người mới cũng có thể dễ dàng được tham gia và kiếm lợi nhuận.

Không cần mất nhiều thời gian: Do không cần phải phân tích thị trường và theo dõi biểu đồ thường xuyên nên giúp cho nhà đầu tư tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong công việc khác.

Chỉ cần phải trả phí hoa hồng khi có lợi nhuận: Nhà đầu tư chỉ cần phải trả phí hoa hồng khi mà giao dịch được sao chép thành công. Còn không thì chỉ mất phí giao dịch của Broker.

Hưởng lợi từ những kinh nghiệm của người khác: Tham gia vào thị trường mà không có kinh nghiệm chính là việc cực kỳ nguy hiểm. Việc thiếu kiến thức sẽ làm cho cho tài khoản của bạn bay nhanh chóng. Nhưng khi sao chép thì bạn sẽ được hưởng lợi từ kinh nghiệm của chuyên gia hay pro trader. Họ sẽ chính là người phân tích, lên chiến lược và bạn chỉ cần phải trích 1 phần lợi nhuận để trả cho họ.

Có thể học hỏi thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm: Từ những chiến lược được các master chia sẻ thì nhà đầu tư sẽ học hỏi thêm được nhiều kiến thức. Từ đó sẽ nâng cao được giá trị bản thân hơn mỗi ngày.

  • Đối với master

Lợi ích lớn nhất đối với  master đó chính là nhận được phần trăm hoa hồng đến từ các Followers (nhà đầu tư sao chép) cùng với một phần phí từ các Broker.

  • Đối với sàn giao dịch

Sàn giao dịch sẽ cung cấp nền tảng sao chép để cho những Followers sao chép lệnh của Master. Followers thì có trách nhiệm trả phí nhằm duy trì nền tảng sao chép. Đây cũng chính là lợi ích mà các sàn nhận được trong hoạt động copy trade.

Rủi ro 

Copy trade mang lại lợi ích dành cho cả 3 thực thể tham gia, tuy nhiên khi tính toán rủi ro thì lại nghiêng về phía người sao chép nhiều hơn. Sau đây là một vài rủi ro bạn sẽ gặp phải khi tham gia copy trade.

  • Rủi ro khi lựa chọn tài khoản copy

Rủi ro từ việc chọn tài khoản Master để thực hiện sao chép giao dịch. Bởi nếu như lựa chọn phải tài khoản sao chép không đáng tin cậy thì nhà đầu tư sẽ phải chịu rủi ro rất lớn.

Mất nhiều chi phí: Ngoài phần chênh lệch spread, phí hoa hồng, phí swap thì khi thực hiện sao chép giao dịch nhà đầu tư còn cần phải trả phí copy trade dành cho broker và phần trăm hoa hồng cho Master. Nếu như không biết quản lý vốn thì phần lợi nhuận thu về ở sau mỗi lệnh thành công cũng không được bao nhiêu.

Khó kiểm soát được tài khoản: Nhà giao dịch sẽ rất khó có kiểm soát lời lỗ khi mà họ hoàn toàn giao phó cho các Pro trader/master.

  • Rủi ro đến từ thị trường

Thị trường tài chính luôn có sự biến động không ngừng và khó dự đoán chính xác được hướng đi của giá, đặc biệt là thời điểm mà tin ra. Do vậy, một trader dù có giỏi đến đâu thì cũng không thể chắc chắn được mọi dự đoán của mình sẽ chính xác 100%. Khi sao chép giao dịch từ những trader chuyên nghiệp, bạn vẫn sẽ có rủi ro cháy tài khoản nếu như mà thị trường biến động mạnh.

  • Rủi ro khi việc phân bổ vốn không hợp lý

Nhiều nhà đầu tư vì quá tin tưởng vào Master mà đã tất tay hết tất cả tài khoản của mình. Điều đó cực kỳ nguy hiểm nếu như bạn lựa chọn sai Master để sao chép. Tốt nhất hãy phân bổ nguồn vốn hợp lý và tuân thủ theo các chiến lược quản lý vốn.

  • Rủi ro đến từ những nhà môi giới

Không chỉ copy trade mà đối với bất kỳ một hình thức giao dịch nào nhà đầu tư cũng sẽ luôn phải đối mặt với các rủi ro đến từ Broker. Nếu như không may lựa chọn phải sàn không uy tín thì nhà đầu tư sẽ có nguy cơ mất sạch cả vốn lẫn lãi.

>> Tham khảo thêm: Spread là gì? Cách tính Spread trong chứng khoán

Copy trade có an toàn không? 

Copy trade có an toàn không?

Copy trade có an toàn không?

Từ những rủi ro trên thì nhiều người đang cảm thấy băn khoăn: liệu hoạt động giao dịch copy trade có an toàn hay không? Như đã chia sẻ ở trên thì copy trading luôn có những cơ hội và rủi ro riêng. Việc giao dịch an toàn hay không còn tùy thuộc vào sự lựa chọn và phân tích thị trường cùng với chiến lược của nhà đầu tư. 

Cơ chế hoạt động của copy trade đơn giản chính là việc sao chép vị thế giao dịch của những nhà đầu tư khác. Nếu như các giao dịch thành công thì bạn sẽ có lợi nhuận. Về bản chất thì copy trading an toàn. 

Copy trade sẽ an toàn nếu như người chơi lựa chọn sàn môi giới (broker) uy tín và master có kinh nghiệm, kiến thức về đầu tư chứng khoán để tiến hành sao chép giao dịch. Đồng thời thì nhà đầu tư mới không nên phó mặc những giao dịch vào master chuyên nghiệp mà cần phải có phân tích riêng để lựa chọn được lệnh phù hợp. 

Kinh nghiệm copy trade trong thị trường chứng khoán 

Để copy trade chứng khoán hiệu quả và mang lại lợi nhuận tốt và tránh được rủi ro đáng tiếc thì nhà đầu tư cần phải lưu ý những điểm quan trọng sau:

Lựa chọn sàn môi giới uy tín để thực hiện giao dịch 

Người chơi cần phải cẩn trọng lựa chọn broker uy tín để phòng tránh nguy cơ bị lừa đảo. Các tiêu chí lựa chọn sàn môi giới để copy trade an toàn:

  • Sàn giao dịch có số lượng các nhà đầu tư tham gia lớn, master/pro trader có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn ở trong lĩnh vực đầu tư tài chính.
  • Sàn giao dịch lâu năm, có mức phí hoa hồng niêm yết rõ ràng, không có phí ẩn hay yêu cầu đóng phí trước khi giao dịch.
  • Sàn giao dịch có hỗ trợ 24/7, chăm sóc khách hàng và giải quyết sự cố nhanh chóng.

Chọn master hoặc pro trader uy tín và có chuyên môn

Việc đầu tư sẽ có rủi ro đến từ thị trường nhưng việc lựa chọn master có kinh nghiệm và chuyên môn về thị trường chứng khoán sẽ giúp cho bạn hạn chế được nguy cơ thua lỗ. Sau đây là một số tiêu chí lựa chọn tài khoản master uy tín để thực hiện sao chép:

  • Kiểm tra về thời gian giao dịch của tài khoản master là bao lâu: Nên lựa chọn tài khoản master đã có thâm niên hoạt động tối thiểu 12 tháng trên thị trường. 
  • Kiểm tra về hồ sơ và background của master: Nên lựa chọn các nhà đầu tư chuyên nghiệp, đã có kinh nghiệm đầu tư nhiều năm, là người nổi tiếng hoặc hoạt động trong các công ty tài chính… 
  • Lợi nhuận giao dịch của tài khoản master cần phải nhất quán liên tục và ổn định: Nhà đầu tư cần xem biểu đồ về hiệu suất của tài khoản master đó ở trong suốt thời gian hoạt động để đánh giá. Ưu tiên những nhà đầu tư có lợi nhuận tăng dần hay ổn định, tránh những tài khoản master có sự biến động lợi nhuận lớn, nhất thời.
  • Số lượng người theo dõi trên tài khoản master: Hãy kiểm tra lượng người theo dõi thực tế của tài khoản master đó. Số người theo dõi lớn thì cũng sẽ phần nào chứng minh được năng lực, sức ảnh hưởng cùng với mức độ tin cậy của pro trader đó ở trên thị trường.
  • Kiểm tra Stop loss của tài khoản master: Nên lựa chọn tài khoản giao dịch mà có chiến lược rõ ràng và mức cắt lỗ lãi cụ thể. Những nhà đầu tư này thường sẽ là người có kinh nghiệm và có chiến lược hạn chế rủi ro tiềm ẩn đến từ thị trường tài chính.

Chiến lược phân bổ nguồn vốn hợp lý vào các master

Nhà đầu tư lựa chọn sao chép giao dịch nhưng cũng cần phải có chiến lược đầu tư và quản lý nguồn vốn hiệu quả nhằm giảm thiểu rủi ro. Bởi các master cũng có thể sẽ gặp sai lầm trong quá trình phân tích thị trường, dẫn đến giao dịch bị thua lỗ. Bạn cần phải phân bổ nguồn vốn nhỏ, theo một tỷ lệ phù hợp cho những tài khoản master khác nhau.

Không nên dồn hết số tiền vốn vào trong 1 tài khoản để chơi tất tay, nguy cơ mất trắng tiền sẽ rất cao khi không có được kế hoạch cụ thể. Nhà đầu tư cũng không nên vay tiền để đầu tư copy trade và cần phải có nguyên tắc sử dụng vốn hợp lý.

Có được chiến lược copy trade cụ thể

Nhà đầu tư không nên lựa chọn cách copy trade tự động bởi rủi ro từ hình thức giao dịch này là rất lớn. Bạn nên thực hiện hành động copy trade thủ công hoặc bán thủ công, tìm hiểu và phân tích về thị trường, đánh giá và thay đổi master liên tục dựa trên những thông tin để có cơ được hội chiến thắng cao nhất.

Kết luận 

Hy vọng qua bài viết này của Mytrade, các bạn cũng đã hiểu được thế hình thức copy Trading là gì? Những lợi ích và rủi ro của nó. Hiện nay có rất nhiều các nền tảng cho phép thực hiện copy trade. Mỗi một nền tảng lại có những công cụ copy mạnh mẽ, tiên tiến khác nhau. Khi tham gia bạn cũng cần phải đánh giá tổng quan để đưa ra được sự lựa chọn phù hợp. Lợi nhuận trước mắt thì không thể định hình được kết quả trong tương lai được. Khi quyết định copy trade theo một nhà giao dịch nào đó, bạn cần phải xem xét đến rủi ro có thể đi kèm. 

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về Copy trade hoặc muốn hỗ trợ tham gia giao dịch đầu tư trên thị trường chứng khoán thì hãy liên hệ ngay đến Mytrade qua HOTLINE 1900966935 – 0983.668.883 để được giải đáp một cách nhanh nhất. Hoặc tải app MyTrade ngay hôm nay để có thể trải nghiệm được nền tảng đầu tư chứng khoán mới tại:

– Apple Store: https://apps.apple.com/us/app/mytrade-đầu-tư-cho-mọi-người/id1610468053

– Google Play: https://play.google.com/store/apps/details?id=vn.ftv.mytrade

App đầu tư chứng khoán tối ưu trên thị trường chứng khoán

 

  • Bài viết nổi bật