Đầu cơ tích trữ là gì? Đặc điểm của việc đầu cơ tích trữ

Trong tài chính, đầu cơ hay giao dịch đầu cơ được xem là hành vi thực hiện một giao dịch tài chính có mức độ rủi ro đáng kể nhưng cũng có kỳ vọng thu được lợi nhuận đáng kể hoặc đem lại giá trị lớn khác. Với đầu cơ, rủi ro nhiều hơn là được bù đắp đến từ khả năng thu được lợi nhuận đáng kể hoặc đến từ các khoản bồi thường khác. Khi đầu tư đầu cơ có liên quan đến việc mua ngoại tệ, khi đó được gọi là đầu cơ tiền tệ. Vậy đầu cơ tích trữ là gì? Biện pháp nào để xử lý, ngăn chặn hành vi đầu cơ tích trữ? Hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi để có thêm những thông tin hữu ích nhé!

Đầu cơ tích trữ là gì?

Đầu cơ tích trữ là gì? Đầu cơ tích trữ là gì?

Đầu cơ tích trữ (tên tiếng Anh là: Speculative hoarding) là việc một cá nhân hay tổ chức lợi dụng tình trạng khan hiếm hàng hóa để mua tích trữ mặt hàng đó để bán lại cho thị trường với giá cao.

Trên thế giới có rất nhiều vụ đầu cơ xảy ra trong nhiều lĩnh vực như: ngoại tệ, vàng, đất đai,  nhu yếu phẩm, thiết bị y tế,… Ví dụ điển hình trong năm 2020 chính là hiện tượng nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng tình hình dịch bệnh covid 19 bùng phát mạnh, nhu cầu sử dụng khẩu trang y tế, nước rửa tay tăng cao nên họ đã đầu cơ tích trữ gây ra tình trạng khan hiếm hàng hóa và bán lại với giá cao gấp 3,4 lần thậm chí cao hơn.

Từ khái niệm đầu cơ tích trữ ta có thể hiểu về đầu cơ là gì? Đầu cơ nhắc đến hành động thực hiện một giao dịch tài chính nào đó có mức độ rủi ro mất giá đáng kể nhưng cũng kỳ vọng thu lợi nhuận đáng kể. Nếu không có triển vọng thu lợi nhuận đáng kể, sẽ có rất ít động lực để tiến hành đầu cơ. Tích trữ là việc mà người đầu cơ mua và nhập kho số lượng hàng hóa lớn với mục đích thu lợi nhuận từ việc tăng giá trong tương lai.

Thuật ngữ tích trữ thường áp dụng để mua hàng hóa, đặc biệt là mua vàng. Tuy nhiên, tích trữ đôi khi cũng được sử dụng trong những bối cảnh kinh tế khác. Ví dụ, nhà lãnh đạo chính trị có thể phàn nàn việc các nhà đầu cơ đang tích trữ đô la trong cuộc khủng hoảng tiền tệ.

Đặc điểm của việc đầu cơ tích trữ

Đây là một hiện tượng của cá nhân, tổ chức lợi dụng những tình huống như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hay tình hình khó khăn của nền kinh tế để tiến hành mua tích trữ hàng hóa, tạo ra những hiện tượng khan hiếm, để bán lại giá cao nhằm thu hút nguồn lợi bất chính.

Đầu cơ tích trữ không chỉ là một hành vi vi phạm pháp luật mà nó còn vi phạm cả đạo đức.

Không những vậy, đầu cơ tích trữ cũng có thể diễn ra ở bất cứ đâu, bất kỳ một thời điểm nào

>> Tham khảo: Quy luật kinh tế là gì? Đặc điểm, tính chất của luật kinh tế

Ảnh hưởng của đầu cơ đối với nền kinh tế

Pháp luật ngăn cấm và xử phạt hành vi đầu cơ do những tác hại của nó với nền kinh tế, cụ thể như sau:

  • Đầu cơ tích trữ gây nên sự rối loạn trong thị trường.
  • Mục đích của đầu cơ tích trữ là tạo ra sự khan hiếm hàng hóa trên thị trường để bên đầu cơ có thể bán lại hàng hóa với giá cao gấp nhiều lần so với giá thông thường.
  • Hàng hóa khan hiếm, cung không đủ đáp ứng cầu dẫn đến tình trạng gây rối, mất trật tự do tranh giành mua hàng hóa gây ra

Nguyên nhân gây nên tình trạng đầu cơ tích trữ

Nguyên nhân gây nên tình trạng đầu cơ tích trữ Nguyên nhân gây nên tình trạng đầu cơ tích trữ

Tình trạng đầu cơ tích trữ xảy ra khi hàng hóa khan hiếm do các cơ sở sản xuất tạo ra sự khan hiếm giả tạo, hay được tạo bởi những hoàn cảnh nhất định bị ảnh hưởng như: Thiên tai, dịch bệnh, bất ổn chính trị, chiến tranh hay tình hình khó khăn với loại hàng hóa không đủ cung ứng cho thị trường.

Ví dụ:

  • Năm 2020 khi dịch Covid 19 bùng phát, người dân đổ xô mua khẩu trang để dự trữ. Các loại khẩu trang khan hiếm không đủ cung cấp cho người tiêu dùng. Lợi dụng tình hình dịch bệnh bùng phát, một số cơ sở, hiệu thuốc đã mua tích trữ số lượng lớn khẩu trang để bán lại với giá cao gấp nhiều lần nhằm thu lợi bất chính.
  • Năm 2018 theo nhận định của Bộ Tài nguyên - môi trường, hoạt động khai thác cát trái phép diễn biến hết sức phức tạp trên địa bàn trên 20 tỉnh và thành phố cả nước, điển hình tại những địa phương như: Bắc Giang, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Phú Thọ, Thanh Hóa, thành phố Hà Nội, Quảng Nam, KonTum, Cần Thơ, Phú Thọ, An Giang, Đồng Tháp… điều này gây bức xúc đối với người dân và dư luận. Đặc biệt là xuất hiện tình trạng đầu cơ, tích trữ cát để nâng giá nhằm trục lợi, gây rối loạn thị trường, khó khăn cho quản lý.

Các yếu tố cấu thành nên tội đầu cơ?

Tội đầu cơ được quy định trong Bộ luật hình sự và được cấu thành bởi bốn yếu tố sau:

Thứ nhất là khách thể của tội đầu cơ: Được biểu hiện là: trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là trật tự quản lý quá trình lưu thông hàng hóa, chống đầu cơ để trục lợi và xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

Đối tượng tác động của tội phạm này là hàng hóa thuộc danh mục những mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa đã được Nhà nước định giá. Ví dụ: lúa, gạo, xăng, dầu, xi măng,… trừ loại hàng hóa vật phẩm là đối tượng tác động của những tội phạm khác đã được quy định thành tội phạm riêng.

Thứ hai là mặt khách quan của tội đầu cơ: Được biểu hiện là những người có hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa hoặc cố tình tạo ra sự khan hiếm hàng hóa trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, khó khăn về kinh tế để mua vét số lượng lớn hàng hóa (được coi là khan hiếm) nhằm bán lại để thu lợi bất chính.

- Lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa: Được hiểu là trong điều kiện hoàn cảnh nhất định như thiên tai, dịch bệnh, hoặc tình hình khó khăn về kinh tế, một số loại hàng hóa đã không đủ cung ứng cho thị trường (ví dụ: khẩu trang không đủ để cung cấp cho người tiêu dùng) dẫn đến bị khan hiếm, cháy hàng, người phạm tội đã mua vét hết những hàng hóa bị khan hiếm đó để bán lại nhằm thu lợi bất chính.

- Sự khan hiếm giả tạo: Được hiểu là trong hoàn cảnh thiên tai, dịch bệnh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế, mặc dù những loại hàng hóa cần thiết không bị thiếu nhưng lợi dụng tình hình trên người phạm tội đã tích trữ hàng hóa, tạo ra sự khan hiếm giả tạo để mua vét hàng hóa nhằm mục đích bán lại thu lợi bất chính.

- Mua vét hàng hóa: Được hiểu là hành vi mua hàng dự trữ với mục đích chờ giá cao hoặc đẩy giá cao lên bán nhằm thu lợi bất chính.

+ Số lượng hàng hóa phải là số lượng lớn. Nếu số lượng không đủ lớn thì không đủ yếu tố cấu thành tội này. Việc có bán lại hàng hóa hay không, có thu lợi hay không đều không phải là dấu hiệu cấu thành bắt buộc.

+ Gây hậu quả nghiêm trọng được xem là dấu hiệu cấu thành cơ bản. Việc mua vét hàng hóa để bán lại nhằm thu lợi bất chính như trên mà không gây hậu quả nghiêm trọng thì không đủ cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Việc gây hậu quả nghiêm trọng ở đây biểu hiện như: làm rối loạn thị trường, đẩy giá tăng vọt dẫn đến việc Nhà nước không kiểm soát được, ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước, gây hoang mang, lo sợ trong bộ phận nhân dân hoặc gây chết người do không đủ điều kiện để khắc phục tình trạng dịch bệnh

Thứ ba là chủ thể của tội đầu cơ:

- Chủ thể của tội phạm này chỉ cần người có năng lực trách nhiệm hình sự và đến độ tuổi theo quy định của pháp luật là có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.

- Chủ thể là pháp nhân: Có nghĩa là tổ chức đó phải có tư cách pháp nhân và là pháp nhân thương mại. Chủ thể của tội phạm này là pháp nhân khi những hành vi trên được thực hiện theo chủ trương và kế hoạch của pháp nhân như:  Quyết định của Hội đồng quản trị, thỏa thuận của các thành viên góp vốn để nắm quyền lãnh đạo pháp nhân, quyết định của chủ doanh nghiệp và những hoạt động xuất nhập khẩu các sản phẩm và thanh toán tiền tiến hành qua hệ thống sổ sách, dữ liệu hay tài khoản của pháp nhân.

Thứ tư là mặt chủ quan của tội đầu cơ:

- Người tiến hành hành vi đầu cơ là do cố ý (cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp), tức là người đó nhận thức rõ hành vi của mình là gây ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, làm hàng hóa tăng giá, xâm hại tới chính sách quản lý về giá cả, chính sách lưu thông phân phối của nhà nước, lợi ích chính đáng đến từ người sản xuất và người tiêu dùng nhưng vì trục lợi nên vẫn mua vét,  nắm trước được hậu quả của hành vi và muốn cho hậu quả đó xảy ra hoặc bỏ mặc để hậu quả xảy ra.

- Đối với pháp nhân, lỗi cố ý thể hiện ở việc ban lãnh đạo và điều hành của pháp nhân đã có kế hoạch chỉ đạo sẵn, điều hành quá trình mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn về giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa đã được Nhà nước định giá.

- Bán lại hàng hóa để thu lợi nhuận bất chính không phải là dấu hiệu bắt buộc của mặt khách quan trong Tội đầu cơ, cụ thể là việc thu được lợi ích vật chất thông qua quá trình tạo ra sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán lại của hàng hóa. Mua vét không nhằm mục đích bán lại, hoặc mua vét nhằm bán lại không nhằm mục đích để thu lợi bất chính mà nhằm vào mục đích khác không phạm Tội đầu cơ do đó cấu thành một tội phạm khác. Mục đích thu lợi nhuận bất chính bao giờ cũng gắn liền với động cơ vụ lợi. Vì vậy, có thể coi vụ lợi cũng là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của Tội đầu cơ.

Những quy định của pháp luật về tội đầu cơ

Những quy định của pháp luật về tội đầu cơ Những quy định của pháp luật về tội đầu cơ

Trước hành vi đầu cơ tích trữ nhằm trục lợi cá nhân, bộ luật hình sự quy định tại điều 196 của luật hình sự năm 2015 như sau:

Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa hoặc cố tình tạo ra sự khan hiếm trong tình hình dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh hoặc tình hình kinh tế khó khăn để mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn về giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa đã được nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi nhuận bất chính thuộc một trong những trường hợp sau thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Hàng hóa mang trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
  • Thu lợi nhuận bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức
  •  Lợi dụng chức vụ và quyền hạn
  • Lợi dụng danh nghĩa cơ quan và tổ chức
  • Hàng hóa có trị giá từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng
  • Thu lợi nhuận bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng Gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự và an toàn xã hội.

Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Hàng hóa có trị giá 3.000.000.000 đồng trở lên
  • Thu lợi nhuận bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên
  • Tái phạm nguy hiểm.
  • Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ và cấm hành nghề hoặc làm công việc nào đó nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Đối với pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại điều này sẽ bị xử phạt như sau:

  • Phạm tội thuộc trường hợp đã quy định tại khoản 1 điều 196 thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội thuộc trường hợp đã quy định tại khoản 2 điều 196 thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội thuộc trường hợp đã quy định tại khoản 3 điều 196 thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;
  • Pháp nhân thương mại còn bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh và hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động nguồn vốn từ 01 năm đến 03 năm.

>> Tham khảo: Kỳ phiếu là gì?  Sự khác nhau giữa kỳ phiếu và trái phiếu

Biện pháp ngăn chặn hành vi đầu cơ tích trữ

Biện pháp ngăn chặn hành vi đầu cơ tích trữ Biện pháp ngăn chặn hành vi đầu cơ tích trữ

Thủ Tướng Chính Phủ đã có những chỉ đạo để khắc phục tình trạng đầu cơ tích trữ bằng cách đảm bảo nguồn cung cấp hàng hóa thiết yếu cho thị trường và người dân trong mọi tình huống. Thực hiện chỉ đạo của Thủ Tướng, Bộ Công Thương đã có những yêu cầu với Sở Công Thương tại các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương cùng các doanh nghiệp phân phối lớn báo cáo kịp thời tình hình cung cầu cùng hệ thống phân phối hàng hóa thiết yếu trên địa bàn.

Do vậy, đối với doanh nghiệp cần thực hiện, duy trì các hoạt động cung cấp đủ nguồn thực phẩm, vật dụng cần thiết cho người dân.

Đối với người dân, cần giữ bình tĩnh và không nên tích trữ lương thực, chỉ mua những thực phẩm, vật dụng khi thật sự cần thiết và đủ dùng. Để đảm bảo tình hình thị trường không hỗn loạn và xảy ra khan hiếm hàng hóa. Dẫn đến tạo cơ hội để nhiều đối tượng thực hiện hành vi đầu cơ tích trữ.

Kết luận

Trên đây là tất cả những thông tin hữu ích mà Mytrade đã giải đáp cho câu hỏi “Đầu cơ tích trữ là gì?”. Theo đó, đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường và là hành động trái pháp luật, và gây ảnh hưởng khó khăn đến thị trường, doanh nghiệp, nền kinh tế và người dân. Hành động đáng lên án và phải loại trừ.

Mytrade tự hào là nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán tối ưu nhất hiện nay.

Nền tảng giao dịch Mytrade

MyTrade cung cấp đến nhà đầu tư nhiều loại công cụ về nguồn vốn giúp họ tối ưu được giá trị đầu tư, tối ưu lợi nhuận và tối ưu phần thuế phí trong suốt quá trình giao dịch. Tải app MyTrade ngay hôm nay để trải nghiệm được nền tảng đầu tư mới!

Nếu bạn có câu hỏi thắc mắc nào về đầu cơ tích trữ, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn và cung cấp thêm những thông tin hữu ích. Liên hệ cho chúng tôi theo số Hotline 1900966935 – 0983.668.883 để được hỗ trợ tốt nhất.

  • Bài viết nổi bật