Điểm tín dụng là gì? Cách tính điểm tín dụng chính xác

Hình thức vay tín chấp hiện nay đang là một dạng vay tiêu dùng tương đối phổ biến tại thị trường Việt Nam. Tuy vậy một số khách hàng khi đi vay sẽ thường gặp phải vấn đề không đủ được điểm tín dụng để hồ sơ đăng ký vay vốn có thể được giải ngân một cách nhanh chóng. Vậy điểm tín dụng là gì và tại sao nó lại có vai trò quan trọng đến như vậy, hãy cùng Mytrade tìm hiểu ngay sau đây nhé. 

Điểm tín dụng là gì?

Điểm tín dụng là gì?

Điểm tín dụng là gì?

Theo khái niệm cơ bản thì điểm tín dụng chính là một con số thể hiện được lịch sử tín dụng của một cá nhân nào đó theo đúng tiêu chuẩn và quy tắc xếp hạng quốc tế dựa trên hoạt động phân tích hồ sơ tín dụng và số điểm này đang được CIC (trung tâm thông tin tín dụng) trực thuộc Ngân hàng Nhà nước quản lý. 

Nói đơn giản để mọi người có thể hiểu rõ hơn thì điểm tín dụng là một loại điểm số mà thông qua đó những tổ chức tín dụng, công ty tài chính hay ngân hàng thương mại có thể đánh giá được độ uy tín của khách hàng khi sử dụng những dịch vụ và hình thức cho vay mà tổ chức đó cung cấp. 

Điểm số tín dụng của bạn càng cao sẽ giúp cho việc đi vay của bạn được trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Ngược lại, nếu như điểm số của bạn thấp thì các tổ chức cho vay sẽ hạn chế việc tiếp nhận hồ sơ của bạn. 

Tại sao điểm tín dụng lại quan trọng? 

Tại sao điểm tín dụng lại quan trọng?

Tại sao điểm tín dụng lại quan trọng?

Như đã trình bày ở bên trên thì điểm tín dụng đóng vai trò như là một công cụ giúp cho những tổ chức cho vay tiêu dùng có thể sử dụng để đánh giá được mức độ uy tín của khách hàng trước khi đưa ra việc quyết định việc có cho khách hàng đó vay hay không. 

Điểm tín dụng cũng được xem như những nấc thang đo lường về khả năng vay vốn của một khách hàng nào đó. Đồng thời điểm tín dụng cũng quyết định đến được hạn mức vay tối đa mà ngân hàng có thể giải ngân được khi khách hàng có nhu cầu vay vốn.

Ngoài ra, điểm tín dụng cũng sẽ có ảnh hưởng đến những lần vay tiếp theo của khách hàng nếu như điểm tín dụng của khách hàng thấp hơn với số điểm tối thiểu cho phép của ngân hàng.

Hãy cùng tham khảo đến thang điểm tín dụng sau đây để có thể tiến hành so sánh với mức điểm tín dụng của bạn thì bạn có đủ điều kiện vay không nhé: 

  • 150 - 321 điểm: Mức này rủi ro rất cao và không đủ điều kiện vay. 
  • 322 - 430 điểm: Mức này rủi ro cao và không đủ điều kiện vay 
  • 431 - 569 điểm: Mức điểm này độ rủi ro trung bình và có đủ điều kiện vay nhưng mức lãi suất sẽ tương đối cao.
  • 570 - 679 điểm: Mức điểm này độ rủi ro thấp và có đủ điều kiện vay với một mức lãi suất thấp, ưu đãi
  • 680 - 750 điểm: Mức điểm này độ rủi ro rất thấp và có đủ điều kiện vay cùng với lãi suất thấp, ưu đãi. 

Đối với điểm tín dụng ở mức từ 300 trở xuống thì được xem là xấu, bởi những khách hàng đó thuộc diện nợ quá hạn là từ 90 ngày trở lên ( hay còn gọi là nợ xấu) và khi đó mức độ hài lòng của ngân hàng cũng bằng 0. Đồng nghĩa với việc khách hàng cũng sẽ không có được cơ hội xét duyệt hồ sơ vay mới tại những tổ chức tài chính trừ khi họ hoàn tất các khoản nợ cũ và củng cố thêm điểm của tín dụng của mình.

Điểm tín dụng tốt nhất chính là từ mốc 600 trở lên thì điểm tín dụng này được đánh giá là có mức độ rủi ro thấp. Các khách hàng có mức điểm tín dụng từ 600 trở lên thì có thể được duyệt hồ sơ vay nhanh với một mức vay tốt nhất.

>> Tham khảo: APR là gì? Sự khác biệt giữa APR và APY

Điểm tín dụng được tính như thế nào?

Điểm tín dụng được tính như thế nào?

Điểm tín dụng hình thành dựa trên yếu tố nào?

Điểm tín dụng của bạn sẽ được tính dựa trên tất cả 05 yếu tố sau đây: 

Lịch sử thanh toán nợ (35%): đây chính là yếu tố đầu tiên và yếu tố này cũng chiếm một tỷ lệ cao nhất trong 05 yếu tố tạo nên điểm tín dụng của bạn. Lịch sử thanh toán nợ là một con số phản ánh việc bạn thanh toán những khoản nợ vay có đúng hạn không bởi việc trả nợ đúng hạn đối với các ngân hàng rất quan trọng. Vì thế việc mà bạn có được một lịch sử thanh toán nợ đúng hạn và nhanh chóng sẽ là một lợi thế đầu tiên dành cho bạn. 

Khoản nợ tín dụng (30%): Yếu tố thứ 02 sẽ chiếm đến 30% trong tổng số điểm tín dụng của bạn. Những khoản nợ tín dụng của bạn sẽ phản ánh được tổng số nợ và tỷ lệ nợ tín dụng cũng được tạo nên từ tất cả những khoản vay mà ngân hàng đã cung cấp đến bạn ở thời điểm hiện tại. Nếu như bạn muốn hồ sơ vay vốn của mình được chấp thuận thì tỷ lệ này cần phải duy trì với mức trung bình. 

Thời gian mở tài khoản tín dụng (10%): chính là khoảng thời gian từ khi mà bạn mở tài khoản tín dụng tính cho tới thời điểm hiện tại. Thời gian mở tài khoản tín dụng càng lâu thì sẽ được các ngân hàng đánh giá cao, bởi họ có thể phân tích được những chỉ số tín dụng của bạn một cách tổng thể và chính xác nhất.

Loại tín dụng (10%): đây là một yếu tố phản ánh được việc bạn đang sở hữu bao nhiêu loại tín dụng, ví dụ như: các khoản vay, thẻ tín dụng,…

Sử dụng tài khoản tín dụng mới (10%): Việc bạn dùng một tài khoản tín dụng mới để tiến hành vay tiền sẽ làm cho các ngân hàng không mấy hài lòng bởi thời gian để những ngân hàng đánh giá cao về thẻ tín dụng của bạn là 06 tháng. 

Điểm tín dụng của trung tâm CIV tại Việt Nam

Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam trực thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam (CIC) đã chia thang điểm tín dụng thành 10 hạng điểm cơ bản.

  • Hạng 1: Từ mức 645 đến 706 điểm 
  • Hạng 2: Từ mức 622 đến 644 điểm 
  • Hạng 3: Từ mức 606 đến 621 điểm 
  • Hạng 4: Từ mức 588 đến 605 điểm 
  • Hạng 5: Từ mức 572 đến 587 điểm
  • Hạng 6: Từ mức 545 đến 571 điểm  
  • Hạng 7: Từ mức 480 đến 544 điểm 
  • Hạng 8: Từ mức 455 đến 479 điểm 
  • Hạng 9: Từ mức 430 đến 454 điểm 
  • Hạng 10: Từ mức 403 đến 429 điểm 

Ví dụ: Một khách hàng cá nhân đang ở mức điểm tín dụng hạng 5

  • Đối với những khách hàng có mức điểm từ trung bình trở lên thì có thể tiến hành làm hồ sơ vay tín chấp, vay trả góp với một tỷ lệ phê duyệt khá cao.
  • Những khách hàng với mức điểm dưới trung bình thường sẽ đang có nợ trả chậm (thuộc vào nhóm 2 và nhóm 3).
  • Những khách hàng có điểm xấu (thuộc vào hạng 9 và hạng 10) là các khách hàng đang có nợ xấu và có khả năng sẽ mất vốn.

Điểm tín dụng của khách hàng vay được CIC sẽ được đánh giá dựa trên toàn bộ cơ sở dữ liệu quan hệ tín dụng của khách hàng vay (không áp dụng với chính sách ẩn nợ xấu đã tất toán) tại thời điểm cuối tháng gần nhất so với thời điểm chấm.

Điểm số được tổ chức CIC chấm sẽ được cập nhật định kỳ hàng tháng theo các biến động về thông tin tín dụng của khách hàng vay

Hướng dẫn kiểm tra điểm tín dụng của cá nhân

Có 2 cách để có thể kiểm tra được điểm tín dụng cá nhân tại trung tâm CIC đó là tiến hành tra cứu tại quầy ngân hàng hoặc tra cứu online tại CIC.

Cách tra cứu điểm tín dụng ở quầy

  • Đến chi nhánh của trung tâm CIC hoặc chi nhánh ngân hàng
  • Nộp hồ sơ đăng ký về khoản vay và thực hiện yêu cầu kiểm tra lịch sử tín dụng của cá nhân
  • Dựa vào thông tin mà các khách hàng cung cấp thì ngân hàng sẽ truy xuất dữ liệu lịch sử tín dụng dựa trên hệ thống CIC và trả về kết quả
  • Mức phí để thực hiện tra cứu điểm định kỳ hằng năm là miễn phí một lần và từ lần thứ 2 của năm sẽ áp dụng với mức phí 30.000VND/lần.

Cách tra cứu bằng hình thức online

Đầu tiên thì bạn cần phải đăng ký một tài khoản online tại quầy hoặc trên website của trung tâm CIC,= và thực hiện theo các bước sau:

  • Truy cập vào website của trung tâm CIC là cic.gov.vn
  • Tại phần trang chủ chọn mục đăng ký và điền đầy đủ yêu cầu đăng ký bao gồm cả hình chụp hình chứng minh nhân dân
  • Sau khi hoàn tất việc đăng ký và xác thực bằng mã OTP thì khách hàng sẽ được cung cấp một tài khoản và đăng nhập vào hệ thống
  • Thực hiện hoạt động tra cứu điểm tín dụng cá nhân và hoàn tất.

>> Tham khảo: Capex là gì? Ứng dụng hiệu quả trong phân tích và định giá cổ phiếu

Làm thế nào để tăng điểm tín dụng

Làm thế nào để tăng điểm tín dụng

Làm thế nào để tăng điểm tín dụng

Căn cứ thang điểm trên thì khách hàng khi vay tiêu dùng cần phải đảm bảo được số điểm tín dụng trong khoảng 570 - 750 để có được đủ điều kiện vay tiền và được vay với một mức lãi suất ưu đãi. Để đạt được con số đó thì khách hàng cần phải thực hiện như sau: 

  • Thanh toán khoản nợ vay đúng hạn: Việc khách hàng thanh toán khoản nợ vay đúng hạn luôn làm cho các ngân hàng cảm thấy được hài lòng. Từ đó cũng sẽ giúp cho điểm tín dụng của bạn luôn được ở mức cao và những ngân hàng này cũng luôn vui vẻ chấp nhận đối với các khách hàng có điểm tín dụng cao. 
  • Trả nợ cũ và hạn chế khoản nợ mới: Nếu như bạn đang có quá nhiều các khoản nợ ở một tổ chức tín dụng nào đó thì bạn sẽ cần phải tiến hành thanh toán càng nhanh càng tốt. Đồng thời hạn chế các khoản vay nợ mới khi mà chưa thanh toán xong nợ cũ. Tất cả sẽ quyết định xem điểm tín dụng của bạn có cao hay không và khả năng vay vốn ở lần sau của bạn như thế nào. 
  • Không đi vay hộ cho người khác: Rất nhiều người mắc phải một sai lầm này do đi vay dùm cho người quen, bạn bè. Tuy nhiên khi mà bạn đi vay hộ cho người khác và khi khoản vay đó bị trễ hạn thì khả năng cao là số điểm tín dụng của bạn sẽ không được cao như mong muốn. 
  • Chỉ vay khi thực sự cần thiết: nên hạn chế những khoản vay không cần thiết để có thể cải thiện được điểm tín dụng của bạn cao hơn. Một khách hàng chỉ nên mở tối đa 02 tài khoản tín dụng để có thể dễ dàng quản lý những khoản nợ và biết được lúc nào nên vay, lúc nào không nên vay. 
  • Hạn chế việc vay tiền từ nhiều tổ chức: bạn chỉ nên vay tối đa ở 01 tổ chức tín dụng và chỉ khi nào mà thanh toán xong được khoản nợ của tổ chức này thì mới nên tiến hành tiếp những khoản vay khác nhằm đảm bảo được số điểm tín dụng của bạn luôn ở một mức chấp nhận của các ngân hàng. 

Kết luận

Có thể thấy rằng điểm tín dụng là một trong những thang điểm vô cùng quan trọng đối với các tổ chức cho vay và người đi vay. Chính vì thế để những khoản vay của bạn luôn luôn được chấp nhận ở các trường hợp cấp bách nhất mà bạn cần thì luôn phải giữ cho số điểm tín dụng của mình ở mức cao nhất có thể. 

Mytrade – nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín tại thị trường Việt Nam 

Giới thiệu App Mytrade

Nền tảng giao dịch Mytrade đang là một trong số các nền tảng giao dịch chứng khoán uy tín tại Việt Nam bởi sự an toàn và nhanh chóng. Sở hữu một hệ thống công nghệ hiện đại cùng với đội ngũ chuyên gia hỗ trợ có chuyên môn cao và dịch vụ tốt, Mytrade đem lại cho nhà đầu tư những trải nghiệm tuyệt vời nhất. Tại Mytrade, nhà đầu tư được giao dịch trên một hệ thống có độ an toàn và bảo mật cao và cập nhật nhiều thông tin nhanh chóng đồng thời hỗ trợ việc định giá cổ phiếu một cách chính xác. Nhờ đó mà nền tảng Mytrade ngày càng nhận được sự tín nhiệm từ khách hàng cũng như nâng cao được uy tín. 

Nếu bạn còn thắc mắc nào về điểm tín dụng là gì? hoặc cần hỗ trợ tham gia vào quá trình đầu tư hãy liên hệ ngay đến Mytrade qua HOTLINE 1900966935 – 0983.668.883 để được giải đáp và hỗ trợ các vấn đề nhanh nhất.

  • Bài viết nổi bật