EBIT là một trong những chỉ số tài chính quan trọng, được sử dụng để so sánh mức thu nhập giữa các doanh nghiệp khi mà có sự khác nhau về cấu trúc vốn và tỷ suất thuế. Vậy chính xác thì Ebit là gì? và cách tính Ebit thế nào? Hãy cùng Mytrade tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
EBIT là gì?
EBIT là gì?
Ebit (viết tắt của Earnings Before Interest and Taxes) là lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Tức là tất cả những khoản lợi nhuận của doanh nghiệp trước khi tính toán tiền lãi vay và phần thuế thu nhập.
Hiện nay, ngoài Ebitda và những chỉ số tài chính khác thì Ebit cũng đang được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm khi muốn đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh và tiềm năng của một doanh nghiệp trong tương lai. Hoặc sử dụng chỉ số này để so sánh những doanh nghiệp với nhau, từ đó đưa ra được quyết định đầu tư phù hợp hơn.
Cách tính EBIT
Cách tính Ebit vô cùng đơn giản và được tính chủ yếu dựa trên 3 công thức sau:
EBIT = Tổng doanh thu – Phần chi phí hoạt động
EBIT = Thu nhập sau thuế + Thuế thu nhập của doanh nghiệp + Phần chi phí lãi vay
EBIT = Phần lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi Vay
Ví dụ: Một doanh nghiệp A có tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh là 200 tỷ đồng và phần chi phí hoạt động là 100 tỷ đồng, chi phí lãi vay là 2 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp là 98 tỷ đồng, và thuế thu nhập doanh nghiệp là 19,6 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Thuế thu nhập doanh nghiệp = 98 – 19,6 = 78,4 tỷ đồng.
Do vậy Ebit sẽ được tính như sau:
EBIT = Tổng doanh thu – Phần chi phí hoạt động = 200 – 100 = 100 tỷ đồng
Hay EBIT = Phần lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay = 98 + 2 = 100 tỷ đồng.
Hay EBIT = Phần lợi nhuận sau thuế + Thuế thu nhập của doanh nghiệp + Chi phí lãi vay = 78,4 + 19,6 + 2 = 100 tỷ đồng.
>> Tham khảo: Chi phí cơ hội là gì? Ý nghĩa của chi phí cơ hội
Ý nghĩa của chỉ số EBIT
Ý nghĩa của chỉ số EBIT
Với bất kỳ một chỉ số tài chính nào cũng sẽ có ý nghĩa nhất định đối với doanh nghiệp cũng như những nhà đầu tư khi muốn có cái nhìn khách quan nhất về tình hình hoạt động, tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Chỉ số Ebit cũng thế.
- Với việc loại bỏ phần chi phí lãi vay và thuế, Ebit sẽ tập trung vào phần đánh giá khả năng tạo ra nguồn thu nhập từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp.
- Việc sử dụng chỉ số Ebit sẽ giúp cho doanh nghiệp và nhà đầu tư có được cái nhìn khách quan hơn về hiệu suất hoạt động cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp.
- Ebit giúp nhà đầu tư đánh giá được khả năng tạo ra lợi nhuận của một doanh nghiệp và biết được doanh nghiệp đó đang hoạt động có hiệu quả hay không. Bao gồm: khả năng kiểm soát những khoản chi phí, thanh toán nợ và nguồn vốn để duy trì, phát triển trong tương lai…
- Nhà đầu tư cũng có thể sử dụng Ebit để so sánh giữa các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực nhưng lại có mức thuế thu nhập khác nhau.
- Nhà đầu tư có thể kết hợp Ebit với những chỉ số tài chính khác như: ROA, ROS, ROE, EPS, P/E,… để đánh giá sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp được chính xác hơn.
Ứng dụng của chỉ số EBIT trong đầu tư
Ứng dụng của chỉ số EBIT trong đầu tư
Một số ứng dụng của chỉ số này có thể kể đến như: sử dụng Ebit để tính toán Ebit Margin, chỉ số EV/Ebit, khả năng thanh toán lãi vay và mô hình Dupont 5 nhân tố. Cụ thể như sau:
Ebit dùng để tính toán chỉ số Ebit Margin
Đây là hệ số biên của phần lợi nhuận trước thuế và chi phí lãi vay. Chỉ số Ebit Margin được dùng để so sánh tình hình hoạt động của một doanh nghiệp qua mỗi năm hoặc doanh nghiệp này so với những doanh nghiệp khác trong cùng ngành, cùng lĩnh vực kinh doanh.
Ebit Margin sẽ được tính với công thức sau:
Ebit Margin = Ebit / Doanh thu thuần
Một doanh nghiệp sẽ được xem là có tình hình kinh doanh tốt nếu như Ebit Margin luôn giữ ở mức tối thiểu là 15% và duy trì đều đặn qua từng năm. Khi đó chỉ số Ebit margin mà càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp đó đang hoạt động tốt, mang về phần lợi nhuận lớn.
Mô hình Dupont năm nhân tố
Ứng dụng tiếp theo của chỉ số Edit trong đầu tư là được sử dụng để tính toán ở trong mô hình Dupont năm nhân tố. Đây là một trong số những mô hình được rất nhiều nhà đầu tư sử dụng để tiến hành phân tích về yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp.
Hầu hết thì các nhà đầu tư đều biết rằng: Chỉ số tài chính ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn của chủ sở hữu) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Trong khi đó, ROE lại chịu ảnh hưởng của tất cả 5 yếu tố: hệ số gánh nặng của lãi vay, hệ số gánh nặng của thuế, chỉ số Ebit Margin, tài sản bình quân trên vốn chủ sở hữu bình quân và doanh thu thuần trên tổng tài sản trung bình. Có thể hiểu cụ thể như sau:
- Hệ số gánh nặng thuế
Hệ số gánh nặng của thuế = Phần lợi nhuận sau thuế / Phần lợi nhuận trước thuế
Hệ số này thường thể hiện mức thuế mà những doanh nghiệp cần phải nộp cho Nhà nước. Các doanh nghiệp sẽ đưa ra nhiều biện pháp và chính sách để có thể tối ưu hóa được mức thuế phải gánh chịu.
- Hệ số gánh nặng lãi vay
Hệ số gánh nặng của lãi vay = Phần lợi nhuận trước thuế / Chỉ số Ebit
Hệ số gánh nặng lãi vay càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp đó càng ít nợ nần, rủi ro của những cổ đông cũng sẽ càng thấp. Hệ số gánh nặng lãi sẽ đạt được giá trị cao nhất khi nó bằng 01.
- Ebit Margin
Đây chính là chỉ số biên của hệ số biên của lợi nhuận trước thuế và phần chi phí lãi vay.
- Số doanh thu thuần của một doanh nghiệp / Tổng số tài sản bình quân
Việc nhà đầu tư tính toán doanh thu thuần trên tổng số tài sản bình quân sẽ giúp họ đánh giá được mức độ sử dụng tài sản của doanh nghiệp đó và biết được 1 đồng tài sản sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Lúc này, tỷ lệ doanh thu thuần trên tổng tài sản bình quân mà càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp đó sẽ đang làm ăn có hiệu quả.
- Tài sản bình quân trên vốn chủ sở hữu bình quân
Tài sản bình quân chia cho vốn chủ sở hữu bình quân cũng là một trong 5 yếu tố tạo nên chỉ số ROE. Chỉ số ROE này còn được xem là đòn bẩy tài chính. Chỉ số đòn bẩy tài chính mà càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp đó đang vay vốn bên ngoài nhiều để tổ chức các hoạt động kinh doanh.
>> Tham khảo: Quỹ ETF là gì? Ưu điểm và hạn chế của quỹ ETF
Giúp tính toán được khả năng thanh toán phần lãi vay của doanh nghiệp
Thông qua khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp mà những nhà đầu tư có thể biết được phần lợi nhuận thu về của doanh nghiệp đó có đủ để thanh toán các khoản nợ hay không. Khả năng thanh toán lãi vay được tính như sau:
Khả năng thanh toán lãi vay = Chỉ số Ebit / Phần chi phí lãi vay
Chỉ số này có khả năng thanh toán lãi vay cao thì chứng tỏ doanh nghiệp đang đó có đủ khả năng để trả những khoản nợ của mình.
Chỉ số EV/Ebit
Đây là một trong chỉ số dùng để đánh giá doanh nghiệp trong quá trình đầu tư cổ phiếu của các nhà đầu tư. Trong đó EV được xem là giá trị doanh nghiệp và được tính bằng công thức sau:
EV = (Giá cổ phiếu x Số lượng của cổ phiếu đang lưu hành) + Vay ngắn hạn + Vay dài hạn + Lợi ích của cổ đông thiểu số + Giá trị thị trường cổ phiếu ưu đãi - Tiền và những khoản tương đương tiền
Chỉ số EV/Ebit này giúp cho nhà đầu tư có thể biết được khoảng thời gian để thu hồi vốn từ hoạt động mua lại doanh nghiệp trong điều kiện không thay đổi. Do vậy EV/EBit mà có giá trị càng thấp thì sẽ càng có lợi cho nhà đầu tư hơn.
Một số hạn chế của EBIT
Khi sử dụng EBIT thì nhà đầu tư cũng cần phải nắm rõ một số hạn chế sau:
- Kết quả chỉ mang tính chất tương đối: chỉ số EBIT sẽ cho ra kết quả khác nhau nếu như có sự xuất hiện thêm của những khoản khấu hao. Điều này làm cho nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc xác định được chính xác chỉ số Ebit.
- Chỉ số Ebit làm cho bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp có sự sai lệch kết quả. Ebit tự động loại bỏ những chi phí về lãi vay nên có thể làm gia tăng những khoản thu nhập tiềm năng của doanh nghiệp. Vì thế chúng ta sẽ dễ bị nhầm lẫn và đề xuất gia tăng vốn huy động nợ khi không cần thiết.
- Ebit không cung cấp đủ dữ liệu để quyết định về huy động nợ. Lãi suất tăng thì phần chi phí lãi vay cũng theo đó tăng lên. Khi đó, bạn không thể tiếp tục dùng chỉ số Ebit để quyết định đến việc huy động nợ lớn ở trong bảng cân đối kế toán mà phải sử dụng đến những công cụ khác.
So sánh chỉ số EBIT và chỉ số EBITDA
So sánh chỉ số EBIT và chỉ số EBITDA
Giữa 2 chỉ số EBIT và EBITDA thì sự khác nhau được thể hiện qua:
EBIT chính là lợi nhuận hoạt động của một doanh nghiệp mà trong đó không có phần chi phí về lãi và thuế. Còn chỉ số EBITDA lại bao gồm cả thuế và lãi. Tuy nhiên thì EBITDA còn thêm cả chỉ số khấu hao còn chỉ số EBIT thì không. Chỉ số EBITDA này được sử dụng để đánh giá về hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp.
Với những doanh nghiệp mà có số lượng tài sản cố định nào đó rất giá trị thì họ có thể tiến hành khấu hao về chi phí khi mua tài sản đó cho đến thời điểm tính toán. Bởi vì thiết bị và máy móc sẽ bị hao mòn và không còn giữ được giá trị như ban đầu. Chỉ số khấu hao này sẽ cho phép doanh nghiệp phân bổ được phần chi phí của một tài sản trong nhiều năm hoặc là thời gian sử dụng tối đa của tài sản đó. Chi phí khấu hao sẽ làm giảm đi phần lợi nhuận của doanh nghiệp.
Kết luận
Như vậy là trên đây Mytrade đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin cần thiết về Ebit là gì, cách tính và ý nghĩa cũng như những ứng dụng của ebit trong đầu tư. Chỉ số này giúp cho nhà đầu tư đánh giá được đúng tình hình hoạt động của doanh nghiệp và những tiềm năng phát triển ở trong tương lai. Vì thế nếu bạn là một nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán thì đừng quên áp dụng những kiến thức về chỉ số này để có thể đưa ra được các quyết định đúng đắn nhất nhé.
Mytrade – nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín tại thị trường Việt Nam
Mytrade nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán Mytrade không thể thiếu cho các nhà đầu tư trên thị trường hiện nay. Đây là nền tảng được phát triển nhằm mục đích phục vụ chuyên sâu cho việc nghiên cứu, định lượng, thống kê… trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bạn có thể dễ dàng mở được tài khoản giao dịch Mytrade miễn phí ngay tại website: https://mytrade.vn/ hoặc App Mytrade (hệ điều hành Android,IOS). Ngoài ra, MyTrade hiện đang cung cấp đến quý khách hành rất nhiều công cụ hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng tối ưu được toàn bộ giá trị đầu tư, tối đa hóa lợi nhuận cũng như tối ưu khoản thuế phí. Tải app MyTrade ngay hôm nay để được trải nghiệm nền tảng đầu tư mới!
Nếu bạn còn thắc mắc về EBIT là gì hay cần tư vấn tham gia thị trường chứng khoán hãy liên hệ ngay đến Hotline 1900966935 – 0983.668.883 để được chuyên gia Mytrade hỗ trợ nhanh nhất.