Free float là gì? Cách tính tỷ lệ Free-float

Như bạn đã biết thì cổ phiếu được giao dịch trên thị trường chính là đại diện cho giá trị của một doanh nghiệp. Những mỗi mã cổ phiếu thì sẽ có một tỷ lệ Free Float khác nhau. Tuy tỷ lệ này Free Float chiếm một tỷ trọng không cao nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng. Vậy Free Float là gì? nó có ý nghĩa và được tính như thế nào. Hãy cùng Mytrade tìm lời giải đáp ngay sau đây.

Tỷ lệ Free float là gì? 

Tỷ lệ Free float là gì? Tỷ lệ Free float là gì?

Free float còn gọi là tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng. Đây chính là tỷ lệ khối lượng cổ phiếu tự do được quyền chuyển nhượng so với tổng cổ phiếu đang lưu hành ở trên thị trường của doanh nghiệp đó. 

Hiểu một cách đơn giản thì Free float được sử dụng để mô tả về số lượng cổ phiếu có sẵn cho công chúng để tiến hành giao dịch trên thị trường thứ cấp. Đôi khi, con số này được xem là một cách tốt hơn để xác định được giá trị vốn hóa thị trường. Bởi nó cung cấp đến sự trình bày chính xác hơn về giá trị của doanh nghiệp theo những nhà đầu tư đại chúng. 

Phương pháp Free Float là gì? 

Đây được xem là cách tính giá trị vốn hóa của thị trường (Market Capitalization) của doanh nghiệp và là  cơ sở của chỉ số thị trường chứng khoán. Với phương pháp Free Float thì Market Capitalization sẽ được tính bằng cách lấy phần giá vốn nhân với số lượng cổ phiếu đang được lưu hành ở trên thị trường.

Thay vì sử dụng tất cả những cổ phiếu bao gồm cổ phiếu đang lưu hành và hạn chế như trường hợp của phương pháp vốn hóa thị trường đầy đủ thì phương pháp Free Float lại loại trừ cổ phiếu bị hạn chế.

Ví dụ:

Giả sử rằng cổ phiếu X giao dịch ở mức 80.000 đồng và có tổng cộng 150.000 cổ phiếu. Trong đó, 30.000 cổ phiếu bị khóa có nghĩa là chúng được nắm giữ bởi những nhà đầu tư tổ chức lớn và ban quản lý doanh nghiệp cũng sẽ không sẵn sàng giao dịch. Sử dụng phương pháp Free Float, vốn hóa thị trường của X sẽ là 80.000 x 120.000 (Tổng số cổ phiếu có sẵn để giao dịch) =  0,6 tỷ đồng.

Vai trò của chỉ số Free Float

Tỷ lệ chuyển nhượng tự do của một số cổ phiếu được những nhà đầu tư xem xét vô cùng kỹ lưỡng và chính là một thước đo vô cùng quan trọng khi lựa chọn cổ phiếu. Nói chung, khi những cổ phiếu có chỉ số Free Float tỷ lệ nhỏ thì sẽ hiếm khi được những tổ chức đầu tư vào. Bởi vậy các cổ phiếu có chỉ số như vậy thường rất dễ bị biến động hơn so với một cổ phiếu mà có lượng thả nổi lớn. 

Ngoài ra, những cổ phiếu có lượng giao dịch nhỏ hơn thường sẽ có mức chênh lệch giá mua lớn hơn và tính thanh khoản cũng bị hạn chế do lượng cổ phiếu đã có sẵn ở trên thị trường cũng đang hạn chế.

Ý nghĩa của Free-float

Ý nghĩa của Free-float Ý nghĩa của Free-float

Phản ánh đúng được số giá trị vốn hóa thị trường

Free-float thường được dùng để đánh giá về vốn hóa thị trường. Do nó chỉ bao gồm các mã cổ phiếu được giao dịch ở trên thị trường chứng khoán nên nó có thể phản ánh về tình hình thực tế chính xác hơn so với giá trị vốn hóa gốc.

Giúp nhà đầu tư đánh giá được khả năng giao dịch của một mã cổ phiếu

Như đã đề cập thì free-float là lượng cổ phiếu thực tế các nhà đầu tư có thể mua hay bán ở trên thị trường. Số lượng này quá ít cũng là một tín hiệu tiêu cực. Những mã cổ phiếu có tỷ lệ free-float thấp thường sẽ đi kèm với rủi ro đầu tư lớn bởi nó dễ bị thao túng hơn. Đội lái chỉ cần có tác động một chút là làm cho giá cổ phiếu của nhóm này thay đổi đúng như ý muốn. Ngoài ra, các mã có tỷ lệ free-float thấp thường sẽ không được nhà đầu tư yêu thích. Vì thế nếu lựa chọn những mã này thì bạn sẽ phải đối mặt với rủi ro về thanh khoản lớn.

>> Tham khảo: Day trading là gì? Chiến lược giao dịch Day trading hiệu quả

Công thức tính tỷ lệ Free-float

Free-float (số lượng của cổ phiếu tự do chuyển nhượng) = Lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường – Lượng cổ phiếu bị hạn chế

Tỷ lệ Free Float (F) = số lượng của cổ phiếu tự do chuyển nhượng / tổng lượng cổ phiếu đang lưu hành

Trong đó:

Cổ phiếu đang lưu hành chính là số lượng những cổ phiếu đang được nắm giữ bởi tất cả những cổ đông của doanh nghiệp.

Cổ phiếu hạn chế hoặc cổ phiếu không được tự do chuyển nhượng cho đến khi đáp ứng được những điều kiện nhất định. Cổ phiếu hạn chế được nắm giữ bởi ban quản lý doanh nghiệp, ví dụ như chủ tịch, giám đốc điều hành doanh nghiệp.

Ví dụ:

Doanh nghiệp A có 10 triệu cổ phiếu đang lưu hành. Trong đó, 3 triệu cổ phiếu thuộc về những cổ đông chiến lược nên bị hạn chế giao dịch. Vì thế, theo công thức trên, số lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng của doanh nghiệp là 7 triệu cổ.

Tỷ lệ Free-float = 7/10 = 70%

Lưu ý khi làm tròn tỷ lệ Free float

Lưu ý khi làm tròn tỷ lệ Free float Lưu ý khi làm tròn tỷ lệ Free float

Free Float của cổ phiếu thì cứ sáu tháng sẽ được xem xét và thay đổi một lần. Ngoài ra, khi cổ phiếu có biến động thông tin khác có thể sẽ làm cho tỷ lệ thay đổi từ 5 % và được cập nhật ở trong kỳ. Hệ số chia sẻ được điều chỉnh khi tỷ lệ Free Float đảm bảo được tính liên tục của những chỉ số.Vào năm 2019 thì quy tắc về làm tròn tỷ lệ Free-Float đã được áp dụng quy định mới:

  • Nếu như tỷ lệ Free-Float <15% thì làm tròn theo bước 1%

Ví dụ: Cổ phiếu X có tỷ lệ Free-Float là 14,55% thì sẽ được làm tròn lên thành 15%.

  • Nếu như tỷ lệ Free-Float lớn >15% thì làm tròn theo bước 5%

Ví dụ: Công ty Y có tỷ lệ Free-Float là 16,55% thì sẽ được làm tròn lên thành 20%

Ngoài ra, đôi khi ở trong kỳ giao dịch mà mỗi cổ phiếu có sự thay đổi về tỷ lệ Free Float thì có thể dẫn đến tình trạng bị nhỏ lẻ và dễ bị nhiễu nên đã sản sinh ra nguyên tắc làm tròn thì lệ. Theo đó thì những tỷ lệ nhỏ hơn hoặc bằng X% thì sẽ làm tròn bằng X. X ở đây sẽ là bội số của 05. Ví dụ nếu như tỉ lệ là 4 % thì sẽ được tính là 5 % và tỉ lệ là 9 % thì sẽ được tính là 10 %.

Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần lưu ý khi sử dụng phương pháp Free Float thì giá trị vốn hóa của thị trường thu được sẽ thường có kết quả nhỏ hơn với kết quả đã thu về về từ phương pháp tính giá trị vốn hóa đầy đủ.

Xem xét về tỷ lệ Free Float

Tỷ lệ của chỉ số Free Float của những cổ phiếu thành phần trong rổ chỉ số sẽ được xem xét tiến hành điều chỉnh toàn bộ theo định kỳ là 06 tháng một lần ở cùng thời điểm xem xét định kỳ chỉ số. Tỷ lệ Free Float của cổ phiếu thành phần thì cũng có thể được cập nhật ngay ở trong kỳ khi mà cổ phiếu có sự kiện doanh nghiệp hay những thông tin khác dẫn đến tỷ lệ Free Float làm thay đổi 5% điểm trở lên.

Khi điều chỉnh tỷ lệ Free Float thì hệ số chia BMV cũng sẽ được điều chỉnh nhằm đảm bảo tính liên tục của chỉ số này.

>> Tham khảo: Tín phiếu là gì? Quy định của pháp luật về tín phiếu

Khi nào thì cổ phiếu không được Free Float

Cổ phiếu đa phần đều có thể được chuyển nhượng tự do. Tuy nhiên, cũng sẽ có những trường hợp cụ thể không được tiến hành giao dịch tùy ý. Sau đây là các trường hợp cổ phiếu không được tự do chuyển nhượng:

  • Cổ phiếu đang ở trong thời gian hạn chế chuyển nhượng theo đúng quy định của pháp luật: phát hành cổ phiếu ưu đãi cho các cán bộ công nhân viên, cổ đông sáng lập và cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng của các doanh nghiệp FDI khi chuyển sang loại hình công ty cổ phần, phát hành riêng lẻ cho dưới 100 nhà đầu tư.
  • Cổ phiếu trực thuộc quyền sở hữu của các cổ đông nội bộ doanh nghiệp và người có liên quan
  • Cổ phiếu trực thuộc quyền sở hữu của các cổ đông chiến lược
  • Cổ phiếu trực thuộc quyền sở hữu của các cổ đông nhà nước
  • Cổ phiếu thuộc quyền sở hữu chéo giữa những doanh nghiệp thuộc chỉ số
  • Cổ phiếu thuộc quyền sở hữu của những cổ đông lớn, ngoại trừ những công ty chứng khoán, quản lý quỹ, công ty bảo hiểm nhân thọ, quỹ hỗ trợ, quỹ đầu tư, những doanh nghiệp đầu tư mang chất tự doanh. Khi cổ đông lớn nắm giữ phần tỷ lệ dưới 4% thì mới không bị hạn chế chuyển nhượng
  • Trường hợp cổ phiếu sở hữu chéo trực tiếp giữa những công ty thuộc chỉ số với nhauVới những quỹ tỷ lệ Free Float nhỏ hơn 5% thì những nhà đầu tư nên kiểm tra rằng liệu quỹ có ở trong một nhóm quỹ khác. Ví dụ như Dragon Capital chính là một quỹ lướt, có nhiều quỹ con như Norges Bark,  VietNam Enterprise Investments Limited, Amersham Industries Limited,... là những nhóm thường xuyên thực hiện lướt sóng cổ phiếu. Trong những trường hợp tổng kết quỹ còn trên 5 % thì khóa lại.

Dựa vào những trường hợp trên, các nhà đầu tư có thể nắm bắt được tình trạng của những loại cổ phiếu để đưa ra được phương án đầu tư hợp lý và hiệu quả nhất.

Cách tăng hay giảm khối lượng của cổ phiếu Free Float

  • Số cổ phiếu đang lưu hành của một doanh nghiệp có thể sẽ giảm hay tăng bởi những quyết định của ban quản lý. 

Ví dụ: Một doanh nghiệp A có thể tăng số lượng cổ phiếu chuyển nhượng tự do bằng cách đơn giản chính là bán cổ phiếu trong đợt chào bán lần hai hay tiến hành chia tách những loại cổ phiếu.

  • Ngoài ra, khi những cổ phiếu bị hạn chế trở về với trạng thái không bị hạn chế nữa thì số cổ phiếu này sẽ gia tăng tỷ lệ Free Float - lưu hành tự do. Ngược lại, nếu như một doanh nghiệp nào đó cũng có thể giảm được tỷ lệ cổ phiếu chuyển nhượng tự do bằng cách tiến hành thao tác mua lại cổ phiếu hay chia tách cổ phiếu. 

Liên hệ giữa Free Float và tỷ lệ Market Maker

Liên hệ giữa Free Float và tỷ lệ Market Maker Liên hệ giữa Free Float và tỷ lệ Market Maker

Tỷ lệ Market Maker (còn gọi là tỷ lệ làm giá) có mối liên hệ với công thức như sau: 

Tỷ lệ Market Maker = Khối lượng giao dịch trung bình của 10 phiên / Số cổ phiếu Free Float

Nếu như tỷ lệ Free Float từ 1 % trở lên thì có thể xác định được loại cổ phiếu này có mức làm giá mạnh. 

Trong những trường hợp thông thường, khi mà cổ phiếu có tỷ lệ Free Float/tổng số cổ phiếu lưu hành cao thì có thể xét về loại cổ phiếu này khó làm giá hơn. Bởi vì lượng cổ phiếu bên ngoài của doanh nghiệp nhiều, những nhà đầu tư cần phải tốn thêm nhiều tiền và cổ phiếu thì mới có thể cân bằng được tỷ lệ cung cầu ở một mức giá cụ thể và phù hợp với mục tiêu.

Theo các chuyên gia chứng khoán thì nhà đầu tư nên lựa chọn những loại cổ phiếu tiềm năng, có lượng Free Float thấp. Cùng với đó chính là tỷ lệ Market Maker ở trong khoảng 2 – 3% là phù hợp.

Kết luận

Tỷ lệ Free-Float là một trong các thông số quan trọng để bạn lựa chọn được cổ phiếu đầu tư phù hợp. Hy vọng rằng bài viết Mytrade chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ hơn Free-Float là gì và cách thức tính tỷ lệ của chỉ số này. Đồng thời hiểu rõ được mối liên hệ của Free Float và tỷ lệ Market Maker để từ đó xây dựng cho mình chiến lược đầu tư phù hợp. 

Mytrade – nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín tại thị trường Việt Nam

Nền tảng Mytrade

MyTrade cung cấp đến quý nhà đầu tư các công cụ nguồn vốn nhằm mục đích giúp nhà đầu tư tối ưu tối đa giá trị đầu tư, tối ưu hóa phần lợi nhuận và tối ưu được mức thuế phí. Tải app MyTrade ngay hôm nay để trải nghiệm được nền tảng đầu tư mới!

Nếu bạn còn thắc mắc về Free Float là gì hoặc cần hỗ trợ giao dịch thì liên hệ ngay đến Hotline 1900966935 – 0983.668.883 để được chuyên viên nhà Mytrade giải đáp nhanh nhất.

  • Bài viết nổi bật