Giá trị nội tại là gì? Cách xác định giá trị nội tại đối với doanh nghiệp

Trong chứng khoán, quá trình nhận định cổ phiếu dựa trên giá trị nội tại được nhiều nhà đầu tư sử dụng. Tuy nhiên, hầu hết những nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường chứng khoán thường sẽ coi nhẹ tầm quan trọng của nó đồng thời bỏ qua yếu tố giá trị nội tại của một doanh nghiệp khi ró vốn đầu tư. Vậy, cụ thể thì giá trị nội tại là gì? Làm thế nào để xác định giá trị nội tại của một doanh nghiệp nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả đầu tư của mình. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi dưới đây để giải đáp những thắc mắc nhé!

Giá trị nội tại là gì?

Giá trị nội tại là gì? Giá trị nội tại là gì?

Giá trị nội tại có tên tiếng Anh là Intrinsic Value. Khi nhắc đến giá trị nội tại chúng ta có thể hiểu đây chính là giá trị cảm nhận hay giá trị tính toán của một tài sản cũng như một khoản đầu tư hoặc một công ty. Thuật ngữ này thường được sử dụng trong phân tích cơ bản để thực hiện ước tính giá trị của một công ty cùng dòng tiền của công ty đó. Một cách sử dụng khác của giá trị nội tại chính là lợi ích hay giá trị mà nhà đầu tư có thể sẽ nhận được từ việc nắm giữ vị thế mua tại hợp đồng quyền chọn.

Cách sử dụng khác của giá trị nội tại là giá trị hay lợi ích mà nhà đầu tư có thể thu được nếu như giữ vị thế mua trong những hợp đồng quyền chọn. Giá trị này đối với một loại chứng khoán hoàn toàn khác biệt với giá trị ghi sổ hay giá trị thị trường, có thể hiểu đơn giản hơn thì đây là giá trị thực của chứng khoán đó. 

Từ tên gọi “giá trị nội tại” có thể hiểu từ “nội tại” ở đây nghĩa là giá trị được định giá bên trong của cổ phiếu, nó hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi yếu tố thị trường bên ngoài. 

Có thể nói rằng người sở hữu cổ phiếu thực sự sở hữu một giá trị nhất định và giá của cổ phiếu trên thị trường không hoàn toàn định vị giá trị thực của cổ phiếu đó. Đây là giá trị mà những nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu dài hạn sẽ được nhận, trong suốt thời gian nắm giữ nếu chiết khấu dòng tiền này về hiện tại thì sẽ thu về được kết quả là giá trị nội tại của cổ phiếu đó.

Như vậy, khi nói về nghĩa của giá trị nội tại ta có thể hiểu là giá trị thực của một loại chứng khoán, nó khác với giá trị thị trường cũng như giá trị ghi sổ của loại chứng khoán đó.

Yếu tố để xác định giá trị nội tại

Yếu tố để xác định giá trị nội tại Yếu tố để xác định giá trị nội tại

Để xác định giá trị nội tại của doanh nghiệp, bạn cần phải có hai thông tin:

Thu nhập của chủ sở hữu

Vậy thu nhập của chủ sở hữu là gì?.Thu nhập của chủ sở hữu là số tiền mặt mà một doanh nghiệp tạo ra cho chủ sở hữu. Để tính thu nhập của chủ sở hữu, những nhà đầu tư sử dụng công thức sau đây:

Thu nhập của chủ sở hữu = Dòng tiền hoạt động kinh doanh – Chi phí vốn bảo trì

Trong đó:

Dòng tiền thu được từ hoạt động kinh doanh (tiếng Anh là Operating cash flow) là lượng tiền mặt do hoạt động kinh doanh tạo ra tại một khoảng thời gian nhất định.

Chi phí vốn bảo trì (tiếng Anh là Maintenance capital expenditure) thường gọi là CapEx, là chi phí cần thiết cho doanh nghiệp duy trì những hoạt động sản xuất một cách bình thường và trơn tru nhất.

Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng thực hiện báo cáo chi phí CapEx. Vì vậy, để đơn giản hóa, những nhà đầu tư thường sử dụng Thu nhập thuần của doanh nghiệp (tiếng Anh là Free Cash Earnings) để tính giá trị nội tại. Công thức tính từ nhập thuần như sau:

Thu nhập thuần = Dòng tiền hoạt động kinh doanh – Tổng chi tiêu vốn

Tổng chi tiêu vốn (tiếng Anh là Total capital expenditure hoặc cũng có thể là Payments for acquisition property, plant and equipment) gồm cả chi phí CapEx và những khoản tiền được sử dụng nhằm phát triển doanh nghiệp (chẳng hạn: công nghệ, thiết bị, tòa nhà, …)

Nhìn chung, việc dùng dòng tiền thuần sẽ thuận tiện hơn cho nhà đầu tư bởi dữ liệu có sẵn trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Tuy nhiên, nhược điểm của dòng tiền thuần là độ chính xác trong dự đoán giá trị nội tại của doanh nghiệp sẽ giảm bị đi một chút.

Dòng tiền trong tương lai

Yếu tố thứ hai để tính toán giá trị nội tại của một doanh nghiệp đó là dòng tiền tương lai có giá trị như thế nào với chúng ta ở thời điểm hiện tại. Nhiều nhà đầu tư thường hay nghĩ rằng tổng tất cả những dòng tiền trong tương lai là giá trị nội tại của một doanh nghiệp và họ phải trả số tiền này nếu như muốn sở hữu cửa hàng đồ ăn đó. Tuy nhiên, suy nghĩ này là không chính xác bởi sẽ mất rất nhiều thời gian để chúng ta thực sự có được dòng tiền đó.

Về lý thuyết, nếu như thị giá thấp hơn so với giá trị nội tại thì nhà đầu tư nên mua vào và ngược lại. Bởi vì sau một thời gian, thị giá sẽ thể hiện được đúng giá trị nội tại. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều khi điều đó không xảy ra. Thêm vào đó, ngay cả tại những thời điểm được cho là rất lý tưởng để có thể mua vào thì những nhà đầu tư chuyên nghiệp khả năng vẫn suy luận rằng, thị giá lúc này đã rất rẻ so với giá trị nội tại so với thời điểm trước đây, tuy nhiên có thể sẽ không rẻ hơn so với ngày mai hay tuần sau. Điều này làm tăng độ lệch giữa thị giá và giá trị nội tại.

Như vậy qua đây chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc phân tích được các giá trị nội tại cũng quan trọng đối với những nhà quản lý như đối với nhà đầu tư. Khi các nhà quản lý đưa ra quyết định về phân bổ vốn – bao gồm cả quyết định về mua lại cổ phiếu – điều quan trọng là họ sẽ hành động theo cách làm tăng giá trị nội tại mỗi cổ phiếu và tránh những hành động làm giảm nó. Nguyên tắc này có vẻ sẽ là hiển nhiên nhưng chúng ta thường thấy nó bị vi phạm. Và nếu những sai lầm xảy ra thì cổ đông sẽ bị tổn thương.

>> Tham khảo thêm: Cung tiền là gì? Cách đo lường cung tiền tệ

Tầm quan trọng của giá trị nội tại

Tầm quan trọng của giá trị nội tại Tầm quan trọng của giá trị nội tại

Các nhà đầu tư căn cứ vào phương pháp phân tích cơ bản có thể ước tính được giá trị nội tại của cổ phiếu hay một tài sản để xác định mức giá nên mua vào cũng như tiềm năng tăng trưởng của cổ phiếu đó trong tương lai. 

Không có một tiêu chuẩn hay công thức chung nào để tính toán giá trị nội tại. Thông thường, những nhà phân tích sẽ hình thành các mô hình định giá dựa trên những khía cạnh của một doanh nghiệp bao gồm: yếu tố định tính, định lượng và dự đoán.

  • Những yếu tố định tính như mô hình kinh doanh, quản trị cũng như thị trường mục tiêu, là các yếu tố thể hiện cụ thể những việc mà doanh nghiệp làm. 
  • Những yếu tố định lượng trong phân tích cơ bản gồm các tỷ số tài chính cũng như phân tích báo cáo tài chính. Những yếu tố này sẽ đề cập đến các thước đo thuộc về mức độ hoạt động của doanh nghiệp. 
  • Những yếu tố dự đoán là những yếu tố giúp cho nhà đầu tư ước tính giá trị tương đối của một tài sản. Những yếu tố này phần lớn được ước tính dựa vào phương pháp phân tích kỹ thuật.

Nhà phân tích cần sử dụng nhiều giả định khác nhau và giảm thiểu những suy luận, dự đoán chủ quan. Sau khi thực hiện việc phân tích, nhà đầu tư so sánh giá trị thu được với giá thị trường hiện tại của cổ phiếu nhằm xác định cổ phiếu đó đang được định giá cao hay thấp. Từ đó, có cơ sở để ra quyết định giao dịch.

Ví dụ: Công ty C có lợi nhuận ổn định, tuy nhiên nếu ban lãnh đạo có hành vi vi phạm luật pháp hoặc những quy định của Chính phủ, giá cổ phiếu của công ty đó có thể sẽ bị giảm trong một khoảng thời gian. Bằng việc thực hiện phân tích tài chính công ty, nhà đầu tư có thể nhận thấy được rằng công ty đang bị định giá thấp tại khoảng thời gian đó.

Quy luật giá trị được xem là quy luật cơ bản đối với nền kinh tế sản xuất. Thấu hiểu bản chất của quy luật này sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu năng suất đạt lợi nhuận bền vững.

Cách xác định giá trị nội tại đối với doanh nghiệp

Cách xác định giá trị nội tại đối với doanh nghiệp Cách xác định giá trị nội tại đối với doanh nghiệp

Như bạn đã biết thì giá trị nội tại của doanh nghiệp là một yếu tố vô cùng quan trọng, nhà đầu tư khi nhìn vào đó sẽ xác định được liệu doanh nghiệp có khả năng phát triển trong tương lai hay không, có mang về lợi nhuận cao và ổn định hay không…

Nhà đầu tư hoặc nhà phân tích cũng có thể ước tính giá trị nội tại của tài sản, khoản đầu tư, dự án hay một doanh nghiệp thông qua việc sử dụng phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật.

Để xác định giá trị nội tại của một doanh nghiệp, nhà đầu tư cần phải sử dụng phân tích cơ bản để xem xét những khía cạnh của doanh nghiệp (gồm mô hình kinh doanh, yếu tố thị trường mục tiêu, quản trị, báo cáo tài chính…). Sau đó sẽ đem so sánh giá trị kết quả với giá trị của thị trường để xác định doanh nghiệp hoặc tài sản đó đang được định giá cao hay thấp hơn so với giá trị thực. Dưới đây, chúng tôi giới thiệu đến bạn đọc 3 cách phổ biến thường được những nhà phân tích cơ bản sử dụng để xác định giá trị nội tại của cổ phiếu như sau:

Cách 1: Phân tích dòng tiền chiết khấu

Một vài nhà phân tích cơ bản cho rằng việc phân tích chiết khấu dòng tiền (tiếng Anh là Discounted Cash Flow - DCF) là cách tốt nhất để xác định giá trị nội tại của cổ phiếu. Để thực hiện phân tích chiết khấu dòng tiền, bạn sẽ cần làm theo ba bước sau:

  1. Ước tính tất cả những dòng tiền trong tương lai của công ty.
  2. Xác định giá trị hiện tại của mỗi dòng tiền trong tương lai.
  3. Xác định tổng các giá trị hiện tại để đạt được giá trị nội tại của cổ phiếu.

Bước đầu tiên là bước khó nhất. Việc ước tính dòng tiền trong tương lai của công ty đòi hỏi bạn cần phải kết hợp nhiều kỹ năng và xem xét nhiều dữ liệu. Bạn sẽ cần phải nghiên cứu kỹ những báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Bạn cũng sẽ cần phải hiểu rõ về triển vọng tăng trưởng của một công ty để đưa ra những dự đoán có cơ sở về việc dòng tiền có thể thay đổi trong tương lai.

>> Tham khảo thêm: Các mã cổ phiếu ngành du lịch tiềm năng nhất hiện nay

Dưới đây là công thức bạn có thể sử dụng để tính toán giá trị nội tại bằng cách sử dụng phương pháp phân tích dòng tiền chiết khấu:

Cách 2: Phân tích dựa vào số liệu tài chính

Một cách nhanh chóng và dễ dàng nữa để nhà phân tích cơ bản xác định được giá trị nội tại của cổ phiếu là sử dụng những số liệu tài chính như là tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E). Dưới đây là công thức xác định giá trị nội tại dựa trên chỉ số P/E của một cổ phiếu:

Ví dụ: Giả sử công ty B tạo ra thu nhập trên mỗi cổ phiếu 5.000 đồng trong 12 tháng qua. Giả định rằng công ty sẽ có thể tăng thu nhập khoảng 12,5% trong 5 năm tới, cổ phiếu hiện đang có P/E là 35,5. Sử dụng những số liệu này thì giá trị nội tại của A là:

(5.000đ một cổ phiếu) x (1 + 0,125) x 35,5 = 199.687,5 một cổ phiếu

Cách 3: Ước tính dựa vào tài sản

Cách đơn giản nhất để xác định giá trị nội tại của cổ phiếu chính là sử dụng phương pháp định giá dựa trên tài sản. Công thức đối với phép tính này như sau:

Ví dụ: Giả sử tổng tài sản của công ty B là 20 tỷ đồng. Tổng nợ phải trả của là 7 tỷ đồng. Trừ đi những khoản nợ phải trả cho giá trị nội tại của cổ phiếu là 13 tỷ đồng.

Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là nó không kết hợp bất kỳ số liệu nào thuộc về triển vọng tăng trưởng của công ty. Định giá dựa vào tài sản thường có thể đưa ra giá trị nội tại thấp hơn nhiều so với những phương pháp tiếp cận khác.

Ngoài việc xác định giá trị nội tại bằng những công thức định lượng trên, các nhà phân tích cơ bản còn kết hợp với việc xem xét những yếu tố định tính và dự báo để làm tăng tính chính xác cho kết quả.

Định giá một cổ phiếu là bước quan trọng trong đầu tư. 

Kết luận

Giá cổ phiếu sẽ biến động xoay quanh giá trị nội tại, song đối với từng thời kỳ nhất định, thị giá có thể cao hay thấp hơn giá trị nội tại. Giá trị nội tại là một nhân tố cơ bản quyết định thị giá, nhưng ngoài nó ra còn có nhiều nhân tố khác nằm ngoài tầm của doanh nghiệp như tình hình kinh tế, chính trị hay xã hội trong và ngoài nước, thậm chí cả yếu tố tâm lý và sự đánh giá chủ quan của nhà đầu tư cũng có tác động rất lớn.

Hy vọng rằng với những kiến thức mà chúng tôi vừa cung cấp, các bạn đã hiểu hơn về giá trị nội tại là gì và có thể áp dụng vào chiến lược đầu tư chứng khoán của mình. Chúc bạn thành công!

Mytrade - tự hào là nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán tối ưu nhất hiện nay.

MyTrade cùng khách hàng tận dụng tối đa cơ hội của thị trường để mang lại lợi nhuận tối ưu. Nếu bạn có câu hỏi thắc mắc nào về giá trị nội tại là gì? hãy liên hệ đến cho chúng tôi để được tư vấn và cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích. Liên hệ theo số Hotline 1900966935 – 0983.668.883 để được hỗ trợ tốt nhất.

Tải app MyTrade ngay hôm nay để có thể trải nghiệm được nền tảng đầu tư mới tại:

- Apple Store: https://apps.apple.com/us/app/mytrade-đầu-tư-cho-mọi-người/id1610468053

- Google Play: https://play.google.com/store/apps/details?id=vn.ftv.mytrade

 

  • Bài viết nổi bật