GNP là gì? Vai trò, phân loại và cách tính GNP

Khi nghiên cứu về kinh tế vi mô, chắc hẳn đã nhiều lần bạn nghe đến thuật ngữ GNP? Vậy cụ thể GNP là gì? Cách tính GNP như thế nào? Bài viết dưới đây Mytrade giới thiệu đến các bạn những thông tin liên quan đến chỉ số GNP.

GNP là gì?

GNP là gì?

GNP là gì?

GNP (Gross National Product) chính là tổng sản phẩm quốc dân hoặc tổng sản phẩm quốc gia, là một chỉ tiêu để đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả những hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra bởi yếu tố sản xuất của một quốc gia ở trong một thời kỳ nhất định (thông thường là 1 năm).

Hiểu một cách đơn giản thì GNP chính là tổng giá trị bằng tiền của những sản phẩm cuối cùng và dịch vụ mà công dân của một quốc gia làm ra ở trong một khoảng thời gian xác định (thông thường là 1 năm). 

Ví dụ: Một nhà máy sản xuất ô tô, chủ sở hữu công dân Nhật Bản và đầu tư tại thị trường Việt Nam thì phần lợi nhuận sau thuế từ nhà máy sẽ được tính chính là một phần GNP của Nhật Bản bởi vốn sử dụng ở trong sản xuất như nhà xưởng, máy móc… là thuộc vào quyền sở hữu của công dân người Nhật Bản. Ngoài ra, phần lương của công nhân Nhật Bản làm việc tại nhà máy này cũng chính là một phần của GNP của Nhật Bản.

Điều này có nghĩa rằng sản phẩm do công dân của quốc gia làm ra thì bất kể là trong nước hoặc ở nước ngoài đều sẽ được tính vào GNP của một quốc gia đó. Cho nên, GNP sẽ chính là tổng sản phẩm quốc dân do công dân của quốc gia đó làm ra ở trong nước hoặc ở ngoài nước.

Bản chất của chỉ số GNP

Bản chất của GNP thì sẽ được thể hiện thông qua các yếu tố cụ thể như sau:

  • GNP sẽ cộng rất nhiều loại sản phẩm thành một chỉ tiêu duy nhất về giá trị của hoạt động kinh tế. GNP sử dụng mức giá thị trường để thực hiện điều này, bởi giá thị trường phản ánh được giá trị của các hàng hoá.
  • GNP biểu thị được đầy đủ tất cả những hàng hóa sản xuất ra trong nền kinh tế và được bán hợp pháp ở trên các thị trường. Tuy nhiên thực tế vẫn còn có một số sản phẩm mà GNP sẽ không thể biểu thị được như những sản được sản xuất và bán ra trong nền kinh tế ngầm
  • GNP bao gồm tất cả những hàng hoá hữu hình như xe hơi, quần áo, thực phẩm,... và các dịch vụ vô hình như cắt tóc, khám bệnh...
  • GNP chỉ bao gồm phần giá trị của những hàng hoá và dịch vụ cuối cùng, không tính đến giá trị của những hàng hóa trung gian. Tuy nhiên nếu hàng hoá trung gian được đem vào trong quá trình sản xuất ra sản phẩm và loại sản phẩm này không được đưa ra sử dụng mà xếp vào hàng tồn kho để bán ở trong tương lai thì khi đó hàng hoá trung gian được xem là hàng hoá cuối cùng và nó vẫn được tính vào GNP.
  • GNP bao gồm mọi hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra ở trong thời kỳ hiện tại, không bao gồm có những giao dịch liên quan đến hàng hóa được sản xuất ra ở trong quá khứ.
  • Tất cả những yếu tố sản xuất của một quốc gia cho dù có tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh ở bất kì một nơi nào trên thế giới thì kết quả tạo ra cũng sẽ được tính vào GNP của quốc gia đó.
  • GNP phản ánh về giá trị sản xuất thực hiện ở trong một khoảng thời gian cụ thể, thông thường là một năm hay một quý. GNP phản ánh về lượng thu nhập hoặc chi tiêu ở trong thời kỳ đó.

Vai trò của chỉ số GNP

Trong nền kinh tế vĩ mô của một quốc gia thì chỉ số GNP sẽ có ý nghĩa rất quan trọng. Cụ thể:

  • GNP cho biết về quy mô thu nhập cũng như mức sống của công dân một quốc gia. Theo đó, khi tiến hành nghiên cứu GNP theo giá cố định thì các nhà kinh tế sẽ biết được về tình hình gia tăng thu nhập và cải thiện mức sống người dân của một nước trong một khoảng thời gian xác định.
  • GNP chính là một thước đo đánh giá về sự phát triển kinh tế của một đất nước, chỉ số này thì sẽ được tính là tổng giá trị bằng tiền của những sản phẩm cuối cùng và dịch vụ mà công dân một nước làm ra ở trong một khoảng thời gian xác định. Hay nói cách khác thì GNP chính là chỉ số đo lường về “sức khỏe kinh tế” của một quốc gia.
  • Nếu như tốc độ tăng GNP thực tế thấp hơn với tốc độ tăng dân số thì khi đó mức thu nhập bình quân đầu người sẽ giảm. Cho nên khi tiến hành phân tích và so sánh về mức sống, người ta thường sử dụng chỉ tiêu về thu nhập quốc dân đầu người.

Phân loại chỉ số GNP

Phân loại chỉ số GNP

Phân loại chỉ số GNP

GNP sẽ được phân thành 2 loại như sau:

GNP danh nghĩa (GNPn)

Là một chỉ số để đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất ra ở trong một thời kỳ, theo giá cả hiện hành, tức là phần giá cả của cùng thời kỳ đó. Chỉ số GNP này thường được sử dụng khi muốn nghiên cứu về mối quan hệ tài chính, ngân hàng

GNP thực tế (GNPr)

Là một chỉ số đo lường về tổng sản phẩm quốc dân sản xuất ở trong một thời kỳ, theo mức giá cố định tại một thời kỳ được lấy làm gốc. Chỉ số này sẽ được dùng khi cần phân tích về tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Cầu nối giữa 2 loại GNPn và GNPr chính là chỉ số giá cả còn được gọi là chỉ số lạm phát (D) tính theo GNP. Theo đó thì D được tính dựa theo công thức: 

D = GNPn / GNPr x 100 hay  GNPr = GNPn/D

>> Tham khảo: GDP là gì? Cách tính và yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số GDP

Hạn chế của chỉ số GNP cần nhìn nhận

Tuy nhiên thì tổng sản phẩm quốc gia GNP cũng có những hạn chế nhất định sau đây:

  • Đối với những người khởi nghiệp thì kết quả hoạt động sản xuất của một người mang hai quốc tịch có thể vô tình được tính vào trong GNP bởi hai quốc gia khác nhau. Ví dụ như một công dân Mỹ chuyển đến Đức và bắt đầu hoạt động sản xuất các sản phẩm y tế, thì hoạt động sản xuất của công dân này sẽ được tính gấp đôi khi mà GNP toàn cầu được ước tính.
  • Nếu như chỉ sử dụng GNP sẽ làm cho việc so sánh nền kinh tế của những quốc gia khác nhau trở nên khó khăn hơn. Bởi vì hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động ở trên quy mô toàn cầu cùng với mạng lưới thương mại quốc tế phức tạp hơn. Cho nên nhiều quốc gia tính toán phần giá trị kinh tế bằng cách sử dụng chỉ số GDP - tổng sản phẩm quốc nội.
  • GNP vẫn còn bỏ sót một số sản phẩm như các sản phẩm được sản xuất và bán trong nền kinh tế ngầm hoặc sản phẩm tự cung, tự cấp như rau, củ, quả ở trong vườn.

Cách tính chỉ số GNP

Cách tính chỉ số GNP

Cách tính chỉ số GNP

Công thức tính GNP được phân làm 2 cách. Cụ thể như sau:

Cách 1: Tính dựa theo tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

GNP = GDP + thu nhập ròng từ nước ngoài

Trong đó:

  • Thu nhập ròng từ nước ngoài sẽ được tính:

Thu nhập đến từ yếu tố xuất khẩu – Thu nhập đến từ yếu tố nhập khẩu

  • Theo công thức này thì GNP được tính dựa theo sự chênh lệch về những khoản thu nhập chuyển ra thị trường nước ngoài và chuyển vào trong nước.

Ví dụ: 1 nền kinh tế mà có GDP là 250 tỷ USD, thu nhập ròng từ nước ngoài ở trong năm là 80 tỷ USD. Vậy năm đó, chỉ số GNP của nền kinh tế này là GNP = 250 + 80 = 330 tỷ USD.

Cách 2: Tính trực tiếp

Chỉ số tổng sản phẩm quốc gia GNP của một quốc gia ở trong 1 năm được tính như sau:

GNP = (X – M) + NR + C + I + G

Trong đó:

  • X: chính là chỉ số về sản lượng kim ngạch xuất khẩu ròng của dịch vụ, hàng hóa.
  • M: là chỉ số sản lượng kim ngạch nhập khẩu ròng của dịch vụ, hàng hóa.
  • NR: là thu nhập ròng từ những tài sản ở nước ngoài.
  • C: là chỉ số chi phí của tiêu dùng cá nhân.
  • I: là tổng mức đầu tư cá nhân quốc nội.
  • G: chính là chỉ số chi phí tiêu dùng của nhà nước.

Ví dụ: Năm 2021, Việt Nam có bản báo cáo lần lượt những khoản chi tiêu trong năm lần lượt là:

  • Chi tiêu hộ gia đình: 60 tỷ
  • Chi tiêu chính phủ: 110 tỷ
  • Tổng đầu tư: 60 tỷ
  • Xuất khẩu: 310 tỷ
  • Nhập khẩu: 210 tỷ
  • Thu nhập ròng từ nước ngoài: 110 tỷ

Như vậy, GNP được tính bằng:

GNP = 60 + 110 + 60 + (310 – 210) + 110 = 440 tỷ

>> Tham khảo thêm: Lạm phát là gì? Nguyên nhân và các biện pháp kiềm chế lạm phát

GDP và GNP khác nhau như thế nào?

GDP và GNP khác nhau như thế nào?

GDP và GNP khác nhau như thế nào?

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của một quốc gia thì có giống nhau hay không? Làm thế nào để có thể phân biệt được hai chỉ số kinh tế này? Tổng sản phẩm trong nước phản ánh về tổng thu nhập của tất cả mọi người ở trong một nền kinh tế. Tuy nhiên nói một cách cụ thể thì khái niệm “mọi người” bao gồm những ai? Có tính đến những người Việt Nam đang làm việc ở thị trường nước ngoài và người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam không? Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta cần phải phân biệt được tổng sản phẩm quốc nội với tổng sản phẩm quốc dân.

Khái niệm

GNP: là Tổng sản lương/sản phẩm quốc dân, do người dân của một quốc gia làm ra, cho dù ở bất kỳ vùng lãnh thổ nào trên thế giới.

GDP: là Tổng sản lượng/sản phẩm quốc nội, do người dân đang sinh sống và làm việc trong vùng lãnh thổ của đất nước đó làm ra.

Bản chất

GNP: Tính sản phẩm trên mọi vùng lãnh thổ ở trên thế giới, miễn là do chính công dân của đất nước đó làm ra.

GDP: là chỉ tính tổng sản phẩm được tạo ra ở trong vùng lãnh thổ của đất nước đó, bất kể là được công dân nước nào làm ra.

Công thức tính:

GNP = C + I + G + (X - M) + NR

GDP = C + I + G + (X – M)

Ý nghĩa:

GNP: là một thước đo đánh giá về sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Nó phản ánh được thu nhập thực tế của một công dân làm ra ở trong một khoảng thời gian xác định. Giá trị càng cao thì khi đó nền kinh tế càng phát triển.

GDP: là thước đo đánh giá về tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, được thể hiện qua sự biến động của sản phẩm hoặc dịch vụ theo thời gian.

Mức độ phản ánh

Khi nhắc đến mức độ phản ánh thì người ta sẽ đánh giá cao chỉ số GNP về mặt số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người dân có thể sẽ mua căn cứ vào sự chênh lệch của tài sản nước ngoài. GDP cũng sẽ phản ánh rất tốt về số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra ở bên ngoài thị trường. Từ đó có thể làm căn cứ để xác định được bình quân đầu người ở một quốc gia cụ thể.

Qua những thông tin vừa rồi thì chúng ta có thể kết luận rằng chỉ số GNP sẽ phản ánh về vấn đề mua còn GDP lại phản ánh về vấn đề sản xuất.

Tính ứng dụng:

GNP: Thông thường được ứng dụng ở trong ngân hàng, tài chính nhằm tính toán được tổng sản lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cuối cùng của các quốc gia

GDP: chỉ số này được sử dụng phổ biến hơn, dùng để tính toán thu nhập bình quân các nước.

Mối quan hệ của chỉ số GDP và chỉ số GNP:

Khi nhắc đến 2 chỉ số GDP và GNP thì chúng ta thấy rằng khái niệm của chúng đã bao quát được toàn bộ mối quan hệ. Chỉ số GDP sẽ nói về hiện thực kinh tế của một quốc gia ở trong một thời kỳ nhất định còn chỉ số GNP lại cho thấy được khả năng thật sự về tình hình kinh tế của quốc gia đó.

Vì thế, để có thể đánh giá chính xác được tiềm năng phát triển và sức mạnh nền kinh tế của một đất nước thì người ta thường sẽ dựa vào chỉ số GDP. Cụ thể như sau:

  • Nếu như chỉ số GDP > GNP: Sức mạnh kinh tế của nước nhà đang còn yếu.
  • Nếu như chỉ số GDP < GNP: Tiềm năng phát triển và sức mạnh của nền kinh tế quốc gia đang rất tốt.

Kết luận 

Trong các yếu tố phản ánh về nền kinh tế của một quốc gia thì chỉ số GNP đóng vai trò cực kỳ quan trong. Chính vì thế, muốn tìm hiểu được sâu về nền kinh tế của một nước, trước hết chúng ta cần phải hiểu được khái niệm GNP là gì? Đây được xem xét và đánh giá dựa theo góc nhìn về mức độ phát triển nền kinh tế của quốc gia đó. Từ đó nhà đầu tư có thể xây dựng riêng cho mình được một kế hoạch đầu tư phù hợp, mang về lợi nhuận tối đa.

Nếu nhà đầu tư nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về chỉ số GNP hoặc cần hỗ trợ tham gia đầu tư trên thị trường khoán thì hãy liên hệ ngay đến Mytrade qua HOTLINE 1900966935 – 0983.668.883 để được các chuyên gia trong ngành giải đáp một cách nhanh nhất. Tải app MyTrade ngay hôm nay để có thể trải nghiệm ngay nền tảng đầu tư mới tại:

– Apple Store: https://apps.apple.com/us/app/mytrade-đầu-tư-cho-mọi-người/id1610468053

– Google Play: https://play.google.com/store/apps/details?id=vn.ftv.mytrade

App đầu tư chứng khoán tối ưu trên thị trường hiện nay

 

 

  • Bài viết nổi bật