Như đã chia sẻ ở 2 bài viết trước của My Trade, hai sản phẩm đã rất phổ biến của chứng khoán phái sinh là hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn, thì trong bài viết này chúng tôi tiếp tục mang đến cho bạn đọc một sản phẩm nữa cũng là sản phẩm của chứng khoán phái sinh, khá quen thuộc với các nhà đầu tư trên thị trường tài chính như chứng khoán, tiền điện tử hay ngoại hối thì không thể không quan tâm đến hợp đồng quyền chọn.
Tại Việt Nam thị trường chứng khoán phái sinh đang ngày càng phát triển, tuy nhiên với các hợp đồng quyền chọn thì chưa được giao dịch trên sàn mà chỉ thông qua thị trường OTC (thị trường chứng khoán phi tập trung), tại đây những người thực hiện giao dịch mua bán chủ yếu là các tổ chức kinh doanh lớn. Tuy nhiên trong thời gian tới, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể sẽ được mở rộng thêm các sản phẩm phái sinh khác như hợp đồng quyền chọn trên cổ phiếu và chỉ số… vì thế nên việc nghiên cứu và tìm hiểu về loại chứng khoán này hiện giờ là rất cần thiết.
Vậy hợp đồng quyền chọn là gì, đặc điểm, chức năng vai trò của hợp đồng quyền chọn như thế nào và cách thức giao dịch hợp đồng quyền chọn ra sao? Bạn đọc cùng My Trade tìm hiểu ở nội dung của bài viết dưới đây.
Hợp đồng quyền chọn là gì?
Hợp đồng quyền chọn là gì?
Hợp đồng quyền chọn (hay còn gọi Option Contract) là một dạng hợp đồng chứng khoán phái sinh. Đây là cam kết hoặc thỏa thận cho phép người nắm giữ nó được mua hoặc bán một khối lượng hàng hoá cơ sở nhất định với một mức giá xác định tại một thời điểm đã định trước.
Có hai loại quyền chọn cơ bản là quyền chọn bán và quyền chọn mua. Người mua nắm giữ được mua nếu là quyền chọn mua hoặc được bán nếu là quyền chọn bán. Các hàng hoá cơ sở này có thể là: trái phiếu hoặc cổ phiếu…
Hợp đồng quyền chọn cũng có một số điểm tương tự với hợp đồng tương lai, nhưng cũng có một số điểm riêng biệt nhất định. Những nhà đầu tư khi sử dụng loại hợp đồng quyền chọn này không có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện vị thế của mình.
Các nhà đầu tư thường sử dụng hợp đồng quyền chọn để phòng ngừa, giảm thiểu các rủi ro xảy ra với vị thế hiện tại của mình, song song cũng có thể thực hiện các giao dịch mua bán đầu cơ khác. Đây được coi là một công cụ tài chính phái sinh có thể được dựa trên nhiều loại tài sản cơ sở khác nhau trong đó bao gồm cổ phiếu hay các chỉ số trong tài chính, cả tiền mã hóa…
Một số thuật ngữ liên quan đến hợp đồng quyền chọn
Để hiểu rõ hơn về hợp đồng quyền chọn các nhà đầu tư cũng cần hiểu được các khái niệm thuật ngữ liên quan cụ thể:
- Người mua quyền: đây là người trực tiếp bỏ ra chi phí để được nắm giữ quyền chọn và có quyền yêu cầu người bán có nghĩa vụ thực hiện quyền chọn theo ý của mình.
- Người bán quyền: là người nhận chi phí mua của người mua quyền. Vì thế, người bán quyền có nghĩa vụ phải thực hiện quyền chọn theo những yêu cầu của người mua quyền.
- Tài sản cơ sở: đây là loại tài sản mà dựa vào đó quyền chọn được thực hiện giao dịch. Giá cả trên thị trường của tài sản cơ sở được coi là căn cứ để xác định giá trị của quyền chọn. Tài sản cơ sở có thể là hàng hoá như vàng, cà phê, dầu hỏa… hoặc chứng khoán như trái phiếu, cổ phiếu, hoặc ngoại tệ như EUR, CHF, CAD...
- Tỷ giá thực hiện: tỷ giá này sẽ được áp dụng nếu người mua quyền yêu cầu thực hiện quyền chọn.
- Trị giá hợp đồng quyền chọn: trị giá được chuẩn hóa theo từng thị trường giao dịch và loại ngoại tệ khác nhau.
- Thời hạn của quyền chọn: thời hạn hiệu lực của quyền chọn. Khi thời hạn quyền chọn này hết hạn sẽ không còn giá trị.
- Phí mua quyền: là chi phí mà người mua quyền cần phải trả cho người bán quyền để được nắm giữ hay sở hữu quyền chọn. Chi phí này thường được tính bằng một số nội tệ trên mỗi ngoại tệ giao dịch.
- Loại quyền chọn: Loại quyền mà người mua nắm giữ. Loại quyền chọn nào cho phép người mua có quyền được mua một loại tài sản cơ sở ở mức giá xác định trước trong thời hạn nhất định gọi là quyền chọn mua. Ngược lại, loại quyền chọn nào cho phép người mua có quyền được bán gọi là quyền chọn bán.
- Kiểu quyền chọn: Kiểu giao dịch do hai bên thỏa thuận cho phép người mua quyền được lựa chọn thời điểm thực hiện quyền. Có 2 kiểu quyền chọn:
+ Quyền chọn kiểu Mỹ: Người mua quyền được thực hiện quyền chọn bất cứ thời điểm nào trong thời hạn hiệu lực của quyền chọn được gọi là kiểu quyền chọn.
+ Quyền chọn kiểu châu Âu: Là kiểu quyền chọn chỉ cho phép người mua thực hiện khi quyền chọn đến hạn.
>> Tham khảo: Hợp đồng tương lai là gì? Phân loại, chức năng của hợp đồng tương lai
Các yếu tố cấu thành nên một hợp đồng quyền chọn
Các yếu tố cấu thành nên một hợp đồng quyền chọn?
Hợp đồng quyền chọn được cấu thành từ ít nhất bốn thành phần như: kích cỡ, ngày đáo hạn, giá thực hiện và phí thực hiện quyền chọn.
• Loại quyền quyền chọn bán hay quyền chọn mua
• Kích cỡ (Volume) của lệnh liên quan đến số lượng hợp đồng được giao dịch.
• Tài sản cơ sở tương tự như hợp đồng kỳ hạn, tài sản cơ sở của hợp đồng quyền chọn có thể là bất kỳ một loại hàng hóa nào, có thể là tài sản, trái phiếu, cổ phiếu, tiền tệ, chỉ số, lãi suất…
• Ngày đáo hạn (Expiry Date) là thời điểm được xác định trong tương lai theo thỏa thuận trong hợp đồng. Nhà đầu tư sẽ không còn có thể thực hiện quyền chọn được nữa.
• Kỳ hạn quyền chọn là thời gian từ ngày ký kết hợp đồng đến ngày đáo hạn.
• Giá quyền chọn hay phí quyền chọn (Premium) là giá mua hợp đồng quyền chọn. Nó là số tiền mà nhà đầu tư phải trả để có được quyền chọn. Do đó, người mua có được hợp đồng từ người bán theo giá trị của phí thực hiện quyền chọn. Càng đến ngày đáo hạn phí này sẽ càng biến động.
• Giá thực thi (Strike Price) là giá thỏa thuận mà tài sản sẽ được mua hoặc bán trong trường hợp người mua hợp đồng quyết định thực hiện quyền chọn.
Phân loại quyền chọn, cách thức hoạt động của hợp đồng quyền chọn
Có hai loại quyền chọn cơ bản, được gọi là quyền chọn bán và quyền chọn mua.
Hoạt động quyền chọn mua (Call Option)
Quyền chọn mua tiếng anh gọi là call option. Hợp đồng quyền chọn này cho phép chủ sở hữu có quyền mua tài sản cơ bản tại một thời điểm nhất định với mức giá đã được xác định từ trước. Những nhà đầu tư sẽ lựa chọn quyền chọn này khi họ dự đoán giá của tài sản cơ sở có xu hướng tăng, lúc này khả năng sinh lời cao.
Vì thế người mua sẽ phải trải giá cho người bán giá quyền chọn (đây được gọi là phí quyền chọn). Theo giá đã thỏa thuận với bên bán các nhà đầu tư sở hữu quyền chọn này sẽ được quyền mua cổ phiếu với một lượng nhất định. Lợi nhuận của các nhà đầu tư ứng với quyền lợi này là không giới hạn, không có giới hạn nào được định sẵn cho sự tăng giá. Vì vậy, hợp đồng quyền mua có thể được ví như một khoản tiền gửi tiết kiệm cho phép chủ sở hữu có thể mua một sản phẩm với mức giá tại thời điểm nhất định.
Hoạt động quyền chọn bán (Put Option)
Quyền chọn bán tiếng anh gọi là put option. Loại hợp đồng này cho phép người sở hữu được quyền bán tài sản cơ bản với mức giá xác định vào một ngày nhất định. Quyền chọn và quyền chọn mua đều có xu hướng đầu tư theo hướng cổ phiếu hoặc bán để tạo ra lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Lúc này các nhà đầu tư sẽ ưu tiên lựa chọn quyền chọn bán khi họ dự đoán giá của tài sản cơ sở sẽ giảm.
Vì vậy, người mua quyền chọn này cũng cần phải thanh toán phí quyền chon, người sở hữu quyền chọn bán sẽ được quyền bán cổ phiếu với một lượng nhất định theo giá đã thỏa thuận từ trước. Với quyền chọn bán thì lợi nhuận có thể không có nếu giá giảm liên tục. Đây được xem như gói bảo hiểm nhằm chống lại sự hao hụt về giá trị.
Các kiểu quyền chọn của hợp đồng quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn có các kiểu quyền chọn cụ thể như:
- Quyền chọn châu Âu (European Option): người mua chỉ được thực hiện quyền vào ngày đáo hạn.
- Quyền chọn kiểu Mỹ (American Option): người mua được thực hiện quyền vào bất kỳ thời điểm nào trước ngày đáo hạn.
- Quyền chọn Bermuda (Bermudan Option): cho phép thực hiện quyền vào những ngày được quy định rõ hoặc trước ngày đáo hạn.
- Quyền chọn châu Á (Asian Option): là quyền chọn với khoản thanh toán bù trừ được xác định bằng trung bình giá tài sản gốc trong một khoảng thời gian được định trước.
- Quyền chọn rào cản (Barrier Option): đây là quyền chọn với đặc trưng chung là giá của tài sản gốc phải vượt qua một ngưỡng rào cản nhất định trước khi quyền này có thể được thực hiện.
- Quyền chọn kép (Binary Option): là dạng quyền chọn tất cả hoặc không có gì. Trong đó, việc thanh toán đầy đủ toàn bộ giá trị sẽ diễn ra nếu như tài sản gốc phù hợp với điều kiện đã được xác định từ trước lúc đáo hạn. Còn nếu không phù hợp thì nó sẽ đáo hạn mà không có giá trị gì.
- Quyền chọn kỳ cục (Exotic Option): đây là một phạm trù rộng của các quyền chọn, có thể bao gồm các cấu trúc tài chính phức tạp.
- Quyền chọn vani/quyền chọn chuẩn/quyền chọn thông thường (Vanilla Option): bất kỳ quyền chọn nào không phải là kỳ cục (exotic).
Trong số các kiểu quyền chọn trên, có 2 kiểu Châu Âu (Europe Option) và kiểu Mỹ (American Option) là các kiểu thường gặp nhất.
Phân loại quyền chọn dựa vào tài sản cơ sở
Bên cạnh việc phân loại hợp đồng quyền chọn theo vị thế đối với tài sản cơ sở hay các kiểu quyền chọn như trên thì hợp đồng quyền chọn còn được phân loại dựa vào tài sản cơ sở cụ thể như sau:
Hợp đồng quyền chọn không được chuẩn hóa nên phân loại theo tài sản cơ sở sẽ làm cho hợp đồng quyền chọn trở nên đa dạng hơn, một số loại hợp đồng đang được giao dịch phổ biến trên thế giới như:
- Hợp đồng quyền chọn hàng hóa
- Hợp đồng quyền chọn chỉ số chứng khoán/cổ phiếu/trái phiếu
- Hợp đồng quyền chọn ngoại hối: hợp đồng này cho phép người nắm giữ hợp đồng được mua hoặc bán một lượng ngoại tệ nhất định với tỷ giá đã được ấn định trước tại một thời điểm xác định trong tương lai hoặc trước thời điểm đó. Tài sản cơ sở là tiền tệ, giá thực hiện là tỷ giá giữa 2 đồng tiền đã được xác định trước.
- Hợp đồng quyền chọn lãi suất: người nắm giữ quyền chọn sẽ được áp dụng một mức lãi suất ấn định trước cho một khoản tiền gửi hoặc một khoản tiền cho vay vào một thời điểm xác định trong tương lai hoặc trước thời điểm đó.
- Hợp đồng quyền chọn hợp đồng tương lai: đây là loại hợp đồng quyền chọn cho phép người mua được quyền bán hoặc mua một số lượng cụ thể các hợp đồng tương lai với mức giá ấn định trước tại một thời điểm trong tương lai hoặc trước thời điểm đó. Tài sản cơ sở trong loại này chính là hợp đồng tương lai.
Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn
Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn?
Cùng là chứng khoán phái sinh và tương tự như hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn, nên hợp đồng quyền chọn cũng có một số đặc điểm tương đồng và cũng có những đặc điểm riêng biệt khác với 2 loại hợp đồng kia cụ thể:
Không cần chuẩn hóa
Không cần chuẩn hóa chính là điểm khác biệt của hợp đồng quyền chọn trong chứng khoán phái sinh. Với loại hợp đồng này, các nhà đầu tư không cần chuẩn hóa các giá trị, khối lượng tài sản cơ bản, điều khoản. Bất kỳ loại tài sản cũng có thể là tài sản của hợp đồng quyền chọn.
Không niêm yết và giao dịch trên thị trường OTC
Tính thanh khoản của hợp đồng quyền chọn thấp hơn so với các loại hợp đồng khác do Hợp đồng quyền chọn không được niêm yết và giao dịch trên thị trường OTC. Trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay chỉ có duy nhất hợp đồng tương lai là loại chứng khoán phái sinh được niêm yết.
Không cần ký quỹ
Các bên tham gia hợp đồng quyền chọn không cần phải thực hiện ký quỹ. Sau khi ký hợp đồng bên người mua quyền chọn sẽ phải trả phí. Người bán quyền chọn sẽ nhận được phí và thực hiện các nghĩa vụ đối với bên mua.
Bên cạnh đó các bên tham gia hợp đồng có thể đóng vị thể của mình bằng cách tham gia một hợp đồng quyền chọn khác nhưng ở vị thế đối với vị thế trước đó. Hay hiểu một cách đơn giản nếu các nhà đầu tư đang sở hữu quyền chọn mua thì có thể đóng vị thế bằng việc bán lại quyền chọn mua đó hay nến nhà đầu tư đã bán một quyền chọn mua thì sẽ đóng vị thế bằng cách mua một quyền chọn mua với cùng giá thực hiện, cùng với tài sản cơ sở và cùng ngày đáo hạn.
>> Tham khảo: Hợp đồng hoán đổi hàng hóa SWAP là gì?
Phí thực hiện quyền chọn
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của phí thực hiện quyền chọn. Các nhà đầu tư có thể giả định mức phí thực hiện quyền chọn được phụ thuộc vào tối thiếu 4 yếu tố như: giá tài sản cơ sở, giá thực hiện, biến động của thị trường hay là các chỉ số tương ứng và thời gian còn lại tính đến ngày đáo hạn. Mỗi một thành phần sẽ đem lại những tác động khác nhau đối với phí thực hiện các quyền chọn mua và bán cụ thể như sau:
Phí thực hiện quyền chọn?
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, giá trị của tài sản và giá thực hiện đem lại những tác động đối lập lên phí thực hiện quyền chọn. Trong khi, thời gian đến ngày đáo hạn càng gần thì phí để thực hiện quyền chọn bán hay mua đều giảm. Lý do là vì xác suất để các hợp đồng đó đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư sẽ thấp hơn. Bên cạnh đó mức biến động của thị trường lớn thường sẽ khiến cho mức phí thực hiện quyền chọn tăng cao hơn. Vậy phí thực hiện hợp đồng quyền chọn là kết quả của những yếu tố này kết hợp với các ảnh hưởng khác.
Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào hợp đồng quyền chọn
Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào hợp đồng quyền chọn được cụ thể như sau:
Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào hợp đồng quyền chọn?
Các trường hợp khi mua một hợp đồng quyền chọn
Thông thường sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1: Giá thị trường < giá thực hiện
Lúc này hợp đồng được coi là vô nghĩa và nhà đầu tư không có lý do để thực hiện quyền chọn này. Hợp đồng không được thực hiện, người ở vị thế mua sẽ chỉ mất phí mua quyền chọn đã phải thanh toán để mua vị thế đó chứ không chịu khoản lỗ lớn như khi thực hiện mua như hợp đồng. Quan trọng là dù người mua có thể lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán của mình, nhưng người ở vị thế bán phải thực hiện vị thế của mình nếu người mua quyết định thực hiện hợp đồng. Vì thế, nếu người mua quyền chọn mua quyết định thực hiện hợp đồng của mình, thì người bán phải có nghĩa vụ phải bán tài sản cơ sở đó đi. Tương tự, nếu một nhà đầu tư mua một quyền chọn bán và quyết định sẽ thực hiện nó, thì người bán có nghĩa vụ phải mua tài sản cơ sở từ người đã mua hợp đồng.
Trường hợp 2: Giá thị trường > giá thực hiện
Với trường hợp này các nhà giao dịch có thể mua tài sản cơ sở ở mức giá rẻ, sau khi cộng cả phí thực hiện quyền chọn và nhận thấy có lợi nhuận, thì họ có thể chọn quyền thực hiện hợp đồng để có được lợi nhuận.
Ưu điểm và nhược điểm của hợp đồng quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn có những ưu - nhược điểm sau:
Ưu điểm
- Với hợp đồng quyền chọn, nhà đầu tư sẽ có nhiều thời gian hơn để đưa ra quyết định: Thông qua quyền chọn, mức giá bán hoặc mua đã được xác định. Tuy nhiên, từ thời điểm mua quyền chọn đến thời điểm thực hiện quyền chọn, nhà đầu tư sẽ có một khoảng thời gian để cân nhắc kỹ lưỡng trong việc có mua hoặc bán không. Việc đầu tư một khoản tiền khiêm tốn ban đầu để có thời gian cân nhắc cho một khoản đầu tư lớn trong tương lai là điều nên làm.
- Hợp đồng quyền chọn cho phép nhà đầu tư thu được tỷ lệ % lợi tức trên vốn đầu tư cao nhất. Nếu giá của tài sản cơ sở biến động đúng như kỳ vọng của nhà đầu tư thì khoản lợi nhuận này tương đối lớn. Thông qua việc bán quyền chọn, nhà đầu tư cũng được hưởng giá phí quyền chọn từ một số nhà đầu tư khác.
- Hợp đồng quyền chọn là công cụ phòng ngừa rủi ro. Dùng quyền chọn, nhà đầu tư có thể hạn chế mức tổn thất nhiều nhất trong phạm vi giá quyền chọn. Quyền chọn cho phép các nhà đầu tư có thể xây dựng một danh mục chứng khoán đa dạng với chi phí tiết kiệm hơn so với việc mua thẳng chứng khoán đó. Đặc biệt, đối với quyền chọn bán, hợp đồng quyền chọn còn dùng để tự bảo hiểm nếu giảm giá chứng khoán mà các nhà đầu tư đang nắm giữ.
- Giao dịch quyền chọn giúp các nhà đầu tư được hưởng lợi từ biến động của giá chứng khoán mà không cần thanh toán toàn bộ giá của chứng khoán đó. Bằng cách phối hợp các quyền chọn khác nhau, nhà đầu tư có thể đưa ra chiến lược đầu tư phù hợp với mục tiêu và hoàn cảnh cụ thể để tạo ra lợi nhuận.
Nhược điểm
- Giao dịch quyền chọn phụ thuộc vào các yếu tố như: Giá trị tài sản cơ sở, mức giá thực hiện... Nếu như thị trường chứng khoán diễn biến không như kỳ vọng của nhà đầu tư thì nhà đầu tư sẽ mất toàn bộ số tiền bỏ ra để mua quyền chọn đó.
- Quyền chọn là công cụ phái sinh khá phức tạp, nếu nhà đầu tư không hiểu rõ và biết cách vận dụng các công cụ quyền chọn một cách linh hoạt thì khó có thể hạn chế tổn thất (nếu có) và gia tăng lợi nhuận.
- Xuất hiện hiện tượng đầu cơ: Các nhà đầu tư có thể đầu cơ giá lên hoặc giá xuống bằng các quyền chọn mua và quyền chọn bán. Việc đầu cơ có thể làm giá chứng khoán biến động vượt ra khỏi biên độ dự kiến.
Hợp đồng quyền chọn giao dịch trên thị trường nào?
Hợp đồng quyền chọn được giao dịch trên 2 thị trường như sau:
- Hợp đồng quyền chọn giao dịch trên thị trường phi tập trung: đây là thỏa thuận mua bán giữa 2 bên và không được giao dịch trên các sở giao dịch tập trung. Do đó, quyền chọn được người bán đưa ra theo thỏa thuận với người mua để đáp ứng một nhu cầu cụ thể của người mua đó. Trong trường hợp này hợp đồng quyền chọn thường được giao dịch giữa các đối tác liên ngân hàng, giữa ngân hàng với khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp. Chính vì thế hợp đồng quyền chọn là thỏa thuận giữa 2 bên nên tính linh hoạt của nó rất cao. Các giao dịch hợp đồng quyền chọn trên thị trường phi tập trung chiếm tỷ lệ phần trăm thấp chỉ khoảng 2% so với số lượng giao dịch quyền chọn trên toàn thế giới.
- Hợp đồng quyền chọn giao dịch trên thị trường tập trung như Chicago Board of Trade, thị trường chứng khoán New York... Quyền chọn giao dịch trên thị trường tập trung được quy chuẩn hóa về số lượng, quy mô, giá thực hiện và ngày đáo hạn. Tính minh bạch của thị trường tập trung khá cao, biểu hiện ở giá cả, số lượng hợp đồng giao dịch được công bố minh bạch vào cuối ngày giao dịch, làm dữ liệu tham khảo cho ngày giao dịch tiếp theo. Những hợp đồng quyền chọn này cũng dễ dàng chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư. Chính điều này tạo nên tính thanh khoản cao của các hợp đồng quyền chọn khi giao dịch trên các thị trường tập trung.
>> Tham khảo: Hợp đồng kỳ hạn là gì? Hợp đồng kỳ hạn trong đầu tư phái sinh
Các chiến lược nhà đầu tư nên biết khi thực hiện hợp đồng quyền chọn
Các chiến lược nhà đầu tư nên biết khi thực hiện hợp đồng quyền chọn
- Nhà đầu tư mua hợp đồng quyền chọn bán với kỳ vọng giá cổ phiếu giảm. Vì vậy, nếu giá thị trường hiện tại thấp hơn giá thực hiện thì nhà đầu tư có thể thỏa thuận để bán cổ phiếu với giá cao hơn giá thực hiện để có lợi nhuận. Khi đó lợi nhuận sẽ được tính dựa trên sự chênh lệch giữa giá hiện tại và giá thực hiện cộng với phí quyền chọn sau đó nhân với số lượng hợp đồng quyền chọn đã mua và nhân với số lượng cổ phiếu mà hợp đồng đại diện.
- Nhà đầu tư mua hợp đồng quyền chọn mua với kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ tăng hơn giá thực hiện trước khi quyền chọn hết thời hạn. Như vậy, nếu giá cổ phiếu cao hơn giá thực hiện thì nhà đầu có thể cân nhắc bán ngay cổ phiếu với giá thị trường hiện tại để có lợi nhuận.
- Ngoài ra, việc nắm giữ cả quyền chọn mua và quyền chọn bán cũng là một trong những phương án đầu tư hấp dẫn. Khi đó, cả 2 quyền chọn này đều cùng một tài sản cơ sở, có cùng giá thực hiện và cùng thời gian đáo hạn. Khi giá của tài sản cơ sở biến động mạnh, dù tăng hay giảm thì đều mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Thực trạng hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam
Thực trạng hợp đồng quyền chọn ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hợp đồng quyền chọn mới được biết đến và sử dụng từ những năm 2000 nhưng nhìn chung cho đến hiện giờ vẫn còn mang tính nhỏ lẻ và chưa phổ biến rộng rãi nhiều trên thị trường.
Về pháp lý, chưa có một bộ luật chuẩn quy định nào về các chính sách giao dịch ngoại hối hoặc quyền chọn ngoại tệ, chỉ có những văn bản pháp lý tức thời nhằm để giải quyết những vấn đề giao dịch ngắn hạn.
Đối với quyền chọn ngoại tệ, một số ngân hàng đã được cấp phép thí điểm nhưng doanh số thu về không đáng kể so với các hoạt động giao dịch thông thường.
Các công cụ quyền chọn ở Việt Nam vẫn chưa được nhiều nhà đầu tư quan tâm và sử dụng rộng rãi nhưng trong tương lai khi đồng Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường tài chính thế giới thì nghiệp vụ này cũng sẽ được mở rộng rãi hơn.
Kết luận
Hợp đồng quyền chọn cho phép nhà đầu tư lựa chọn mua hoặc bán một tài sản trong tương lai, bất kể giá cả thị trường. Những loại hợp đồng này rất linh hoạt và có thể được sử dụng trong các tình huống khác nhau - không chỉ cho giao dịch mà còn để thực hiện các chiến lược phòng ngừa giảm thiểu rủi ro.
Giống như các công cụ phái sinh khác, giao dịch quyền chọn cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Vì thế, trước khi sử dụng các loại hợp đồng này, các nhà giao dịch nên hiểu rõ về cách thức hoạt động của nó. Nên tìm hiểu các cách kết hợp quyền chọn mua và quyền chọn bán cùng với rủi ro tiềm ẩn mà mỗi chiến lược mang đến. Bên cạnh đó, các nhà giao dịch cũng nên xem xét sử dụng các chiến lược quản lý rủi ro cùng với các phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản để hạn chế các khoản lỗ có thể xảy ra.
My Trade mong rằng với những chia sẻ về kiến thức đầu tư hợp đồng quyền chọn là gì, trong bài viết trên sẽ giúp ích cho các nhà đầu tư trong tương lai, hiểu rõ hơn về thị trường tài chính và thị trường chứng khoán phái sinh. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay mong muốn được tư vấn về các loại giao dịch hàng hóa phái sinh, hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin dưới đây để được hỗ trợ tận tình. Cảm ơn bạn đọc đã tham khảo bài viết này!
Để biết thêm các thông tin về chứng khoán mời các bạn xem bài viết tiếp theo tại https://mytrade.vn/ hoặc liên hệ theo số Hotline 1900966935 – 0983.668.883 để các bạn chuyên viên có thể hỗ trợ tốt nhất.