Đời sống ngày càng phát triển, nhiều người đã bắt đầu quan tâm hơn đến vấn đề gửi tiền tiết kiệm lâu dài cho tương lai. Khi sử dụng dịch vụ gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng thì chắc chắn bạn đã từng nghe đến phương pháp lãi nhập gốc. Vậy lãi nhập gốc là gì? Công thức tính như thế nào? Hãy để Mytrade giúp bạn làm rõ các vấn đề này trong bài viết sau nhé.
Phương thức lãi nhập gốc là gì?
Phương thức lãi nhập gốc là gì?
Lãi nhập gốc (còn gọi là tái tục) chính là một hình thức gộp phần lãi suất mà bạn đã tích lũy được khi mà kỳ hạn tiết kiệm kết thúc vào với số tiền gốc và tiếp tục đáo hạn tiền gửi. Khi đến gửi tiết kiệm ở quầy giao dịch thì nhân viên ngân hàng thường sẽ hỏi bạn có nhu cầu về tái tục sau khi mở sổ hay không. Khách hàng chỉ có thể lựa chọn được phương thức lãi nhập gốc này cho 2 hình thức đó là gửi không có kỳ hạn và có kỳ hạn.
Lợi ích khi gửi tiết kiệm theo phương pháp lãi nhập gốc
Lãi nhập gốc chính là một trong những phương pháp nhằm huy động nguồn vốn mà ngân hàng đưa ra. Vì thế mà ngày càng có nhiều khách hàng gửi tiết kiệm nhờ vào những ưu điểm nổi bật của phương thức lãi nhập gốc này. Cụ thể:
- Phương thức lãi nhập gốc chính là một trong những phương thức tính lãi linh hoạt, không chỉ giúp cho khách hàng gửi tiết kiệm khi chưa kịp thời tất toán được sổ tiết kiệm mà phần lãi suất được tính ở trên lãi nhập gốc cũng khá thuận lợi. Giúp cho khách hàng gửi được khoảng thời gian dài hơn và đảm bảo quyền lợi.
- Phương thức tính lãi nhập gốc sẽ có khả năng sinh lời cao bởi khách hàng sẽ được tính lãi ở trên cả phần lãi của kỳ hạn trước.
- Thủ tục để khách hàng thực hiện được phương thức tính lãi cũng vô cùng đơn giản và cách tính lại cực kỳ dễ hiểu. Vì thế mà khách hàng không cần phải lo lắng về các vấn đề liên quan đến thủ tục cũng như cách tính. Đồng thời, khách hàng cũng sẽ được nhân viên của ngân hàng hướng dẫn và giải thích nếu như có bất kỳ một vướng mắc nào khi thực hiện mở sổ tiết kiệm.
- Mọi giao dịch liên quan đến phương pháp tính lãi nhập gốc đều sẽ được ngân hàng thực hiện tự động, vì vậy hoàn toàn đảm bảo được độ an toàn cũng như giao dịch được thực hiện một cách nhanh chóng.
>> Tham khảo: Private Equity là gì? Một số điều cần biết về quỹ Private Equity
Khi nào nên lựa chọn hình thức tiết kiệm theo lãi nhập gốc
Khi nào nên lựa chọn hình thức tiết kiệm theo lãi nhập gốc
Như các bạn đã thấy thì phương pháp tính lãi nhập gốc đã mang đến rất nhiều lợi ích cho khách hàng. Tuy nhiên đây lại không phải là lựa chọn tối ưu nhất khi tiến hành gửi tiền tiết kiệm. Vậy khi nào thì nên lựa chọn tiết kiệm theo phương pháp lãi nhập gốc, các bạn cần phải lưu ý 1 trong 2 trường hợp sau đây:
- Dự đoán được khả năng rút tiền gửi trước hạn cao: Tức là bạn có thể cần phải sử dụng đến khoản tiền đó ở trong tương lai, tuy nhiên nếu như gửi tiết kiệm với kỳ hạn dài từ 9 tháng trở lên thì dễ làm cho bạn mất đi quyền lợi về lãi suất khi rút trước hạn. Khi đó, các bạn nên tiến hành gửi tiền ngắn hạn với loại kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng theo phương pháp lãi nhập gốc giúp cho bạn tối ưu được số tiền gửi mà cũng sẽ không gây ra nhiều bất tiện nếu như cần đến tiền ở trong tương lai.
- Lãi suất chênh lệch giữa các hình thức gửi tiền: Nếu như mức lãi suất khi gửi dài hạn không có sự chênh lệch nhiều đối với hình thức lãi nhập gốc ngắn hạn thì khi đó bạn nên lựa chọn phương thức lãi nhập gốc ngắn hạn để có thể đảm bảo trong một số trường hợp khẩn cấp phải cần tiền để xoay sở. Đồng thời, nếu như gửi kỳ ngắn hạn thì bạn có thể cần bổ sung thêm vào số tiền gốc để có thể nhận được nhiều ưu đãi hơn đối với mức lãi suất tiền gửi.
Như vậy, để có thể lựa chọn được một hình thức gửi tiền phù hợp thì bạn nên dựa trên nhu cầu sử dụng của khoản tiền đó ở trong tương lai cũng như tình hình tài chính cá nhân. Bạn cần cân bằng giữa phần lợi ích về lợi nhuận cũng như khả năng sẵn sàng đáp ứng của nguồn tiền để không phải xảy ra những tình huống làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của bạn và gia đình.
Công thức tính lãi nhập gốc
Công thức tính lãi nhập gốc
Để có thể tính được số tiền lãi nhập gốc thì ngân hàng sẽ dựa trên số ngày thực gửi và mức lãi suất đang áp dụng hiện hành. Đối với mỗi một hình thức gửi tiết kiệm thì sẽ có một công thức tính khác nhau. Cụ thể:
- Hình thức gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Đây là một hình thức chưa xác định được thời điểm kết thúc. Lãi nhập gốc sẽ được tính vào những ngày cuối cùng của tháng gửi tiền và thực hiện trong thời gian tiếp theo của khoản tiền gửi. Ngày cụ thể sẽ tùy thuộc từng ngân hàng có những quy định riêng biệt và đảm bảo được hoạt động tính lãi hiệu quả.
Công thức tính lãi nhập gốc đối với hình thức tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Số tiền lãi = Tổng tích số lãi ở trong một tháng x mức lãi suất (tháng)/30 ngày
Trong đó:
Tổng tích số lãi ở trong một tháng = ∑ (số dư x số ngày thực tế mà số tiền dư đó tồn tại )
Ví dụ: Chị A gửi tiết kiệm không kỳ hạn với một số tiền là 200 triệu với mức lãi suất của ngân hàng hiện nay là 2%/năm. Tiền lãi sẽ được nhập lại tài khoản vào cuối tháng và sau 52 ngày thì chị A rút tiền.
Số tiền lãi của tháng đầu: (200 triệu x 52) x 2%/12/30 = 0,33 triệu
Số tiền lãi của 22 ngày tiếp theo: [(200 triệu + 0,33) x 22] x 2%/12/30 = 0,244 triệu
Vậy tổng tiền lãi chị A nhận được là: 0.33 + 0.244 = 0.574 triệu = 574.000đ
- Hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Là một hình thức khi đến kỳ hạn trả lãi nhưng không thấy khách hàng đến nhận và quyết toán sổ tiết kiệm. Khi đó thì các khoản thanh toán cố định sẽ không được thực hiện. Ngân hàng tự động nhập số tiền lãi cho kỳ hạn này vào số tiền gốc ban đầu rồi bắt đầu đáo hạn gửi tiết kiệm với một kỳ hạn mới tiếp nhằm đảm bảo quyền lợi cho người gửi.
Công thức tính tiền lãi nhập gốc với hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Tiền lãi = Số dư tiền gửi x Thời gian gửi x Mức lãi suất đang áp dụng cho thời gian gửi tiền
Gốc mới = Gốc cũ + Số tiền lãi
Ví dụ: Chị A gửi 200 triệu vào ngân hàng với kỳ hạn gửi 6 tháng và mức lãi suất là 7%/năm. Tuy nhiên, chị đã không đến nhận lãi trong vòng suốt 1 năm. Vì thế ngân hàng đã tiến hành nhập lãi vào gốc cho chị và tiếp tục gửi tiền đối với kỳ hạn ban đầu.
Số tiền lãi chị nhận được sau kỳ hạn 6 tháng sẽ là:
Tiền lãi = 200 triệu x 7%/12 x 6 = 7 triệu đồng.
Sau đó chị A đã không đến nhận lãi kỳ hạn mà để cho lãi nhập gốc hết năm thì lần sau chị A sẽ nhận tiền lãi là:
Lần 2: Số tiền lãi = (200 triệu đồng + 7 triệu đồng) x 7%/12 x 6 = 7.245 triệu đồng
Vậy tổng số tiền lãi gửi tiết kiệm của kỳ hạn 06 tháng và thực hiện phương thức lãi nhập gốc thì sau thời gian 12 tháng là 14.245 triệu đồng.
Gửi tiết kiệm khi có tiền nhàn rỗi chính là một hình thức đầu tư sinh lời an toàn, hiệu quả và đang được nhiều người lựa chọn. Khi mà số tiền đó chưa xác định được mục đích sử dụng cụ thể. Hướng đến việc tìm kiếm lợi nhuận an toàn ở trong một khoảng thời gian tương đối và những lợi ích bảo đảm thì sẽ không làm mất đi giá trị của số tiền gửi. Một trong những hình thức phổ biến nhất hiện nay chính là gửi tiết kiệm lãi nhập gốc. Từ đó có thể tìm kiếm được phần lợi nhuận hiệu quả dành cho những khoản tiền sinh ra.
>> Tham khảo: Cán cân thương mại là gì? Công thức tính cán cân thương mại?
Hướng dẫn cách gửi tiền tiết kiệm hiệu quả
Hướng dẫn cách gửi tiền tiết kiệm hiệu quả
Để bạn có thể lên được kế hoạch tài chính và tích lũy cho mình một số vốn trong tương lai thì Mytrade sẽ bật mí cho bạn một số bí quyết cần phải lưu ý khi gửi tiết kiệm.
Xác định được chính xác nhu cầu của bản thân
Trước khi nói về việc nên gửi tiền như thế nào thì các bạn cần phải cân nhắc đến nhu cầu của bản thân trước. Nếu như mang tiền đi gửi tiết kiệm thì liệu bạn có cần phải rút gấp hay không? Bạn có thể đảm bảo được rằng số tiền được gửi ở ngân hàng cho đến hết kỳ hạn hay không?
Nếu như bạn có nhu cầu thường xuyên phải rút và sử dụng tiền thì hãy gửi tiền với kỳ hạn ngắn và để phần lãi nhập gốc. Còn nếu như bạn ít phải sử dụng đến số tiền tiết kiệm thì hãy cân nhắc đến việc chọn hình thức gửi dài hạn. Thông thường thì mức lãi suất gửi dài hạn sẽ lớn hơn rất nhiều đối với gửi lãi nhập gốc trong ngắn hạn.
Lựa chọn được những ngân hàng có mức lãi suất tốt
Hiện nay thì lãi suất tiền gửi giữa các ngân hàng có sự chênh lệch khá nhiều. Vì thế mà bạn cần phải tìm hiểu và tính toán kỹ càng xem liệu ngân hàng nào có được mức lãi suất tốt nhất nhé.
Tuy nhiên, chỉ riêng về mức lãi suất thôi vẫn chưa đủ. Bạn cần quan tâm đến cả sự uy tín và tính bảo mật của ngân hàng gửi tiền nữa. Hãy lựa chọn các ngân hàng có độ uy tín cao và khả năng bảo mật tốt nhất để đảm bảo an toàn cho sổ tiền gửi tiết kiệm của bạn nhé!
Phân chia số tiền gửi hợp lý
Gửi tiết kiệm theo phương thức lãi nhập gốc thường sẽ không quá tối ưu. Tuy nhiên, nếu như hiểu rõ được lãi nhập gốc là gì thì bạn hẳn có thể nhận ra được để phương pháp này có thể phát huy hết hiệu quả thì bạn cần phải theo dõi ở trong dài hạn. Vì thế mà lời khuyên dành cho bạn là hãy chia nhỏ số tiền mình có và gửi tại các ngân hàng khác nhau. Bằng cách này thì nếu như bạn cần tiền gấp thì vẫn có thể sẽ rút được một trong số này. Lượng tiền gửi ở các ngân hàng khác vẫn sẽ được duy trì và nhận lãi.
Gửi tiết kiệm đang là một trong những phương pháp đầu tư an toàn nhất. Tuy nhiên không có điều gì được đảm bảo chắc chắn cả. Nếu như có bất kỳ sự cố gì xảy ra đối với ngân hàng hay tệ nhất là ngân hàng phá sản thì sẽ rất rủi ro đối với số tiền gửi của bạn. Vì thế mà bạn hãy cân nhắc gửi tiền ở nhiều ngân hàng khác nhau nhé!
Kết luận
Hy vọng với bài viết này của Mytrade sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích xung quanh vấn đề lãi nhập gốc là gì. Đồng thời, bạn còn có thể tự mình áp dụng công thức này để tính toán được khoản lãi mà mình sẽ nhận được như thế nào. Ngoài ra, bạn cũng sẽ biết được cách lựa chọn hình thức gửi tiền tiết kiệm sao cho mang lại hiệu quả cao nhất cho mình.
Mytrade – nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín nhất hiện nay
Nền tảng giao dịch chứng khoán Mytrade luôn hoạt động với phương châm luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, chúng tôi luôn nỗ tạo ra sản phẩm cùng với nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm mang lại hiệu quả đầu tư cho khách hàng.
Nếu bạn còn thắc mắc về lãi nhập gốc là gì hoặc muốn tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán liên hệ ngay với Mytrade qua Hotline 1900966935 – 0983.668.883 để được hỗ trợ nhanh nhất.