Lãi suất chiết khấu là gì? Cách tính lãi suất chiết khấu chính xác

Lãi suất chiết khấu (hay còn gọi là Discount rate) là một thuật ngữ khá quen thuộc với những ai làm việc trong ngành tài chính ngân hàng. Tuy nhiên thực tế vẫn có không ít người băn khoăn về lãi suất chiết khấu là gì? Đặc biệt có nhiều trường hợp mọi người nhầm lẫn giữa lãi suất chiết khấu với khái niệm lãi suất tái chiết khấu. Vậy hãy cùng Mytrade tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này!

Lãi suất chiết khấu là gì?

Lãi suất chiết khấu là gì? Lãi suất chiết khấu là gì?

Lãi suất chiết khấu là một mức lãi suất do ngân hàng nhà nước áp dụng khi cho vay. Tuy nhiên đối tượng cho vay không phải khách hàng mà là những ngân hàng thương mại. Điều này có nghĩa là ngân hàng thương mại khi hoạt động sẽ có những trường hợp cần vay tiền từ ngân hàng trung ương, khi tỷ lệ tiền mặt dự trữ của ngân hàng không thể bảo đảm  an toàn. Khi đó ngân hàng thương mại sẽ xem xét đến việc vay tiền tránh xảy ra tình huống khách hàng rút tiền.

Ngoài ra nhà đầu tư cũng có thể hiểu đơn giản lãi chiết khấu là một công cụ trong chính sách tiền tệ và căn cứ quan trọng đối với cả ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại.

Lãi suất tái chiết khấu là gì?

Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất tính trên số tiền ghi trên thương phiếu hoặc giấy tờ có giá trước khi đến thời hạn thanh toán.

Lãi suất tái chiết khấu là giá cả của dịch vụ mua bán các thương phiếu, giấy tờ có giá. Mức lãi suất tái chiết khấu sẽ phụ thuộc vào khả năng thanh toán của người có nghĩa vụ trả số tiền ghi trên thương phiếu hoặc giấy tờ có giá. 

Công thức tính lãi suất chiết khấu

Công thức tính lãi suất chiết khấu Công thức tính lãi suất chiết khấu

Lãi suất chiết khấu sẽ được tính bằng với:

  • Chi phí huy động vốn (còn gọi là Funding cost)
  • Trung bình trọng số chi phí vốn (còn gọi là Weighted Average Cost of Capital, WACC).

Chi phí huy động vốn

Lãi suất chiết khấu có thể được tính bằng với chi phí gọi vốn. Đây là một tỷ lệ lợi tức mà người bỏ vốn mong muốn thu lại từ dự án. Hay nói cách khác, lãi suất chiết khấu là chi phí sử dụng vốn hoặc chi phí cơ hội của vốn.

Trung bình trọng số của chi phí vốn

WACC = chi phí sử dụng vốn trung bình của một doanh nghiệp.

Doanh nghiệp sẽ có 2 nguồn để gọi vốn chính:

  • Vay thương mại: dẫn đến chi phí của khoản nợ (Cost of debt) là lãi suất của khoản vay 
  • Vốn góp cổ đông: khi đó chi phí vốn cổ phần (Cost of equity) là thu nhập mong muốn của các cổ đông.

WACC có thể tính được bằng chi phí sử dụng trung bình của hai nguồn vốn trên.

WACC = re * E/(E+D) + rD(1-TC)* D/(E+D)

Trong đó:

  • re: là tỷ suất thu nhập mong muốn của các cổ đông
  • rD: là lãi suất mong muốn của các chủ nợ
  • E: là giá thị trường cổ phần của doanh nghiệp
  • D: là giá thị trường nợ của doanh nghiệp
  • TC: là thuế suất thuế thu nhập của doanh nghiệp

re = [Div0(1+g)/P0] + g

Trong đó:

  • P0: giá cổ phiếu của doanh nghiệp ở thời điểm gốc
  • Div0: cổ tức của cổ phiếu doanh nghiệp ở thời điểm gốc
  • g: tỷ lệ tăng trưởng dự kiến của các cổ tức.

>> Tham khảo: Thoái vốn là gì? Đặc điểm và các hình thức thoái vốn

Mô tả nghiệp vụ của tính lãi suất chiết khấu

Mô tả nghiệp vụ của tính lãi suất chiết khấu Mô tả nghiệp vụ tính lãi suất chiết khấu

Khi không đủ dự trữ bắt buộc thì ngân hàng thương mại cần phải vay tiền của ngân hàng trung ương. Tình huống này có thể xảy ra bởi vì ngân hàng thương mại đã cho vay quá nhiều hoặc bởi vì có quá nhiều các khoản tiền cần được rút ra. Khi ngân hàng trung ương cho một ngân hàng thương mại vay tiền, hệ thống ngân hàng sẽ có nhiều mức dự trữ cao hơn và họ có thể tạo ra nhiều tiền hơn.

Ngân hàng Trung ương có thể thay đổi mức cung ứng tiền tệ bằng cách thay đổi mức lãi suất chiết khấu. Lãi suất chiết khấu càng cao thì các ngân hàng càng ít vay tiền của ngân hàng trung ương đề bù đắp việc dự trữ.

Đồng thời, để có thể đáp ứng được các nhu cầu rút tiền của khách hàng trong khi ít vay tiền hơn từ ngân hàng trung ương thì các ngân hàng thương mại cần có xu hướng tăng tỷ lệ dự trữ và làm giảm số nhận tiền. Do đó, biện pháp tăng lãi suất chiết khấu có xu hướng làm giảm cơ sở tiền và số nhân của tiền và dẫn đến cung ứng tiền tệ giảm.

Ngược lại, biện pháp giảm lãi suất chiết khấu cũng sẽ khuyến khích các ngân hàng vay nhiều tiền hơn từ ngân hàng trung ương và sẽ dự trữ với tỉ lệ thấp hơn, dẫn đến cơ sở tiền và số nhân tiền tăng, cung ứng tiền tệ cũng tăng.

Ưu điểm và hạn chế của nghiệp vụ chiết khấu trong ngân hàng

Ưu điểm

  • Đây là một nghiệp vụ ít rủi ro và khả năng thu hồi nợ của ngân hàng rất chắc chắn.
  • Chiết khấu là một hình thức tín dụng đơn giản, ít phiền phức đối với ngân hàng, bởi thủ tục và quy trình cho vay khá đơn giản.
  • Chiết khấu không để vốn của ngân hàng được “đóng băng”.
  • Thời hạn chiết khấu ngắn (tức là ít hơn 90 ngày) và ngân hàng thương mại có thể dễ dàng xin tái chiết khấu hối phiếu tại Ngân hàng có nhu cầu về vốn.
  • Tiền cấp cho khách hàng khi chiết khấu được chuyển vào tài khoản tiền gửi của họ . Cho nên đây cũng tạo thành nguồn vốn cho ngân hàng.

Hạn chế

  • Ngân hàng đôi khi phải nhận mức chiết khấu các hối phiếu giả mạo, tức là hối phiếu không thực sự xuất phát từ quan hệ thương mại mà do một số cá nhân tự ý phát hành hối phiếu giả nhằm mục đích lừa đảo ngân hàng.
  • Người chịu trách nhiệm thanh toán các giấy tờ có giá bị mất khả năng thanh toán trước khi giấy tờ có giá đến hạn thanh toán.

>> Tham khảo: Bán chui cổ phiếu là gì? Mức phạt của việc bán chui cổ phiếu

Lãi suất chiết khấu tác động thế nào đến thị trường

Lãi suất chiết khấu tác động thế nào đến thị trường Lãi suất chiết khấu tác động thế nào đến thị trường

Đối với những Ngân hàng thương mại

Tỷ lệ chiết khấu do Ngân hàng Trung ương thiết lập có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đặc biệt là đối với những ngân hàng thương mại. Cụ thể là tỷ lệ chiết khấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ dự trữ tiền mặt của các ngân hàng. Nó chính là cơ sở giúp các ngân hàng thương mại quyết định giữ tiền mặt cao hơn hay chỉ bằng với tỷ lệ dự trữ bắt buộc. 

Các ngân hàng thương mại luôn so sánh tỷ lệ chiết khấu với thị trường. Nếu như lãi suất chiết khấu càng cao thì ngân hàng không thể dự trữ tiền mặt ở mức tối thiểu bằng với tỷ lệ dự trữ bắt buộc, Bởi vì nếu như vậy khi thiếu tiền dự trữ, ngân hàng thương mại buộc phải vay tiền từ ngân hàng trung ương để bù vào khoản dự trữ thiếu. 

Trong trường hợp lãi suất chiết khấu cao hơn với thị trường, số tiền ngân hàng thương mại thu được từ các hoạt động cho vay cũng không thể bù được số tiền mà ngân hàng thương mại phải trả cho ngân hàng trung ương để vay tiền và bổ sung dự trữ. Đặc biệt, những ngân hàng cũng có xu hướng tăng dự trữ tiền mặt hơn để đảm bảo không xảy ra rủi ro khi khách hàng rút tiền.

Ngược lại, nếu mức lãi suất chiết khấu bằng hoặc thấp hơn so thị trường thì ngân hàng thương mại có thể tự do cho vay và chỉ dự trữ tiền mặt ở tỷ lệ bắt buộc. Đơn giản bởi vì nếu như thiếu thanh khoản tại thời điểm đó, các ngân hàng hoàn toàn có thể vay ở ngân hàng nhà nước với mức lãi suất thấp mà không ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ.

Đối với Ngân hàng Nhà nước

Tác động của lãi suất chiết khấu đối với các ngân hàng thương mại là quá rõ ràng. Tuy nhiên, đây cũng chính là công cụ hữu hiệu của Ngân hàng Nhà nước. Chính Ngân hàng Trung ương sẽ ấn định tỷ lệ lãi suất chiết khấu để điều tiết lượng tiền cung ứng trên thị trường. Như vậy, nếu ngân hàng thương mại muốn tăng lượng cung tiền thì sẽ giảm lãi suất. Ngược lại, nếu ngân hàng thương mại muốn giảm cung tiền thì sẽ tăng lãi suất. Đơn giản bởi vì nếu lãi suất tăng thì các ngân hàng thương mại sẽ giảm cho vay và tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc làm cho nguồn cung tiền trên thị trường giảm.

Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất chiết khấu

Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất chiết khấu Yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất chiết khấu

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định lãi suất chiết khấu, bao gồm:

Yếu tố lạm phát

Lạm phát được hiểu là sự gia tăng chung của những mặt bằng giá cả hàng hóa, dịch vụ và sự mất giá của tiền tệ theo thời gian. Khi tình trạng lạm phát xảy ra thì có khả năng ảnh hưởng xấu đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của quốc gia. Trong đấy, tác động đầu tiên của lạm phát chính là ảnh hưởng đến lãi suất, bao gồm cả tỷ suất chiết khấu.

Để vượt qua tình trạng suy thoái kinh tế, Ngân hàng Trung ương thường sẽ có xu hướng hạ mức lãi suất để kích thích tăng trưởng tín dụng (còn gọi là nới lỏng tiền tệ) của các ngân hàng thương mại. Ngược lại, để kiểm soát được tình trạng lạm phát, các ngân hàng trung ương sẽ thường nâng lãi suất để làm hạn chế lượng cung tín dụng đưa vào nền kinh tế. 

Như vậy, khi tình trạng lạm phát dự đoán tăng thì mức lãi suất chiết khấu cũng tăng. Ngược lại, khi lạm phát được phán đoán giảm thì tỷ lệ chiết khấu cũng giảm.

Lượng cung và cầu của tiền tệ trên thị trường

Cung tiền là tổng số tiền trên thị trường được dùng để thanh toán cho những giao dịch. Chính phủ sẽ trực tiếp kiểm soát lượng cung tiền trên thị trường và có những quy định cụ thể về giá trị của đồng tiền. 

Cầu tiền là nhu cầu về sử dụng tiền của các cá nhân, đơn vị, tổ chức sử dụng để làm phương tiện mua bán, trao đổi, giao dịch… 

Khi lượng cung và cầu tiền ở trạng thái mất cân bằng, ngân hàng trung ương sẽ điều chỉnh lệ chiết khấu để ổn định lại. Nếu lượng cung tiền quá nhiều, Nhà nước sẽ tiến hành tăng lãi suất để làm giảm lượng tiền lưu thông. Điều này giúp tránh những rủi ro không mong muốn khi cung – cầu mất cân bằng, dẫn đến lạm phát không được kiểm soát hợp lý.

Chính sách tiền tệ nhà nước

Nếu mức lãi suất tăng cao hay xuống thấp đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế. Do vậy nhà nước có thể điều chỉnh lãi suất nhằm bình ổn nền kinh tế.

Lãi suất tăng lên dẫn đến nhu cầu tiêu dùng và đầu tư giảm xuống. Khi đó ngân hàng nhà nước sẽ thực hiện giảm mức lãi suất cho các ngân hàng thương mại. Ngược lại, khi mức lãi suất giảm xuống thì ngân hàng nhà nước sẽ tăng mức lãi suất tín dụng với các thành phần trong nền kinh tế.

Rủi ro về kỳ hạn tín dụng

Bên cạnh những yếu tố trên, lãi suất chiết khấu còn phải chịu ảnh hưởng của những nhân tố khác như: tỷ giá hối đoái, tình hình cân đối ngân sách, các chủ thể tài chính trung gian, sự ổn định tình hình kinh tế - tài chính….

Kết luận

Lãi suất chiết khấu có tác động mạnh mẽ đến những ngân hàng thương mại và là công cụ giúp cân bằng nguồn tiền ngoài thị trường của ngân hàng Nhà nước. Hy vọng các thông tin trong bài viết này của Mytrade đã giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về các khoản vay chiết khấu và lãi suất áp dụng.

Mytrade nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín tại Việt Nam

Logo My Trade

Mytrade là một nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán trẻ, năng động, cung cấp các dịch vụ uy tín, chất lượng nhất cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Với cổng thông tin giao dịch chứng khoán trực tuyến, Mytrade  mong muốn mang đến những cơ hội đầu tư nhanh chóng và kịp thời cho các các nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Đồng thời, cung cấp những thông tin thị trường giúp nhà đầu tư nắm bắt cơ hội, cùng nhau nhận định và phân tích tình hình kinh tế – tài chính – chứng khoán để đạt hiệu quả đầu tư tốt nhất. 

Nếu nhà đầu tư còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ trong quá trình giao dịch chứng khoán hãy liên hệ ngay đến Mytrade qua HOTLINE 1900966935 – 0983.668.883 để được tư vấn nhanh nhất và chính xác nhất từ các chuyên gia đầu ngành.

  • Bài viết nổi bật