Lạm phát là gì? Nguyên nhân và các biện pháp kiềm chế lạm phát

Thông tin về lạm phát thu hút được rất nhiều sự quan tâm, chúng ta có thể nhận thấy chủ đề này tràn ngập trên các mặt báo hoặc mạng xã hội. Sau một giai đoạn bơm tiền nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế phục hồi sau đại dịch, cùng với những biện pháp trừng phạt lên nền kinh tế Nga đã đẩy cho mức giá hàng hóa tăng cao và tình trạng lạm phát bắt đầu xuất hiện, đe dọa đến nền kinh tế toàn cầu. Vậy lạm phát là gì? và hiện tượng lạm phát xảy ra khi nào. Hãy cùng Mytrade tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Lạm phát là gì?

lạm phát là gì?

Lạm phát là gì?

Lạm phát chính là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của các mặt hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất đi giá trị của một loại tiền tệ bất kỳ. Khi mà mức giá chung tăng cao thì một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do vậy lạm phát phản ánh về sự suy giảm sức mua ở trên một đơn vị tiền tệ.

Nguyên nhân của tình trạng lạm phát

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát, cụ thể như sau

Lạm phát do cầu kéo

Tình trạng này xảy ra khi mà nhu cầu của thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên và sẽ kéo theo giá cả tăng. Đồng thời thì dẫn đến giá cả của hàng loạt những hàng hóa khác cũng “leo thang”.Do vậy, giá trị của đồng tiền cũng trở nên mất giá mà bạn cần phải dùng nhiều tiền hơn để mua hàng hóa.

Lạm phát do chi phí đẩy

Chi phí đẩy được liệt kê đó là giá cả nguyên liệu mua vào, tiền máy móc, thuế, tiền lương của công nhân, chi trả bảo hiểm,… của một doanh nghiệp. Một khi những chi phí này tăng lên thì sẽ thúc đẩy doanh nghiệp gia tăng giá sản phẩm bán ra ngoài thị trường để đảm bảo được phần lợi nhuận. Điều này đã gây ra hiện trạng mức giá chung của toàn thể nền kinh tế gia tăng theo.

Lạm phát do cơ cấu

Đây chính là vấn đề lạm phát xuất phát từ doanh nghiệp mà ra. Từ một doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh hiệu quả muốn tăng tiền lương cho nhân viên thì sẽ kéo theo các doanh nghiệp khác tăng theo dù không biết hoạt động kinh doanh có đạt doanh thu hay không. Bởi vì họ sử dụng cách gia tăng giá sản phẩm ở trên thị trường để đảm bảo được phần lợi nhuận.

Lạm phát do cầu thay đổi

Khi mà thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một loại mặt hàng nào đó, nhưng lại là loại mặt hàng được cung cấp độc quyền (như giá điện tại thị trường Việt Nam) thì chúng vẫn không giảm giá được. Đồng thời, cũng dẫn đến lượng cầu về một mặt hàng khác gia tăng lên và cũng tăng giá.

Lạm phát do xuất khẩu

Đây là hiện tượng lạm phát do tổng cung và tổng cầu bị mất cân bằng. Tổng cầu ở trong nước lẫn nước ngoài tăng hoặc giảm làm cho tổng cung không đủ điều kiện để cung ứng. Khi đó thì các sản phẩm thiếu hụt này sẽ đẩy phần giá cả lên.

Lạm phát do nhập khẩu

Khi hàng hóa nhập khẩu tăng lên do thuế hay theo giá cả trên thế giới, khiến cho mức giá bán ra trong nước cũng tăng theo. Vì thế, nếu như mức giá chung bị giá cả của hoạt động nhập khẩu đội lên sẽ hình thành lạm phát.

Lạm phát do tiền tệ

Đây chính là nguyên nhân từ các ngân hàng làm cho lượng tiền ở trong nước tăng, phát sinh tình trạng lạm phát. Khi ngân hàng tiến hành mua ngoại tệ vào để có thể giữ đồng tiền ở trong nước không bị mất giá. Cũng có thể do ngân hàng mua công trái dựa theo yêu cầu nhà nước, làm cho lượng tiền ở trong lưu thông gia tăng lên nhiều.

Đặc điểm của lạm phát

Đặc điểm của lạm phát

Đặc điểm của lạm phát

Lạm phát không phải là ngẫu nhiên mà đó chính là kết quả của cả một quá trình. Chúng ta có thể nhận diện được lạm phát thông qua một vài đặc điểm dưới đây:

  • Lạm phát sẽ không phải một sự kiện ngẫu nhiên. Sự tăng giá cả của hiện tượng này cũng bắt đầu và gia tăng liên tục, đột ngột. Tuy nhiên cũng sẽ có một vài trường hợp mà sự tăng giá đột ngột không phải là tình trạng lạm phát mà là sự biến động về giá tương đối. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi mà vấn đề cung, cầu không ổn định ở trong một thời gian ngắn.
  • Lạm phát chính là sự ảnh hưởng chung của tất cả những hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế chứ không phải riêng một loại mặt hàng nào cả. Biến động giá tương đối chỉ là một hay hai loại hàng hóa cố định.
  • Lạm phát là một hiện tượng lâu dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của một quốc gia hay khu vực ở trong vài năm liền. Điều này làm cho các quốc gia tiến hành những vấn đề đo lường hằng năm để có thể hạn chế tình trạng lạm phát ở mức thấp nhất có thể.

Phân loại lạm phát

Dựa theo mức độ lạm phát

Lạm phát bao gồm có 3 mức độ chính từ đơn giản đến phức tạp và sẽ được đánh giá dựa theo tỷ lệ phần trăm của lạm phát. Cụ thể:

  • Lạm phát tự nhiên (từ 0 – dưới 10%): Nếu như tình trạng lạm phát xảy ra ở mức độ này thì nền kinh tế vẫn sẽ hoạt động bình thường, ít có rủi ro và đời sống của người dân vẫn ổn định.
  • Lạm phát phi mã (từ 10% đến dưới 1000%): Khi tình trạng lạm phát xảy ra ở mức độ này thì sẽ làm cho giá cả chung tăng lên một cách nhanh chóng và gây sự biến động lớn về kinh tế. Khi đó, người dân sẽ có xu hướng tích trữ hàng hoá, bất động sản, vàng bạc và hạn chế việc cho vay tiền ở mức lãi suất bình thường.
  • Siêu lạm phát (trên 1000%): Khi mà tình trạng lạm phát xảy ra ở mức độ này sẽ để lại những hậu quả vô cùng lớn đối với nền kinh tế của một quốc gia. Lúc này quốc gia sẽ khó có thể phục hồi nền kinh tế trở về được tình trạng như lúc ban đầu. 

Và trên thực tế hiện nay thì tất cả các quốc gia ở trên thế giới đều đang cố gắng để kiểm soát được mức lạm phát ở dưới 5%, tuy nhiên không phải quốc gia nào cũng có thể làm được điều này.

Dựa theo tính chất lạm phát

Dựa vào tính chất thì tình trạng lạm phát sẽ có 2 loại sau đây:

  • Lạm phát dự kiến: chính là loại lạm phát xuất hiện bởi yếu tố tâm lý, dự đoán của những cá nhân về tốc độ tăng giá ở trong tương lai và lạm phát ở trong quá khứ. Lạm phát dự kiến gây ảnh hưởng không lớn và chỉ tác động đến sự điều chỉnh chi phí sản xuất.
  • Lạm phát không dự kiến: chính là loại lạm phát xuất hiện do những cú sốc đến từ bên ngoài và những tác nhân ở trong nền kinh tế không dự kiến được sẽ dẫn đến bị bất ngờ.

>> Tham khảo: GNP là gì? Vai trò, phân loại và cách tính GNP

Cách tính tỷ lệ lạm phát

Cách tính tỷ lệ lạm phát

Cách tính tỷ lệ lạm phát

Tỷ lệ lạm phát được tính theo công thức sau

Tỷ lệ lạm phát của kỳ hiện tại = (Giá trị chỉ số CPI cuối cùng / Giá trị CPI ban đầu) x 100

Ví dụ: Tỷ lệ lạm phát trong năm 2021 so với năm 2020 = (Giá trị chỉ số CPI năm 2021 / Giá trị CPI năm 2020) x 100

Giả sử chỉ số CPI năm 2020 và 2021 lần lượt là 105 và 107 . Như vậy, tỷ lệ lạm phát năm 2021 so với năm 2020 sẽ là:

(107 / 105) x 100 = 101,98%

Ngoài cách tính lạm phát bằng CPI như trên thì ta còn có thể tính lạm phát dựa theo chỉ số giảm phát GDP. Chẳng hạn, nếu như tỷ lệ lạm phát năm 2021 so với năm 2020 sẽ được tính như sau:

Tỷ lệ lạm phát năm 2021 so với năm 2020 = [(Chỉ số giảm phát GDP năm 2021 – Chỉ số giảm phát GDP năm 2020) / Chỉ số giảm phát GDP năm 2020] x 100

Giả sử chỉ số giảm phát GDP năm 2021 và năm 2020 lần lượt là 105 và 107. Như vậy, tỷ lệ lạm phát năm 2021 so với năm 2020 sẽ là:

[(107 – 105) / 98] x 100 =1,84%

Ảnh hưởng của tình trạng lạm phát đối với nền kinh tế

Ảnh hưởng của tình trạng lạm phát đối với nền kinh tế

Ảnh hưởng của tình trạng lạm phát đối với nền kinh tế

Như đã nói ở trên thì việc lạm phát làm cho giá trị tiền tệ ở trong lưu thông bị suy giảm và khi mang tiền so sánh với các quốc gia khác sẽ có một số hạn chế lớn. Nền kinh tế cũng từ đó sẽ cần nhiều tiền để phát triển hơn, khi không có đủ tiền thì việc kinh tế sẽ gặp khó khăn là điều tất yếu. Ngoài ra thì lạm phát ở mức độ nào đó vẫn có thể hình thành nên yếu tố tích cực hơn. Cụ thể: 

Lạm phát gây ảnh hưởng tích cực

Lạm phát ở mức độ tự nhiên với tỷ lệ từ 2 – < 10% thì sẽ không gây hại cho bất kỳ đến nền kinh tế. Không chỉ vậy, chúng cũng sẽ mang lại một số lợi ích nhất định đáng kể như: lạm phát mức độ nhẹ thì có thể kích thích hoạt động tiêu dùng, vay nợ, đầu tư và giảm bớt tình trạng thất nghiệp ở trong xã hội nhờ việc giá cả tăng đều và ổn định.

Bên cạnh đó thì tình trạng lạm phát cho phép chính phủ có thêm về khả năng lựa chọn những công cụ kích thích đầu tư vào trong các lĩnh vực kém ưu tiên thông qua việc mở rộng tín dụng, giúp phân phối lại nguồn thu nhập và các nguồn lực ở trong xã hội theo định hướng mục tiêu và trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, đây chính là công việc khó và đầy mạo hiểm nếu như không chủ động thì sẽ tạo ra hậu quả xấu.

Lạm phát gây ảnh hưởng tiêu cực

Lạm phát tạo ra sự gia tăng về giá cả của các mặt hàng ở trên thị trường khiến cho đồng tiền bị mất giá. Từ đó sẽ dẫn đến nhiều khó khăn đến đời sống kinh tế, an sinh và xã hội. Việc lạm phát tăng nhanh và không thể kiểm soát được thì hoạt động vay tiền, đầu tư có thể gây ra nhiều hậu quả. Điển hình cụ thể nhất là mức lãi suất tăng lên sẽ dẫn đến nền kinh tế của quốc gia đó chịu sự suy thoái và tình trạng thất nghiệp gia tăng. Từ đó thì chúng sẽ dẫn đến việc phải đi vay mượn ở bên ngoài, sinh ra những khoản nợ của quốc gia.

Trên thực tế thì lạm phát gây ra ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn là tích cực. Cụ thể:

  • Lạm phát gây tác động lên lãi suất

Đây cũng chính là sự tác động tiêu cực nhất của tình trạng lạm phát. Khi lạm phát gây ảnh hưởng trực tiếp đến mức lãi suất thì sẽ dẫn đến việc ảnh hưởng các yếu tố khác của một nền kinh tế. Nhằm duy trì hoạt động được ổn định thì ngân hàng cần phải ổn định lãi suất thực. Trong khi đó thì Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát.

Do đó khi mà tỷ lệ lạm phát tăng cao, nếu như muốn cho lãi suất thực ổn định và dương thì mức lãi suất danh nghĩa cần phải tăng lên theo tỷ lệ lạm phát. Việc tăng lãi suất danh nghĩa cũng sẽ dẫn đến hậu quả mà nền kinh tế đó phải gánh chịu chính là suy thoái kinh tế và tình trạng thất nghiệp gia tăng.

  • Lạm phát gây ảnh hưởng đến thu nhập thực tế

Giữa mức thu nhập thực tế và thu nhập danh nghĩa của người lao động thì đều có quan hệ với nhau qua tỷ lệ lạm phát. Khi tình trạng lạm phát tăng lên mà thu nhập danh nghĩa lại không thay đổi thì sẽ làm cho thu nhập thực tế của người lao động bị giảm xuống.

Lạm phát không chỉ làm giảm đi giá trị thật của những loại tài sản không có lãi mà nó còn làm hao mòn đi giá trị của những tài sản có lãi, tức là làm giảm đi phần thu nhập thực từ những khoản lãi, các khoản lợi tức. Đó chính là do chính sách thuế của nhà nước được tính dựa trên cơ sở của thu nhập danh nghĩa. Khi tình trạng lạm phát tăng cao, những người đi vay tăng mức lãi suất danh nghĩa để có thể bù vào tỷ lệ lạm phát tăng cao mặc dù mức thuế suất vẫn không tăng.

Từ đó thì thu nhập ròng (thực) của của người cho vay bằng với thu nhập danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát bị giảm xuống sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế xã hội. Như tình trạng suy thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng, đời sống của người dân lao động trở nên khó khăn hơn, đồng thời làm giảm lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ…

  • Lạm phát làm cho phân phối thu nhập không bình đẳng

Khi lạm phát tăng lên thì giá trị của đồng tiền giảm xuống, người đi vay cũng sẽ có lợi ở trong việc vay vốn trả góp để tiến hành đầu cơ kiếm lợi. Do vậy càng phải tăng thêm nhu cầu tiền vay ở trong nền kinh tế, đẩy mức lãi suất lên cao.

Lạm phát tăng cao còn làm cho những người thừa tiền và giàu có, sử dụng tiền của mình vơ vét và thu gom các hàng hoá, tài sản. Dẫn đến nạn đầu cơ xuất hiện, tình trạng này càng làm mất đi sự cân đối nghiêm trọng quan hệ cung – cầu hàng hoá ở trên thị trường, giá cả của hàng hoá cũng lên cơn sốt cao hơn.

  • Lạm phát gây tác động đến khoản nợ quốc gia

Lạm phát cao làm cho Chính phủ được lợi do mức thuế thu nhập đánh vào người dân, tuy nhiên những khoản nợ nước ngoài sẽ ở tình trạng trầm trọng hơn. Chính phủ được lợi trong nước nhưng lại bị thiệt với nợ nước ngoài bởi tình trạng lạm phát đã làm cho tỷ giá giá tăng và đồng tiền ở trong nước trở nên mất giá nhanh hơn so với đồng tiền của nước ngoài tính trên các khoản nợ.

Biện pháp kiềm chế lạm phát

Để kiểm soát được tình trạng thì chính phủ có thể lựa chọn một trong những biện pháp chống lạm phát sau:

  • Giảm bớt lượng tiền đang được lưu hành (gia tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng mức lãi suất chiết khấu và lãi suất của tiền gửi, giảm chi ngân sách,…)
  • Tăng quỹ cho hàng hóa tiêu dùng (khuyến khích tự do hoạt động mậu dịch, giảm thuế,…)
  • Vay viện trợ của nước ngoài.
  • Cải cách tiền tệ.

Lạm phát thì nên đầu tư gì?

Lạm phát nên đầu tư gì?

Lạm phát thì nên đầu tư gì?

Đầu tư gì khi làm phát tăng cao? hiện đây đang là vấn đề đặt ra của rất  nhiều nhà đầu tư. Sau đây Mytrade sẽ giới thiệu đến bạn 5 kênh đầu tư khi nền kinh tế lạm phát:

Đầu tư bất động sản

Đây là một danh mục đầu tư cực tốt ở trong thời kỳ lạm phát tăng cao. Giá trị của bất động sản lúc này thường sẽ có xu hướng tăng. Không nhất thiết phải đổ xô đi mua những “mảnh vàng, mảnh bạc” mà người nào cũng muốn, nhà đầu tư vẫn nên cân nhắc trước khi mua nhằm tránh trường hợp bong bóng bất động sản.

Gửi ngân hàng lấy lãi tiết kiệm

Gửi tiết kiệm cũng giống như việc lập một quỹ dự phòng: an toàn và tiện lợi, thích rút tiền khi nào cũng được. Đương nhiên hình thức này sẽ không đem lại nhiều lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Mặc dù bây giờ mức lãi suất gửi của ngân hàng cũng tăng hơn, tuy nhiên đây vẫn không được xem là một khoản đầu tư dài hạn tốt.

Góp vốn vào trong các khoản đầu tư có lãi suất cố định

Các khoản đầu tư có mức lãi suất cố định chính là các loại trái phiếu, nó cũng giống như tiền gửi ngân hàng, vô cùng an toàn nhưng phần lợi nhuận cũng thấp, tuy nhiên thời gian đáo hạn thì lại tương đối dài (trong vòng 5 - 10 năm).

Đầu tư chứng khoán 

Tùy theo khẩu vị đầu tư của mỗi người mà có thể mua cổ phiếu của nhiều công ty hay tham gia các quỹ tương hỗ.

Cổ phiếu có tính thanh khoản cao nên không đòi hỏi các nhà đầu tư phải có lượng vốn thật lớn thì mới có thể tham gia. 

Tích trữ, đầu tư vàng và kinh doanh các mặt hàng thiết yếu

Vàng chính là biện pháp truyền thống để phòng chống lạm phát, vàng có giá trị trường tồn với thời gian. Khi mà vật giá các thứ tăng cao thì giá vàng lại cũng càng tăng.

Kết luận 

Lạm phát là một yếu tố vĩ mô quan trọng, để có thể quản lý tài chính cá nhân thật tốt thì mỗi người không thể bỏ qua lạm phát. Tuy nhiên, hãy nhìn nhận lạm phát như những cơ hội đến với bạn. Nếu như tình trạng lạm phát thấp, có thể gia tăng mua hàng hóa khi giá cả rẻ vừa giúp tăng trưởng nền kinh tế, lại vừa tiết kiệm được tiền. Nếu như lạm phát cao thì hãy nghĩ đến các tài sản có giá trị hay nhân đôi số tiền nhanh chóng trong ngân hàng.

Nếu nhà đầu tư nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về lạm phát hoặc cần hỗ trợ tham gia đầu tư trên thị trường khoán thì hãy liên hệ ngay đến Mytrade qua HOTLINE 1900966935 – 0983.668.883 để được các chuyên gia trong ngành giải đáp một cách nhanh nhất. Tải app MyTrade ngay hôm nay để có thể trải nghiệm ngay nền tảng đầu tư mới tại:

– Apple Store: https://apps.apple.com/us/app/mytrade-đầu-tư-cho-mọi-người/id1610468053

– Google Play: https://play.google.com/store/apps/details?id=vn.ftv.mytrade

App đầu tư chứng khoán tối ưu trên thị trường hiện nay

Tải app MyTrade để có thể trải nghiệm ngay nền tảng đầu tư mới

  • Bài viết nổi bật