Lợi nhuận gộp là phần lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được sau khi đã trừ hết đi các phần chi phí như sản xuất, bán hàng, dịch vụ,vv… Có nhiều câu hỏi đặt ra xoay quanh vấn đề về sự khác biệt giữa lợi nhuận gộp và thu nhập ròng. Đặc trưng, cách tính lợi nhuận gộp như thế nào? Để giải đáp điều này, Mytrade sẽ phân tích chi tiết hơn về lợi nhuận gộp là gì và điều mà bạn đang thắc mắc ngay bài viết dưới đây nhé.
Lợi nhuận gộp là gì?
Lợi nhuận gộp là gì?
Lợi nhuận gộp (Gross Profit) là tổng thu nhập của một doanh nghiệp có được sau khi đã trừ đi những chi phí hàng hóa, máy móc, nhân công, vật tư trong quá trình sản xuất. Lợi nhuận gồm giúp bạn đánh giá được mức độ làm việc, quản lý hiệu quả của một doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Tỷ suất lợi nhuận gộp là gì?
Tỷ suất lợi nhuận gộp (còn gọi là Gross Profit Margin) là một chỉ số được sử dụng để đánh giá về mô hình kinh doanh và sức khỏe tài chính của doanh nghiệp bằng cách tiết lộ về số tiền còn lại từ phần doanh thu sau khi trừ đi được giá vốn hàng bán.
Đặc trưng của lợi nhuận gộp
Lợi nhuận gộp của một doanh nghiệp sẽ được đánh giá thông qua hiệu quả trong hoạt động, sử dụng nguồn lao động và sản xuất hàng hóa, dịch vụ trong suốt quá trình kinh doanh, làm việc.
Số liệu tính toán về phần lợi nhuận gộp chỉ được thể hiện qua những chi phí biến đổi. Tức là chi phí dao động theo mức sản lượng, cụ thể như:
- Nguyên vật liệu
- Lao động trực tiếp
- Hoa hồng dành cho nhân viên bán hàng
- Phí thẻ tín dụng trong quá trình mua hàng của khách hàng
- Thiết bị
- Chi phí vận chuyển
Lợi nhuận gộp thì sẽ không bao gồm phần chi phí cố định như tiền quảng cáo, bảo hiểm hay thuê nhà, tiền lương dành cho nhân viên không liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất và vật tư văn phòng.
Không được nhầm lẫn giữa lợi nhuận gộp với phần lợi nhuận hoạt động (hay còn gọi là thu nhập trước lãi và thuế). Lợi nhuận hoạt động sẽ được tính bằng cách trừ đi chi phí hoạt động từ lợi nhuận gộp.
>> Tham khảo: Arbitrage là gì? Những rủi ro gặp phải trong Arbitrage
Vai trò của lợi nhuận gộp
Vai trò của lợi nhuận gộp
Việc tính toán lợi nhuận gộp có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đánh giá về tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp. Thông qua việc tính toán lợi nhuận này thì doanh nghiệp có thể đưa ra được biên độ của lợi nhuận này.
Hệ số biên độ được dùng để so sánh về sự thành công trong hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp cùng với hoạt động trong một lĩnh vực và từ đó cũng có thể đánh giá được tiềm năng của một doanh nghiệp trong tương lai.
Những doanh nghiệp mà có phần biên độ dao động của lợi nhuận càng lớn thì số lãi ròng mà doanh nghiệp đó đạt được cũng càng lớn. Từ đó có thể thấy rằng doanh nghiệp này quản lý và kiểm soát những chi phí tốt hơn, đồng nghĩa là doanh nghiệp này sẽ có tiềm năng phát triển rất lớn ở trong tương lai.
Để biết hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp có phát triển một cách ổn định không thì bạn cần phải biết cách tính phần lợi nhuận gộp. Những người kinh doanh nhỏ lẻ sẽ thường bỏ qua hay tính không chính xác phần này. Điều đó làm bạn cho rằng mình lời nhưng thực chất thì lại là lỗ, cho đến khi mức lỗ quá lớn mà không thể bù trừ được nữa. Do vậy, dù kinh doanh lớn hay nhỏ thì bạn cũng cần phải biết được cách tính mức lợi nhuận này.
Công thức xác định phần lợi nhuận gộp chính xác nhất
Doanh nghiệp sẽ sử dụng con số lợi nhuận gộp để tạo ra được tỷ suất lợi nhuận gộp. Đây cũng là một chỉ báo tốt hơn về hiệu quả của doanh nghiệp trong bất kỳ một khoảng thời gian nào đã chọn. Công thức xác định phần lợi nhuận gộp chính xác nhất được thể hiện như sau:
Lợi nhuận gộp = (Tổng doanh thu – Tổng giá thành của hàng hóa đã bán)
Ngoài ra thì tỷ suất lợi nhuận gộp cũng là một con số phần trăm mà doanh nghiệp cần phải tính toán. Điều này được thể hiện ở công thức:
Biên lợi nhuận gộp = (Lợi nhuận gộp / Tổng số doanh thu) x 100
Doanh nghiệp có thể sử dụng phần tỷ suất lợi nhuận gộp để so sánh với mức trung bình trong ngành. Sau đó nhận định xem doanh nghiệp có hoạt động tốt trên thị trường hay không. Nếu như tỷ suất lợi nhuận gộp thấp hơn so với kỳ vọng thì doanh nghiệp nên kiểm tra về con số lợi nhuận gộp và xem phần chi phí nào cần giải quyết hay bất kỳ chi phí nào cần cắt giảm. Để có thể mang lại hiệu quả tối ưu hơn trong kinh doanh.
Lưu ý khi tính toán phần lợi nhuận gộp
Lưu ý khi tính toán phần lợi nhuận gộp
Một số lưu ý khi tính toán lợi nhuận gộp mà doanh nghiệp cần phải biết đến như:
Lợi nhuận gộp được dùng để tính toán tỷ suất lợi nhuận gộp:
Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) = Phần lợi nhuận gộp / Doanh thu
Trường hợp mà doanh thu được thay thế bằng doanh thu thuần thì tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ được tính bằng:
Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) = Phần lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần
Đặc biệt, lợi nhuận gộp không nên nhầm lẫn với phần lợi nhuận hoạt động. Về lợi nhuận hoạt động hay còn gọi là phần thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT). Chúng tôi cũng đã đề cập đến ở những nội dung trên.
Phân biệt phần lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần
Để nắm rõ được sự khác biệt giữa phần lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần thì doanh nghiệp cần phải nắm rõ lợi nhuận gộp là gì và lợi nhuận thuần là gì. Lợi nhuận thuần chính là số lợi nhuận thu về sau khi đã trừ những khoản chi phí như chi phí hoạt động, thuế, lãi suất và cổ tức ưu đãi.
Có thể nhận thấy rằng nếu như lợi nhuận gộp chính là tổng doanh thu trừ đi tổng giá trị vốn mà chưa tính đến những chi phí hoạt động khác (chi phí quản lý, chi phí tài chính hoặc chi phí bán hàng) thì phần lợi nhuận thuần lại được xác định thông qua phần doanh thu thuần trừ đi phần chi phí hoạt động khỏi lợi nhuận gộp. Sẽ bao gồm giá vốn của hàng hóa và những khoản về chi phí hoạt động.
Về mặt ý nghĩa thì lợi nhuận gộp là một cơ sở để có thể đánh giá về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp từ quá trình tiêu thụ đến phần giá vốn bán hàng, không tính yếu tố gián tiếp khác. Trong khi đó thì lợi nhuận thuần lại cho ta thấy được bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của một doanh nghiệp sau khi đã được tính dựa trên các yếu tố gián tiếp. Tức là nếu như hai doanh nghiệp có cùng phần lợi nhuận gộp bằng nhau thì doanh nghiệp nào kiểm soát tốt hơn phần chi phí gián tiếp thì doanh nghiệp đó sẽ có được mức lợi nhuận thuần cao hơn và chứng minh được rằng tình hình tài chính của doanh nghiệp đó tốt hơn.
>> Tham khảo: Tự do tài chính là gì? Các cấp độ tự do tài chính hiện nay
Phân biệt phần lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng
Phân biệt phần lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng
Ý nghĩa
Yếu tố khác biệt chính giữa lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng đó là hai thuật ngữ kế toán được định nghĩa khác nhau. Lợi nhuận gộp mô tả về phần lợi nhuận mà một doanh nghiệp còn lại sau khi đã trừ tất cả những chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất. Điều quan trọng phải nhấn mạnh rằng chỉ có phần chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất thì mới được tiến hành khấu trừ.
Mặt khác thì lợi nhuận ròng là phần thu nhập còn lại mà một doanh nghiệp có được sau khi đã trừ tất cả những khoản khấu trừ mà tổ chức phải chịu trong khoảng thời gian sản xuất của một năm hoặc thời kỳ tài chính nhất định. Tất cả những chi phí trực tiếp và gián tiếp đều cần phải được khấu trừ để thực thể nhận được lợi nhuận ròng của nó.
Mục tiêu
Sự khác biệt thứ hai được phân biệt chính là tính khách quan của chúng. Quản lý của doanh nghiệp tính toán phần lợi nhuận gộp để ước tính sơ bộ về phần lợi nhuận của doanh nghiệp. Đồng thời thì doanh nghiệp cũng có thể tính toán phần lợi nhuận ròng để xác định về hiệu quả hoạt động và khả năng chuyển đổi của hàng hóa thành doanh thu.
Ngoài ra, lợi nhuận ròng cũng chính là phần lợi nhuận thực tế mà một doanh nghiệp có được sau khi đã trừ tất cả các chi phí. Lợi nhuận ròng của doanh nghiệp được sử dụng để xác định phần lợi nhuận của tổ chức, đôi khi là một khoản lỗ. Mục tiêu của việc tính toán lợi nhuận ròng là nhận định xem doanh nghiệp đó có lãi hay không.
Mục đích
Sự khác biệt thứ ba phát sinh từ chính mục đích hoặc chức năng của chúng. Bộ phận kế toán của một doanh nghiệp sẽ tính toán lợi nhuận gộp để họ có thể hiểu được tác động của phần chi phí sản xuất đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp kiểm soát những chi phí sản xuất dư thừa để có thể đảm bảo được rằng họ có mức lợi nhuận tối đa trong khi sử dụng phần chi phí tối thiểu.
Ngoài ra thì những tổ chức tính toán lợi nhuận ròng để có thể xác định được hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp trong năm tài chính cụ thể. Tính toán phần lợi nhuận ròng cũng có thể được sử dụng như một chiến lược để xác định rằng khoản đầu tư đó có giá trị hay có thời gian hoàn vốn ngắn hơn.
Độ tin cậy
Sự khác biệt tiếp theo mà mọi người nên hiểu là lợi nhuận gộp không phải là phần lợi nhuận thực sự của một doanh nghiệp và không nên dựa vào nó để đưa ra những quyết định liên quan đến tương lai của một doanh nghiệp. Lợi nhuận gộp được tính sau khi trừ đi phần chi phí sản xuất mà bỏ qua những chi phí, thuế và lãi của các khoản vay. Điều này cũng đồng nghĩa rằng loại lợi nhuận này không thực tế.
Ngoài ra, lợi nhuận ròng là phần lợi nhuận thực sự của một doanh nghiệp và có thể sử dụng nó để đưa ra quyết định về tương lai phát triển của doanh nghiệp. Khi tính toán đến phần lợi nhuận ròng thì tất cả những loại dòng tiền sẽ được khấu trừ mang đến một bức tranh chân thực và thực tế về hiệu suất của một doanh nghiệp.
Số dư tín dụng
Hai loại lợi nhuận này cũng được dùng khác nhau trong việc hiển thị số dư tín dụng của một doanh nghiệp. Lợi nhuận gộp của một doanh nghiệp sẽ được sử dụng trong việc hiển thị số dư tín dụng của tài khoản giao dịch. Nghĩa là lợi nhuận gộp chính là sự cân bằng giữa các thành phần mà tổ chức đã mua và loại mà nó đã bán.
Tiến độ và lợi nhuận
Cuối cùng thì hai loại lợi nhuận này cũng được phân biệt bởi thực tế là phần lợi nhuận gộp được sử dụng để cho thấy được sự tiến bộ của một doanh nghiệp và cũng có thể được đánh giá bằng cách tiến hành so sánh phần lợi nhuận gộp và doanh thu thuần. Ngoài ra thì doanh thu thuần được sử dụng để thể hiện phần lợi nhuận của doanh nghiệp và có thể được đánh giá bằng cách tiến hành so sánh lợi nhuận ròng đối với doanh thu thuần.
Kết luận
Qua bài viết trên, Mytrade đã gửi đến bạn những thông tin chi tiết nhất về phần lợi nhuận gộp là gì. Và cách tính cũng như đặc điểm liên quan đến lợi nhuận gộp để bạn có thể tham khảo, hiểu thêm về phần lợi nhuận gộp này trong quá trình đầu tư, kinh doanh. Từ đó có được chiến lược đầu tư hiệu quả cho mình.
Mytrade – nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín tại thị trường Việt Nam
MyTrade cung cấp đến quý khách hàng những công cụ hỗ trợ nguồn vốn để tối ưu được giá trị đầu tư, tối ưu phần lợi nhuận cũng như tối ưu thuế phí. Tải app MyTrade ngay hôm nay để có thể trải nghiệm nền tảng đầu tư mới!
Nếu bạn còn thắc mắc về Lợi nhuận gộp là gì hoặc cần hỗ trợ tham gia thị trường chứng khoán, liên hệ ngay đến Mytrade qua Hotline 1900966935 – 0983.668.883 để được chuyên viên giải đáp nhanh nhất.