Mã Swift là gì? Có phải mọi ngân hàng đều sử dụng mã Swift

Nếu bạn thường xuyên thực hiện những giao dịch chuyển nhận tiền với những ngân hàng nước ngoài thì mã Swift chắc chắn không còn là một điều xa lạ. Tuy vậy, hiện nay vẫn còn nhiều bạn chưa biết đến mã Swift là gì? Mã Swift của những ngân hàng Việt Nam được quy định như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Mytrade sẽ giúp cho bạn được giải đáp các thắc mắc này.

SWIFT là gì?

SWIFT là gì?

SWIFT là gì?

SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunications) chính là một hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng trên toàn cầu, đồng thời cũng là tổ chức đứng sau hầu hết những giao dịch chuyển tiền quốc tế hiện nay.

Sự hình thành của tổ chức SWIFT

Tổ chức SWIFT được thành lập vào năm 1973, đây là một cơ quan trung lập và có trụ sở được đặt tại nước Bỉ. SWIFT tuân thủ đúng những quy định của Liên minh châu Âu (EU) đề ra và được điều hành bởi một hội đồng gồm tất cả 25 thành viên. Trong số đó có Eddie Astanin là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Trung tâm lưu ký thanh toán quốc gia Nga.

SWIFT được sử dụng rộng rãi bởi các ngân hàng và các tổ chức tài chính lớn. Hệ thống này đã giúp cho việc chuyển phát những thông tin trở nên nhanh chóng, chính xác và bảo mật hơn. Mặc dù SWIFT đã dần trở thành một phần không thể thiếu của hạ tầng tài chính và tiền tệ toàn cầu nhưng nó sẽ không trực tiếp nắm giữ hay giao dịch bất kỳ một tài sản nào. SWIFT chỉ nhằm một mục đích tối ưu hoá những công cụ để tạo ra được môi trường liên lạc bảo mật và an toàn.

Mã SWIFT là gì?

Mã swift (Swift code) chính là một loại mã định danh của ngân hàng trên thế giới. Đây là một đoạn mã ngân hàng được hình thành từ nhiều thành phần, bao gồm chữ và số. Mã Swift đã giúp cho mọi người nhận biết được chính xác ngân hàng mà bạn muốn chuyển tiền đến, phục vụ cho các giao dịch quốc tế.

Trong quá trình chuyển hoặc nhận tiền xuyên quốc gia thì mã swift là một điều kiện không thể thiếu bởi nó sẽ giúp bạn nhận biết được quốc gia, ngân hàng và địa điểm của ngân hàng đó.

Mã SWIFT có chức năng gì?

Mã SWIFT có chức năng gì?

Mã SWIFT có chức năng gì?

Mã Swift Code hiện có 2 chức năng cơ bản nhất:

  • Swift Code giúp cho bạn trình báo với các ngân hàng và được hỗ trợ lại nếu như có sự sai sót trong quá trình thực hiện giao dịch.
  • Mã Swift là một thông tin bảo mật, giúp cho các khách hàng thực hiện thanh toán thành công khi thực hiện mua hàng tại những trang thương mại điện tử.

Mã Swift không chỉ đơn thuần là một mã định danh của mỗi ngân hàng mà nó còn có nhiều ý nghĩa khác nhau như:

  • Giúp cho quá trình thực hiện giao dịch được an toàn và bảo mật.
  • Giúp cho hệ thống có thể xử lý số lượng lớn những giao dịch tại một thời điểm.
  • Việc sử dụng mã Swift sẽ giúp tiết kiệm được nhiều chi phí hơn so với những cách chuyển khoản trước đây.
  • Tất cả các mã Swift đều có cùng một tiêu chuẩn nên sẽ có một sự đồng nhất và nhất quán.
  • Mã Swift đã tạo nên một chuẩn mực chung và các ngân hàng trên thế giới phải tuân thủ theo.
  • Giúp kết nối và hình thành nên một cộng động ngân hàng, đảm bảo được lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

>> Tham khảo: FED là gì? Bản chất và vai trò của FED

Quy định về sử dụng mã SWIFT

Mã swift ngân hàng là một đoạn mã sẽ dao động từ 8 đến 11 ký tự nhằm mục đích nhận diện những ngân hàng đang hoạt động trên thế giới, trong đó cũng sẽ có một số tổ chức tài chính lớn đang sử dụng loại mã này. Những ký tự tạo thành một bank code sẽ mang một vai trò và ý nghĩa riêng. Cụ thể thì một đoạn mã ngân hàng sẽ được cấu tạo như sau:

AAAA  BB  CC  DDD

Trong đó:

AAAA: là viết tắt tên bằng tiếng Anh của các ngân hàng. 4 ký tự đầu này được dùng để phân biệt sự khác nhau giữa các tổ chức tài chính và ngân hàng. Các ký tự tại 4 vị trí đầu này cũng sẽ được quy định theo bảng chữ cái với thứ tự từ A đến Z. Các số sẽ không được sử dụng ở 4 vị trí đầu tiên của dãy mã Swift này.

BB: Ký tự thứ 5 và 6 được sử dụng để xác định địa điểm ngân hàng đó. Những ký tự này đã được quy định theo đúng tiêu chuẩn ISO 3166-1 alpha-2. VN ở vị trí 5 và 6 là ký tự được quy định sử dụng đối với các ngân hàng nằm tại Việt Nam. Vì thế khi quan sát thì các bạn chỉ cần thấy hai vị trí này là VN thì các ngân hàng đó sẽ có vị trí tại Việt Nam.

CC: là một mã để xác định được địa điểm của ngân hàng mà mình sẽ chuyển tiền. Đối với hai ký tự 7 và 8 này thì sẽ được áp dụng cả dạng số và chữ.

DDD: là 3 ký hiệu cuối cùng để có thể xác định được đối tượng ngân hàng muốn chuyển tiền. 3 ký tự cuối cùng này cũng có thể áp dụng cả số và chữ. Cụ thể như chi nhánh Agribank tại Thanh Xuân Hà Nội thì sẽ bao gồm 3 ký tự DDD là 435.

Chung quy lại một ngân hàng tại Việt Nam sẽ có cấu tạo là AAAAVNVXDDD.

Một số ngân hàng thì có mã Swift code cấu tạo như sau, hãy xem ví dụ sau đây:

Một chi nhánh của ngân hàng BIDV có địa chỉ tại Cầu Giấy, Hà Nội thì sẽ sở hữu một mã Swift là BIDVVNVX215. Trong đó:

BIDV chính là 4 ký tự AAAA đầu tiên.

VN chính là 2 ký tự BB tiếp theo

2 ký tự CC kế tiếp chính mã vùng của chi nhánh VX (Hà Nội)

Và cuối cùng DDD sẽ tương ứng là số 215 (Cầu Giấy)

Tại sao mã SWIFT lại quan trọng trong việc chuyển tiền?

Tại sao mã SWIFT lại quan trọng trong việc chuyển tiền?

Tại sao mã SWIFT lại quan trọng trong việc chuyển tiền?

Chỉ trong vòng khoảng 3 năm được thành lập thì các ngân hàng ở nhiều quốc gia đã trở thành đối tác của tổ chức Swift. Tại thời điểm đó, các hình thức tin nhắn chuyển tiền xuyên quốc gia vẫn đang còn tồn tại nhưng bank swift code lại vẫn nắm được ưu thế hơn đối với những dịch vụ khác. Quá trình phát triển của mã Swift nói riêng và tổ chức Swift nói chung còn dựa vào việc không ngừng phát triển những hình thức mã gửi tin đối với nhiều loại giao dịch được thực hiện trên thế giới.

Swift code ra đời nhằm mục đích giải quyết những giao dịch đơn giản. Tuy nhiên hiện tại thì Swift đã mở rộng sang rất nhiều các dịch vụ khác như ngân quỹ hay những giao dịch bảo mật cao. Tin nhắn thanh toán dựa vào Swift hiện vẫn đang chiếm một tỷ lệ đến 50% lượng truy cập phục vụ cho hoạt động thanh toán, chuyển tiền và nhận tiền. Tuy nhiên Swift vẫn dành đến 43% để đảm bảo thực hiện cho các giao dịch ngân quỹ và các giao dịch bảo mật.

Một vài lưu ý trong giao dịch khi sử dụng mã SWIFT 

Khi thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế bằng mã Swift thì bạn sẽ cần phải lưu ý đến một số vấn đề sau đây:

  • Mã ngân hàng sẽ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình thực hiện giao dịch quốc tế. Vì vậy, bạn cần phải kiểm tra kỹ các mã này nhiều lần để giao dịch của mình được diễn ra một cách thuận lợi hơn.
  • Nếu như bạn nhập sai mã Swift thì số tiền giao dịch sẽ bị ngân hàng đóng băng trong khoảng từ 3 – 7 ngày.
  • Để có thể tiết kiệm được thời gian thì trước khi thực hiện giao dịch bạn cần phải tìm hiểu thông tin thật kỹ về mã Swift Code của ngân hàng trước.

>> Tham khảo: Mã Swift là gì? Có phải mọi ngân hàng đều sử dụng mã Swift

Những vấn đề liên quan đến mã SWIFT

Những vấn đề liên quan đến mã SWIFT

Mã Swift dành cho ai?

Hiện tại thì Swift đang dần mở rộng để cung cấp những dịch vụ cho nhiều đối tượng hơn, bao gồm:

  • Ngân hàng
  • Viện môi giới và các nhà giao dịch
  • Đại lý chứng khoán
  • Những doanh nghiệp quản lý tài sản
  • Dọn nhà
  • Tiền gửi
  • Sở giao dịch
  • Môi giới tiền tệ và ngoại hối

Khi nào cần đến mã Swift?

Khi mà bạn muốn thực hiện chuyển tiền cho một ai đó đang ở nước ngoài thì bạn cần phải biết đến mã Swift của ngân hàng mà bạn muốn thực hiện chuyển tiền đến. Tương tự thì khi có một ai đó ở nước ngoài muốn chuyển tiền về cho bạn thì bạn cũng phải cung cấp cho họ đoạn mã Swift ngân hàng của mình.

Hầu hết thì các ngân hàng hay tổ chức tài chính đều sẽ yêu cầu Swift code khi bạn tiến hành giao dịch chuyển hoặc nhận tiền quốc tế.

Có phải mọi ngân hàng đều sử dụng mã Swift không?

Câu trả lời là không, nhưng mọi ngân hàng sẽ đều có thể tùy chọn lấy mã Swift. Nếu như một ngân hàng không muốn tham gia vào thực hiện các giao dịch xuyên biên giới thì họ không cần phải trở thành đối tác của mạng lưới Swift. Trên thực tế thì hiệp hội Swift không hề bắt buộc các ngân hàng phải liên kết với họ. Đối với những ngân hàng khi tham gia vào thực hiện giao dịch xuyên biên giới thì lợi ích của việc liên kết với Swift chính là quyền truy cập vào phương thức chuyển tiền quốc tế một cách hợp lý và an toàn.

Những khó khăn mà SWIFT phải đối mặt là gì?

Swift luôn phải đối mặt với khối lượng giao dịch lớn từ các đối tác của Swift trên khắp thế giới. Bởi thế mà những thao tác thủ công trong quá trình thực hiện giao dịch sẽ không thể giải quyết được hiệu quả của công việc. Tự động hóa trong quá trình xử lý và tạo được tin nhắn trong giao dịch sẽ là một điều Swift cần phải hướng đến. Điều này cũng làm cho các chi phí trong quá trình sử dụng phát sinh thêm. Ở thời điểm hiện tại thì Swift vẫn đang hoạt động tốt nhưng về lâu dài thì Swift vẫn cần đến một hệ thống cơ sở hoạt động tự động để có thể cải thiện được tốc độ xử lý công việc, giữ chân các khách hàng ở lại lâu dài.

Những điểm khác biệt giữa mã Bank Code và mã Swift Code?

Tại Việt Nam trong những giao dịch của ngân hàng sẽ xuất hiện một loại mã có tên là Bank Code mà khiến không ít người đã nhầm lẫn với Swift Code. Thực tế thì đây là 2 loại mã hàng toàn khác nhau và chúng có cấu tạo không giống nhau.

Bank Code được gọi là một mã giao dịch do ngân hàng tạo ra mà không theo một quy định hoặc số lượng ký tự nhất định. Mã này sẽ do ngân hàng Trung ương hoặc cơ quan giám sát ngân hàng Trung ương cung cấp và giám sát. Đặc biệt mã này chỉ có ý nghĩa ở trong nước khác với Swift Code được dùng trên toàn thế giới. 

Mã BIC và mã Swift có hoàn toàn giống nhau không?

Mọi doanh nghiệp thì đều sẽ có thể được định danh cụ thể dựa trên mã BIC. Về cơ bản thì mã Swift được xem là một loại mã BIC của ngân hàng được gán bởi tổ chức Swift. Vì vật, về mặt kỹ thuật thì chúng sẽ không giống nhau. Tuy nhiên, các điều khoản của 2 loại mã này thường được sử dụng để thay thế cho nhau khi thực hiện các trao đổi tài chính.

Kết luận

Như vậy, Mytrade đã bật mí cho các bạn biết thêm thông tin cơ bản về mã SWIFT là gì cũng như những quy định về đặt mã của các ngân hàng trong và ngoài nước mà bạn có thể tham khảo trước khi tiến hành chuyển hoặc nhận tiền nước ngoài.

Mytrade – nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín tại thị trường Việt Nam

 

App đầu tư chứng khoán tối ưu trên thị trường hiện nay

Một nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán không thể thiếu dành cho các nhà đầu tư chứng khoán hiện nay chính là Mytrade. Đây là một nền tảng được phát triển chuyên sâu nhằm mục đích phục vụ cho những nghiên cứu, thống kê, định lượng, … và chuyên sâu với cơ sở dữ liệu của cả thị trường chứng khoán Việt Nam. Bạn có thể mở tài khoản giao dịch Mytrade miễn phí Online ngay tại website https://mytrade.vn/ hoặc App Mytrade (IOS và Android)

Nếu bạn còn thắc mắc về mã Swift là gì hoặc cần tìm hiểu cũng như tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán hãy liên hệ ngay đến Hotline 1900966935 – 0983.668.883 để được chuyên gia của Mytrade hỗ trợ nhanh nhất. 

  • Bài viết nổi bật