Trong thời đại công nghệ số phát triển vượt bậc là tiền đề để tiền điện tử và nền tảng công nghệ Blockchain dần chiếm lĩnh thị trường tài chính. Do vậy con người ngày càng có nhiều cơ hội tiếp xúc và sử dụng tiền kỹ thuật số, ví dụ như Mainnet. Dù thuật ngữ này đã không còn quá mới mẻ trong thị trường tiền điện tử nhưng đặc biệt tại những dự án ICO. Để hiểu một cách chính xác và sâu sắc về thuật ngữ này không hề đơn giản. Trong bài viết dưới đây, Mytrade sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc về Mainnet là gì nhé!
Mainnet là gì?
Mainnet là gì?
Mainnet (viết tắt của Main Network) là mạng chính thức và chỉ được ra mắt và hoạt động sau khi các dev đã thử nghiệm thành công trên hệ thống Testnet (còn gọi là mạng thử nghiệm). Khi các dự án đã Mainnet thì đồng nghĩa rằng nó đã có một hệ thống Blockchain riêng, có đồng coin riêng và có thể tự khởi chạy mà không cần phải phụ thuộc vào một Blockchain khác.
Quy trình khởi chạy Mainnet của một dự án coin bao gồm các bước:
- Bước 1: Phát hành IEO, ICO, IDO…
Đầu tiên đội ngũ phát triển dự án sẽ phát hành IEO, ICO, IDO để gây quỹ. Đồng token này sẽ thường được phát hành trên những Blockchain sẵn có.
- Bước 2: Khởi chạy Testnet
Mục đích chính là để thử nghiệm những tính năng mới mà không gây ra tổn hại quá nhiều đến hệ thống Mainnet. Đây là bước rất quan trọng để quyết định đến thành công của một dự án. Hiểu đơn giản rằng nếu như dự án đã trải qua nhiều lần “Testnet” nhưng vẫn gặp phải lỗi thì không những dự án đó không thể phát hành mà đồng coin của dự án cũng sẽ không có bất kỳ giá trị và dự án dĩ nhiên sẽ rất khó để thu hút đầu tư.
- Bước 3: Triển khai Mainnet
Trong quá trình khởi chạy mạng chính thì đội dự án sẽ thực hiện Mainnet Swap (gọi là hoán đổi Mainnet). Cụ thể là đồng token của dự án sẽ được phát hành trên một blockchain gốc khác như Tron, Ethereum, Bitcoin… khi mà hệ thống vẫn đang trong quá trình Testnet sẽ được đội ngũ dự án tiến hành thực hiện chuyển đổi sang một loại token riêng của nền tảng khi dự án Testnet thành công. Nó sẽ được triển khai theo một tỷ lệ nhất định, thường là 1:1.
- Bước 4: Tiếp tục phát triển Mainnet.
Mainnet có chức năng gì?
Mainnet có chức năng gì?
Trước đây khi bạn tham gia vào dự án ICO thì bạn thường sẽ phải mua các token của dự án đó. Đồng thời những đồng token này chỉ có thể chạy trên nền tảng của một bên thứ 3. Bởi, dự án chưa có một Blockchain riêng để có thể tự khởi chạy đồng coin hay token của chính mình. Đồng thời giá trị của đồng coin/token ấy sẽ dễ bị biến động và cũng phụ thuộc khá nhiều vào giá trị đồng coin/token của bên thứ 3.
Chưa kể một dự án thật sự phát triển nghiêm túc và lâu dài thì tất nhiên trước sau họ cũng phải có một blockchain riêng cho mình. Thay vì việc cứ mãi đi mượn và chạy trên hệ thống của người khác. Theo nguyên tắc ngầm của giới crypto thì một dự án thuộc nhóm coin nền tảng và sở hữu một đồng coin riêng sẽ có tiềm năng phát triển mạnh mẽ.
>> Tham khảo: Bake coin là gì? Có nên đầu tư vào bake coin không?
Do vậy, Mainnet ra đời nhằm mục đích sau:
- Mainnet là một bằng chứng cho sự phát triển của dự án đó trong tương lai
Khi dự án đã được chính thức khởi chạy mainnet ngầm thì cho thấy được sự nghiêm túc của đội ngũ phát triển. Đồng thời cũng cho thấy được dự án đang thực hiện đúng kế hoạch và tầm nhìn mà mình đã đề ra trong bản white paper (sách trắng).
Một khi dự án đã không còn là lý thuyết và được đưa vào hoạt động một cách hoàn toàn độc lập thì người dùng sẽ có thể tham gia trải nghiệm các giao dịch chuyển coin/token, các dev cũng có thể thử sức triển khai smart contract và thiết kế App…
- Mainnet giúp tăng thêm phần uy tín cho dự án
Đầu tư vào một dự án đã Mainnet bất kỳ, cũng có nghĩa là bạn đang đầu tư vào một đồng coin có blockchain riêng. Vì thế khi blockchain này phát triển mạnh mẽ trong tương lai chắc chắn sẽ làm cho giá trị đồng coin mà bạn đang sở hữu tăng trưởng.
Rất dễ nhận thấy hầu hết những dự án khi khởi chạy Mainnet thành công đều phát triển nhanh chóng mạnh mẽ và đạt được nhiều cột mốc ấn tượng.
Mainnet tác động thế nào đến giá trị đồng coin?
Việc một dự án vốn được khởi chạy trên những nền tảng blockchain có sẵn như Binance Smart Chain hay Ethereum chính thức ra mắt mainnet riêng được xem như một tín hiệu tốt.
Mainnet sẽ giúp cho các dự án nhanh chóng và dễ dàng thu hút được đông đảo sự quan tâm và quyết định rót vốn của nhiều nhà đầu tư. Từ đấy tạo bước đệm vững chắc cho sự tăng trưởng của đồng coin trong khoảng thời gian nhất định.
Dự án Mainnet thành công tiêu biểu
Dự án Mainnet thành công tiêu biểu
Bitcoin
Nâng cấp liên tục và rà soát chức năng mainnet là một điều bắt buộc nếu mỗi crypto currency dự án thành công trong điều kiện giá cả tăng cao. Bitcoin là dự án đã đạt được những thành công to lớn trong lĩnh vực này bởi nhờ vào một phần do nâng cấp của Mainnet.
Việc nâng cấp mainnet đã giúp cho việc thúc đẩy giá tiền điện tử từ dưới mốc $7,000 lên đến $9.500 trong tuần tiếp theo.
VeChain
Dự án VeChain đảm bảo sự liền mạch giữa blockchain và Internet of Things. Nó đang trong một cuộc đua để xây dựng được hệ sinh thái phân tán và tin cậy cho những luồng thông tin minh bạch. Mainnet của VeChain được phát hành vào 30/06/2018, sau khi ra mắt testnet vào ngày 1/5/2018.
Ontology
Đây được xem là một dự án blockchain đầy tham vọng nhằm mục đích làm cho các blockchain có thể tiếp cận được với doanh nghiệp và người tiêu dùng. Mạng hiện đang xây dựng một hệ thống có thể xác minh. Do đó khách hàng và các doanh nghiệp cũng sẽ tương tác được với dữ liệu mà không cần phải đối mặt với những thách thức của Oracle, Sharding và Lightning.
Ethereum Mainnet
Ethereum Mainnet cung cấp một nền tảng nhằm giúp các nhà phát triển xây dựng những ứng dụng phi tập trung. Bằng cách sử dụng nền tảng Ethereum thì các nhà phát triển có thể tạo ra được các App khác nhau.
Thực tế nó sẽ đẩy mạnh được việc áp dụng blockchain. Hiện tại đã có rất nhiều ứng dụng phi tập trung hoạt động dựa trên nền tảng này và đây là một trong những mạng chính hàng đầu ở trên thị trường tiền điện tử.
Có nên đầu tư vào những dự án Mainnet?
Một dự án đã được Mainnet chắc chắn sẽ không phải là một dự án scam. Tuy nhiên, nó lại không hẳn là một dự án mà bạn nên đầu tư. Mọi thứ đều có thể biến chuyển theo những chiều hướng xấu nếu như developers của dự án ngừng được nâng cấp và hoàn thiện mạng lưới.
Bạn có thể hiểu rằng Mainnet chỉ là một trong những yếu tố thúc nhằm đẩy sự tăng trưởng của giá đồng coin. Thực chất mấu chốt của sự tăng trưởng này sẽ còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác. Điển hình như:
- Tiềm lực của đội ngũ phát triển dự án.
- Danh sách những nhà đầu tư lớn tham gia đầu tư.
- Thông tin trong White paper của dự án: Sản phẩm/dịch vụ của dự án, vấn đề mà dự án sẽ giải quyết, cách phân bổ tokenomic, công nghệ và lộ trình phát triển theo từng giai đoạn…
Mainnet và Testnet ảnh hưởng thế nào đối với một dự án Coin ICO?
Mainnet và Testnet ảnh hưởng thế nào đối với một dự án Coin ICO?
ICO chính là một trong những lĩnh vực đầu tư được quan tâm nhiều nhất trong thị trường điện tử. Phần lớn những người sau khi đã mua Token của dự án đó thì đều gặp phải tình trạng không biết phải theo dõi tiến triển của dự án như thế nào. Để từ đó có thể đưa ra các quyết định nên Hold đồng Coin này lâu dài hay không. Do vậy, Mainnet và Testnet là hai yếu tố quan trọng với một ICO bởi chúng quyết định phần lớn sự thành công của các dự án trong tương lai.
Khi tìm hiểu về một dự án ICO bất kỳ, bạn sẽ không thể bỏ qua Whitepaper (sách trắng) của dự án. Trong bản whitepaper này sẽ thể hiện rõ lộ trình phát triển, thời gian thử nghiệm Testnet và phát hành của Mainnet. Một điều chắc chắn là giá của đồng Coin này sẽ tăng trưởng mạnh mẽ và bạn có thể đặt niềm tin hoàn toàn vào đội ngũ phát triển cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai của đồng Coin. Nếu như Testnet thất bại thì bạn cần phải xem xét có nên tiếp tục Hold đồng Coin nữa hay không. Khi đó, cần thời gian để đội Development có thể thực hiện lại việc Testnet một lần nữa, nếu trường hợp thất bại thì sẽ không giữ Token này nữa.
Chính vì vậy, trước khi bạn quyết định đầu tư thì nên tìm hiểu về đội ngũ phát triển dự án. Đồng thời, tầm nhìn của một CEO cùng các cố vấn cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc đưa dự án phát triển tốt hơn.
Như vậy, Mainnet và Testnet có thể được xem là hai yếu tố luôn song hành và hỗ trợ cho nhau. Tuy nhiên thực tế thì dự án nào cũng trải qua cả hai thời điểm ICO cả.
>> Tham khảo: Khớp lệnh là gì? Nguyên tắc và phương thức khớp lệnh
Top Mainnet đang được mong chờ nhất hiện nay
Uniswap V3
Đây là một trong các sàn giao dịch phi tập trung (Decentralized exchange) lớn nhất hiện nay. Có số lượng người giao dịch không ngừng tăng lên là khởi đầu cho sự thành công của dự án.
Tháng 5/2021, Uniswap chính thức ra mắt phiên bản mainnet V3 với các tính năng cao cấp hơn của phiên bản cũ. Bên cạnh đó, Uniswap còn cho ra mắt phiên bản Optimism L2 ngay sau khi mainnet V3 đã được trình làng.
Radix
Với kế hoạch triển khai hệ thống mạng riêng cho thị trường tài chính phi tập trung Defi. Phiên bản cộng cộng Radix ra mắt vào cuối quý 2 năm 2021 (trước đó dự án này đã ra mắt phiên bản betanet vào ngày 28/04/2021). Cho thấy tầm nhìn dài hạn khi muốn chinh phục thị trường Defi màu mỡ.
Theta Mainnet 3.0
Tuy Theta đã đẩy lùi việc ra mắt mainnet so với dự kiến 2 tháng nhưng cộng đồng nhà đầu tư vẫn tin tưởng và ủng hộ dự án này bởi tiềm năng mà nó mang lại.
Các tính năng mới như đặt cược hay đốt mã token TFUEL đều sẽ nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư. Với phương thức triển khai này sẽ giúp cho chi phí mạng Theta có thể sẽ tăng lên.
NEO Mainnet 3.0
Ngày càng có nhiều dự án được ra đời và chạy trên nền tảng Blockchain của NEO. Mục tiêu của họ chính là sáng tạo ra một mạng oracle gốc nhằm mục đích hỗ trợ các hoạt động thông minh hiện tại.
Quan trọng hơn chính là đội ngũ phát triển của dự án NEO muốn hoàn thiện hệ thống giao dịch và tạo nên một nền tảng uy tín, đáng tin cậy hơn cho người dùng.
Reef Finance
Reef – Chain được ra mắt vào cuối tháng 5/2021 với mục đích tạo dựng mạng blockchain chuyên biệt cho những ứng dụng phi tập trung Defi thế hệ mới.
Một trong các điểm nổi bật của Reef – chain chính là nền tảng Substrate. Cung cấp thông lượng cao và chi phí giao dịch thấp hơn, tính bảo mật được cải thiện.
Một số khái niệm liên quan đến Mainnet
Một số khái niệm liên quan đến Mainnet
Testnet là gì?
Testnet là mạng thử nghiệm. Những giao dịch trên phiên bản testnet nhằm mục đích duy nhất là thử nghiệm. Như vậy để có thể trải nghiệm tính năng cũng như sửa chữa những lỗi sai sót thì các đồng coin hay token trên testnet dù có thể thực hiện các giao dịch nhưng chúng không hề có chút giá trị kinh tế.
Network là gì?
Những đồng Coin hay Token hoạt động trên nền tảng Blockchain (bao gồm nhiều block để có lưu lại tất cả mọi giao dịch). Tất cả các block này đều liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành một chuỗi dữ liệu thống nhất và đây được gọi là mạng Network.
Kết luận
Việc một dự án đã khởi chạy Mainnet là một tín hiệu rất tốt. Dựa vào đó, các nhà đầu tư có thể đánh giá được khả năng tăng giá của đồng coin cũng như có niềm tin hơn về tương lai của dự án. Tuy nhiên, để đánh giá được một dự án Mainnet có thật sự là cơ hội đầu tư tốt không thì đòi hỏi mọi người phải cân nhắc và tìm hiểu, nghiên cứu thật kỹ những yếu tố khác của dự án.
Hy vọng thông qua chia sẻ của Mytrade, bạn đã nắm vững được khái niệm Mainnet là gì cũng như tác động của nó đến giá trị đồng coin. Từ đó xây dựng cho mình được chiến lược đầu tư hiệu quả. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 1900966935 – 0983.668.883 của chúng tôi.
Mytrade - nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín hiện nay
Để thuận tiện thực hiện giao dịch và theo dõi danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoán hiện nay, bạn có thể mở tài khoản giao dịch miễn phí và bắt đầu đầu tư qua App Mytrade (đã có mặt trên hệ điều hành IOS, Android) hoặc website https://mytrade.vn/. Với sự bảo mật, an toàn và đồng hành suốt quá trình cùng bạn, Mytrade sẽ giúp bạn đầu tư và thu về mức lợi nhuận tối ưu. Tải app ngay!