MFI là gì? Đặc điểm, ý nghĩa và cách tính chỉ báo MFI

MFI là một chỉ báo động lượng sử dụng để đo lường dòng tiền vào và ra của thị trường trong một khoảng thời gian xác định. Vậy MFI là gì? Đặc điểm, cách tính và những hạn chế của chỉ số này thế nào. Hãy cùng Mytrade tìm lời giải đáp ngay sau đây nhé.

Chỉ báo MFI là gì?

Chỉ báo MFI là gì?

Chỉ báo MFI là gì?

MFI (còn gọi là Money Flow Index) là chỉ báo dòng tiền. Đây là một chỉ báo kỹ thuật sử dụng để đo sức mạnh của dòng tiền của một cặp tiền tệ, hàng hoá hay cổ phiếu.

Chỉ báo MFI giao động trong phạm vi từ 0 đến 100 và cung cấp cho nhà đầu tư 3 tín hiệu để giao dịch là quá mua hoặc quá bán, tìm phân kỳ hoặc hội tụ và xác định xu hướng giá. Tuy nhiên, theo các nhà đầu tư chuyên nghiệp thì khả năng xác định được xu hướng của chỉ báo này thường không mạnh, do vậy không được ưa chuộng.

Gene Quong và Avrum Soudark chính là cha đẻ của chỉ báo MFI và họ đã phát triển chỉ báo này từ chỉ báo RSI. Vì vậy chỉ báo MFI có bổ sung thêm yếu tố về khối lượng giao dịch còn bình thường chỉ số RSI chỉ xét đến mức giá.

Đặc điểm và ý nghĩa của MFI

Để hiểu hơn về chỉ báo dòng tiền MFI cũng như sử dụng nó một cách hiệu quả thì nhà đầu tư cần phải nắm được một số đặc điểm và ý nghĩa của nó. 

  • MFI Indicator luôn biến động trong giới hạn giữa 2 đường 0 và 100.
  • Khi MFI tiến gần về phía 0 cho thấy bên bán đang chiếm ưu thế và áp lực bán cao hơn.
  • Khi MFI tiến gần về phía đường 100 sẽ cho thấy số ngày tăng giá nhiều hơn giảm giá và bên mua đang chiếm ưu thế.
  • Khi mà chỉ số MFI có giá trị bằng 0 hoặc 100 cho thấy rằng thị trường đang quá mua hoặc quá bán và có khả năng đảo chiều là rất cao. Tuy nhiên, trên thực tế thì chỉ báo MFI rất hiếm khi bằng 0 và 100 nên thường các nhà đầu tư sẽ chọn đường 20, 80 để xác định quá mua và quá bán.

Công thức tính chỉ số MFI

Công thức tính chỉ số MFI

Công thức tính chỉ số MFI

Để hiểu rõ bản chất của chỉ số MFI chứng khoán ta hãy cùng xem qua công thức tính của nó:

  • Bước 1: Tính toán typical price (mức giá điển hình)

Giá điển hình (TP) = (mức giá cao + mức giá thấp + mức giá đóng cửa) / 3

  • Bước 2: Tính Money flow (dòng tiền)

Dòng tiền (MF) = mức giá điển hình (TP) × Khối lượng (volume)

Dòng tiền sẽ có 2 loại là dòng tiền âm (MF-) và dòng tiền dương (MF+):

– MF+: Nếu như TP hiện tại >  TP trước đó.

– MF-: Nếu như TP hiện tại < TP trước đó

  • Bước 3: Tính tỷ lệ tiền (còn gọi là money flow ratio)

Chỉ số tiền (MR) = dòng tiền dương (MF+) / dòng tiền âm (MF-)

  • Bước 4: Tính chỉ số MFI

MFI (chỉ số của dòng tiền) = 100 – [100 / (1 + MR)]

Hay có thể tính với một cách khác như sau:

MFI = 100 × [dòng tiền dương / (dòng tiền dương + dòng tiền âm)]

Với công thức này, chỉ số MFI sẽ được biểu thị dưới dạng tỷ lệ phần trăm.

>> Tham khảo: Long Short là gì? Long Position và Short Position là gì?

Cách sử dụng chỉ báo MFI hiệu quả

Cách sử dụng chỉ báo MFI hiệu quả

Cách sử dụng chỉ báo MFI hiệu quả

Sau khi đã hiểu về đặc điểm và cách tính chỉ số MFI trong chứng khoán bây giờ chúng ta hãy  điểm qua một số phương pháp sử dụng chỉ báo MFI hiệu quả nhất được nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp sử dụng như sau:

1. Sử dụng chỉ báo MFI để xác định được xu hướng giá

Để dùng phương pháp này thì bạn có thể cài thêm các đường 45, 50 hoặc 55. Do vậy, bạn sẽ xác định xu hướng như sau:

  • Mức giá sẽ trong xu hướng tăng khi chỉ số MFI nằm trên đường 50
  • Mức giá sẽ trong xu hướng giảm khi chỉ số MFI nằm dưới đường 50

Ngoài ra áp dụng với những đường 45 hay 55 đều mang lại hiệu quả như đường 50. Tuy nhiên, thì để xác định xu hướng giá bằng chỉ báo MFI thường sẽ khá yếu. Nên để nâng cao được hiệu quả nhà đầu tư cần kết hợp thêm cùng những chỉ báo khác.

2. Sử dụng MFI để xác định được vùng quá mua hay vùng quá bán

  • Nếu như MFI tăng dần và vượt qua đường 80 thì đây là dấu hiệu quá mua và khả năng cao thị trường sẽ bị đảo chiều đi xuống. Khi này các nhà đầu tư có thể thực hiện lệnh giao dịch Sell.
  • Nếu như MFI giảm dần và vượt qua đường 20 thì đây là dấu hiệu quá bán và có khả năng cao thị trường sẽ đảo chiều tăng. Khi đó nhà đầu tư có thể vào lệnh Buy.

Cách giao dịch với vùng quá mua hoặc quá bán:

  • Nếu như thấy MFI di chuyển từ vùng quá bán và cắt phía trên đường 20. Khi đó, nhà đầu tư có thể đặt lệnh khi MFI vừa mới cắt đường 20 hoặc cũng có thể chờ sự xác nhận của mô hình nến tăng trên đồ thị giá.
  • Ngược lại khi chỉ số MFI di chuyển từ vùng quá mua và cắt xuống phía đường 80. Điểm đặt lệnh chuẩn xác nhất là khi đường MFI vừa mới cắt đường 80 hoặc nhà đầu tư cũng có thể chờ xuất hiện mô hình nến giảm trên đồ thị giá rồi mới đặt lệnh.

3. Sử dụng xác định tín hiệu phân kỳ, hội tụ

  • Phân kỳ là khi mức giá thiết lập đỉnh sau cao hơn với đỉnh trước và chỉ số MFI lại thiết lập đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Khi mức giá thiết lập đỉnh cao hơn, đồng nghĩa rằng thị trường vẫn đang tăng. Tuy vậy, chỉ số MFI thiết lập đỉnh thấp hơn chứng tỏ rằng xu hướng tăng đã không còn mạnh và có thể sẽ đảo chiều giảm.
  • Hội tụ chính là khi mức giá thiết lập đáy sau thấp hơn với đáy trước, tuy nhiên chỉ số MFI lại thiết lập đáy sau cao hơn với đáy trước. Đây chính là dấu hiệu suy yếu của xu hướng giảm và khả năng thị trường sẽ xảy ra một đợt đảo chiều tăng mạnh mẽ.

Những tín hiệu phân kỳ hay hội tụ chỉ đưa ra cho nhà đầu tư biết tiềm năng thị trường sẽ tăng hay giảm, tuy nhiên nó lại không thể xác định được chính xác điểm vào lệnh. Do vậy, kết hợp với những công cụ khác như mô hình giá, mô hình nến nhật hay những chỉ báo kỹ thuật khác sẽ giúp cho bạn lựa chọn được điểm vào lệnh chính xác nhất.

Hạn chế của chỉ báo MFI

Hạn chế của chỉ báo MFI

Hạn chế của chỉ báo MFI

Chỉ báo MFI có khả năng tạo ra tín hiệu sai. Tức là khi chỉ báo thực hiện điều gì đó cho thấy những cơ hội giao dịch tốt đang hiện hữu, tuy nhiên sau đó giá không di chuyển như mong đợi dẫn đến giao dịch bị thua lỗ. Ví dụ: một sự phân kỳ có thể sẽ không dẫn đến sự đảo ngược giá.

Chỉ báo MFI cũng có thể không cảnh báo điều gì đó quan trọng. Ví dụ: trong khi sự phân kỳ có thể làm cho giá đảo ngược trong một vài thời điểm, thì sự phân kỳ sẽ không xuất hiện cho tất cả những lần đảo chiều giá. Do vậy nhà đầu tư nên sử dụng những hình thức phân tích và kiểm soát rủi ro khác mà không nên chỉ dựa vào một chỉ số

>> Tham khảo: Chỉ số ROE là gì? Cách tính chỉ số ROE trong chứng khoán

Một số lưu ý khi sử dụng chỉ báo MFI

Một số lưu ý khi sử dụng chỉ báo MFI

Một số lưu ý khi sử dụng chỉ báo MFI

  • Phân kỳ MFI sẽ chính xác hơn khi mà một trong hai đáy (hoặc đỉnh) phân kì thuộc vùng quá bán (hoặc quá mua).
  • Khi giá xuất hiện phân kỳ đảo chiều và theo sau đó là tín hiệu phân kỳ (ẩn) tiếp diễn, thì lúc này phân kỳ ẩn sẽ chính xác hơn, bạn nên ưu tiên đánh giá theo phân kỳ ẩn.
  • Cũng như bất kỳ chỉ báo kỹ thuật nào khác, bạn sẽ không nên sử dụng chỉ báo MFI riêng lẻ mà nên kết hợp cùng với một số chỉ báo khác để có được những tín hiệu giao dịch tốt hơn.
  • Đôi khi MFI sẽ cho tín hiệu sai và bị nhiễu khá nhiều. Chẳng hạn như khi MFI tiến vào vùng quá mua nhưng giá không giảm mà còn tiếp tục tăng mạnh. Do vậy, để có được một tín hiệu chính xác hơn thì bạn nên hạn chế dùng một tín hiệu quá bán quá mua mà nên kết hợp cùng với tín hiệu phân kỳ hoặc dùng chung với đường hỗ trợ kháng cự.
  • Luôn luôn giao dịch theo xu hướng chính của thị trường. Khi bạn sử dụng bất kì một công cụ, chỉ báo kỹ thuật nào thì điều này cũng luôn cần thiết. Khi chỉ báo MFI tiến vào vùng quá mua quá bán thì bạn không thể đặt lệnh mua khi xu hướng chung của thị trường đang giảm.

Kết luận 

Chỉ báo dòng tiền MFI là một chỉ số khá độc đáo kết hợp cùng với động lượng và khối lượng. MFI phù hợp để xác định được khả năng đảo chiều với những mức quá mua hoặc quá bán, phân kỳ tăng hoặc giảm và các dao động thất bại tăng hoặc giảm. Như với tất cả những chỉ báo khác thì không nên sử dụng MFI một mình mà cần phải kết hợp với các công cụ khác, chẳng hạn như RSI nhằm tăng cường độ tin cậy của tín hiệu.

Mytrade - nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín tại thị trường Việt Nam

App đầu tư chứng khoán tối ưu trên thị trường hiện nay

Để thuận tiện theo dõi quá trình đầu tư trên thị trường chứng khoán, bạn có thể mở tài khoản giao dịch Online miễn phí tại website https://mytrade.vn/ hoặc qua App Mytrade (nền tảng IOS, Android). Với sự quản lý minh bạch, an toàn và đồng hành suốt quá trình cùng nhà đầu tư, Mytrade sẽ giúp bạn có những phương pháp đầu tư và phòng ngừa rủi ro mang lại hiệu quả cao. Tải app Mytrade để trải nghiệm ngay hôm nay!

Nếu nhà đầu tư còn thắc mắc nào về MFI là gì? hoặc cần hỗ trợ giao dịch đầu tư hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 1900966935 – 0983.668.883 để được các chuyên gia của Mytrade giải đáp nhanh nhất.

  • Bài viết nổi bật