Mô hình hai đáy hay là mô hình nến thường hay xuất hiện trong quá trình giao dịch chứng khoán. Dù bạn là nhà đầu tư chuyên nghiệp hay là nhà đầu tư mới thì việc nhận biết những mô hình nến trong phân tích kỹ thuật là điều cần thiết giúp cho bạn gia tăng được phần trăm tỷ lệ thành công khi giao dịch. Đặc biệt, mô hình hai đáy được các nhà đầu tư sử dụng rộng rãi bởi nó có đặc điểm dễ nhận biết và xác suất chính xác cao. Đồng thời nó còn giúp các nhà đầu tư phát hiện được tín đảo chiều sắp xảy ra và xác định điểm vào hoặc ra lệnh chính xác.
Bài viết này Mytrade sẽ giúp bạn nhận biết về mô hình 2 đáy và cách giao dịch với mô hình hai đáy mang lại hiệu quả cao.
Mô hình 2 đáy là gì?
Mô hình 2 đáy là gì?
Mô hình 2 đáy (còn gọi là Double Bottom) là một trong những loại mô hình phổ biến với hình dáng như chữ “W”. Nguyên nhân của mô hình này chính là mức giá giảm xuống hình thành đáy thứ nhất rồi phục hồi trước khi mà nó tiếp tục giảm và hình thành đáy thứ hai. Mô hình 2 đáy giúp cho các nhà đầu tư nhận diện được sự thay đổi về xu hướng cùng với lực đảo chiều của giá cổ phiếu ở trong một khoảng thời gian nhất định.
Cách nhận dạng được mô hình 2 đáy
Cách nhận dạng được mô hình 2 đáy
Đáy thứ nhất: Khi mà biểu đồ nến đang ở trong một xu hướng giảm thì giá sẽ tiếp tục giảm thoái lui cho đến khi chạm đến đường hỗ trợ và không phá vỡ được thì lại bật tăng lên. Giá trong giai đoạn này sẽ được hình thành ở mức giao động thấp đã tạo nên đáy thứ nhất của mô hình Double Bottom.
Đáy thứ 2: Tiếp nối với xu hướng đường giá khi tạo xong đáy thứ nhất thì chạm đến đường hỗ trợ bật tăng lên tạo đỉnh nhẹ sau đó lại giảm tiếp. Khi giá chạm đến đường hỗ trợ lần 2 và không thể phá vỡ thì bật tăng trở lại và tạo thành đáy thứ 2 của mô hình đáy đôi.
Đường hỗ trợ: chính là đường được nối từ hai đáy của mô hình. Đường hỗ trợ cho thấy bên mua đang tập trung ở vùng giá này nhiều và mỗi khi mà giá giảm chạm đến đường hỗ trợ thì lực mua nhiều và giá không giảm tiếp được nữa mà bật tăng trở lại.
Đường cổ (đóng vai trò là vùng giá kháng cự ở trong trường hợp này): Đường cổ chính là đường được kẻ ngang từ đỉnh nằm ở giữa hai đáy của mô hình đáy đôi. Mức giá sẽ tăng trở lại từ đáy 2 phá vỡ vùng giá kháng cự, mô hình hai đáy lúc đó chính thức được xác nhận và khả năng giá sẽ tiếp tục đà tăng mạnh từ đây.
Lưu ý:
Mô hình đáy đôi thường sẽ có hai đáy ngang gần bằng nhau và không có sự chênh lệch nhiều về giá trị giữa hai đáy. Trong một xu hướng giảm thì nhà đầu tư thường có xu hướng giao dịch với mô hình nến này ở trong khung thời gian dài hạn nhằm tăng xác suất giao dịch được chính xác hơn.
Phân loại mô hình 2 đáy trong chứng khoán
Hiện nay có bốn loại mô hình 2 đáy phổ biến: Adam-Adam, Adam-Eve, Eve-Adam, and Eve-Eve. Đáy của những thanh giá có hình dạng chữ “V” (thường là ở trong ngày) thì sẽ được gọi là Adam. Trong khi đáy của những thanh giá với hình dạng chữ “U” (ở trong nhiều ngày) thì sẽ được gọi là Eve.
Mô hình 2 đáy Eve-Eve
Mô hình 2 đáy Eve-Eve
Mô hình Double Bottom Eve-Eve thì sẽ bao gồm hai đáy hình chữ “U”. Theo như nghiên cứu của Bulkowski, trong số bốn loại mô hình 2 đáy thì mô hình Double Bottom Eve-Eve được xem là một mô hình tốt nhất và hiệu quả nhất với tỷ lệ gia tăng trung bình là khoảng 40% sau khi đã phá vỡ giá và tiếp theo là một đợt hồi giá khoảng 20% hay hơn.
Mô hình 2 đáy Adam-Adam
Mô hình 2 đáy Adam-Adam
Mô hình 2 đáy Adam-Adam thì sẽ bao gồm hai đáy hình chữ V. Nghiên cứu của Bulkowski đã chỉ ra mô hình 2 đáy Adam-Adam đối lập với Eve-Eve và nó được xem là một mô hình ít hiệu quả nhất. Tuy nhiên, mô hình Adam-Adam này vẫn có thể giúp cho nhà đầu tư có được các giao dịch thành công nếu như sau đợt breakout mà tỷ lệ tăng trung bình là khoảng 35% và đợt hồi giá tiếp theo rơi vào khoảng 20% hoặc hơn.
Biểu đồ phía trên của S&P 500 ETF chính là một ví dụ minh họa dành cho mô hình 2 đáy Adam-Adam. Mô hình này đã được hình thành sau một đợt giảm giá và đáy đầu tiên được tạo nên bởi đợt giá giảm mạnh trong vòng hai ngày. Đáy thứ hai thì sẽ bao gồm ba thanh giá nhưng trong đó có một thanh giá đã chạm được đến mức giá của đáy trước. Từ đó giá lại gia tăng thêm một lần nữa và chạm đến đường kháng cự đi qua đỉnh giữa, báo hiệu tín hiệu mua vào. Thông thường thì sau đợt breakout mô hình sẽ xuất hiện một đợt hồi giá và sau các đợt điều chỉnh giá đó thì mức giá lại tăng lên một lần nữa.
Mô hình 2 đáy Adam-Eve
Mô hình 2 đáy Adam-Eve
Mô hình Double Bottom Adam-Eve (AE) thì sẽ bao gồm một đáy hình chữ V và theo sau nó là một đáy chữ U. Theo như nghiên cứu của Bulkowski thì mô hình này chính là mô hình hiệu quả thứ 2, chỉ đứng sau mỗi mô hình Double Bottom Eve-Eve, với tỷ lệ tăng trung bình khoảng 37% sau khi giá đã phá vỡ và trước khi nó có được một đợt hồi lại khoảng 20% hoặc hơn.
Biểu đồ của Boeing (BA) trên chính là một ví dụ tiêu biểu của mô hình Double Bottom Adam-Eve. Đáy đầu tiên của mô hình là một đáy nhọn và chỉ có hai thanh giá. Tuy nhiên đáy tiếp theo thì bao gồm đến năm thanh giá và đáy của chúng sẽ gần bằng nhau, khi đó giá bắt đầu tăng lên. Theo như phân tích kỹ thuật, khi đường kháng cự bị phá vỡ thì nó sẽ trở thành một đường hỗ trợ mới. Mức giá của đỉnh ở giữa bị phá vỡ sẽ báo hiệu tín hiệu mua vào làm cho giá tăng lên nhưng một lúc sau lại giảm xuống. Theo nghiên cứu của Bulkowski thì đối với loại mô hình này, sau khi bị phá vỡ mức giá sẽ hồi lại với một tỉ lệ 59% và khi giá chạm được đến đường kháng cự cũ (nay đã thành hỗ trợ mới) thì giá lại tăng lên một lần nữa.
Mô hình 2 đáy Eve-Adam
Mô hình 2 đáy Eve-Adam
Mô hình này thì sẽ bao gồm một đáy chữ U và theo sau đấy là một đáy chữ V. Theo như nghiên cứu của Bulkowski thì mô hình này được xếp hạng thứ ba về tính hiệu quả ở trong bốn mô hình. Mô hình này là tốt nhất khi mà có được mức tăng trung bình là 37% sau khi giá phá vỡ và trước khi có được một đợt hồi lại trong khoảng 20% hoặc hơn.
Biểu đồ của Consumer Staples SPDR ETF (XLP) ở trên chính là ví điển hình cho mô hình 2 đáy Eve-Adam. Xu hướng giảm thì đã bắt đầu xuất hiện một khoảng trống bật xuống ở trong xu hướng đó. Đáy đầu tiên chính là một đáy chữ U và tiếp đó là đỉnh ở giữa được tạo ra khi mà giá đi lên và đồng thời cũng sẽ lấp đầy được khoảng trống trước đó. Sau đó thì có một vùng giá nhìn như một đáy của hình chữ U, tuy nhiên sẽ có hai thanh giá giảm mạnh hình thành được một đáy hình chữ V bởi giá tạo đáy thường sẽ nằm ở mức 5% so với mức giá của đáy kia. Khi giá đi lên và chạm đến mức giá của đỉnh ở giữa thì tạo ra những tín hiệu mua. Giá sẽ tiếp tục đi lên và phá vỡ được mức giá của đỉnh giữa. Trong ngày hôm sau thì giá sẽ có đà tăng cực mạnh và đóng cửa bên phía trên đỉnh giữa. Theo như nghiên cứu của Bulkowski thì thông thường luôn có một sự hồi giá (khoảng 57%), tuy nhiên ở ví dụ này đã không có sự hồi giá mà mức giá lại đang tiếp tục tăng mạnh.
Cách giao dịch với mô hình hai đáy
Cách giao dịch với mô hình hai đáy
Mô hình 2 đáy chính là mô hình nến báo hiệu về sự đảo chiều giá từ chiều giảm sang tăng. Vì vậy mà khi thấy xuất hiện mô hình 2 đáy, các nhà đầu tư sẽ cố gắng xác định điểm Buy phù hợp nhất để vào lệnh giao dịch. Vậy nên vào lệnh lúc nào khi thấy mô hình 2 đáy xuất hiện để có được xác suất tỷ lệ lợi nhuận cao nhất mà vẫn đảm bảo tính an toàn.
- Bước 1: Xác định được tình hình xu hướng của thị trường:
Đây chính là bước khởi đầu nhưng nó vô cùng quan trọng. Nếu như nhà đầu tư giao dịch giỏi, sử dụng thành thạo những chỉ báo nhưng lại đi ngược với xu hướng thị trường thì tỷ lệ phần trăm rủi ro thua lỗ của nhà đầu tư vẫn vô cùng cao. Trong khi đó thì việc giao dịch với mô hình hai đáy chỉ thực sự đạt hiệu quả khi mà thị trường đang ở trong xu hướng giảm (downtrend)
- Bước 2: Hai đáy có vị trí ngang bằng với nhau hoặc có sự chênh lệch không lớn
Nhiều người khi mới tiến hành giao dịch có thể lầm tưởng rằng chỉ cần giá chạy có mô hình hơi giống với chữ W thì đó chính là mô hình hai đáy. Tuy nhiên để không bị nhầm với mô hình giao dịch khác và chắc chắn đó là mô hình hai đáy thì chúng ta cần phải xác thực hai đáy của mô hình này có vị trí ngang bằng với nhau và trùng với vùng giá hỗ trợ. Nếu như có chênh lệch thì khoảng chênh lệch đó không được quá 10 pips.
- Bước 3: Đặt lệnh mua (Buy) khi giá chạy vượt phía trên đường viền cổ
Sau khi xác định được xong giai đoạn thị trường và giá đang ở trong xu thế đảo chiều ở bước 1 và bước 2 thì nhà đầu tư cần chờ giá xác nhận được tín hiệu đảo chiều thành công bằng cách phá vỡ đường viền cổ thì có thể vào đặt lệnh mua (Buy), hoặc có thể đặt lệnh chờ trước đó và đợi giá khớp. Thời điểm đặt lệnh tốt nhất là khi mà giá vượt đường viền cổ neckline và quay lại restest mức kháng cự một lần nữa.
- Bước 4: Luôn sẵn sàng kế hoạch chốt lời và cắt lỗ:
Khi giao dịch bất kỳ lệnh nào bạn luôn cần phải có kế hoạch chốt lời (take profit) và cắt lỗ (stop loss) để hạn chế được mọi rủi ro thua lỗ và nuối tiếc nhìn phần lợi nhuận trôi qua trước mắt mà không lấy được. Vậy khi giao dịch đối với mô hình hai đáy thì điểm chốt lời (take profit) hợp lý thường sẽ được đặt tại điểm có khoảng cách bằng với khoảng cách từ đường viền cổ đến đáy. Điểm cắt lỗ thì nên được đặt tại đáy thấp nhất hoặc ngay phía dưới bóng nến của đáy thấp nhất ở trong mô hình hai đáy (Double Bottom)
Lưu ý rằng để tránh trượt giá quét stoploss các nhà đầu tư nên đặt lệnh cắt lỗ ở một điểm cách đáy một khoảng.
Kết luận
Mô hình hai đáy là một mô hình mang lại hiệu quả cao xác định đúng. Tuy nhiên, nhà đầu tư sẽ gặp bất lợi khi xác định mô hình sai. Vì thế, nhà đầu tư nên cẩn thận và kiên nhẫn để xác định được chính xác mô hình. Nắm rõ được những nguyên tắc hoạt động của mỗi mô hình chính là chìa khóa để bạn có thể áp dụng thành công và mang về phần lợi nhuận tối ưu cho bản thân.
Mytrade – nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín tại thị trường Việt Nam
MyTrade cung cấp nhiều loại công cụ về nguồn vốn đến nhà đầu tư với mong muốn giúp họ tối ưu giá trị đầu tư, tối ưu lợi nhuận và tối ưu mức thuế phí trong suốt quá trình giao dịch. Tải app MyTrade ngay hôm nay để có thể trải nghiệm được nền tảng đầu tư mới!
Nếu bạn còn thắc mắc về mô hình 2 đáy hoặc cần hỗ trợ tham gia đầu tư chứng khoán hãy kết nối ngay với Mytrade qua Hotline 1900966935 – 0983.668.883 để được giải đáp nhanh nhất.
Xem thêm: