William O’Neil là một nhà đầu tư nổi tiếng trên thị trường tài chính với 25 năm kinh nghiệm là một nhà môi giới chứng khoán, nhà đầu tư tài chính nổi tiếng và hơn hết ông còn là chủ một công ty nghiên cứu, môi giới chứng khoán. Ông chính là người đã nghiên cứu thành công mô hình cốc tay cầm và khẳng định rằng: “Một trong những mẫu hình giá quan trọng nhất mà ông đã phát hiện ra là mô hình cốc tay cầm”. Vậy mô hình cốc tay cầm là gì? Hãy cùng Mytrade tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mô hình cốc tay cầm là gì?
Mô hình cốc tay cầm là gì?
Mô hình cốc tay cầm (còn gọi là Cup and Handle) là một dạng mô hình giá tiếp diễn đánh dấu giai đoạn củng cố, sau khi bứt phá thì sẽ tiếp tục với xu hướng ban đầu. Mô hình này có hình giáng gần giống hệt với cốc uống cà phê, trong đó thì phần cốc có hình tròn hoặc giống chữ “U” và tay cầm sẽ hơi lệch nhẹ.
Đặc điểm của mô hình cốc tay cầm
Đây là một mô hình giá ít khi xuất hiện nhưng mỗi khi nó xuất hiện có thể mang về phần lợi nhuận rất lớn cho nhà đầu tư. Vì thế mà việc phát hiện ra mô hình này càng sớm thì sẽ càng có lợi cho nhà đầu tư. Mô hình cốc tay cầm có hình dáng khác biệt với mô hình khác nên việc nhận dạng nó cũng khá đơn giản. Một số đặc điểm nổi bật của mô hình cần phải lưu ý:
- Đầu tiên là mô hình có hình dạng như cái cốc và tay cầm. Trong một vài trường hợp thì phần tay cầm sẽ không được hình thành bởi mức giá tăng lên luôn mà không có sự điều chỉnh giảm nhẹ nữa. Tuy nhiên đây vẫn được xem là một dạng mô hình cốc và tay cầm nhưng thường có tỷ lệ thành công rất thấp.
- Thứ hai là mô hình này thường xuất hiện ở cuối của một xu hướng tăng, bởi thế mà vị trí hình thành nên mô hình ở đâu cũng đã không thực sự quan trọng.
- Tiếp theo, đáy cốc sẽ có hình vòm cung giống với hình chữ U và hình dáng này mang đến độ tin cậy cao hơn đối với hình chữ V.
- Cuối cùng thì độ sâu của tay cầm sẽ không được vượt quá 50% độ sâu của phần thân cốc.
Thực tế thì mô hình mà bạn gặp ở trên đồ thị khi giao dịch sẽ xấu hơn rất nhiều và khá khó để nhận ra được so với mô hình trong lý thuyết. Vì vậy mà bạn cần phải cẩn thận quan sát và phân tích kỹ càng để đảm bảo nhận dạng chính xác mô hình.
Giai đoạn hình thành mô hình cốc tay cầm
Giai đoạn hình thành mô hình cốc tay cầm
Có 4 giai đoạn chính hình thành mô hình cốc tay cầm
Giai đoạn 1
Thời gian giai đoạn này diễn ra sẽ trong vòng khoảng 3 tháng và đây là lúc hình thành nên mô hình nến cốc tay cầm.
Lưu ý rằng ở bài viết này chỉ nói chi tiết về mô hình cốc tay cầm thuận mà không nói rõ về cấu tạo của chúng. Vì thế có thể kết luận rằng khi mà mô hình cốc tay cầm được hình thành ở giai đoạn đầu tiên mức giá sẽ tăng.
Giai đoạn 2
Sau khi mô hình cốc tay cầm đã hình thành thì sẽ chuyển sang giai đoạn 2. Lúc này giá bắt đầu có xu hướng điều chỉnh và giảm. Chính điều đó đã hình thành nên phần đáy cốc.
Phần đáy cốc thì được chia làm 2 bên: bên đầu tiên là bên phần tay trái. Khi đó, mức giá đã được tăng ở trong một khoảng thời gian rất dài và nhà đầu tư thường có xu hướng chốt lời. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi khi đã mà giá đã tăng trong một thời gian dài thì nhà đầu tư muốn hiện thực hóa phần lợi nhuận của mình. Đồng thời lúc này lực bán mạnh làm cho giá giảm hơn so với trước đó. Vì thế mà mức giá sẽ giảm dần và hình thành nên phần còn lại của chiếc cốc.
Giai đoạn 3
Khi hình thành xong một phần đó thì sẽ có không ít nhà đầu tư có tâm lý lạc quan vào thị trường và sẽ bắt đầu mua vào. Họ tin rằng mình đã có thể bắt đúng được đáy của thị trường. Vì thế mà làm cho mức giá tăng lên và hình thành nốt phần còn lại của mô hình cốc cầm tay.
Vì có nhiều nhà đầu tư tâm lý như vậy nên mức giá sẽ được đẩy lên đến khi hình thành miệng cốc và khi đó giá sẽ gặp vùng kháng cự trước đó. Điều này kết hợp cùng với việc nhà đầu tư đã mua trước đó xả hàng đã làm cho phần cốc được hình thành nhanh chóng.
Giai đoạn 4
Tuy nhiên trong quá trình bán tháo của nhiều nhà đầu tư thì mức giá sẽ không giảm mạnh mà chỉ giảm ngắn và hình thành nên tay cầm của cốc. Nhưng vẫn sẽ còn rất nhiều nhà đầu tư lạc quan tin vào thị trường và mức giá sẽ phá vỡ và đôi khi điều này cũng xảy ra. Khi đó thì mô hình chiếc cốc tay cầm không còn đúng.
>> Tham khảo: Mô hình tam giác - Cách giao dịch và phân loại
Hạn chế của mô hình cốc tay cầm
Giống như những loại chỉ báo kỹ thuật khác thì cốc và tay cầm nên được kết hợp cùng với tín hiệu và chỉ báo khác trước khi nhà đầu tư đưa ra quyết định giao dịch. Với đặc trưng của mô hình này thì sẽ có một số hạn chế đã được tìm thấy. Đầu tiên là nó sẽ cần mất một khoảng thời gian để mô hình có thể hình thành đầy đủ, làm cho việc ra quyết định có thể bị chậm trễ. Thông thường khoảng một tháng đến một năm là khung thời gian hình thành điển hình cho một chiếc cốc tay cầm được nhưng nó cũng có thể xảy ra nhanh hoặc chậm mất vài năm làm nó trở nên mơ hồ trong một số trường hợp. Vấn đề tiếp theo liên quan đến độ sâu của phần cốc chính là đôi khi một cốc nông hơn thì có thể cho tín hiệu đúng nhưng cái cốc sâu hơn có thể tạo ra tín hiệu sai. Đôi khi thì cốc sẽ không có tay cầm đặc trưng. Cuối cùng, có một hạn chế được chia sẻ nhiều đó chính là mô hình này có thể không đáng tin cậy đối với các cổ phiếu có tính thanh khoản kém.
Mô hình cốc tay cầm chuẩn sẽ như thế nào
Mô hình cốc tay cầm chuẩn sẽ như thế nào
Như đã nói ở trên thì mô hình này sẽ mất rất nhiều thời gian để có thể hình thành, vì vậy mà tần suất xuất hiện của nó ở trên biểu đồ không nhiều như các dạng mô hình khác. Giai đoạn để hình thành nên mô hình này cũng đầy biến động, mức giá lên lên xuống xuống liên tục. Do vậy không phải nhà đầu tư nào cũng có thể dự đoán được đó là mô hình cái cốc tay cầm. Để được là một cái cốc đẹp cần phải thỏa mãn tiêu chí sau:
Phần cốc cần phải giống một cái bát hoặc đáy sẽ tròn giống như một chữ U, nếu như đáy giống hình chữ “V” thì được xem là quá sắc nét và không cung cấp được tín hiệu mạnh bằng cái cốc có đáy chữ U.
Độ sâu cốc: độ sâu lý tưởng nhất của cốc thì nên lùi lại 1/3 hoặc sẽ ít hơn so với mức trước đó.
Tay cầm: Giống như mô hình nêm giảm thì tay cầm cũng sẽ phải dốc xuống. Đây cũng chính là phần giá thể hiện sự củng cố cuối cùng trước khi xảy ra hiện tượng đảo chiều tăng lên. Nên phần giá điều chỉnh sẽ chỉ được bằng 1/3 so với cốc và cũng không được lùi quá sâu!. Nếu như xuống quá 50% thì lúc đó không được xem là cái cốc tay cầm đẹp!
Đồng thời thì phần mép 2 bên của cốc cần phải ngang bằng, không được nghiêng quá bởi vì chúng sẽ trở thành ngưỡng kháng cự. Không kể đến khoảng thời gian hình thành của 2 phần nửa cốc rất lâu, vì thế mà ngưỡng kháng cự này trở thành một ngưỡng kháng cự mạnh. Nên vì thế nếu như mức giá phá vỡ ngưỡng kháng cự thì thường đi rất xa.
Thời gian hình thành: có thể kéo dài trong khoảng từ 1 đến 6 tháng và đôi khi lâu hơn.
Tâm lý nhà đầu tư đằng sau mô hình cốc tay cầm
Phần chữ ‘U’ của cốc là nơi giá giảm, vì thế thường dễ làm cho nhà đầu tư bị nản chí. Đồng thời cũng dễ thấy khối lượng giao dịch ở phần bên trái của cốc bị suy giảm. Khi mà mức giá được cho là tốt nhất xuất hiện thì khi đó cũng bắt đầu tích lũy cổ phiếu làm cho gia tăng về khối lượng giao dịch.
Nhưng khi mức giá đã chạm đến phía bên trái của cốc thì giá lúc này sẽ đóng vai trò là một đường kháng cự và đây là thời điểm nhà đầu tư bắt đầu chốt lời. Việc nhiều nhà đầu tư đồng loạt chốt lời cùng lúc sẽ tạo thành nên phần tay cầm của cốc. Và lúc này nhà đầu tư lại bắt đầu mua thêm một lần nữa và mức giá lại một lần nữa quay trở lại đạt đến mức kháng cự.
Khi mà mức giá mà vượt qua đường kháng cự thì thời gian tích lũy giá sẽ kéo dài trong nhiều tháng xem như đã kết thúc và giá cũng tiếp tục gia tăng. Sự phá vỡ này đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư theo hướng mạnh và chính họ sẽ giúp gia tăng khối lượng giao dịch và tạo sức nên mạnh hơn nữa cho sự phá vỡ.
>> Tham khảo: Bollinger band là gì? Cách sử dụng Bollinger band hiệu quả
Hướng dẫn nhà đầu tư giao dịch hiệu quả với mô hình cốc tay cầm
Hướng dẫn nhà đầu tư giao dịch hiệu quả với mô hình cốc tay cầm
Phương pháp giao dịch đối với mô hình cốc tay cầm phải được đánh giá là khá đơn giản bởi nhà đầu tư chỉ cần xác định chuẩn thời điểm để vào lệnh MUA là có thể giải quyết được 80% vấn đề. Cụ thể, để vào một lệnh mua thì nhà đầu tư có thể thực hiện theo 2 cách sau đây:
- Cách 1: Vào lệnh tại điểm đáy của phần tay cầm và đây cũng là phương pháp giao dịch phổ biến vào mô hình cốc tay cầm. Vị trí lý tưởng vào lệnh buy trong trường hợp này chính là điểm cách phần đỉnh cốc một đoạn bằng ⅓ với chiều cao mô hình.
- Cách 2: Vào lệnh ngay khi mà mức giá breakout ra khỏi vùng tay cầm. Thời điểm này thì mức giá sẽ tăng lên vô cùng mạnh, nên nhà đầu tư có thể sẽ không cần đặt chốt lời (take profit). Phương pháp này đang được xem là khá an toàn và mang lại phần lợi nhuận ổn định cho các nhà đầu tư.
Tiếp theo, nhà đầu tư đặt lệnh cắt lỗ ở vị trí phía bên dưới đáy của tay cầm. Tuy vậy nhưng đây chỉ là theo lý thuyết bởi nếu cắt lỗ như vậy thì khả năng rủi ro sẽ cao hơn. Bởi vậy theo kinh nghiệm của các nhà đầu tư lâu năm thì nên đặt điểm stoploss tại mức giá đóng cửa của cây nến có volume lớn nhất. Đồng thời nhà đầu tư cũng nên kết hợp mô hình cốc tay cầm với nhiều công cụ phân tích kỹ thuật khác để có thể đưa ra được nhận định chính xác hơn.
Kết luận
Trên thực tế không chỉ trong giao dịch chứng khoán mà còn trong đời sống hằng ngày, không có một mô hình nào là chính xác tuyệt đối 100% cả mà nó chỉ mang tính chất tương đối và mô hình cốc tay cầm cũng thế. Vì vậy việc xảy ra hiện tượng breakout giả cũng không thể tránh được. Vì thế, để an toàn nhất thì nhà đầu tư nhớ cài đặt Stop Loss dừng lỗ hợp lý và hạn chế việc áp dụng một cách quá máy móc.
Mytrade – nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín tại thị trường Việt Nam
MyTrade cung cấp nhiều loại công cụ hỗ trợ về nguồn vốn đến cho nhà đầu tư với mong muốn giúp họ tối ưu giá trị đầu tư, tối ưu được lợi nhuận và tối ưu phần thuế phí trong suốt quá trình giao dịch. Tải app MyTrade ngay hôm nay để có thể trải nghiệm được nền tảng đầu tư mới!
Nếu bạn còn thắc mắc về mô hình cốc tay cầm hoặc tham gia vào thị trường chứng khoán hãy kết nối ngay đến Mytrade qua Hotline 1900966935 – 0983.668.883 để được hỗ trợ nhanh nhất.