Mô hình harmonic là gì? Cách giao dịch hiệu quả với mô hình Harmonic

Mô hình giá là một bức tranh toàn cảnh về cung – cầu hàng hóa ở trên thị trường. Đây chính là công cụ quan trọng trong phân tích kỹ thuật, giúp nhà đầu tư biết được chính xác những gì đã xảy ra trong quá khứ, hiện tại và cả ở tương lai gần. Vậy mô hình Harmonic là gì? và cách giao dịch với mô hình giá Harmonic như thế nào để thu về được những khoản lợi nhuận không hề nhỏ.

Mô hình Harmonic là gì?

Mô hình Harmonic là gì? Mô hình Harmonic là gì?

Mô hình Harmonic (Harmonic Pattern) chính là mẫu hình giá được phát minh bởi H.M.Gartley vào năm 1932, sau đó đã được công bố rộng rãi vào năm 1935 ở trên ấn bản Profits in The Stock Markets.

Trong cuốn sách này ông đã đề cập về mô hình 5 điểm cơ bản, chưa bao gồm có các tỷ lệ Fibonacci. Sau này thì Larry Pesavento đã cải thiện mô hình cùng với tỷ lệ Fibonacci và thiết lập những quy tắc về cách giao dịch của mô hình “Gartley” ở trong cuốn sách “Fibonacci Ratios With Pattern Recognition” . 

Sau Larry Pesavento cũng đã có một vài nhà đầu tư khác nghiên cứu về loại mô hình này. Trong đó thì công lao lớn nhất đã thuộc về Scott Carney và Bryce Gilmore. Họ kết hợp cùng với tỷ lệ Fibonacci đưa ra được những biến thể của mô hình giá Harmonic như Bat (Con dơi), Shark (Cá mập), Crab (Con cua), Butterfly (Con bướm)… Đồng thời ông cũng bổ sung những kiến ​​thức chuyên sâu về quy tắc giao dịch, tính hợp lệ và quản lý rủi ro dựa theo mô hình này. Tất cả cũng đã được thực hiện trong cuốn sách “Harmonic Trading”. 

Lý thuyết cơ bản đằng sau những mô hình điều hòa dựa trên sự chuyển động giá theo thời gian tuân theo những mối quan hệ tỷ lệ Fibonacci và tính đối xứng của nó ở trên thị trường. Dựa vào mô hình thì nhà đầu tư có thể xác định được điểm đảo chiều, mức thoái lui cũng như phần mở rộng cùng với một loạt những điểm xoay cao và điểm thấp.

Ngoài ra thì mô hình Harmonic còn sử dụng kết hợp với hai công cụ Fibonacci Extension và Fibonacci Retracement nên cũng có thể cung cấp điểm vào lệnh, chốt lời hoặc cắt lỗ đáng tin cậy.

Ưu điểm và hạn chế của mô hình Harmonic

Ưu điểm và hạn chế của mô hình Harmonic

Mô hình Harmonic không chỉ có nhiều loại mẫu hình khác nhau mà những mức Fibonacci cũng sẽ có nhiều điểm khác biệt. Chính bởi sự rắc rối này mà nhiều nhà đầu tư e dè khi sử dụng công cụ này trong phân tích kỹ thuật. 

Ưu điểm

  • Mô hình Harmonic cung cấp cho các nhà đầu tư điểm vào lệnh, cắt lỗ, chốt lời với một tỷ lệ chính xác vô cùng cao.
  • Mô hình này sẽ thường xuyên xuất hiện trên biểu đồ giá nên cũng sẽ mang đến nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư.
  • Áp dụng tỷ lệ Fibonacci càng làm cho những tín hiệu trở nên tin cậy hơn.
  • Có thể kết hợp cùng với nhiều chỉ báo kỹ thuật khác nhau như RSI, MACD, SMA, CCI,..
  • Tín hiệu mà mô hình Harmonic cung cấp sẽ chính xác trên mọi khung thời gian.
  • Do được cấu tạo bởi các đợt sóng rất cơ bản, bao gồm những đợt sóng chính và xen kẽ đợt sóng điều chỉnh, nên sẽ rất dễ xuất hiện và cũng được lặp lại thường xuyên.

Hạn chế

  • Mô hình Harmonic sẽ có nhiều loại và mỗi lại sẽ có tỷ lệ Fibonacci khác nhau nên làm cho các nhà đầu tư thường bị rối và không nhớ được chính xác từng loại. Những nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường thì sẽ ít sử dụng đến mô hình này mặc dù độ chính xác cao.
  • Dễ nhầm lẫn với những loại mô hình giá khác.
  • Phụ thuộc vào khả năng quan sát và nhận định của mỗi nhà đầu tư.

>> Tham khảo thêm: Chỉ báo OBV là gì? Cách sử dụng chỉ báo OBV hiệu quả

Phân loại mô hình giá Harmonic phổ biến

Trong thực tế thì mô hình giá Harmonic có rất nhiều các biến thể khác nhau, nhưng phổ biến nhất chính là mẫu hình AB=CD, mô hình con dơi, con cua, con bướm,  cá mập, Gartley, mô hình 3 sóng ngang. Mỗi mẫu hình thì cũng sẽ có những quy ước về tỷ lệ Fibonacci khác nhau. Cụ thể như sau:

Mô hình AB=CD 

Mô hình AB=CD  Mô hình AB=CD

Mô hình AB = CD là một mẫu hình cơ bản và dễ xác nhận được nhất trong số những mô hình Harmonic. Mô hình này cũng hoạt động hơi khác so với các mẫu hình khác và chỉ gồm có 3 chuyển động, 4 điểm. Mô hình này bao gồm có 2 loại là Bullish AB=CD và Bearish AB=CD. Cả 2 đều cung cấp những tín hiệu đảo chiều. Cụ thể như sau:

- Mô hình Bullish AB=CD

  • Ban đầu thì giá sẽ giảm từ điểm A xuống điểm B
  • Tiếp theo nó lại điều chỉnh tăng từ điểm B lên C ở mức thoái lui từ 61.8% – 78.6% của đoạn xu hướng AB.
  • Tiếp theo thì giá lại giảm từ C xuống D ở mức mở rộng 127.2% – 161.8% của AB. Độ dài và khoảng thời gian hình thành của đoạn CD cần phải bằng với AB.

Sau khi kết thúc ở điểm D thì giá có thể đảo chiều đi lên. Khi này nhà đầu tư có thể vào lệnh Buy.

- Mô hình Bearish AB=CD

  • Ban đầu thì giá sẽ tăng từ điểm A xuống B
  • Tiếp theo lại điều chỉnh giảm từ điểm B về C ở mức thoái lui từ 61.8% – 78.6% của đoạn xu hướng AB.
  • Tại điểm C xuống D ở mức mở rộng 127.2% – 161.8% của AB. Khi này thì độ dài và thời gian hình thành của đoạn CD cũng cần phải bằng với AB.

Sau khi kết thúc ở điểm D giá có thể sẽ đảo chiều đi xuống. Khi này nhà đầu tư có thể vào lệnh Sell.

Mô hình Gartley 

Mô hình Gartley  Mô hình Gartley

Mô hình Gartley đã được tạo bởi HM Gartley. Đây chính là mẫu hình nguyên thủy bao gồm 5 điểm nhưng được bổ sung thêm tỷ lệ Fibonacci. Mô hình này cũng sẽ bao gồm có 2 loại là  Bullish Gartley (Gartley tăng giá) và Bearish Gartley (Gartley giảm giá). Mô hình này đều sẽ có 5 điểm X, A, B, C và D và có quy ước như sau:

- Bullish Gartley (Gartley tăng giá)

  • Giá dịch chuyển tăng từ điểm X đến A.
  • Tiếp theo giá lại điều chỉnh giảm từ điểm A xuống B ở mức thoái lui 61.8% của  XA
  • Từ B giá lại điều chỉnh tăng về điểm C ở mức Fibonacci 38.2% đến 88.6% của xu hướng giảm AB.
  • Tại C thì giá sẽ điều chỉnh giảm xuống D ở mức mở rộng từ 127,2% đến 161,8% của xu hướng giảm AB. Hoặc D cũng là Fibonacci 78.6% của xu hướng tăng XA.

Sau khi đến điểm D thì thị trường sẽ có xu hướng tăng lên, nhà đầu tư có thể vào lệnh Buy.

- Bearish Gartley (Gartley giảm giá)

  • Giá giảm từ điểm X đến A 
  • Tiếp theo thì giá lại điều chỉnh tăng từ điểm A đến B ở mức thoái lui 61.8% của  XA
  • Từ B giá lại điều chỉnh sẽ giảm xuống C ở mức Fibonacci 38.2% đến 88.6% của xu hướng tăng AB.
  • Tại C thì giá sẽ điều chỉnh tăng lên D ở mức mở rộng từ 127,2% đến 161,8% của xu hướng tăng AB. Hoặc D cũng chính là Fibonacci 78.6% của xu hướng giảm XA.

Sau khi đến điểm D thì thị trường sẽ có xu hướng giảm giá, nhà đầu tư có thể vào lệnh Sell.

Mô hình con bướm

Mô hình con bướm Mô hình con bướm

Mô hình con bướm (mô hình Butterfly hoặc Butterfly Pattern) được phát hiện bởi Bryce Gilmore. Cũng như mô hình Gartley thì Butterfly cũng được hình thành bởi 5 điểm X, A, B, C, D và được chia làm 2 loại là: Bullish Butterfly, Bearish Butterfly.

- Mô hình Bullish Butterfly

  • Giá tăng từ điểm X đến A 
  • Sau đó từ điểm A giảm điều chỉnh về B ở mức thoái lui là 78.6% của XA.
  • Tiếp theo ở B giá lại quay đầu tăng lên đến điểm C ở mức thoái lui từ 38.2% – 88.6% của AB.
  • Tại C thì giá lại quay đầu giảm đến D ở mức mở rộng 161.8% 261.8% của đoạn AB. Đồng thời thì D cũng chính là mức thoái lui là 127.2% – 161.8% của XA.

Sau khi điểm D hoàn thành thì giá có xu hướng tăng mạnh mẽ, nên nhà đầu tư có thể vào lệnh Buy tại đây.

- Mô hình Bearish Butterfly

  • Giá giảm từ điểm X về A
  • Sau đó từ điểm A giá tăng điều chỉnh về B ở mức thoái lui là 78.6% của XA.
  • Tiếp theo tại điểm B giá lại quay đầu giảm về C ở mức thoái lui từ 38.2% – 88.6% của AB.
  • Sau đó tại điểm C giá lại tăng lên điểm D ở mức mở rộng 161.8% 261.8% của đoạn AB. Đồng thời thì D cũng chính là mức thoái lui 127.2% – 161.8% của XA.

Sau khi điểm D hoàn thành thì giá sẽ quay giảm nên nhà đầu tư có thể vào lệnh Sell khi điểm D kết thúc.

Mô hình con cua 

Mô hình con cua  Mô hình con cua 

Mô hình con cua đã được phát hiện Scott Carney. Mô hình này cũng giống như mô hình con bướm với 5 điểm. Tuy nhiên, khác biệt giữa 2 mẫu hình này chính là đoạn điều chỉnh AB ngắn hơn và CD dài hơn. Mô hình cua cũng sẽ có 2 dạng là Bullish Crab và Bearish Crab.

- Mô hình Bullish Crab

  • Giá tăng từ điểm X đến A 
  • Tiếp theo lại giảm từ điểm A về B ở mức thoái lui từ 38.2% – 61.8% của đoạn XA.
  • Sau đó tại điểm B giá đảo ngược tăng lên điểm C ở mức thoái lui từ 38.8% – 88.6% của đoạn AB.
  • Tiếp theo thì giá lại quay đầu giảm từ C về D ở mức mở rộng từ 261.8% – 361.8% của đoạn AB. Đồng thời D cũng chính là mức thoái lui 161,8% đoạn XA.

Khi điểm D hoàn thành thì giá sẽ đi theo xu hướng tăng, nhà đầu tư có thể vào lệnh Buy.

- Mô hình Bearish Crab

  • Giá giảm từ điểm X đến A 
  • Tiếp theo lại tăng từ điểm A về B ở mức thoái lui từ 38.2% – 61.8% của đoạn XA.
  • Tại B thì giá lại quay đầu giảm về C ở mức thoái lui từ 38.8% – 88.6% của đoạn AB.
  • Sau đó từ C giá lại sẽ quay đầu tăng về điểm D ở mức mở rộng từ 261.8% – 361.8% của đoạn AB. Đồng thời D cũng chính là mức thoái lui 161,8% đoạn XA.

Khi điểm D hoàn thành thì giá sẽ đi theo xu hướng giảm, nhà đầu tư có thể vào lệnh Sell.

Lưu ý: Ngoài mô hình con cua tăng giảm ở trên thì cũng còn có một biến thể khác của mô hình con cua đó là mô hình con cua sâu. Mô hình này khác với loại mô hình con cua là điểm A hồi về B ở mức thoái lui là 88.6 % của đoạn XA thay vì 38.2% – 61.8% như trên.

Mô hình con dơi 

Mô hình con dơi  Mô hình con dơi

Mô hình con dơi đã được Scott Carney phát triển vào năm 2001. Mô hình này cũng khá giống với mẫu hình Gartley nhưng đoạn AB lại điều chỉnh ngắn hơn và CD sẽ dài hơn. Mô hình này cũng sẽ có 2 loại là Bullish Bat và Bearish Bat được cấu tạo như sau:

- Mô hình Bullish Bat

  • Giá tăng từ điểm X lên A 
  • Tiếp theo lại từ điểm A giảm xuống B ở mức thoái lui là 38,2% – 50% của đoạn XA. 
  • Tại B giá sẽ quay đầu tăng điều chỉnh lên đến điểm C ở điểm thoái lui từ 38,2% đến 88,6% của đoạn AB. 
  • Tại C thì giá quay ngược giảm xuống D ở mức mở rộng 161,8% đến 261,8% của đoạn AB hoặc D cũng chính là mức thoái lui 88.6% đoạn XA.

Sau khi hoàn thành tại điểm D thì giá sẽ tăng nên nhà đầu tư có thể vào lệnh Buy để đón đầu.

- Mô hình Bearish Crab

  • Giá giảm từ điểm X về A
  • Tiếp theo thì giá lại tăng điều chỉnh từ A về B ở mức thoái lui là 38,2% – 50% của XA. 
  • Tại B thì giá lại giảm điều chỉnh về C ở mức thoái lui từ 38,2% đến 88,6% của đoạn xu hướng AB. 
  • Tại C thì giá sẽ quay đầu tăng lên D ở điểm mở rộng 161,8% đến 261,8% của đoạn AB. Đồng thời thì D cũng chính là thoái lui 88.6% của XA.

Sau khi hoàn thành tại điểm D thì giá sẽ giảm nên nhà đầu tư có thể vào lệnh Sell để đón đầu.

>> Tham khảo thêm: Nợ ngắn hạn là gì? Tại sao nên tìm hiểu về nợ ngắn hạn?

Mô hình 3 sóng ngang

Mô hình 3 sóng ngang Mô hình 3 sóng ngang

Mô hình này sẽ hao hao giống với mô hình AB = CD và nó là tiền thân của mô hình sóng Elliott. Tuy nhiên, mẫu hình này thì lại có 3 sóng và 2 đoạn hồi lại. Mô hình này cũng ẽ phân thành 2 loại là mô hình 3 sóng ngang tăng, giảm với các đặc điểm như sau:

- Mô hình 3 sóng ngang tăng

  • Sóng 1 chính là sóng giảm.
  • Sóng A là một đoạn điều chỉnh tăng so với sóng 1 và nó dừng lại ở mức thoái lui 61.8% của sóng 1.
  • Sóng 2 chính là sóng giảm và dừng lại tại mức mở rộng là 127% của sóng 1.
  • Sóng B là tăng điều chỉnh ở mức thoái lui 61,8% so với sóng 2.
  • Sóng 3 chính là sóng giảm ở mức 127% so với sóng 2. 
  • Thời gian hình thành sóng 2, 3 sẽ bằng nhau và sóng A, B cũng sẽ bằng nhau.

Sau khi sóng thứ 3 hoàn thành thì trên thị trường sẽ đảo chiều tăng, nhà đầu tư có thể vào lệnh Buy.

- Mô hình 3 sóng ngang giảm

  • Sóng 1 chính là sóng tăng.
  • Sóng A là một đoạn điều chỉnh giảm so với sóng 1 và nó dừng lại ở mức thoái lui 61.8% của sóng 1.
  • Sóng 2 chính là sóng tăng và nó dừng lại ở mức mở rộng là 127% của sóng 1.
  • Sóng B chính là điều chỉnh giảm ở mức thoái lui 61,8% so với sóng 2.
  • Sóng 3 chính là điều chỉnh tăng tại mức 127% so với sóng 2. 
  • Thời gian hình thành sóng 2, 3 sẽ bằng nhau và sóng A, B cũng sẽ bằng nhau.

Sau khi sóng thứ 3 hoàn thành thì thị trường sẽ đảo chiều giảm, nhà đầu tư có thể vào lệnh Sell.

Mô hình cá mập

Mô hình cá mập Mô hình cá mập

Mô hình cá mập đã được phát hiện bởi Scott Carney và có nhiều nét tương đồng đối với mô hình con cua. Đây chính là một mô hình năm chân, với những điểm được đánh dấu là O, X, A, B và X và cũng sẽ có 2 loại là Bullish Shark và Bearish Shark. Hai loại mô hình này đều đáp ứng những quy tắc Fibonacci như sau:

- Mô hình Bullish Shark

  • Ban đầu giá tăng từ điểm O đến X
  • Tiếp theo giá lại giảm điều chỉnh từ điểm X về A 
  • Từ A giá lại tăng điều chỉnh lên B ở mức Fibonacci thoái lui từ 113% đến 161.8% của đoạn XA.
  • Sau đó từ điểm B giá sẽ giảm một đoạn dài về C cùng với mức Fibonacci mở rộng từ 161.8% đến 224%. Hoặc C cũng chính là mức thoái lui từ 88.6% đến 113% của OX.

Sau khi hoàn thành ở C giá sẽ tăng lên thì nhà đầu tư có thể đón đầu với lệnh Buy.

- Mô hình Bearish Shark

  • Ban đầu giá giảm từ điểm O đến X
  • Tiếp theo giá lại tăng điều chỉnh từ điểm X về A 
  • Từ điểm A giá lại giảm điều chỉnh về B ở mức Fibonacci thoái lui từ 113% đến 161.8% của đoạn XA.
  • Từ điểm B giá sẽ tăng một đoạn dài về C cùng với mức Fibonacci mở rộng từ 161.8% đến 224%. Hoặc C cũng chính là mức thoái lui từ 88.6% đến 113% của OX.

Sau khi hoàn thành tại điểm C giá sẽ giảm nên nhà đầu tư có thể đón đầu với lệnh Sell.

Lưu ý: Tất cả những mô hình đều sẽ có các đoạn tăng giảm điều chỉnh ở trong một khoảng Fibonacci từ A đến B. Khi xác định nhà đầu tư chỉ cần nhận định về các điểm giao động đó nằm ở trong khoảng từ a đến b mà không cần bằng a hoặc b.

Cách giao dịch hiệu quả với mô hình Harmonic

Cách giao dịch với mô hình Harmonic cũng không quá phức tạp, nhưng quan trọng nhất là nhà đầu tư cần phải xác định chính xác được mẫu hình để có thể đưa ra chiến lược giao dịch phù hợp. Cách giao dịch sẽ được thực hiện như sau:

Bước 1: Nhận dạng được mô hình

Để làm được điều này thì nhà đầu tư cần phải sử dụng khả năng quan sát biểu đồ cùng với trí tưởng tượng của bản thân. Tuy nhiên, thời điểm này cũng sẽ rất khó phân loại được mẫu hình bởi chưa có tỷ lệ Fibonacci chính xác. Khi này nhà đầu tư chỉ có thể đánh dấu được các điểm đỉnh và đáy trên biểu đồ.

Bước 2: Vẽ mô hình giá Harmonic

  • Để vẽ mô hình nhà đầu tư chỉ cần nhấn vào mục các mẫu ở thanh công cụ vẽ bên trái biểu đồ.
  • Tiếp theo nhấp vào mũi tên để lựa chọn mẫu. Khi này nhà đầu tư hãy nhấp vào mẫu hình XABCD hoặc ABCD để vẽ.
  • Trên biểu đồ xác định được điểm X kéo đến A, B, C, D

Khi này trên mẫu hình đã hiển thị được tỷ lệ Fibonacci. Dựa vào tỷ lệ này nhà đầu tư sẽ phân loại mẫu hình Harmonic đang thuộc loại nào, là mẫu hình tăng hoặc giảm. Nhà đầu tư cũng có thể dựa vào phần tỷ lệ Fibonacci theo mỗi mẫu hình mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên để phân loại.

Bước 3: Vào lệnh giao dịch

Tiến hành đặt lệnh giao dịch mua hoặc bán, điểm chốt lời và cắt lỗ theo mỗi dạng mẫu hình Harmonic.

Kết luận

Trên đây Mytrade đã giới thiệu đến bạn những kiến thức tổng quan nhất về mô hình Harmonic. Bởi tính chất phức tạp nên mô hình Harmonic Pattern thường chỉ được các nhà đầu tư chuyên nghiệp sử dụng.  Tuy nhiên thì các tín hiệu đảo chiều mà nó mang lại cũng có độ chính xác rất cao giúp nhà đầu tư khá dễ thu về lợi nhuận lớn nếu biết sử dụng đúng cách. Do vậy, nhà đầu tư hãy dành thêm thời gian nghiên cứu phân tích cơ bản và thực hành thật nhiều hơn nhé!

Nếu bạn cần tư vấn thêm các mô hình giá hoặc muốn hỗ trợ tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán thì hãy liên hệ ngay với Mytrade đến HOTLINE 1900966935 – 0983.668.883 để được giải đáp một cách nhanh nhất. Hoặc tải app MyTrade ngay hôm nay để có thể trải nghiệm được nền tảng đầu tư mới tại:

- Apple Store: https://apps.apple.com/us/app/mytrade-đầu-tư-cho-mọi-người/id1610468053

- Google Play: https://play.google.com/store/apps/details?id=vn.ftv.mytrade

 

 

  • Bài viết nổi bật