Mô hình tam giác là một mô hình xuất hiện ở trên biểu đồ giá với tần suất và tỷ lệ chính xác cao. Mô hình này được nhiều nhà đầu tư sử dụng làm phương pháp giao dịch chính. Ngoài ra, điểm hạn chế của mô hình này là nếu như bạn sử dụng chưa quen sẽ dễ nhầm lẫn với những mô hình khác. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về mô hình tam giác với những nội dung sau: Mô hình tam giác là gì? Các loại của mô hình tam giác, cách giao dịch và những lưu ý trong quá trình giao dịch của mô hình này.
Mô hình tam giác là gì?
Mô hình tam giác là gì?
Mô hình tam giác (còn gọi là Triangle) chính là mô hình giá xuất hiện ở cuối của xu hướng tăng hoặc giảm, báo hiệu về sự tạm dừng của xu hướng hiện tại và chuẩn bị cho sự đảo chiều. Tuy nhiên thì sự đảo chiều trong trường hợp này sẽ còn phụ thuộc vào điểm break out khỏi mô hình giá.
Mô hình tam giác được tạo bởi 2 đường xu hướng. Trong đó thì đường xu hướng phía trên đóng vai trò như một đường kháng cự đi qua các đỉnh và đường xu hướng phía dưới chính là một đường hỗ trợ đi qua các đáy. Một trong 2 đường này sẽ phải dốc lên hoặc dốc xuống và đường còn lại sẽ di chuyển với hướng ngược lại hay có thể nằm ngang… Đặc biệt là 2 đường xu hướng này cần phải hội tụ tại một điểm ở bên phải mô hình.
Tại thời điểm hình thành mô hình tam giác thì cả bên mua và bên bán đều sẽ không quyết liệt trong việc tranh giành về quyền áp đảo thị trường. Họ đang chờ đợi những tín hiệu rõ ràng hơn, nhưng càng về cuối của mô hình thì một trong 2 bên đều quyết định dốc hết sức để đưa giá theo hướng như sự kỳ vọng. Tuy nhiên thì bạn không thể biết được chính xác giá sẽ di chuyển theo xu hướng nào sau khi phá vỡ mô hình mà chỉ có thể biết rằng giá sẽ bùng nổ một cách mạnh mẽ.
Phân loại mô hình tam giác
Phân loại mô hình tam giác
Mô hình tam giác hiện nay có 3 dạng quan trọng là: tam giác tăng, tam giác giảm và mô hình tam giác cân. Mỗi một mô hình sẽ có những đặc điểm khác nhau, cụ thể như sau:
Mô hình tam giác cân
Mô hình tam giác cân (còn gọi là mô hình tam giác đối xứng) thường sẽ xuất hiện sau một xu hướng tăng hay giảm. Đây được xem là nền tảng cho những loại mô hình tam giác còn lại.
Đặc điểm
- Mô hình tam giác cân sẽ được hình thành bởi một đường kháng cự dốc xuống cùng với một đường hỗ trợ hướng lên. Hai đường này sẽ hội tụ tại một điểm chính giữa bên phải và tạo thành một tam giác cân.
- Hai đường xu hướng đi qua các đỉnh và các đáy thì phải có độ dài và độ nghiêng tương đối giống nhau.
- Mỗi cạnh của hình tam giác cần phải có ít nhất 2 điểm tiếp xúc với giá hoặc hình thành ít nhất 2 đỉnh và 2 đáy.
- Khối lượng giao dịch giảm dần từ bên trái qua phải.
Ý nghĩa
Vùng giá ở trong mô hình tam giác cân cho thấy cả 2 bên mua và bán đều đang ở trạng thái cân bằng và không có bên nào chiếm ưu thế hơn. Trong trường hợp này sẽ rất khó để nhận định giá sẽ dịch chuyển với chiều hướng nào cho đến nó khi break-out khỏi mô hình.
Vì thế, nhà đầu tư cần chờ tín hiệu xác nhận phá vỡ cạnh trên của tam giác (ở trong xu hướng tăng) và cạnh dưới của tam giác (ở trong xu hướng giảm) để xác định được xu hướng và tìm kiếm cơ hội giao dịch.
>> Tham khảo: Mô hình kim cương - Đặc điểm và cách giao dịch
Mô hình tam giác giảm
Mô hình tam giác giảm thường sẽ xuất hiện sau một xu hướng giảm mạnh. Đây chính là mô hình tiếp diễn xu hướng và cung cấp những tín hiệu thực hiện lệnh Sell thuận theo xu hướng với xác suất thành công cao.
Đặc điểm
- Mô hình tam giác giảm sẽ được tạo bởi 2 đường xu hướng đó là đường kháng cự dốc xuống và đường hỗ trợ nằm ngang ở phía dưới.
- Hai đường này sẽ có xu hướng hội tụ ở một điểm bên phải mô hình và tạo thành hình tam giác.
- Khối lượng giao dịch sẽ lớn dần.
Ý nghĩa
Mô hình tam giác giảm đã cho thấy bên bán đang chiếm ưu thế và thành công kéo mức giá xuống khi nó liên tục tạo đỉnh sau thấp hơn với đỉnh trước. Điều này có nghĩa là lực bán đang gia tăng mạnh, nếu như đủ lớn nó có thể phá vỡ được đường hỗ trợ và tiếp tục giảm.
Mô hình tam giác tăng
Mô hình tam giác tăng thường sẽ xuất hiện ở sau một xu hướng tăng mạnh và dự báo sự tiếp diễn của xu hướng.
Đặc điểm
- Mô hình tam giác tăng sẽ được tạo bởi đường kháng cự nằm ngang cùng với đường hỗ trợ dốc lên.
- Hai đường kháng cự và hỗ trợ này sẽ có xu hướng hội tụ ở một điểm phía bên phải của mô hình.
- Các cạnh của hình tam giác cần phải đi qua ít nhất 2 đỉnh và 2 đáy.
- Khối lượng giao dịch cũng tăng dần.
Ý nghĩa
Mô hình tam giác tăng cho thấy rằng bên mua đang chiếm ưu thế và thành công đẩy mức giá lên cao khi mà liên tục tạo đáy sau cao hơn với đáy trước. Tuy nhiên cho dù bên mua có mạnh hơn với bên bán, nhưng khi chuẩn bị đẩy giá lên cao hơn nữa thì lại gặp phải rào chắn của bên bán. Cho nên mức giá chạm vào đường kháng cự rồi lại quay trở lại vùng hỗ trợ.
Tuy nhiên, nếu như lực mua đủ mạnh có thể sẽ phá vỡ đường kháng cự và tiếp tục gia tăng. Lúc này, nhà đầu tư có thể vào lệnh Buy để giao dịch thuận xu hướng.
Cách giao dịch đối với mô hình tam giác
Cách giao dịch đối với mô hình tam giác
Mỗi một mô hình tam giác sẽ có những cách giao dịch khác nhau. Cụ thể thì chiến lược giao dịch với từng loại mô hình sẽ được Mytrade hướng dẫn ngay sau đây.
Cách giao dịch cùng với mô hình tam giác tăng
Theo nghiên cứu đối với mô hình tam giác tăng thì tỷ lệ giá phá vỡ cạnh trên (tức là đường kháng cự) để tăng chiếm đến hơn 77%, 23% còn lại là giá phá vỡ đường hỗ trợ phía bên dưới để giảm. Vì thế trong trường hợp này các nhà đầu tư sẽ dựa vào điểm break-out khỏi mô hình để tiến hành vào lệnh. Cách giao dịch như sau:
- Vào lệnh Buy, nếu như giá break-out khỏi đường kháng cự nằm ngang ở phía trên. Điểm vào lệnh ở cây nến xanh xác nhận xu hướng tăng.
- Vào lệnh Sell, nếu như giá break-out khỏi đường hỗ trợ phía bên dưới. Điểm vào lệnh ở cây nến đỏ sẽ xác nhận xu hướng giảm.
- Điểm cắt lỗ (stop loss): sẽ cách đáy gần nhất một khoảng đối với lệnh Buy và cách đỉnh gần nhất một khoảng đối với lệnh Sell.
- Điểm chốt lời: Tại những mức quan trọng mà Fibonacci mở rộng từ 61.8%-168%.
>> Tham khảo: Mô hình cốc tay cầm - Cách giao dịch trong chứng khoán
Cách giao dịch cùng với mô hình tam giác giảm
Mô hình tam giác giảm thường sẽ xuất hiện ở trong một xu hướng giảm, tỷ lệ giá phá vỡ của đường hỗ trợ phía bên dưới để tiếp tục giảm chiếm đến gần 70% và chỉ có khoảng 30% giá sẽ phá vỡ đường kháng cự phía bên trên để tăng. Cho nên chiến lược giao dịch đối với mô hình này cũng sẽ tương tự như đối với mô hình tam giác tăng.
Nhà đầu tư sẽ chờ giá break-out khỏi mô hình rồi mới vào lệnh giao dịch như sau:
- Vào lệnh Sell, nếu như giá break-out khỏi đường hỗ trợ và nó đi xuống. Điểm vào lệnh là tại cây nến đỏ xác nhận xu hướng giảm.
- Vào lệnh Buy, nếu như giá phá vỡ đường kháng cự phía bên trên.
- Điểm cắt lỗ: sẽ cách đỉnh gần nhất 1 khoảng đối với lệnh Sell và cách đáy gần nhất một khoảng đối với lệnh Buy.
- Điểm chốt lời (take profit): ở những mức Fibonacci mở rộng từ 61.8%-168% để đảm bảo tỷ lệ R:R.
Cách giao dịch đối với mô hình tam giác cân
Mô hình tam giác cân sẽ cho thấy sự cân bằng giữa bên mua và bên bán. Trong vùng tam giác hành động thì giá sẽ không nghiêng về bên nào mà chỉ đưa ra những tín hiệu chuẩn bị có sự đột phá về hướng.
Để giao dịch thành công thì nhà đầu tư cần phải kiên nhẫn chờ đợi giá breakout khỏi mô hình. Nếu như giá phá vỡ cạnh trên thì thực hiện lệnh Buy, còn nếu như phá vỡ cạnh dưới thì thực hiện lệnh Sell.
Đối với lệnh Buy
- Điểm vào lệnh: ở phía trên đường kháng cự với nến có tín hiệu màu xanh, có dáng cân xứng hoặc là có dấu hiệu dồn lực tăng vững chắc.
- Điểm cắt lỗ: Đặt ở cách đáy gần nhất một khoảng và đảm bảo được quy tắc 2% cho mỗi lệnh cắt lỗ.
- Điểm chốt lời: ở những mức Fibonacci quan trọng từ 61.8%-168% và vẫn đảm bảo được tỷ lệ R:R.
Đối với lệnh Sell
- Điểm vào lệnh: ở phía bên dưới đường hỗ trợ, theo nến tín hiệu màu đỏ cùng với hình dáng cân xứng hoặc nhiều nến đỏ tiếp diễn với nhau cho thấy được dấu hiệu dồn lực giảm vững chắc.
- Điểm cắt lỗ: Cách đáy gần nhất một khoảng và đảm bảo được quy tắc 2% cho mỗi lệnh cắt lỗ.
- Điểm chốt lời: ở những mức Fibonacci quan trọng từ 61.8%-168% và vẫn đảm bảo được tỷ lệ R:R.
Để có thể giao dịch an toàn thì nhà đầu tư nên chờ cú hồi đầu tiên hoặc retest để xác nhận sự phá vỡ là thật trước khi thực hiện giao dịch. Dù có thể sẽ bỏ lỡ cơ hội nếu như giá không hồi lại nhưng lại giúp cho nhà đầu tư tránh rủi ro khi thực hiện lệnh với phá vỡ giả.
Lưu ý khi thực hiện giao dịch đối với mô hình tam giác
Lưu ý khi thực hiện giao dịch đối với mô hình tam giác
Mô hình tam giá là công cụ mạnh mẽ ở trong phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên, giống như mọi công cụ khác thì mô hình tam giác cũng tồn tại một vài hạn chế nhất định. Bởi vậy để áp dụng thành công được mô hình giá này thì nhà đầu tư cần ghi nhớ một số điểm lưu ý sau đây:
- Mô hình tam giác gần giống với mô hình cái nêm và mô hình cờ đuôi nheo. Vì thế mà các nhà đầu tư cần phải biết cách nhận diện chính xác để không có sự nhầm lẫn giữa những mô hình.
- Mỗi loại mô hình tam giác thì sẽ có cách giao dịch riêng, bởi vậy mà nhà đầu tư cần phải phân biệt được 3 loại mô hình tam giác cân, tam giác giảm và tam giác tăng.
- Chỉ giao dịch sau khi mà giá breakout khỏi mô hình và theo dõi hành động của giá sau khi phá vỡ mô hình để vào lệnh.
- Mô hình tam giác có thể tạo ra phá vỡ giả, nó đi ngang hoặc đảo chiều, không ai có thể đảm bảo được rằng sau khi phá vỡ giá sẽ tiếp tục với xu hướng chính hoặc đảo chiều.
- Nên kết hợp mô hình tam giác với nhiều loại công cụ phân tích khác để đưa ra được nhận định chính xác trước khi giao dịch
Kết luận
Trên đây Mytrade vừa chia sẻ những thông tin cần thiết về mô hình tam giác – một trong những mô hình giá lưỡng tính thường xuyên gặp trong giao dịch chứng khoán. Hi vọng, sẽ giúp những nhà đầu tư giao dịch theo phong cách price action hiểu rõ về mô hình giá tam giác là gì, đặc điểm để nhận dạng cũng như cách giao dịch khi gặp mô hình này.
Mytrade – nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín tại thị trường Việt Nam
MyTrade cung cấp nhiều loại công cụ hỗ trợ nguồn vốn đến nhà đầu tư với mong muốn giúp cho họ tối ưu giá trị đầu tư, tối ưu lợi nhuận và tối ưu được mức thuế phí ở trong suốt quá trình giao dịch. Tải app MyTrade ngay hôm nay để có thể trải nghiệm được nền tảng đầu tư mới!
Nếu bạn còn thắc mắc về mô hình tam giác hoặc cần hỗ trợ tham gia thị trường chứng khoán hãy kết nối ngay với Mytrade qua Hotline 1900966935 – 0983.668.883 để được giải đáp nhanh nhất.