Khi nhà đầu tư đã đọc quen bảng giá chứng khoán hàng ngày thì dù xem bảng giá của bất kỳ một công ty chứng khoán nào cũng có thể hiểu hết. Tuy nhiên với những nhà đầu tư mới thì hầu như là không biết gì, vậy nên ai muốn có ý định tham gia vào thị trường chứng khoán trước hết cần phải biết cách xem bảng giá chứng khoán trên Sở giao dịch Chứng khoán. Vậy NN Mua là gì? Sau đây Mytrade sẽ giới thiệu những khái niệm cơ bản khi đầu tư chứng khoán Việt Nam hiện nay.
Chứng khoán là gì?
Chứng khoán là gì?
Chứng khoán chính là một bằng chứng xác nhận quyền sự sở hữu hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của doanh nghiệp, tổ chức đã phát hành.
Có thể hiểu rằng một cổ phần sẽ đại diện cho quyền sở hữu hợp pháp của một doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ phát hành 2 loại cổ phiếu là cổ phiếu thông thường và cổ phiếu ưu đãi. Cổ phiếu khi maf được hoán đổi cho nhau thì sẽ được gọi là “chứng khoán”. Vì vậy, đầu tư vào thị trường chứng khoán đồng nghĩa là bạn đang mua quyền sở hữu một hay nhiều doanh nghiệp.
Chứng khoán phái sinh là một công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng và bao gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai trong đó xác nhận quyền, nghĩa vụ của những bên đối với việc thanh toán tiền hay chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định theo một mức giá đã được xác định trong một khoảng thời gian hoặc vào ngày đã xác định ở tương lai.
Đầu tư chứng khoán chính là một lĩnh vực hoàn toàn khác biệt với việc chơi chứng khoán. Bởi đây là một sự tính toán kỹ lưỡng, chi tiết và có chủ đích mà không phải là những hành động bồng bột và mang cảm tính cá nhân.
Có ý kiến cho rằng, nếu như tiền mặt là một tài sản có thanh khoản cao nhất thì chứng khoán chắc chắn xếp thứ hai. Mọi giao dịch của nhà đầu tư liên quan đến giao dịch mua hoặc bán chứng khoán sẽ được thực hiện trong một thời gian ngắn và nhanh chóng để có thể chuyển đổi thành tiền mặt. Ngoài ra, thị trường chứng khoán Việt Nam còn là một thị trường khá chặt chẽ, minh bạch và được quản lý bởi nhiều cơ quan chức năng cùng những thành viên thị trường. Việc nhà đầu tư lựa chọn kênh đầu tư minh bạch sẽ có lợi hơn rất nhiều so với việc tham gia vào những thị trường chưa được công nhận hay thậm chí bất hợp pháp.
Chứng khoán bao gồm các loại như trái phiếu, chứng chỉ quỹ, cổ phiếu … Chứng khoán cũng được xem là một trong những phương tiện hàng hóa trừu tượng có thể thỏa thuận và cũng có thể thay thế được, đại diện cho một giá trị tài chính.
>> Tham khảo: Cắt lỗ (cutloss) là gì? Cách xác định điểm cắt lỗ trong chứng khoán
Lợi ích thị trường chứng khoán mang đến
Lợi ích thị trường chứng khoán mang đến
Huy động nguồn vốn
Các doanh nghiệp thường cần tiền mặt và nguồn lực để mở rộng sản phẩm và dịch vụ cũng như tiếp cận với nhiều người tiêu dùng. Đôi khi nguồn vốn cần thiết để phát triển những sản phẩm và dịch vụ là quá lớn đối với một doanh nghiệp, vì vậy họ quyết định cổ phần hóa và được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Doanh nghiệp sẽ cung cấp cổ phiếu cho bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào muốn đầu tư.
Những cổ phiếu lần đầu tiên được phát hành ra ngoài công chúng (còn gọi là IPO) là công cụ huy động nguồn vốn nhanh chóng và hiệu quả mà các doanh nghiệp thường áp dụng. Một doanh nghiệp có thể huy động hàng triệu hay hàng tỷ USD sau khi bán các cổ phiếu ra công chúng.
Lợi nhuận
Trong khi doanh nghiệp có thể hưởng lợi hậu hĩnh thì các nhà đầu tư cá nhân cũng thu lợi từ nguồn vốn đầu tư của họ nếu như doanh nghiệp hoạt động tốt. Đây là một mối quan hệ có lợi cho cả hai bên và không có bất cứ giới hạn nào đối với lợi nhuận đầu tư nếu như mọi việc diễn ra suôn sẻ bởi giá cổ phiếu có thể tăng đến một ngưỡng không tưởng.
Hoạt động kinh tế
Những doanh nghiệp hoạt động tốt trên thị trường chứng khoán thì nền kinh tế đất nước sẽ hưởng lợi lớn theo nhiều cách khác nhau. Khi công chúng mua những sản phẩm và dịch vụ từ doanh nghiệp thì thu nhập được tạo ra ở nhiều cấp độ. Chính phủ cũng sẽ có cơ hội đánh thuế những người bán hàng mang thêm nhiều nguồn ngân khố về cho quốc gia.
NN mua là gì?
NN mua là gì?
NN mua/NN bán là khối lượng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài mua vào đối với mã chứng khoán đó.
Được quy ước đơn vị tính:
- Đối với khối lượng: đơn vị là 10 cổ phiếu/CCQ.
- Đối với giá: đơn vị là 1000 đồng.
>> Tham khảo: Thị giá là gì? Thị giá vốn, thị giá cổ phiếu là gì?
Những lưu ý cơ bản khi đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam
Những lưu ý cơ bản khi đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam
- Thời gian giao dịch chứng khoán: từ thứ 2 tới thứ 6 hàng tuần (trừ những ngày nghỉ lễ theo quy định), khung giờ từ 9h – 11h30 và 13h – 14h45 hàng ngày với sàn HNX và UPCOM - Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội và sàn HOSE – Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
- Số phiên giao dịch: Sàn giao dịch HNX được chia làm 2 phiên: phiên giao dịch liên tục ( từ 9h – 11h30 và 13h – 14h30) và phiên đóng cửa (14h30 – 14h45), còn với sàn giao dịch HOSE thì chia làm 3 phiên: phiên mở cửa (9h – 9h15), phiên khớp lệnh liên tục ( từ9h15 – 11h30 và 13h – 14h30) và phiên đóng cửa (14h30 – 14h45), còn riêng sàn giao dịch UPCOM thì sẽ giao dịch liên tục cả ngày.
Trong đó phiên 2 của sàn HOSE giống với phương thức giao dịch phiên 1 của sàn HNX. Phiên đóng cửa và phiên mở cửa còn được gọi với một tên chung là phiên khớp lệnh định kỳ.
- Biên độ dao động: với sàn giao dịch HNX là 10%, còn sàn giao dịch HOSE là 7%.
Ví dụ: Nếu một cổ phiếu trên sàn có giá tham chiếu là 10.000 đồng/cổ phiếu thì với sàn giao dịch HNX giá trần sẽ là 11.000 đ/cổ phiếu và giá sàn sẽ là 9.000 đ/cổ phiếu. Chúng ta có thể thực hiện giao dịch trong dải giá từ 9.000 - 11.000 đ/cổ phiếu. Với sàn giao dịch HOSE thì giá trần lại chỉ là 10.700 đ/cổ phiếu, giá sàn là 9.300 đ/cổ phiếu và dải giá giao dịch là từ 9.300 - 10.700 đ/cổ phiếu. Riêng sàn giao dịch UPCOM thì biên độ rộng hơn là 15% (theo như quy định mới thì Ủy ban Chứng khoán đồng ý sẽ điều chỉnh biên độ từ 10% lên 15% từ ngày 01/07/2015). Trường hợp đặc biệt là đối với cổ phiếu mới lên sàn giao dịch ngày đầu tiên thì căn cứ vào mức giá tham chiếu do công ty chứng khoán tư vấn đưa cổ phiếu doanh nghiệp niêm yết lên sàn trên cơ sở so sánh những doanh nghiệp cùng ngành thì biên độ sẽ là sàn HOSE là 20%, sàn HNX là 30% và UPCOM là 40%. Biên độ cần rộng ra để giá có thể biến động tốt nhất về với vùng giá “đúng” của thị trường, bởi giá tham chiếu tạm đưa ra vẫn chỉ là những tư vấn mà không phải là giá thị trường. Kinh nghiệm cũng chỉ ra rằng khi tiến hành đầu tư nên chọn cổ phiếu đã lên sàn hoạt động ít nhất được 6 tháng.
Khi tham gia giao dịch, nếu như nhà đầu tư đặt lệnh không theo quy tắc trên thì hệ thống giao dịch chung của các công ty Chứng khoán nơi họ mở tài khoản giao dịch sẽ tự động báo lỗi không thể chuyển lệnh vào hệ thống. Để bảng giá được gọn thì khi giá 23.650 đ/cp hay 141.000 đ/cp thì bảng giá họ thiết kế sẽ hiển thị là 23.65 hay 141 cho gọn bảng và dễ nhìn.
- Đơn vị khối lượng: theo như quy định hiện hành thì đơn vị khối lượng giao dịch là bội số của 100 cổ phiếu với sàn HNX UPCOM và 10 cổ phiếu với sàn HOSE (Tức là phải đặt mua bán 100 cổ phiếu, 200 cổ phiếu, 300 cổ phiếu, … với sàn HNX UPCOM và 10 cổ phiếu, 20 cổ phiếu, 30 cổ phiếu, … của sàn HOSE). Riêng đối với sàn HNX UPCOM đặc biệt hơn chút là những lệnh lẻ từ 01 đến 99 cổ phiếu vẫn sẽ nhận được nhưng sẽ được chuyển vào bảng giá chứng khoán lô lẻ riêng khác với bảng giá chứng khoán lô chẵn hiện có.Lưu ý khi bạn muốn đặt mua 340 cổ phiếu ở sàn HNX UPCOM thì bạn cần phải đặt mua thành 02 lệnh riêng lẻ đó là: 300 và 40 thì hệ thống mới có thể hiểu và chuyển lệnh cho bạn vào Sở, còn nếu như bạn đặt thẳng 1 lệnh là 340 thì hệ thống sẽ tự động báo lỗi và lệnh không thực hiện được. Chính bởi nguyên tắc nói trên nên để gọn bảng người bên sàn giao dịch HOSE ta thường thiết kế 34.550 cổ phiếu sẽ được hiển thị là 3455 hoặc 34.55 (bớt số để dễ nhìn hơn).
- Những lệnh đặt mua bán, sửa hủy chỉ có giá trị trong vòng 1 ngày giao dịch, vào cuối ngày giao dịch sẽ được tự động hủy hết. Qua ngày giao dịch tiếp theo thì lại bắt đầu lại từ đầu.
Những khái niệm cơ bản khi đầu tư chứng khoán Việt Nam
Những khái niệm cơ bản khi đầu tư chứng khoán Việt Nam
- Mã CK: Mã chứng khoán là bao gồm 3 ký tự cho cả cổ phiếu và chứng chỉ quỹ. Mã chứng khoán là một mã giao dịch của những công ty cổ phần niêm yết hoặc chứng chỉ quỹ niêm yết. Những chứng chỉ quỹ niêm yết được xếp vào cuối bảng để dễ dàng theo dõi.
- TC: Giá tham chiếu là mức giá được sử dụng để tính giới hạn giá giao dịch trong ngày dựa trên cơ sở biên độ dao động do ủy ban chứng khoán quy định.
- Giá tham chiếu là mức giá đóng cửa của phiên giao dịch ngày hôm trước trên sàn HOSE và giá bình quân gia quyền của ngày hôm trước đối với sàn HNX. Giá tham chiếu có thể được điều chỉnh với những trường hợp chia cổ tức hay cổ phiếu thưởng,…
Đối với các cổ phiếu, chứng chỉ quỹ mới lên sàn thì giá TC là mức giá do tổ chức tư vấn niêm yết tính toán để đưa ra một cách hợp lý và được sự chấp thuận của ủy ban chứng khoán.
- Trần: giá trần là mức giá cao nhất mà những nhà đầu tư có thể đặt lệnh giao dịch mua hay bán.
Giá trần = Giá TC x (1 + biên độ dao động của giá)
- Sàn: giá sàn là mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh giao dịch mua hay bán.
Giá sàn = giá TC x (1- biên độ giao động giá)
- Giá ATO: là mức giá mở cửa. Lệnh giao dịch mua hay bán giá ATO sẽ được áp dụng trong đợt giao dịch nhằm xác định giá mở cửa (Đợt 1). Lệnh ATO là loại lệnh được ưu tiên nhất khi ghép lệnh để thực hiện khớp lệnh xác định mức giá mở cửa. Lệnh ATO sẽ tự động bị hủy bỏ nếu như không khớp hoặc hủy bỏ phần còn lại nếu như chỉ khớp một phần.
- Giá ATC: là mức giá đóng cửa. Lệnh giao dịch mua hay bán giá ATC sẽ được áp dụng trong đợt giao dịch nhằm mục đích xác định giá đóng cửa (Đợt 3). Lệnh ATC là loại lệnh được ưu tiên nhất khi ghép lệnh để thực hiện khớp lệnh nhằm xác định mức giá đóng cửa.
- Khớp lệnh: thể hiện mức giá khớp lệnh, khối lượng khớp và giá trị thay đổi của từng mã chứng khoán.
- Giá: trong đợt khớp lệnh xác định mức giá mở cửa (đợt 1) hay đợt khớp lệnh xác định mức giá đóng cửa (đợt 3), giá là thể hiện giá dự kiến khớp của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đó. Trong đợt khớp lệnh liên tục (đợt 2), giá thể hiện giá của lệnh vừa khớp của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đó.
- KL: Khối lượng dự kiến khớp lệnh trong đợt khớp lệnh nhằm xác định giá mở cửa (đợt 1) hay đợt khớp lệnh nhằm xác định giá đóng cửa (đợt 3). Trong đợt khớp lệnh liên tục (đợt 2), KL thể hiện khối lượng của lệnh vừa được khớp.
- Tổng KL: thể hiện tổng khối lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đó được khớp đến thời điểm hiện tại.
- Giá mở cửa: Là giá của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ trong đợt khớp lệnh xác định mức giá mở cửa (Đợt 1).
- Cao nhất: là mức giá khớp cao nhất của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đó tính đến thời điểm hiện tại.
- Thấp nhất: Là giá khớp thấp nhất của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đó tính đến thời điểm hiện tại.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của Mytrade về NN mua là gì và những khái niệm cơ bản trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp cho bạn có những cái nhìn tổng quan về thị trường chứng khoán, cũng như hiểu rõ hơn về cách đọc bảng giá. Từ đó xây dựng cho mình những chiến lược đầu tư mang lại hiệu quả cao.
Mytrade - nền tảng giao dịch và đầu tư chứng khoán uy tín tại thị trường chứng khoán Việt Nam
Để biết thêm nhiều thông tin cũng như tham gia vào thị trường đầu tư chứng khoán, hãy liên hệ ngay đến Mytrade qua Hotline 1900966935 – 0983.668.883 để được chuyên viên của chúng tôi hỗ trợ và giúp bạn có được những chiến lược đầu tư hiệu quả.
Hoặc có thể đăng ký mở ngay tài khoản giao dịch miễn phí tại website https://mytrade.vn/ hay App Mytrade (hệ điều hành IOS và Android).